Triết học!!!!!

Phạm Hải Ly
(haily)

New Member
Lúc đầu chưa biết triết học như thế nào, nghe chị bảo: "ai được 7 triết thì dễ là người điên lắm!" Hôm trước mình kêu đuợc 10 môn triết, bị chọc cho 1 trận tơi bời!!!! Có ai khổ như tui koooooo?
 
Triết học có cái hay cũng có cái dở của nó, nhưng đấy thuộc về triết học học trên Đại học và trên nữa. Thực ra chương trình GDCD của chúng ta thì chỉ có năm lớp 10 học triết học phổ thông và nửa đầu năm lớp 11 học sơ qua về các qui luật xã hội nhìn theo quan điểm chủ nghĩa duy vật của Marx và Engel thôi. Thành ra câu mà chị em nói không áp dụng được đâu. Mà thôi không cần suy nghĩ quá nhiều về nó làm gì.
 
EM thấy triết học rất ha đấy, nó đòi hỏi tư duy nhiều mà! thế mà có ít người thích nó quá nhỉ?
 
Bàn về triết học

Triết học tuyệt chứ, nhưng đánh giá kiến thức triết học mà chúng ta đang học ( bộ môn GDCD PTTH ) - hơn nữa, qua phương pháp giáo dục mà chúng ta đang tiếp nhận - lại là chuyện khác.
Tôi bày tỏ nghi ngờ cả với bộ môn triết học mà chúng ta được học ở cấp cao hơn ( đại học... ), kể cả triết học chuyên ngành, về vấn đề này rất tiếc không bàn sâu là hơn.

Nhưng ít ra phải nói, mọi ý kiến "cực đoan" về "điên dở" gì đó chỉ là hoặc suy nghĩ thiếu chín chắn, hoặc - nhiều hơn - đùa vui mà thôi.
Nhưng phải nói đến một sự thật này, phần lớn chúng ta có thái độ không tích cực đối với triết học, như đối với một điều " chẳng hay ho gì ", hoặc " chẳng lợi lộc gì , chẳng biết là hơn ", thậm chí "điên dở" như trên.
Theo phán đoán, nhìn nhận và cả kinh nghiệm của bản thân, những người quan tâm nhiều đến triết học là những người suy nghĩ nhiều, ham nắm bắt, mong muốn tìm kiếm ý nghĩa, sức mạnh tinh thần và sự hoàn thiện, và, thường thì là những người thông minh - theo một vài khía cạnh trí tuệ đặc biệt liên quan.
Vẫn theo nhận thức chủ quan, sự thật là những người quan tâm nhiều đến triết học là những người sâu sắc hơn, chín chắn hơn, và đặc biệt: DUY LÝ hơn. Thậm chí có thể khẳng định: Họ khác với một người " bình thường " - tính cách, tình cảm, hành vi không có nguyên nhân chủ yếu là các yếu tố "tự nhiên và nhất quán" ( bản năng, thói quen và các mẫu mực nhận thức... ) mà còn bị chi phối một cách đáng kể bởi hệ thống phong phú và mạnh mẽ những nhận thức và tự nhận thức đầy lý tính của họ. Đó là một lý do của sự " khác người ".
Một tiêu điểm nữa, vấn đề nằm ở chỗ, những điều mà họ quan tâm, thì trong mắt người khác là " không quan trọng, không cần thiết " thậm chí là " vớ vẩn "," quái đản ", hoặc " huyênh hoang to tát " . Nói xin lỗi, tôi thấy phần nhiều những sự chê bôi xuất phát từ những người hời hợt, thiếu mục đích lớn lao, và - nói một cách thẳng thắn - tầm thường. Bản thân tôi thực sự đạt được rất nhiều từ triết học, mà phải nói trung thực là có những bất cập không tránh khỏi, nhưng tích cực rất nhiều hơn tiêu cực. Chung quy, tôi ủng hộ việc chúng ta quan tâm nhiều hơn và có thía độ khác hơn về triết học, và - trong phạm trù này - tôi phê phán cái gọi là sự " vô tư ". Thế nhưng, tôi chưa đủ trình độ nhận thức để đi sâu phê bình xu hướng của mình nữa là dám lý luận bảo vệ một điều mà tôi chưa thật chắc chắn.

Viết điều này, chỉ mong mối người bỏ công suy nghĩ và có sự lựa chọn hợp lý và tốt đẹp : Mình nên làm gì ? Mình phải làm gì ? Mình có vô tâm không...

Nhận thức có hạn, không dám lạm bàn, hạ hồi suy nghĩ...
 
Triết học hay nhưng học ở VN lại là một vấn đề . Theo tui, triết học là phải khách quan, ko nên nặng nề về tư tưởng ...
 
phản biện

Theo tui, triết học là phải khách quan
- À, vậy theo ý kiến chủ quan của bạn Vân thì triết học là phải khách quan hả ?! ( đùa chút )
- Đúng là nếu tư duy triết học phải khách quan, và nếu tôi công nhận mình đã tư duy triết học, thì tôi - đã tự xưng là một người thích triết học - đã tự mâu thuẫn với mình rồi, khi đưa ra lối luận chủ quan để phê bình.
- Thế nhưng, triết học không phải là hoàn toàn khách quan đâu:
+ Các nhà triết học không phải đều sử dụng lối luận khách quan để xây dựng đâu - bằng chứng là mỗi người mỗi kiểu, khác nhau thậm chí rất xa không phải là về trình độ tiến sâu giải quyết vấn đề mà ngay từ quan điểm ban đầu đã khác nhau ghê gớm rồi - vậy mà đã ai dám nói ai đúng ai sâu đâu ?! ( biết bao là trường phái ). Ở đây ta tạm đưa ra hai lý do, đó là thứ nhất, họ chủ trương không chỉ lối luận khách quan, và thứ hai - chắc chắn - ngay trong nỗ lực luận khách quan, họ đã bị cái bóng chủ quan chi phối một cách bất khả kháng.(1)
+ Khi này vấn đề đặt ra lại là, vậy họ có cố gắng luận hoàn toàn theo lối khách quan hay không, thì câu trả lời là không: Triết học không chỉ là khách quan, mà yếu tố chủ quan còn cần thiết không chỉ như một công cụ hoàn thiện tư duy, mà còn như một yêu cầu tất yếu gắn với mục đích của triết học nói chung và một số lĩnh vực đặc biệt trong triết học nói riêng.(2)
+ Làm rõ (2), chúng ta đưa ra một tiêu điểm là tâm lý học - xét trong phạm trù triết học - và đạo đức học. Đối với tâm lý học, lối luận chủ quan duy nhất đem lại triển vọng để nhận thức một cách sâu sắc và siêu việt. Có thể hiểu điều này một cách giản đơn là ta sẽ nhận thức chính mình sâu sắc vượt trội so với ta nhận thức người khác và ngược lại. Từ sự nhận thức chính mình, ta làm một sự "suy bụng ta ra bụng người " một cách cẩn trọng và có suy xét - nghe có vẻ nực cười và không khoa học, nhưng đó là một phương pháp tâm lý học từ rất lâu rồi cho đến ngày nay, - tất nhiên phương pháp này không toàn diện, nhưng tôi muốn nói rằng đó là phương pháp chủ chốt. " Tâm lý học ngôi thứ nhất là tâm lý học tự nhiên của tinh thần " ( E. Mounier ).(3)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
về yêu cầu chủ quan trong đạo đức học

+ Bây giờ nói về vấn đề đạo đức học - cần lưu ý rằng đạo đức học là một phạm trù quan trọng của triết học, - chúng ta sẽ càng thấy sáng rõ hơn vấn đề: Đạo đức học có thể sử dụng lối luận khách quan để xây dựng hay chăng ?! Xin thưa, có thể, nhưng không phổ biến, hay nói cách khác là lép vế so với lối luận chủ quan. Spinoza ngày xưa đã viết " Đạo đức học " bằng những tiên đề và xây dựng logic, nhưng e rằng ngay từ những tiên đề đã là những sự gò ép để dẫn dắt quan điểm đạo đức của tác giả. Một minh chứng cụ thể cho lối luận chủ quan đạo đức học là các nền văn minh và đạo đức khác nhau từ ít đến nhiều và vô cùng phong phú tự cổ chí kim và giữa các dân tộc khác nhau trên thế giới, và nữa - giữa các triết thuyết khác nhau. Một ví dụ điển hình là chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa vị tha - không đơn giản là sự " dung hòa mâu thuẫn " như thứ đạo đức mà chúng ta được "học", mà còn được tôn vinh ở những khía cạnh " cứ goi là cực đoan " ở gần hai thái cực vị kỷ hoặc vị tha. Một ví dụ nữa : Sự khác biệt lớn lao về văn hóa đạo đức giữa phương Đông và phương Tây - điều này miễn bình luận. Vậy ai đúng, ai sai, hay ít ra, ai gần với " chân lý " hơn ?! Xin thưa, CHỊU - chúng ta còn mập mờ về cái gọi là "chân lý và mẫu mực đạo đức" !
--> Vậy điều tôi muốn nói là gì ?! Là khi bàn đến các vấn đề luân lý đạo đức học, thì quan điểm "triết học khách quan" hết sức lép vế (4)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
về đạo đức

Tại sao tôi lại nói về tâm lý học và đạo đức học ?! Bởi vì những quan điểm trước đây mà tôi nêu ra chính là những quan điểm đạo đức học và tâm lý học - tôi đang có ý định bào chữa cho lối luận thiên về chủ quan của mình.
Theo phân tích trước, thì vấn đề đặt ra là: TIÊU CHÍ NÀO cho việc xây dựng quan điểm đạo đức ?! Tôi không có ý định nêu ra những tiêu chí ( ở đây đặc biệt bao hàm vấn đề trình độ có hạn ), nhưng các bạn có thể tham khảo một số tiêu chí như: Tất yếu xã hội ( nghĩa vụ, ... ), ý nghĩa thực tiễn, nhu cầu tâm lý tình cảm của con người ( bởi vì đạo đức không chỉ là lý trí và ý chí để "phải" thực hiện điều này điều nọ ), và đặc biệt quan trọng là sự phù hợp đối với mỗi người và sự lựa chọn của mỗi người.

Bởi vấn đề đạo đức không phải chỉ là " lý trí và ý chí ", bởi nó còn gắn bó mật thiết với nhu cầu tâm lý tình cảm của mỗi người, với tính cách và mẫu nhận thức chủ quan của mỗi người, và với trình độ nhận thức của anh ta, nên tôi ủng hộ việc mỗi người tích cực tự tìm kiếm và xây dựng cho mình quan điểm đạo đức dựa trên những tiêu chí ( tự đặt ra ) tốt đẹp, khôn ngoan và phù hợp.
Ở đây tôi không nói đến điều hoàn hảo, sự cao cả tuyệt đối, hay đạo đức mẫu mực: Những điều đó e rằng không tồn tại, mà nếu có tồn tại thì cũng bất khả thi, và thậm chí chẳng ưu việt hơn gì (!)
 
về quan điểm của tôi

* Trở lại với những quan điểm trước đây đã nêu ra về triết học, về hứng thú triết học và "một ít đánh giá" đối với người khác: Khẳng định lại rằng tôi đã thiên về nhìn nhận chủ quan. Thế nhưng:
- Như đã nói: Ưu điểm chủ quan trong suy luận tâm lý học và xây dựng đạo đức học.
- Thứ hai là thế này: Sử dụng nhìn nhận khách quan trong vấn đề luân lý đạo đức sẽ gây ra một sự "trung dung không thuyết phục", sự "cao cả giả tạo " và những " mẫu mực không tưởng " ...
Ngay chính những điều gọi là " cao cả ", " lý tưởng cao đẹp "... nếu mổ xẻ ra bằng những phân tích lý tính thì liệu còn giữ được sức mạnh truyền cảm và " nhiệt tình trung thực " mà nó có thể đem lại hay không ?! Thế nhưng đó vẫn là những điều tốt đẹp và cần thiết ( xét theo một số tiêu chuẩn như thực tiễn, hoặc tính tự nhiên của hành động đạo đức... )

+ Cuối cùng thì, quan điểm luân lý còn thuyết phục bởi nhiệt tình chân thực, chứ không phải sự lạnh lùng duy lý của tác giả ( ví dụ trực quan: Văn học ). Nhiệt tình ấy rõ ràng là mạnh mẽ khi xuất phát từ quan điểm chủ quan của người viết - không phải từ " những điều mà thậm chí anh ta còn không mấy hứng thú và tin tưởng vào nó ".

NHỮNG QUAN ĐIỂM CỦA TÔI TRƯỚC ĐÂY VỀ TRIẾT HỌC, VỀ SỰ CAO CẢ/TẦM THƯỜNG... LÀ NHỮNG ĐIỀU " CHỦ QUAN TRUNG THỰC " : TÔI ỦNG HỘ SỰ CAO CẢ LỚN LAO - theo nghĩa thiết thực thôi, không phải cái gì "tuyệt đối" hay "mẫu mực", - VÀ PHẢN ĐỐI " SỰ THIỂU Ý THỨC VÀ NHẬN THỨC ".
TÔI ĐÃ VIẾT MỘT GIỌNG VĂN TƯƠNG ĐỐI GAY GẮT ĐỂ TRÌNH BÀY Ý KIẾN CHỦ QUAN CỦA MÌNH, ĐIỀU ĐÓ CÓ LÝ DO CỦA NÓ. KHÔNG PHẢI TÔI ĐANG BẢO VỆ CHÂN LÝ, CHỈ LÀ MONG NGƯỜI KHÁC ĐỌC NÓ, THẤY TỐT THÌ LƯU TÂM, THẤY KHÔNG ỔN THÌ GÓP Ý, HOẶC THÌ... THÔI.

NHIỆT THÀNH XÂY DỰNG, CHỈ MONG TÌM ĐƯỢC SỰ ĐỒNG ĐIỆU VÀ KHƠI GỢI "MỘT CÁI GÌ ĐÓ" TỪ MỌI NGƯỜI.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tớ ko biết nhiều về triết học như bạn Minh Triết nhưng tớ hơi thấy thắc mắc một số điều:
1) Đôi khi ý kiến chủ quan thường đi cùng với sự bảo thủ ... sự bảo thủ thì đôi khi lại đi cùng với sự trì trệ ... Điều này có thể thấy rõ trong rất nhiều trường hợp ...

2) Thứ hai, bạn nói: tôi ủng hộ việc mỗi người tích cực tự tìm kiếm và xây dựng cho mình quan điểm đạo đức dựa trên những tiêu chí ( tự đặt ra ) tốt đẹp, khôn ngoan và phù hợp

vậy thế nào là khôn ngoan, thế nào là tốt đẹp, đâu phải ai cũng có thể nhận thức được những cái khôn ngoan, những cái tốt đẹp để mà tự xây dựng cho mình những quan điểm đạo đức phù hợp . Lúc đấy mới cần thiết những nhìn nhận khách quan để đánh giá đúng mức những tiêu chí cần có ...

3) Về vấn đề : Sử dụng nhìn nhận khách quan trong vấn đề luân lý đạo đức sẽ gây ra một sự "trung dung không thuyết phục", sự "cao cả giả tạo " và những " mẫu mực không tưởng " ...

Tôi thì lại nghĩ nhìn nhận chủ quan đôi khi mới đem lại sự "cao cả giả tạo" và "mẫu mực không tưởng". Chủ nghĩ xã hội không tưởng chẳng phải là kết quả của nhìn nhận chủ quan sao? Tất nhiên CNXH ko tưởng được hình thành trên tinh thần "luân lý đạo đức".

4) Bạn nêu ví dụ :"Sự khác biệt lớn lao về văn hóa đạo đức giữa phương Đông và phương Tây - điều này miễn bình luận. Vậy ai đúng, ai sai, hay ít ra, ai gần với " chân lý " hơn ?! Xin thưa, CHỊU - chúng ta còn mập mờ về cái gọi là "chân lý và mẫu mực đạo đức" ! "

Tôi nghĩ rằng chỉ có những ý kiến chủ quan thì mới đặt ra " chân lý " hay "mẫu mực đạo đức" . Đôi khi chân lý cũng có thể thay đổi :D

Tóm lại tôi đồng ý với bạn Minh Triết là nhìn nhận chủ quan là cần thiết trong triết học, xong tôi vẫn tin rằng, triết học nên được xây dựng từ nhìn nhận khách quan vì xét cho cùng, ko ai, ko bản thân người nào hay vấn đề nào cũng hoàn toàn đúng . Thêm nữa khi bạn phát biểu ý kiến của mình thì đó ko phải là ý kiến chủ quan mà đó là ý kiến cá nhân bạn xuất phát từ nhìn nhận khách quan.

Thắc mắc cuối cùng :D : Bạn Minh Triết vừa từ Lý 95-98 đã xuống thành Lý1 01-04 rồi, hehe, :D :p
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em cũng chưa biết nhiều vè triết học nhưng những va chạm ban đầu với nó đã khiến em cảm thấy môn học này thật thú vị, ít nhất là với em!
Vì: từ trước đến giờ, khi suy nghĩ về 1 vấn đề đạo đức hay 1hiện tượng, 1 sự việc diễn ra trong cuộc sống dù rất đời thường thì em vẫn có những lí luận theo nhiều khía cạnh, nhiều phía về vấn đề đó! Và kể cả từ 1việc nhỏ như bà mẹ cho con bú, 1 giàn cây leo bám quanh bức tường 1 ngôi nhà cũ, hay 1 khuôn mặt lướt qua , thì em cũng thích giữ lại trong đầu và dành cho cái khoảng im lặng thường nhật mỗi tối của mình để suy ngẫm, rồi rút ra 1 đúc kết cho riêng mình trong cuộc sống từ những điều tưởng chừng như chẳng liên quan đến nhau 1 chút nào! Thói quen đó có từ lúc bé, và lớn lên dần thì nó trở thành 1 trò vui tiêu khiển cho cái đầu vốn ko thích ngồi yên của mình, nhưng hẳng tìm thấy ai giống mình, rồi đến với môn triết học và thấy nó gần gũi, tạo cho mình điều kiện được công khai thói quen kia mà ko sợ rằng đó là 1 trò điên! Triét học, theo em là môn học cho phép học sinh tư duy nhiều nhất mà lại chẳng đao to búa lớn như những môn khoa học khác, nhưng lại tạo cảm hứng vô tận cho người học, để rồi khi đạt được thành công thì đó là thành công thật sâu sắc và ngọt ngào mà chỉ những ai yêu triết mới biết cách gặm nhấm!
Chủ quan ư? Em đồng ý với anh Triết rằng triết học cũng cần có những lí luận chủ quan, đôi khi là ko thể thiếu! Bởi em đã chán ngấy những điều được nói lên từ những thứ khách quan rồi! Làm gì có cái nhìn khách quan tuyệt đối? Nhất là nhìn vào xã hội, vào đời sống con người,vào những thứ quanh ta và dù có tài thánh thì cũng chẳng ai nhìn được nó 1 cahcs khách quan! Kinh khủng nhất là cái suy nghĩ khách quan sai lầm đó đè nặng lên mỗi người và cho phép họ áp đặt mọi người hay ngay cả chính mình lên nó!!!


Và kết cục: mỗi cá nhân khi đi đến tận cùng thì cũng đơn giản chỉ là 1 con người ,mà thôi!mà trếit học thì luôn kéo con người đến tận cùng của nhận thức và suy nghĩ....
 
Bảo vệ 1

1) Đôi khi ý kiến chủ quan thường đi cùng với sự bảo thủ ... sự bảo thủ thì đôi khi lại đi cùng với sự trì trệ ...
* ... :
-Bởi vì tôi đã không hề nói rằng tính chủ quan là "ổn" trong mọi trường hợp, thứ hai tôi đã không hề nói rằng nó "hoàn hảo", nên phản biện theo kiểu "đôi khi" là không thuyết phục.
- Nói cụ thể hơn nữa, tôi đã đề cao sức mạnh chủ quan không phải trong triết học nói chung, mà là trong vấn đề tâm lý và đạo đức, nên bây giờ chúng ta sẽ không lan man bằng cách mở rộng vấn đề thành phạm trù triết học nói chung
- Cứ giả sử ý kiến chủ quan có những nhược điểm nào đó, thì điều này là tất nhiên và không bàn cãi: Đòi hỏi sự hoàn thiện hay sao ?!
- Thứ ba, tôi đã không hề phủ nhận việc suy luận khách quan là một công cụ quan trọng bên cạnh suy luận chủ quan. Bằng chứng là:
triết học không phải là hoàn toàn khách quan đâu
Triết học không chỉ là khách quan, mà yếu tố chủ quan còn cần thiết không chỉ như một công cụ hoàn thiện tư duy, mà còn như một yêu cầu tất yếu gắn với mục đích của triết học nói chung và một số lĩnh vực đặc biệt trong triết học nói riêng.
 
Bảo vệ 2

*Bây giờ tôi sẽ chứng minh sức mạnh của tính chủ quan so với khách quan trong vấn đề đạo đức :
- Thứ nhất, như đã nói, tôi ủng hộ cái “đạo đức tự mình”, tức là sự nhìn nhận về vấn đề đạo đức cho bản thân mình tuân theo đó, chứ không phải là thứ đạo đức “ nói ra để dạy dỗ người khác “ “phải làm thế này thế nọ”, bởi vậy nên làm gì có cái gọi là sự “ cao cả giả tạo” ở đây !?! Nên bạn Vân đã lầm khi viết:
Tôi thì lại nghĩ nhìn nhận chủ quan đôi khi mới đem lại sự "cao cả giả tạo" và "mẫu mực không tưởng".
--> S ự sai l ầm ở nh ận đ ịnh tr ên th ấy r õ khi đ ối ph ó v ới quan đi ểm t ôi đ ã n êu v ề “đ ạo đ ức t ự m ình”
L ại n ữa:
Chủ nghĩ xã hội không tưởng chẳng phải là kết quả của nhìn nhận chủ quan sao? Tất nhiên CNXH ko tưởng được hình thành trên tinh thần "luân lý đạo đức".
--> Khỏi tranh cãi một sự thật rằng chủ nghĩa xã hội không tưởng chẳng liên quan gì đến đạo đức tự mình cả, chấm hết.
 
(cont)

-
Về vấn đề : Sử dụng nhìn nhận khách quan trong vấn đề luân lý đạo đức sẽ gây ra một sự "trung dung không thuyết phục", sự "cao cả giả tạo " và những " mẫu mực không tưởng " ...
--> Tôi sẽ chứng minh quan điểm trên, một quan điểm rất quan trọng chưa được bàn sâu.
+ Thứ nhất, anh không thể bảo người khác làm điều này điều nọ bởi vì “đó là điều tốt đẹp đấy”, “điều đó là đúng, mày phải làm nghe chưa !?!”, hay “ chúng ta sẽ làm như thế này bởi vì như thế là cao cả “ – ai có thể bị thuyết phục bởi những ý kiến kiểu như thế !?! Các bạn chưa bao giờ thấy khó chịu vì phải nghe “ thuyết giáo “ về những yêu cầu và lý tưởng đạo đức theo kiểu rất áp đặt và thiếu thuyết phục như vậy hay sao ?!
+ Thử nói cụ thể nhé: “ Cống hiến cho đất nước là cao cả và tốt đẹp “. Các bạn có bị thuyết phục bởi ý tưởng đó không ?! Cao cả gì chứ ?! Tại sao lại là tốt đẹp chứ ?! ở đây có một dẫn chứng cụ thể là thái độ và hành đông của học sinh sinh viên Việt Nam liên quan đến vấn
đề nghĩa vụ của học sinh du học.
--> Tiêu điểm ở đây là, vấn đề đạo đức được nêu ra một cách khách quan và lý tính sẽ bị đón nhận một cách lý tính, và chịu thử thách của những phản biện lý tính, và khi đó thì tính thuyết phục của nó suy sụp. Theo ví dụ ở trên, giả sử dẫn ra sự bảo vệ quan điểm đạo đức trên bởi những lý lẽ khách quan như “bởi vì điều đó sẽ đem lại cho bạn sự thanh thản”, hoặc “ bởi vì điều đó sẽ đem lại cho đất nước sự phồn vinh “... thì sẽ bị phản đối như thế này: “ Thiếu gì người vẫn không cảm thấy bứt rứt nếu vi phạm quan điểm đó “, và
” Tại sao phải mang lại cho đất nước sự phồn vinh ? Nếu tôi cống hiến cho đất nước khác thì cũng là cống hiến tốt đẹp cho nhân loại còn gì – Như vậy không tốt hay sao ?!”;
--> Ở đây tính chủ quan nổi bật lên với sức mạnh vượt trội của nó:
“ Bởi vì tôi sẽ chỉ cảm thấy thanh thản nếu...”, “ Không phải bởi vì đó là một sự cao cả tuyệt đối nào đó, mà bởi vì tôi cảm thấy gắn bó và yêu quý Tổ quốc tôi, và bởi vì nếu làm như thế, tôi sẽ cảm nghiệm sự bình yên, tốt đẹp, và sự cao cả nữa - một sự cao cả đẹp đẽ mà tôi cảm thấy bằng trái tim mình mà không cần do dự về điều đó,
- chứ không phải là một sự gượng ép của lý tính” ...
--> Đó chính là tính chủ quan chứ không gì khác, và hết sức thuyết phục !
 
Chỉnh sửa lần cuối:
(cont)

* Tôi tiếp tục chứng minh sức mạnh của tính chủ quan và đạo đức tự mình:

-Tiêu điểm đầu tiên: Thứ đạo đức có sức mạnh phải là thứ đạo đức thuyết phục, nó phải tạo ra được động lực để giúp con người ta có điều kiện tuân thủ ở mức kiên định nhất định.
Trong khi:
+ Thứ nhất , chúng ta sẽ dễ dàng chấp nhận những quan điểm đạo đức tạo bởi sự xây dựng của chính bản thân mình, hơn là những gì tiếp nhận từ phía người khác: Điều này mỗi người có thể dễ dàng tự xác minh.
+ Thứ hai, ĐỘNG LỰC CỦA TÂM HỒN LỚN MẠNH HƠN NHIỀU SO VỚI ĐỘNG LỰC CỦA LÝ TRÍ: “ Người ta, nam cũng như nữ, thường nghe theo tiếng goi của con tim hơn là lý trí”< Lord Chesterfield >. Nói rõ hơn, điều đem đến cho ta động lực chủ yếu để hành động không phải là những lý luận khách quan lạnh lùng duy lý, mà là sự tiếp nhận đối với “điều khôn ngoan hơn cho tôi”, “điều mà tôi thấy là tốt đẹp”, “điều làm cho tôi hạnh phúc và cảm thấy có ý nghĩa”...

-
Vậy thế nào là khôn ngoan, thế nào là tốt đẹp, đâu phải ai cũng có thể nhận thức được những cái khôn ngoan, những cái tốt đẹp để mà tự xây dựng cho mình những quan điểm đạo đức phù hợp . Lúc đấy mới cần thiết những nhìn nhận khách quan để đánh giá đúng mức những tiêu chí cần có ...
+Thứ nhất, đúng như bạn Vân nói, “ không phải ai cũng có thể nhận thức được ... phù hợp “. Có cần phải coi đây là một điều đáng buồn hay không ? Câu trả lời là có. Chắc chắn là một điều tuyệt vời hơn nếu họ có thể, và họ tích cực làm cái điều mà họ có thể ấy.
+ Thế nhưng, đúng là bây giờ chúng ta phải nhìn nhận vấn đề dựa trên tính thực tế: Thứ nhất, nếu bạn có khả năng, việc bỏ thời gian công sức ra cho điều quan trọng thiết thực ấy không đáng hay sao ?! Hay là bạn muốn hoàn toàn tiếp nhận thứ đạo đức mang tính “chung chung”, thiếu hiệu quả và khó sát hợp ( với từng cá nhân khác nhau ) kia ?!
Bạn sẽ nói đến sự “ tiếp nhận có cân nhắc và chọn lọc “,OK, nhưng thế không phải là cần bỏ công suy nghĩ sao ?! Sự “cân nhắc và chọn lọc” của bạn hoàn toàn không dựa trên những vấn đề chủ quan hay sao ?! ...
 
(cont)

* Bây giờ tôi phải xác minh rõ lại những điều này:
1. Tôi ủng hộ đạo đức tự mình như là một công cụ chủ yếu, nhưng không phản đối sự cần thiết của những hệ thống triết lý đạo đức được xây dựng cho mọi người.(1)
2. Tôi đề cao sức mạnh của nhận thức chủ quan trong vấn đề tâm lý học và đạo đức học, đặc biệt là đạo đức tự mình.(2)
3. Tôi có những tiêu chí ( sẽ nêu ) cho việc tiếp thu chọn lọc và xây dựng đạo đức cho mình. Chẳng qua vì đây là áp dụng cho tôi nên chưa tiện nêu ra với mọi người.(3)


* Bàn tiếp về (1) và (2): Tôi phải công nhận mình MẮC MỘT SAI LẦM khi đã đánh giá một vấn đề rộng hơn ( đạo đức học ) qua phạm vi chủ yếu tạo bởi một vấn đề hẹp hơn (quan điểm " đạo đức tự mình "), thế nên bạn Vân đúng khi nhắc nhở tôi về "triết học đạo đức khách quan cho mọi người". Thực vậy, như đã nói, vẫn cần thiết những hệ thống triết lý đạo đức được xây dựng để mọi người ít nhiều tiếp thu, cũng giống như là việc người ta cần sách để đọc và cần sử dụng những gì mà người đi trước khai phá cho vậy. Điều này giải quyết vấn đề trình độ và vấn đề thời gian. Thế nhưng, cần phải nhắc lại yêu cầu về đạo đức tự mình trong trường hợp này: Người ta sẽ phải cẩn thận cân nhắc việc tiếp nhận chọn lọc thứ đạo đức đó dựa trên tính hợp lý của nó ( khách quan ), và ĐẶC BIỆT LÀ DỰA TRÊN SỰ PHÙ HỢP VỚI BẢN THÂN MÌNH ( CHỦ QUAN ), bởi vì như đã nói, qua sự "hội nhập với trái tim" thì đạo đức mới đem theo sức mạnh to lớn và chân chính của nó: Nó dẫn đến nhận thức và hành động đạo đức tự nhiên, chân thật, kiên định và nhiệt tình - ĐÓ CHẲNG PHẢI LÀ TÌNH CẢM ĐẠO ĐỨC HAY SAO ?!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
(cont)

2) Thứ hai, bạn nói: tôi ủng hộ việc mỗi người tích cực tự tìm kiếm và xây dựng cho mình quan điểm đạo đức dựa trên những tiêu chí ( tự đặt ra ) tốt đẹp, khôn ngoan và phù hợp

vậy thế nào là khôn ngoan, thế nào là tốt đẹp

--> VẬY BÂY GIỜ TÔI SẼ BÀN VỀ NHỮNG TIÊU CHÍ TIẾP NHẬN CHỌN LỌC VÀ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CHO BẢN THÂN MÌNH: VỀ CÁI GỌI LÀ "KHÔN NGOAN, TỐT ĐẸP VÀ PHÙ HỢP" :
* Thứ nhất, cái "tốt đẹp" ở đây phải công nhận nó bao hàm những chuẩn mực đạo đức khách quan qua nhìn nhận của bản thân mình: Thế nào là tốt cho xã hội, thế nào là tốt cho mọi người khác và giúp cho xã hội loài người tiến bộ và hoàn thiện mạnh mẽ... có thể lấy ví dụ như việc không phạm pháp, phải hiếu thảo với cha mẹ,... thì đây chính là "nghĩa vụ pháp lý" và "nghĩa vụ đạo đức" (nhưng xét một khía cạnh nào đó thì quy kết về vấn đề đạo đức hết cũng được ), và nó liên quan mật thiết đến vấn đề "tất yếu xã hội" --> Về cơ bản, nó là cái lợi ích khách quan mà ta có thể coi là "tốt đẹp", và ít nhất thì ta phải tuân thủ điều đó, dù ta có thích nó hay không. Và sự tuân thủ tất yếu dù có muốn hay không, chẳng phải DỰA ĐÁNG KỂ VÀO TIÊU CHÍ KHÔN NGOAN hay sao?!
- Cần lưu ý rằng với tiêu chí "tốt đẹp khách quan", chúng ta khẳng định tính cần thiết của lý trí và ý chí con người trong sự tuân thủ đạo đức - như là một điều "PHẢI TUÂN THỦ".
- Thế nhưng, cái "tốt đẹp" không chỉ là cái khách quan thôi đâu, mà còn rất tuyệt vời là cái đã khắc sâu vào tâm hồn mình những ấn tượng và cảm xúc mạnh mẽ kiên định về sự tốt đẹp, mà ta không phải do dự và biện minh khi thực hiện điều đó
--> Bạn có thể lại phê bình thiếu sót của tính chủ quan trong trường hợp này, nhưng thử hỏi: SỰ HOÀN THIỆN THIẾU HIỆU QUẢ THÌ TỐT HƠN HAY HIỆU QUẢ TRONG SỰ KHÔNG HOÀN THIỆN THÌ TỐT HƠN ?! Và thử hỏi chúng ta hành động theo những gì ăn vào tính cách và quan điểm của ta nhiều và mạnh mẽ hơn, hay là theo những ý kiến đạo đức khách quan kia ?! ( Ở đây tôi lạm bàn về tính hiệu quả, chứ không hề có ý định phủ nhận ! )
 
Chỉnh sửa lần cuối:
(cont)

*Bây giờ nói rõ hơn về tiêu chí "PHÙ HỢP":
- Sự phù hợp ở đây là muốn nói sự hòa hợp của yêu cầu đạo đức với tâm hồn của ta, với những đặc tính cảm xúc đã ăn sâu vào con người ta, để ta có thể thực hiện nó với lòng nhiệt tình, sự thoải mái lớn hơn, sự kiên định và cường độ cao hơn.
+ Ở đây cần lưu ý rằng chúng ta thường nhìn nhận vấn đề đạo đức một cách hẹp hơn đáng kể so với ý nghĩa mà nó bao hàm. Nó không chỉ gồm những gì chúng ta "phải làm", mà còn một phần vô cùng quan trọng của những gì mà chúng ta "MUỐN LÀM" và "MUỐN TRỞ THÀNH", mà tất nhiên xét theo yêu cầu chung thì về cơ bản chỉ cần nó không vi phạm những tất yếu xã hội liên quan đến lợi ích của người khác và sự tốt đẹp của xã hội... ; ví dụ: về sự cống hiến, về sự cao cả, về nghĩa vụ đối với Tổ quốc ( như một ví dụ đã nêu gần đây ), về việc "trở thành người tốt","trở thành người có ích"...những điều ấy không hoàn toàn nhưng chủ yếu thuộc về vấn đề đạo đức. Đối với những điều này, như một phân tích đã nêu gần đây thì những yêu cầu khách quan và lý luận lý tính là rất thiếu thuyết phục, bởi vì nó không thể đến mức là những tất yếu và có tính chung nhất. Ở đây vấn đề trở thành gần như một sự lựa chọn, và khi đó rõ ràng yêu cầu nằm ở MỘT SỰ LỰA CHỌN KHÔN NGOANKhi đó ta sẽ khai thác sức mạnh chủ quan qua việc tập trung vào tiêu chí "PHÙ HỢP" như đã nói: " Điều gì mà trong thâm tâm tôi cảm thấy như thế là tốt đẹp?!"," Điều gì làm tôi cảm thấy tràn đầy và có ý nghĩa?!", "Điều đó sẽ đem lại hạnh phúc cho tôi ?!"... Câu trả lời tương ứng sẽ là riêng cho từng người,
-->Đó chính là sự CHỦ QUAN, và đó cũng chính là sự KHÔN NGOAN vậy !
Và ngược lại, theo đuổi những "lựa chọn đạo đức" "tốt đẹp cao siêu" mà không phù hợp thì dễ rơi vào hình thức giả tạo mà không đạt được hiệu quả thực tế ( thiếu tính khả thi ): Anh không thể hòa hợp và kiên định thực hiện điều ấy, chỉ làm khổ mình không đáng mà thôi !
Các bạn có thể phản đối rằng " Chúng ta phải luôn vươn đến những điều tốt đẹp hơn chứ !?! " nhưng xin thưa:
+ Đạo đức chủ yếu là cái đạo đức mạnh mẽ và khả vi, cứ phát triển tốt những cái đó đi đã rồi hẵng hướng tới những gì cao xa hơn.
+ Trong giới hạn sự "phù hợp" của bạn đã đủ có nhiều điều tốt đẹp bổ ích lắm rồi; tất nhiên bạn có thể nâng "tầm tiếp thu" đó của bạn lên, nhưng đừng nghĩ rằng đó là điều đơn giản chút nào cả.
Trong trường hợp này ta có thể theo câu này: " Làm tuyệt vời điều vừa phải thì tốt hơn nhiều so với làm không hiệu quả điều 'to lớn' ! "
- Tiêu chí "phù hợp" không chỉ có ý nghĩa đối với yếu tố "đạo đức lựa chọn", mà còn cả trong những "mẫu mực đạo đức phải tuân thủ" nữa: Đó là nó sẽ giúp bạn nhìn nhận một số yếu tố có thể hòa hợp trở thành giá trị đạo đức kiên định của tính cách bạn, còn một số khác thì khó phù hợp hơn, trở thành đối tượng để bạn cần lưu ý khắc phục và có những ý thức lý tính cần thiết
--> Ý nghĩa rất quan trọng giúp cho bạn định hướng: Tập trung phát triển một số điểm; lưu tâm khắc phục một số điểm khác "thiếu tính phù hợp", và không quá cố công tự làm khổ mình ở những điểm này.
 
