Trích phao của 1 h.s : :|
" Xuân Diệu - tên thật là Ngô Xuân Diệu, sinh tại Bình Định (quê ngoại của Xuân Diệu). Cha là ông Ngô Xuân Thọ (giáo viên), người làng Trảo Nha, Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh và mẹ là bà Nguyễn Thị Hiệp.Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình, Xuân Diệu được biết đến như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, "nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới", "ông hoàng của thơ tình".
Xuân Diệu đã lập gia đình riêng một lần với NSND Bạch Diệp nhưng hai người đã ly dị và họ không có con chung. Sau khi ly dị bà Bạch Diệp ông sống độc thân cho đến lúc mất vào năm 1985. Xuân Diệu là người cùng quê Hà Tĩnh với Huy Cận (Hà Tĩnh) nên khi gặp nhau, hai ông đã trở thành đôi bạn thân. Vợ của Huy Cận, bà Ngô Xuân Như là em gái của Xuân Diệu. Có người cho rằng Xuân Diệu cùng với Huy Cận là hai nhà thơ đồng tính luyến ái. Huy Cận và Xuân Diệu từng sống với nhau nhiều năm. Những bài thơ Tình trai, Em đi của Xuân Diệu và Ngủ chung của Huy Cận được cho là viết về đề tài đó. Theo hồi ký Cát bụi chân ai của Tô Hoài thì Xuân Diệu từng bị kiểm điểm về việc này"
"Chí Phèo sinh ra trong một gia đình Chí Thức lò gạch, ở một vùng đất đang quy hoạch có tên là làng Vũ Đại.
Ngay từ bé, Chí Phèo đã bộc lộ những năng khiếu phi thường về rượu. Dù rượu ngoại hay rượu nội, dù rượu thuốc hay rượu lậu, cậu bé Chí mới nếm là biết được ngay. Học tới lớp ba, Chí Phèo được cử vào đội tuyển uống rượu quốc gia, sau đó đi thi tranh giải vô địch uống rượu quốc tế tổ chức tại Tây Ban Nha, Chí Phèo đã xuất sắc đoạt huy chương vàng (huy chương bạc thuộc về A Phủ).
Sau khi đăng quang trở về, Chí Phèo đâm ra chủ quan, kiêu ngạo. Anh không học hành gì cả, cứ suốt ngày uống rượu say. Mỗi khi say, Chí Phèo lại hát. Đầu tiên là hát nhạc ngoại quốc, sau đó hát nhạc trong nước và cuối cùng là các bài hát lung tung in trong băng đĩa lậu. Nhưng hễ nhạc sĩ nào biết, hỏi tiền bản quyền thì Chí Phèo lại bảo đã chừa bài ấy ra.
Làng Vũ Đại còn có ông Bá Kiến. Ông này vốn xuất thân từ một tay buôn đồ giả cổ, nhưng sau đó nhờ sử dụng bằng tốt nghiệp giả nên được phong lên chức phó tổng giám đốc làng. Ông cũng thích uống rượu, nhưng không biết chỗ mua nên hay nhờ Chí Phèo mua hộ.
Mỗi khi mua, Chí Phèo lại ăn bớt 30%, có khi lên tới 40% rồi đổ nước lã vào mà Bá Kiến không phát hiện ra. Từ đó, cứ say là Chí Phèo tìm đến nhà Bá Kiến.
Trong làng, còn có một thiếu nữ xinh đẹp, học giỏi, đàn hay, nữ công gia chánh tử tế tên là Thị Nở. Ngoài tài múa hát, ứng xử linh hoạt, Thị Nở còn nắm vững phương pháp nấu cháo hành, vốn là một món ăn đặc sản chỉ bán trong các nhà hàng máy lạnh trên thành phố, nhưng Thị Nở lại biết cách nấu ở bờ ao.
Chí Phèo thích ra ao. Một phần vì ao là một địa điểm du lịch sinh thái nổi tiếng, một phần nữa là anh đang học bơi... Chí Phèo khoái bơi vì khi bơi, anh cứ mở miệng ra hát là cá lại nhảy vào mồm.
Chính trong một đêm tối như thế, Chí Phèo gặp Thị Nở cũng đang bơi, nhưng khác với Chí Phèo vừa bơi vừa hát, