Bạn Lan hỏi cho bài writing à. Theo tớ thì cấu trúc thế này:
1. Bao giờ trước tiên cũng nêu định nghĩa nhân quyền của mình, bao gồm cái gì, quyền gì, áp dụng như thế nào. Cái này áp dụng chung trong writing, trước hết phải định nghĩa các key words của đề bài.
2. Trình bày là có trong thực tế hay ko
Theo tớ hiểu câu khẳng định trong đề bài ý nói là các human rights trong thực tế luôn luôn bị giới hạn, vi phạm bởi hoàn cảnh, không bao giờ có thể được đảm bảo một cách trọn vẹn. Bi giờ vấn đề là mình đồng ý với khẳng định này hay không.
Theo ngu ý của tớ thì:
1. Định nghĩa: nhân quyền là quyền của con người có một cách bẩm sinh, ra đời đã có. Các quyền này phải được tôn trọng và bảo vệ bởi chính phủ và thiết chế xã hội. Bao gồm:
a. Các quyền cơ bản có tính khái quát cao: quyền theo đuổi hạnh phúc, lập gia đình, quyền sống, etc
b. Các quyền bảo vệ sự tự do khỏi sự can thiệp của nhà nước: quyền riêng tư, quyền sở hữu, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tín ngưỡng, các quyền của người bị buộc tội, quyền được xét xử, quyền được tham khảo ý kiến luật sư, etc.
c. Quyền bình đằng: mọi người như nhau trước pháp luật, tòa án và các hành động của chính quyền.
2. Nhiều quyền trong số các human rights đã được thực hiện ở mức gần hoàn hảo, vì vậy không thể nói nhân quyền là một khái niệm phi thực tế.
Vd: các quyền của người bị xét xử được tôn trọng rất tốt ở Nauy, Thụy Điển, Mĩ, etc. Quyền sở hữu cũng vậy.
Nói chung nếu phản đối câu khẳng định của đề bài thì mình cứ nêu ví dụ đối lập ra thôi.
Còn nếu chủ trương là human rights thực ra không có trong thực tế thì lại nêu ví dụ là ngay cả ở những nước được xem là đi đầu về human rights mà vẫn xảy ra tình trạng này kia, etc và chưa bao giờ human rights được tôn trọng một cách đầy đủ cả.
Kết bài thì kiểu cổ điển là thế giới còn phải cố gắng nhiều nữa vì mục tiêu bảo đảm human rights cho mọi người. Bla bla bla.