(cont)

* Nói thêm về "những hệ thống đạo đức khách quan cho mọi người" :
- Thứ nhất, chắc chắn có những điểm khách quan thuộc về quy định "đạo đức tất yếu", bởi vì những yếu tố này có tính chung nhất.
- Thứ hai, có những vấn đề như thế này:
+ Những yếu tố có tính chung nhất, và mang tính "tất yếu" và có giá trị kiên định thì phải nói là ít, cái "tất yếu" kia cũng chỉ là rất tương đối
( đã có những phân tích trước đây ), từ đó nảy sinh yêu cầu đối với hệ thống: Chọn lọc ( cái chung nhất, chắc chắn nhất ) tập trung vào chất lượng yêu cầu ( chứ không phải số lượng ), không gò ép... và đối với người tiếp nhận: Lựa chọn cẩn thận, dựa trên cả tinh thần khách quan và chủ quan.
+ Còn thì, hệ thống chỉ nên gợi mở những phương hướng và phân tích tiền đề cho sự lựa chọn, và đặc biệt đối với những giá trị thiên về sự lựa chọn cá nhân ( thiếu tính tất yếu ) thì không được áp đặt (!) - nói cách khác là phải hết sức tôn trọng ý nghĩa chủ quan và tính cá thể !
--> Đó mới có thể là " tiền đề chân chính cho đạo đức con người "

Ở ĐÂY TÔI NHẮC LẠI: CHÚNG TA TÌM KIẾM TÍNH HIỆU QUẢ THIẾT THỰC, CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ SỰ HOÀN THIỆN !
 
Chỉnh sửa lần cuối:
(cont)

*
Tôi nghĩ rằng chỉ có những ý kiến chủ quan thì mới đặt ra " chân lý " hay "mẫu mực đạo đức" . Đôi khi chân lý cũng có thể thay đổi
- Rõ ràng, tôi đã TỐNG mấy cụm từ đó vào ngoặc kép để mà phản đối cái gọi là "chân lý" hay "mẫu mực đạo đức" một cách tuyệt đối. Bằng chứng là:
- chúng ta còn mập mờ về cái gọi là "chân lý và mẫu mực đạo đức" !
--> Vậy thì bạn Vân phản biện chi ?!
-
... chỉ có những ý kiến chủ quan thì mới đặt ra "chân lý" hay "mẫu mực đạo đức" " (?!)...Thêm nữa khi bạn phát biểu ý kiến của mình thì đó ko phải là ý kiến chủ quan mà đó là ý kiến cá nhân bạn xuất phát từ nhìn nhận khách quan(?!)

--> Tôi nghĩ rằng chúng ta đều đang mắc phải những mâu thuẫn trong lý luận, dẫn đến lẫn lộn chủ quan/khách quan, và lẫn lộn sự quy kết này trong nhiều phạm trù, quan trọng hoặc không quan trọng. Có nhiều phạm trù ở đây: Tư duy xây dựng triết học đạo đức 'cho mọi người'; hình thức nêu ra hệ thống đạo đức; và yêu cầu về cách nhìn của ối tượng tiếp nhận yêu cầu đạo đức, hoặc xây dựng đạo đức cho bản thân. Cố gắng hoàn thiện nhất quán các yếu tố lý luận ở đây rất phiền phức và mất thời giờ, vậy tôi sẽ đưa ra vài cái chốt quan trọng:
- Những hệ thống triết học đạo đức "cho mọi người" chủ yếu được xây dựng trên hình thức khách quan, nhưng tư duy thì thiên về chủ quan hoặc khách quan, nhưng không tránh khỏi ảnh hưởng của "tính chủ quan bất khả kháng". Không thể phê bình tính chủ quan ở đây, bởi nhiều khi đó là sự kêu gọi và gợi hứng cần thiết đối với những nhiệt tình lớn lao và những trái tim đồng cảm. Sự thật là có nhiều lĩnh vực của đạo đức không thể quy kết tốt xấu đúng sai ( đã phân tích ), điều quan trọng khi đó chỉ là hiệu quả tạo được mà thôi - ở đây SỰ KHÁCH QUAN PHÁ SẢN.
- Khó đi vào xét đoán vấn đề chủ quan/khách quan ở CỘI NGUỒN TƯ DUY, vì ở đó rất mơ hồ và lẫn lộn. Ở đây tôi chủ yếu muốn nhấn mạnh sức mạnh chủ quan trong phạm trù CÂN NHẮC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC TỰ MÌNH DỰA TRÊN CÁC YẾU TỐ CHỦ QUAN. Còn tư duy để xây dựng sự cân nhắc ấy, thì RÕ LÀ CHỦ QUAN rồi: Nó dựa trên những tiêu chí chủ quan để xây dựng !

Cần một ý chốt, ở đây tôi không có ý định ( và trình độ nữa ) đưa ra một hệ thống lý luận hoàn thiện - điều này vô cùng phức tạp và mất thời gian. Tác giả chỉ có ý định đưa ra những ý tưởng đột phá, và có những cố gắng nhất định để soi sáng chúng. Không mong các bạn ĐAU ĐẦU vì những tiểu tiết lý luận không phải là mục đích chủ chốt, chỉ mong các bạn nắm bắt và tự suy xét những ý tưởng chủ chốt đã được minh giải tương đối.

TO HAI LY : THAT'S GREAT !
FOR VAN TRANG'S LAST 'thac mac' : I THINK YOU'RE INTELLIGENT ENOUGH TO KNOW WHO AM I (JUST LOVE THAT NAME). KEEP IT SECRET OK ?!;) :cool:
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên