Trung Quốc ban với Việt Nam về quần đảo Trường Sa(Mật-Lưu hành trong HAO)

Phạm Vũ Lộc đã viết:
Chả lẽ cúi đầu phát triển kinh tế rồi để Tàu nó vác quân vào ah? Với đk bây giờ, TQ hoàn toàn có thể đánh chiếm Hà Nội trong thời gian ngắn!
Thật sai lầm khi nói thế.
Hà Nội mà chiếm dễ thế thì VN đã là một tỉnh của TQ rồi
 
Tất nhiên, em nói thật, TQ muốn chiếm thì nó đã chiếm từ lâu rồi. Chiến tranh biên giới những năm 70 mình bảo vệ được chẳng qua là vừa đánh nhau xong, còn hăng lắm. Chứ bây giờ TQ nó mà đánh thì có mà ngáp ah? Chẳng qua là xu thế chung của thế giới là đối thoại chứ ko đối đầu. Nó chiếm mình thì thế giới, đặc biệt là Mĩ sẽ nhảy vào lôi thôi. Mà được cái xứ An Nam bé tẹo, lại xa xôi thì được gì.
 
Chả hiểu em Lộc nói gì? :))
Nhiều khi bọn em chỉ nhìn vào quốc tế mà nghĩ VN mình kém cỏi :)) Nếu ta kém thật liệu giờ này Đảng còn lãnh đạo được không? Riêng anh thì tự hào vì đến giờ VN vẫn là chủ của VN, Đảng ta tuy có sai lầm nhưng đã làm rất tốt việc bảo vệ đất nước, đó là cái quan trọng nhất. Trên trường Quốc tế tầm vóc của VN đã được nâng cao hơn rất nhiều. Mặc dù cũng công nhận là đó 1 phần là do bên cạnh ta còn có TQ nhưng ai bảo TQ không e ngại ta?
Em nói nước ta bé tí tẹo? Xa xôi? Nực cười cho câu nói của 1 người VN :))
Nếu em nhìn vào bản đồ thế giới thì nước ta nằm ở vị trí rất quan trọng, anh nói 1 ví dụ đơn giản là nếu tao sớm phát triển được các hải cảng thì bây giờ chắc chẳng có cái gọi là Dream Singapore đâu em ah.
Mà ta nào cũng có nhỏ bé gì? To hơn Sing mà :))
Còn trong TH TQ điên điên định đánh ta thật thì chắc đúng là thế giới cũng không để yên :) mà cái này cũng khó xảy ra vì chủ trương của Nhà nước TQ hoàn toàn không phải thế, ít ra là khi mà ở TQ vẫn còn ĐCS lãnh đạo. Mà kể cả đánh đã sao? VN ta vốn có truyền thống đoàn kết trong chiến đấu, có thể hòa bình em không thấy điều này nhưng nếu nhìn vào lịch sử ta sẽ thấy rất rõ, không phải tự nhiên mà ta đánh đuổi đc Pháp, rồi Mỹ, rồi bao nhiêu bọn cơ hội khác trong cái hoàn cảnh đã bị mòn mỏi sau bao thế hệ phong kiến
Còn ý kiến của bạn Hà thì tớ muốn hỏi là bạn suy ra được cái gì? Ý bạn là TQ muốn cơ hội kiểu Mỹ lợi dụng chiêu bài chống khủng bố chăng? Nói rõ ra chứ thế thì khó cho người đọc ngu ngu như tớ quá :)
 
