Triết học!!!!!

em Thanh đã viết:
Tuy nhiên dường như những người yêu triết thường là những người cô độc phải ko anh?
Câu hỏi của em khó trả lời lắm đấy ! Nói thực ra là anh còn không hiểu "cô độc" chuẩn mực ra nghĩa là gì nữa. Nhưng theo anh hiểu, ai cũng có thể phần nào "cô độc", và một khía cạnh "thiếu thốn" cũng có thể dẫn đến cái gọi là "cô độc" chứ không phải chỉ do sự "thiếu một cách toàn diện" thôi đâu.
Nếu hiểu "cô độc" theo hướng "hình thức", có thể là thiếu bạn tâm tình; có thể là thiếu người hợp tác, thiếu người cùng chí hướng với mình, thiếu người bạn đồng hành, không có người hiểu mình...; có thể vì thiếu gia đình ở bên; thậm chí có thể vì ít người quen, vì xa Tổ quốc hay vì không có "người thương"... và mỗi khía cạnh đó đều có thể độc lập gây ra sự "không ổn" về mặt tâm lý cả.
Nếu hiểu "cô độc" theo hướng "cảm nhận chủ quan", thì vấn đề còn thuộc về nhu cầu tâm lý. Lẽ dĩ nhiên tâm lý thường tình ( bản năng ?!) của con người đều có nhu cầu "gắn với người khác" về các khía cạnh đã nêu, nhưng mỗi người có thể có nhu cầu mạnh về khía cạnh này, và có nhu cầu ít - thậm chí không có - về khía cạnh khác (tất nhiên không tồn tại sự tuyệt đối ở đây); đó là điều bình thường hiển nhiên thôi... Thiếu sự thỏa mãn ở một khía cạnh có nhu cầu lớn cũng có thể gây ra sự tổn thương và cảm giác cô đơn mạnh mẽ, và ngược lại, nhiều khi có những người "cô độc về mặt hình thức khách quan" (ở một số khía cạnh nào đó) nhưng về mặt tâm lý chủ quan, đó lại không phải là vấn đề đáng kể đối với họ.

Chỉ biết rằng trong "những người yêu triết" (ở đây tất nhiên có nói đến những triết gia) , anh đã thấy người đơn độc trên con đường tư tưởng, những người "không ai hiểu mình", đã thấy người gần như hoàn toàn cô độc, đã thấy người "dường như không cô độc" ít ra là nhìn bề ngoài, và nhiều tình cảnh khác nữa... Còn thì họ có thể cảm thấy đau khổ, cảm thấy phiền toái nhiều, ít hoặc không về điều đó - phụ thuộc vào vấn đề tâm lý chủ quan,- vậy đấy;).Ở đây cần lưu ý rằng, tâm lý của các triết gia nói riêng và của "những người yêu triết" nói chung thường rất "đặc biệt":cool:
+Nếu nói tình cảnh nào thường xảy ra thì cũng khó, một là anh không biết nhiều chuyện người khác :D, hai là vấn đề còn tùy rất nhiều vào mức độ và định hướng của họ trên con đường triết học ( và một số yếu tố khác ) nữa em ạ.
...Và biết rằng, anh cảm thấy "cô đơn" ở một số khía cạnh, và anh muốn khắc phục điều đó, vậy thôi;)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đỗ Trúc Thanh đã viết:
Đơn giản em ko thích những lí luận "khách quan" bởi vì ko ai có thể nhìn vào 1 con người khác mình để phán xét khách quan được! Vì vậy những kẻ tự nói lí luận của mình là khách quan lại chính là những kẻ bảo thủ nhất!
Em ơi, chả lẽ cứ "lí luận" là phải "nhìn vào một con ng` khác à". Trên đời này có bao nhiêu vấn đề chứ đâu chỉ có mỗi việc đánh giá con ng`... "Khách quan" theo chị hiểu là ko để những suy nghĩ hay định kiến cá nhân lấn át trong khi nhìn nhận về một vấn đề . Nếu cứ như em nói thì trên đời này sẽ ko tồn tại cái gọi là "khách quan".

Minh Triết đã viết:
FOR VAN TRANG'S LAST 'thac mac' : I THINK YOU'RE INTELLIGENT ENOUGH TO KNOW WHO AM I (JUST LOVE THAT NAME). KEEP IT SECRET OK ?!

Yeah, I will ;) --> Chịu bạn rồi đấy :D
 
Triết ạ,dù gì nói bạn đang cô đơn theo một nghĩa nào đó có thể chỉ là một hoàn cảnh hiện tại hoặc nhất thời.Chứ nói cô độc hay cô đơn là cả một sự nặng nề lớn đấy.Ít nhất thì mình hiểu bài viết cô đơn của bạn và bạn cũng hiểu mình ám chỉ gì:D
Chẳng có ai là cô đơn cả mà vì họ không muốn-trong những trường hợp #bất hạnh
 
To my friend KT

Thắng đã viết:
Triết ạ,dù gì nói bạn đang cô đơn theo một nghĩa nào đó có thể chỉ là một hoàn cảnh hiện tại hoặc nhất thời.Chứ nói cô độc hay cô đơn là cả một sự nặng nề lớn đấy

Bạn Thắng yêu quý ơi, vấn đề không đơn giản vậy đâu :)|; tớ đã nói đến sự cô đơn và tớ đã không quy kết bởi đôi điều "vặt vãnh". Thực ra đó là một vấn đề to lớn và dai dẳng. Không ai biết cả, và tớ đã ôm kín điều đó cho riêng mình - tớ không nghĩ rằng nói ra liệu có ích lợi gì không nữa !?! Với tớ, điều đó không hành hạ, nhưng dai dẳng ngấm ngầm tai hại... Điều dớ dẩn ở chỗ tớ bế tắc ngay trong nỗ lực thay đổi điều đó, và thậm chí cả trong nhìn nhận: Có thay đổi hay không ?!

lại Thắng đã viết:
Ít nhất thì mình hiểu bài viết cô đơn của bạn và bạn cũng hiểu mình ám chỉ gì
--> (...) đó chỉ là một khía cạnh mà thôi.

Tớ nực cười vậy đấy; nhìn vào tớ liệu có tin được những ĐIỀU PHỨC TẠP Ở BÊN TRONG hay không ?!...

...Trời ơi lại thành ra tâm sự mất rồi...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cái đó có coi là một vấn đề cần giải quyết không?Cái quan trọng ở đây là xác định xem giải quyết hay là thay đổi và thực sự cần sự rạch ròi.
Nếu nó chỉ đơn thuần là cần một biện pháp thì mình nhắc bạn "6 chiếc mũ tư duy"...<=hay vật
Còn cần sự thay đổi thì vấn đề sẽ cần một cách giải quyết thận trọng hơn nhiều:((...cái này tớ không dám nói nhiều vì chiếc mũ trắng chưa có:D
 
Bên khoa học tự nhiên duờng như rất quan tâm đến triết học, hay đấy!
Tuy nhiên, 1 tiến sĩ Vật Lí lại nói rằng ;khi con người ta đến với khoa học thì sẽ chẳng bao giờ cảm thấy buồn hay cô đơn cả, vì theo bác :"khoa học là người tình chung thủy nhất, ngọt lành nhất và cũng đam mê nhất!" Mà triết học cũng là 1 môn khoa học, vậy những người yêu nó( chúng ta và những nhà hiền triết) đâ phải là những con người cô đơn!
 
..cũng như với chiếc máy tính, người tình mặt vuông là người tình chung thủy nhất. Nhưng không hẳn thế, con đường nghiên cứu nhiều khi cũng bạc lắm. Trong bao nhiêu người cống hiến cả cuộc đời cho khoa học, mấy người tìm ra chân lý được mọi người công nhận như Anhstanh. Và ngay cả Anhstanh, nửa cuối cuộc đời nghiên cứu vất vả của ông cũng gần như là vô ích.

Anh thấy chú Triết cũng có vẻ thích triết nhỉ, nhưng cách lập luận của chú có cái gì kinh viện trong đó. Theo ý anh, chú vẫn chưa thông hiểu hoàn toàn phép biện chứng.
 
Nhân có ý bàn mới , tôi cũng phải xác minh lại đôi điều thẳng thắn:

1. Tôi không đọc sách triết học mấy đâu : Sách thiếu, mà sách hay không có (?!); và khiếp nhất là thời gian thì không có mà đọc khó hiểu v..ãi :))
Nên tôi nghĩ thà không đọc còn hơn chứ đọc qua loa thì bỏ xừ 8-}

2. Những khái niệm cơ bản tôi đưa ra là từ vài sách cơ bản về khái niệm triết học thôi: biết là sử dụng có thể không chuẩn, nên đã cẩn thận đưa vào nhiều dấu " " ; hơn nữa, theo suy luận của tôi thì các thuật ngữ không phải đã chuẩn hóa, mà mỗi người nhiều khi có cách hiểu và xây dựng khác nhau, nên việc tác giả đặt thuật ngữ theo cách xây dựng của mình là hoàn toàn được, khi mà đó là suy nghĩ và xây dựng (tương đối) độc lập của chính anh ta.
Có gì không ổn xin lượng thứ và góp ý ^_^

3.a/ Điều quan trọng ở chỗ, đối với những vấn đề chủ yếu mà tôi đã nêu ra, nếu nhìn nhận nghiêm túc sẽ thấy gần gũi và dễ hiểu ở mức cao: Tác giả đã nêu những điều có thể nói là thiết thực và không hề dùng cái gọi là "triết lý cao siêu" để "làm mẽ" - điều đó thực sự làm tôi khó chịu :*

b/ Có thể tự tin nói rằng, nhưng điều được viết ra là kết quả của suy nghĩ độc lâp cá nhân ( dù biết là còn nhiều thiếu sót lắm :) ) - thậm chí đã là những trăn trở vào một giai đoạn nào đó ^_^
--> tốt hơn hết, hãy coi đó là những ý kiến "thảo luận nghiêm túc" về những vấn đề cuộc sống hơn là những tiểu luận trên tinh thần 'triết học'
, và nếu tôi đã làm cho ai đó hiểu lầm thì tôi hoàn toàn nhận lỗi.

Thực ra, đó là sự tiếp cận triết học một cách táo bạo theo kiểu "amateur":
Trình bày những ý tưởng cá nhân biết là có liên quan đến triết học nhưng bất chấp những sự không chuẩn mực về hình thức, khái niệm,... : Rất mong được thông cảm bởi sự nhìn nhận cái chính yếu hơn là những tiểu tiết ;)

4. "KINH VIỆN" ?! Theo cách em hiểu nghĩa từ này, thì nhận định như thế là không đúng đâu: Em tin vào tính "tư duy thật", tính độc lập và tính tự nhiên trong những điều mình đã viết ra --> Em phải nói thẳng là em e rằng anh đã không đọc và cho ý kiến một cách nghiêm túc và cẩn trọng :-s

"PHÉP BIỆN CHỨNG" ?! Điều đó còn mơ hồ đối với em lắm ( xấu hổ quá :)) )
--> Rất mong được chỉ giáo thêm ;)
 
Back
Bên trên