Việt Nam như thế cũng chỉ được cái địa lợi thôi, nhưng chưa có thiên thời. Chiến tranh tàn phá, văn hoá chậm phát triển, đần bị mai một. Con người VN thì chỉ 1 bộ phận là có thể tiếp tục đưa đất nước đi lên. Còn lại, bây giờ ra đường cũng gặp toàn bọn thanh niên chơi bời, đú đởn, số lượng dần chiếm ưu thế hơn, thể hiện rõ tính bất lực trong giáo dục đạo đức và văn hoá của VN. Nếu bọn đấy sau này lớn lên, ko thành Năm Cam thì cũng là Sáu Quýt (đệ của Cam), phá hoại văn hoá dân tộc. Đất nước mất văn hoá thì chả cần TQ, nước nào sang xin đất cũng được.
ĐCS thì đúng là có công trong việc bảo vệ Tổ quốc, tính Cách mạng của chủ nghĩa Mac là con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc. Nhưng những người cộng sản VN ko phải là công nhân, họ thuộc mọi tầng lớp, do đó việc áp dụng chủ nghĩa Mac vào VN cần được thay đổi. Việc đó thể hiện rõ trong tư tưởng HCM, ứng dụng sáng tạo CN Mac vào VN. Nhưng tình hình thay đổi, ĐCS lại phải thay đổi cả nền kinh tế bao cấp thành nền kinh tế thị trường nhưng cộp theo cái mác "theo định hướng XHCN". Cơ cấu kinh tế kiểu lai tạp này dẫn đến hàng loạt bất cập như hiện tại, nhất là tham nhũng. Ẩn trong các số liệu tăng trưởng ấn tượng, là cả một mối mâu thuẫn lớn.
Kinh tế tăng trưởng là do thế nước đi lên thôi, nguồn lực được giải phóng, giống như TQ đó, tương lai sẽ làm 1 cực của thế giới. Chứ sao thời Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng, các ông giỏi thế mà Kinh tế cứ lẹt đẹt mãi?
Mấy cái tầm vóc VN nghe có vẻ nổ đấy, nhưng thực ra nó cũng bình thường thôi, VN được lần đầu nên cứ tưởng bở là to.
 
ghê chưa, "thiên thời-địa lợi-nhân hòa", nghe mà buồn **.
đang ở vn mà còn nói thế, ko biết đi du học giống ông nguyễn tiến trung thì còn thế nào nữa.
 
Tin tức:

Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền hợp pháp của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa


Tại cuộc họp thường kỳ chiều qua (13/7), khi trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về việc Cục Bản đồ Quốc gia TQ đưa lên mạng Internet và cho phép công chúng tải miễn phí các bản đồ được gọi là "đúng đắn về mặt chính trị", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng khẳng định:

Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền và quyền hợp pháp của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam.

Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hoà bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982, Tuyên bố Manila về Biển Đông năm 1992 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký giữa các nước ASEAN và TQ ngày 4/11/2002. (Website Chính Phủ)
 
Anh Quân nói gì em ko hiểu?:-/
Nguyễn Tiến Trung nào cơ? Đang thảo luận nghiêm túc đó nha.[-x
 
nếu đánh nhau bây giờ cũng chẳng ai hưởng ứng như hồi xưa đâu. Xưa đói khổ nên mới hưởng ứng nhiều thế :)).
 
Anh Nghĩa có link down bản đồ đó ko?:D Em khoái bản đồ lắm đó.
 
Vũ Lộc: Anh Nghĩa có link down bản đồ đó ko?:D Em khoái bản đồ lắm đó.

* Ngày mai anh lên cơ quan tìm lại rồi gửi cho em, trong thư viện Quốc gia Hà Nội có máy cái luận án về đề tài này khá hay, nếu có dịp Lộc lên nhờ các anh chị mượn giúp.

* Long nói đúng rồi, bây giờ người dân cũng ngại đánh nhau lắm, quan trọng là 2 nước tìm cách đàm phán, khai thác cho hiệu quả là tốt nhất. Dằng co nhau mãi rồi... PS: Long dạo này bận học quá hả? thỉnh thoảng vào HAO lướt vài dòng cho vui nhé.
 
Anh Nghĩa ơi, cái VQTG có cần phần thưởng nữa ko ạ, để em cho chơi luôn, để tồn mấy câu hỏi rồi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
VQTG là cái trò gì thế, nghe có vẻ hay hay!
Cảm ơn anh Nghĩa nhé ;) Em đang đói bản đồ đây này. Bản đồ ngon nhất VN của NXB Bản đồ thì đất cắt cổ. Cái trên mạng thì google là ổn nhất, nhưng chỗ zoom đc, chỗ thì không.:(
 
Vũ Lộc: Cảm ơn anh Nghĩa nhé ;) Em đang đói bản đồ đây này. Bản đồ ngon nhất VN của NXB Bản đồ thì đất cắt cổ. Cái trên mạng thì google là ổn nhất, nhưng chỗ zoom đc, chỗ thì không.:([/QUOTE]

* Trong luận án tiến sĩ mà anh đã từng đọc ở trên Thư viện Quốc gia tương đối đầy đủ các loại bản đồ từ thời còn đúng như tên gọi của nó Trường Sa (Bãi cát dài). Nếu quan tâm & có thời gian em lên đọc thử nhé. Anh có thể mượn giúp em.

- Các bản đồ mà anh nhớ đã xem được trên trang web của thư viện một cựu Tổng thống Mỹ nào đó trong mục Hồ sơ. Anh đã tìm nhưng chưa thấy.

- Trang chính thống: http://www.vietnamembassy-
usa.org/learn_about_vietnam/geography/maps/truong_sa_archipelago/

* Công Thành! chờ xong Mr.HAO anh em mình bàn tiếp được không?
 
Các bạn trẻ thân mến,

Thực ra vấn đề ở đây lớn hơn rất nhiều, đó là quyền kiểm soát và khai thác Biển Đông, hàng triệu km^2 -rộng lớn hơn mấy lần phần lãnh thổ của chúng ta trên bờ, đặc biệt quan trọng vì nó rất giàu tài nguyên thiên nhiên, giao thông vận tải, quốc phòng, chứ không phải chỉ là chuyện về quần đảo Trường Sa (còn quần đảo Hoàng Sa thì TQ đã chiếm toàn bộ và chưa biết bao giờ có thể đàm phán về nó). TQ phát triển nhanh trong 25 năm qua, nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu gia tăng khủng khiếp, cộng với khả năng kinh tế, kỹ thuật ngày càng lớn, tất cả thúc đẩy họ bành chướng hướng ra biển. Mục đích của họ rất rõ ràng và rất có hệ thống, không gián đoạn từ thời Tàu Tưởng đến thời Mao; từ thời Đặng đến nay (>20 năm) chi phi quân sự cho hải quân TQ tăng không ngừng. Họ tranh chấp với Japan và S. Korea ở phía Bắc, nhưng trọng tâm mũi tấn công hướng xuống phía Nam, vì đây là vùng giàu tài nguyên (dầu mỏ/khí đốt), rộng lớn, các nước trong vùng lại yếu nghèo hơn TQ.

TQ tham lam đế quốc ai cũng biết, bất kể dưới hệ tư tường PK, TB hay CS, đã từ rất lâu họ đã bành chướng/xâm lược trên bản đồ, nhưng gần đây Tàu leo thang đến mức báo động: họ nâng những bản đồ xâm lược đó thành OFFICIAL ! Phía chính phủ VN phản ứng tương đối yếu ớt! Tệ hơn nữa ng dân ít ai hiểu được vấn đề - vì nó bị bưng bít kỹ - nên nhìn chung xem thường vấn đề chủ quyền, vốn là vấn đề sinh tồn quan trọng số 1 của mỗi quốc gia.

Ở trường học, dù có hẳn 12 năm học đàng hoàng, nhìn chung các bạn chỉ được học về lãnh thổ hình chữ S trên đất liền, chứ chẳng biết gì về chủ quyền của chúng ta trên biển. Luật biển quốc tế khá phức tạp, và chủ quyền trên biển vì thế cũng rất phức tạp, đa tầng, không đơn giản như chủ quyền trên đất liền. Đó là một lý do quan trọng, ngoài lý do CT tư tưởng, mà ng ta đã và đang cố tình quên không chuẩn bị cho những công dân tương lai mảng kiến thức, rất quan trọng đ/v vận mệnh chung của cả dân tộc.

Tôi gửi kèm theo 1 trong nhiều bản đồ biển mà TQ đã đưa lên thành bản đồ chính thống, để các bạn dễ hình dung họ muốn ăn cướp của chúng ta, hơn 80% Biển Đông, (và cướp của các nước khác) nhiều như thế nào !

review7.gif


Cảnh tỉnh và hãy cùng nhau tố cáo mưu đồ của TQ trên mọi forum quốc tế :)>- Hãy yêu cầu CP thông báo cho công dân, các thông tin liên quan đến các thỏa thuận về lãnh thổ trên biển với TQ. :)>- Đây không phải là vấn đề mập mờ thậm thụt dưới gậm bàn được !
 
Có lần xem TV về việc khai thác dầu mỏ trên biển Đông, VN tuyên bố đã phát hiện 1 mỏ dầu mới ở rìa lãnh hải của mình, gần Malayxia. Em thấy VN đưa ra ranh giới lãnh hải trên biển Đông là rất lớn, gần tới bờ biển Malay rồi, vậy mà đến cái quan trọng như 2 cái quần đảo kia thì ko chịu đứng lên bày tỏ lập trường.
Việc này nếu CP đã ko thik đụng tới, thì lớp thanh niên cũng ko biết làm gì, chỉ mong thế hệ sau có ý thức rõ ràng về việc này mà đứng ra hành động thôi.:|
 
NG Quang Hưng đã viết:
Cảnh tỉnh và hãy cùng nhau tố cáo mưu đồ của TQ trên mọi forum quốc tế :)>- Hãy yêu cầu CP thông báo cho công dân, các thông tin liên quan đến các thỏa thuận về lãnh thổ trên biển với TQ. :)>- Đây không phải là vấn đề mập mờ thậm thụt dưới gậm bàn được !

Chính phủ còn lo thân mình, huống chi mình lại không lo thân mình !!! Quan trọng kiếm nhiều tiền, việc khác không quan tâm. Việc gì làm được còn phải cân nhắc chán có nên làm không ? Việc gì không thể làm được, khỏi ôm rơm nặng bụng. Có thực lực, đuổi Trung Quốc ra chỗ khác, không có thực lực, tốt nhất ngậm miệng. Thế mà lại thành chân lý, rõ chán !
 
Dân giàu thì nước mạnh, nước mạnh thì sợ gì Tây Tàu. Anh em cứ làm ra nhiều tiền cho Tổ Quốc. Chừng nào VN mạnh về kinh tế, KHKT, văn hóa... thì thách bọn nó làm gì được. Cứ gân cổ đòi thì đến Tết ah?
 
ngại thế, anh em cứ bàn đến chuyện oánh nhau ầm ầm, nản hết cả người, thiết nghĩ lớp trẻ giờ cũng hơi hiếu chiến, thix cái là bàn đến oánh nhau, cục diện giờ có fải như hồi anh Tiểu Bình sang Mỹ về 1 cái là bụp được VN ngay đâu, còn nhiều vấn đề lắm, nói chung là thỉnh thoảng cắn trộm vài phát thôi
 
đấy đấy, tao đã bảo là thời nay nó khác rồi mà không ai chịu nghe cả, có mỗi mày là hiểu tao thôi bạn hiền :x :x :x :* :* :*
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đây là bài viết được đăng trên trang web "Tập hợp thanh niên dân chủ". Một trong những trang web hiếm hoi không bị đặt Firewall.

Và bài này mình nghĩ post ở đây, có lẽ cũng được.


Giải pháp nào để xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam?

“…Khi nghèo mà bị người khác “coi thường” đã là nhục lắm rồi nhưng khi đã giàu (thành đạt) mà vẫn bị coi thường thì cái nhục đó còn lớn hơn vạn lần.…”

Bất cứ một chế độ nào, dù là các siêu cường như Mỹ hay thậm chí các quốc gia độc tài đều luôn trăn trở và mong muốn xây dựng đất nước mình ngày càng giàu mạnh, có được một vị thế xứng đáng trên thế giới. Thế nhưng, muốn là một chuyện còn có làm được hay không lại là một chuyện khác. Việt Nam cũng không là một ngoại lệ.

Việt Nam đang nằm ở vị trí nào trên trường quốc tế?

Dù đồng tình hay phản đối chính quyền Việt Nam thì tất cả chúng ta đều phải thất vọng mà thừa nhận rằng VN đang nằm ở vị trí cuối bảng xếp hạng về phát triển kinh tế-chính trị so với gần 200 quốc gia trên thế giới.

Về kinh tế thì VN vẫn chưa nằm trong các quốc gia được thừa nhận là có nền kinh tế thị trường. VN vẫn chưa có được một công ty hay tập đoàn nào có thương hiệu được thế giới công nhận hay biết đến. Xuất khẩu chủ yếu của VN vẫn là tài nguyên thô hay các sản phẩm nông nghiệp sơ chế.

Về chính trị VN vẫn là 1 trong 4 nước cuối cùng trên thế giới theo chủ nghĩa độc đảng, tôn thờ chủ nghĩa Mác-Lênin đã lỗi thời và lạc hậu. VN là một trong những nước luôn bị cộng đồng quốc tế chỉ trích mạnh mẽ nhất về các vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo.

Bối cảnh thế giới hiện nay ra sao?

Dù lạc quan đến mấy chúng ta vẫn biết rõ một điều là thế giới mà chúng ta đang sống luôn bất ổn. Nguy cơ chiến tranh và xung đột luôn tiềm ẩn và có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc người ta hy vọng thế giới sẽ an toàn hơn, thế nhưng hy vọng đó đã nhanh chóng tiêu tan.

Nước Mỹ với vai trò bá chủ thế giới đang gặp nhiều khó khăn, đầu tiên là cuộc chiến gây nhiều tổn thất về người và của tại Iraq và Apghanistan. Đã 2 năm trôi qua mà tình hình ở đây vẫn chưa được ổn định. Liền sau đó là vấn đề hạt nhân của Iran đang gây căng thẳng cho cả thế giới. Người Mỹ đã khôn khéo khi đẩy vấn đề hạt nhân của Iran cho Châu Âu, sự việc vẫn chưa ngã ngũ thì lại xảy ra một vụ việc nghiêm trọng khác là chuyện Bắc Hàn phóng thử tên lửa tầm xa, khiến Mỹ, Hàn Quốc, Nhật hết sức quan ngại.

Người Mỹ gặp khó khăn khi muốn ôm đồm mọi việc vào người. Biện pháp khôn ngoan đang được Mỹ áp dụng là chia sẽ bớt gánh nặng này cho các đồng minh lâu đời và hùng mạnh của mình như Châu Âu, Nhật và cả Ấn Độ.

Hai quốc gia đang gián tiếp và trực tiếp gây khó khăn cho Mỹ chính là Nga và Trung Quốc. Saumột thời gian dài bị lép vế trước Mỹ nay nhờ kinh tế phát triển nên hai quốc gia này muốn thể hiện vai trò cường quốc của mình trên các vấn đề quốc tế. Tất nhiên Nga và Trung Quốc không (hoặc chưa) dám đối đầu với Mỹ nhưng các hành động ủng hộ các quốc gia hoặc các tổ chức “thù địch” với Mỹ khiến cho tình hình an ninh thế giới ngày càng căng thẳng. Sở dĩ Iran “cứng đầu cứng cổ” như vậy là do Nga và Trung Quốc phản đối lệnh trừng phạt và cấm vận của Liên Hợp Quốc, còn nếu hai nước này cũng cứng rắn với Iran thì vấn đề hạt nhân có lẽ đã giải quyết xong. Việc Bắc Hàn bất chấp sự phản đối của cộng đồng thế giới khi thử nghiệm tên lửa cũng là vì có Trung Quốc hậu thuẫn. Chính quyền Hamas vẫn không chịu chấp nhận nhà nước Do Thái, dù bị Mỹ và Châu Âu phản đối vì được Moscow ủng hộ...

Theo tôi các xung đột này ngày càng trầm trọng chứ không thể tiến bộ được.

Việt Nam là một nước nhỏ nên chúng ta không thể nào thay đổi được tình hình phức tạp của thế giới. Chúng ta không thể nào tác động được đến các chính sách của Mỹ, Nga hay Trung Quốc. Việcchúng ta cần làm và chỉ có thể làm được là làm sao để bảo vệ được Việt Nam trong hoàn cảnh phức tạp của thế giới như hiện nay. Có nghĩa là chúng ta phải lựa theo tình hình để mà tồn tại và phát triển. Điều này tuy dễ mà khó vì chúng ta có vị trí địa lý nằm trong các khu vực dễ xảy ra xung đột.

Chiến lược nào cần áp dụng cho Việt Nam?

Hiện nay Việt Nam đang “đơn thương độc mã” trong cuộc chơi toàn cầu. Nếu có chiến tranh hay bất cứ xung đột nào thì chúng ta không hề có một hậu thuẫn hùng mạnh nào. Trước đây VN có Liên Xô, bây giờ thực tế là không có ai. Trung Quốclà chỗ dựa tinh thần của chính quyền nhưng không phải là một người bạn đúng nghĩa, thậm chí lại là mối lo trước mắt và cả tương lai.

Chính quyền VN đang thực thi chính sách: về chính trị thì đi theo Trung Quốc vì cùng độc đảng và tôn thờ chủ nghĩa Mac-Lênin. Theo Trung Quốc thì VN nhận được sự đồng thuận về thể chế chính trị. Đổi lại VN lại phải chịu nhiều thua thiệt trong các vấn đề như biên giới, lãnh thổ và hàng lậu.

VN cũng đồng thời tăng cường phát triển và giao thương kinh tế với Mỹ và các nước phương Tây vì nhận thấy tiềm năng to lớn của các quốc gia này về thị trường, công nghệ cao và mô hình quản lý tiên tiến. Điều cản trở duy nhất (nhưng lại là sống còn với chính quyền) khiến VN không thể “đồng hành” một cách toàn diện với Mỹ và Phương Tây được là do thể chế chính trị dân chủ và đa đảng ở các quốc gia này. Vì thế VN đành đu dây với cả hai phe này. Đây cũng là việc làm rất “tiến bộ” của chính quyền VN, có có thể làm cho VN không phải là “kẻ thù” của ai cả nhưng để làm bạn một cách “đích thực và toàn diện” thì vẫn còn xa.

Ngoài giải pháp “đu dây” này của chính quyền hiện tại thì dư luận trong và ngoài nước còn đưa ra hai giải pháp nữa, đó là:

a) Thay đổi thể chế chính trị và hợp tác toàn diện với Mỹ, Nhật và Châu Âu

Giải pháp này hiện chưa khả thi vì đảng cộng sản vẫn đang cầm quyền mà ưu tiên hàng đầu của chính quyền là duy trì thể chế độc đảng như hiện tại. Giải pháp này có ưu điểm là sẽ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ và Châu Âu. Đừng nghĩ rằng các nước này sẽ áp đặt điều kiện này nọ cho VN mà đơn giản một nước VN hùng mạnh sẽ không phụ thuộc nhiều vào các quốc gia khác, trước mắt là Trung Quốc. Việc VN không phụ thuộc vào nước khác sẽ phù hợp với lợi ích của Mỹ, đó là sự ổn định trong khu vực.

Cái bất lợi trong giải pháp này là sự can thiệp của Trung Quốc. Bất cứ một sự hợp tác quân sự nào của VN với Mỹ hay Châu Âu cũng khiến bắc Kinh không hài lòng và do VN có đường biên giới rất dài với Trung Quốc, đồng thời giữa VN và TQ đang có nhiều khu vực tranh chấp về chủ quyền và lãnh thổ. Việc gây “khó dễ” cho VN là điều mà Bắc Kinh có thể làm được, đơn giản vì họ mạnh hơn chúng ta.

Đài Loan đã thành công trong giải pháp này vì họ ngăn cách với Đại lục bằng đường biển, mọi sự can thiệp hay “lấn sân” rất dễ bị phát hiện và ngăn chặn kịp thời.

Nếu chọn giải pháp này thì VN phải xây dựng được một hàng rào điện tử (hay một bức tường) kiên cố suốt dọc biên giới với TQ. Việc này đòi hỏi một kinh phí rất lớn, có thể lên tới hàng tỉ đôla, do địa hình biên giới VN đồi núi phức tạp. Việc xây dựng bức tường thành này Irxael đã làm với Palestin hay Ả Rập Xê Út cũng đang định làm với Iraq.

b)Xây dựng một nước Việt Nam trung lập và phát triển mạnh về kinh tế

Giải pháp này có vẻ “mới mẻ” nhưng cũng có ưu điểm của nó. Như chúng ta đã biết là VN nằm trong khu vực rất dễ xảy ra xung đột, đó là khu vực Biển Đông. Sau 2 thập niên phát triển mạnh mẽ về kinh tế, TQ đã đầu tư cho quân sự một ngân sách rất lớn. Là một nước lớn lại khác biệt về thể chế chính trị với thế giới nên TQ luôn muốn khẳng định mình và khó tìm được tiếng nói chung với Mỹ hay Châu Âu về các vấn đề quốc tế. Sự đối đầu “ngấm ngầm” của TQ trong vấn đề Iran hay Bắc Hàn và việc gia tăng sức mạnh quân sự của mình khiến Mỹ và Châu Âu lo ngại.

Việc gia tăng ảnh hưởng và thân thiện với các nước có chung biên giới với TQ là việc mà Mỹ đang làm (thấy rõ nhất là việc hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân và kinh tế giữa Mỹ với một cường quốc mới là Ấn Độ).

Đề nghị về giải pháp này đang được giáo sư Vũ Quốc Thúc (Pháp) kêu gọi và vận động. Ưu điểm của nó là khiến VN không làm “mất lòng” ông bạn TQ. Dù chọn bất cứ giải pháp nào thì việc “đối đầu” với TQ là việc không nên làm. Bất cứ liên minh hay hợp tác quân sự nào giữa VN và các nước khác đều “chọc giận” Bắc Kinh, thế nhưng việc ký kết các hiệp định song phương về kinh tế là việc VN hoàn toàn có thể làm được, đó là trào lưu trên thế giới hiện này, không ai có thể ngăn cản hay phá hoại được.

Nếu chọn giải pháp này thì VN phải cực kỳ khéo léo trong lĩnh vực ngoại giao và ứng xử quốc tế. Đông thời phải thay đổi mạnh mẽ hơn nữa trong chính sách đầu tư để thu hút các công ty nước ngoài vào làm ăn tại VN. Bằng các chính sách minh bạch và dễ hiểu. Ngoài việc vận động và tạo mọi điều kiện để các tập đoàn lớn của Mỹ và Châu Âu đầu tư vào VN, một quốc gia có vai trò cực kỳ quan trọng để thực hiện giải pháp này đó là Nhật Bản.

Do lịch sử để lại và cả hiện tại bây giờ thì Nhật và TQ cũng đang có nhưng tranh chấp căng thẳng về chính trị và lãnh thổ. Việc tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và khẳng định vai trò cường quốc trong khu vực Châu Á khiến Nhật sẵn sàng giúp đỡ VN phát triển kinh tế để bớt phụ thuộc vào TQ. Nhật là một nước có tiềm năng kinh tế hùng mạnh và hoàn toàn có đủ điều kiện (và cả thiện chí) để giúp chúng ta phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh tế.

Khi VN thu hút được nhiều tập đoàn kinh tế của Mỹ, Châu Âu và Nhật vào đầu tư và làm ăn ở VN đó là khi chúng ta đã tự bảo vệ được mình trước sự can thiệp của các nước khác. Nếu “gây hấn” với VN thì sẽ đụng chạm đến quyền lợi của các cường quốc khác nên họ sẽ can thiệp và bảo vệ chúng ta. Chỉ có điều là sự đầu tư vào VN phải đủ lớn và đủ nhiều để các quốc gia đó cần phải can thiệp khi cần thiết. Tấm gương của Thụy Sĩ khi “biến” mình thành nơi “giữ tiền” của các cường quốc khiến cho họ không bao giờ bị đe dọa là việc cần học tập khi chọn giải pháp này. “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Khi đã có kinh tế hùng mạnh rồi, chúng ta sẽ độc lập và tự quyết trong các vấn đề liên quan đến chúng ta, vừa đảm bảo được quyền lợi của dân tộc vừa phù hợp với lợi ích của các bên liên quan. Trong các cuộc thương thuyết quốc tế sẽ không chịu nhiều thiệt thòi và nhượng bộ như bây giờ nữa. Chúng ta sẽ xây dựng một lực lượng quân đội hiện đại và tinh nhuệ để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của VN.

Ngoài ra còn một lực lượng quan trọng nữa là cộng đồng người Việt hải ngoại. Đây là một lực lượng hùng mạnh và có tình cảm đặc biệt với quê hương đất nước. Mong muốn của bất cứ người Việt nào thành đạt dù trong nước hay ngoài nước là làm sao để VN nhanh chóng trở thành cường quốc, để danh dự và phẩm giá của người Việt được tôn trọng. Khi nghèo mà bị người khác “coi thường” đã là nhục lắm rồi nhưng khi đã giàu (thành đạt) mà vẫn bị coi thường thì cái nhục đó còn lớn hơn vạn lần.

Dù chọn bất cứ giải pháp nào thì việc đầu tiên phải làm là dân chủ hóa đất nước. VN chưa có dân chủ, chưa có một nhà nước pháp trị thật sự, chưa có đa nguyên đa đảng và hệ thống tam quyền phân lập, chưa có tự do báo chí...thì bất cứ giải pháp nào cũng sẽ dẫn đến sự bế tắc.

Bao giờ VN sẽ có dân chủ?

Đây là câu hỏi mà ai cũng muốn có ngay câu trả lời. Theo tôi chỉ có hai cách.

Một là như hiện nay, đó là sự dấn thân của các công dân VN ưu tú. Phương pháp công khai và trực diện như chủ trương của nhóm 8406 và Linh mục Nguyễn Văn Lýlà có hiệu quả nhất. Cứ đấu tranh mạnh mẽ, chấp nhận sự đàn áp của chính quyền cho đến khi chính quyền phải nhượng bộ thì thôi.

Phương pháp này rất cần thời gian và do những người dân chủ đó không phải là những người “nổi tiếng” (tức là đã nắm nhưng chức vụ cao trong chính quyền), chỉ có vài tên tuổi lớn như Trần Độ, Trần Xuân Bách, Bùi Tín, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Thanh Giang, Lê Hồng Hà...còn đa số là những công dân ưu tú, thấy được cái cần làm nên phải đứng dậy mà làm như Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Đỗ Nam Hải...Do vậy cần có thời gian để vận động quần chúng.

Phương pháp này có ưu điểm là kiên trì vận động, tuyên truyền và thay đổi tư duy của người dân để mang lại sự thay đổi. Tuy chậm nhưng chắc chắn, đã thay đổi là không thể đảo ngược được. Nhược điểm của phương pháp này là cần nhiều thời gian và như thế cơ hội vươn lên để đuổi kịp các nước ngày càng xa. Hay nói cách khác là sự tụt hậu ngày càng lớn.

Hai là có sự thay đổi từ trên xuống dưới. Không phải là sự thay đổi của toàn đảng cộng sản mà là sự quyết tâm thay đổi của một số người có tài, có tâm và có thực lực trong tầng lớp lãnh đạo đảng cộng sản VN. Một thay đổi hoàn toàn chứ không nữa vời như hiện nay. Cụ thể là xuất hiện một vài Enxin của VN, có thể là vài vị trong Bộ chính trị kết hợp với các vị Tướng lĩnh trong quân đội VN, đứng lên tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, xây dựng một nhà nước pháp trị và dân chủ. Những người này phải có đủ thực lực để áp đảo được phe bảo thủ trong đảng, họ tạm cầm quyền và để cho các đảng phải chính trị xuất hiện và đưa ra các cương lĩnh của mình, trong thời hạn một năm và sau đó tiến hành tổng tuyển cử Quốc hội trong cả nước. Có giám sát quốc tế để tránh gian lận trong qua trình bầu cử. Đảng nào hoặc liên minh các đảng nào chiếm đa số trong quốc hội sẽ đứng ra thành lập chính phủ và nội các.

Quốc Hội dân bầu này sẽ thực sự là cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước và chính phủ dân bầu này sẽ trực tiếp điều hành và quản lý đất nước. Mọi sự hoạt động chính trị của nhân dân và chính phủ sau đó đều có thể dựa trên nền tảng của Dự Án Chính Trị của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, tất nhiên là nếu được Quốc Hội đồng ý.

Phương pháp này sẽ rút ngắn được thời gian rất nhiều cho việc dân chủ hóa đất nước, có thể có những xáo trộn nho nhỏ trong thời gian đầu nhưng tôi tin rằng người Việt biết phải làm gì để có được một tương lai tốt đẹp cho mình và con cháu mình.

Tóm lại, xây dựng một Việt Nam dân chủ, phát triển và phồn vinh sẽ là chỗ dựa tốt để đất nước có thể nhân khối sức mạnh toàn diện của mình cho công cuộc bảo vệ tổ quốc một cách bền vững và đáng tự hào.

Việt Hoàng (Theo THTNDC)
 
Back
Bên trên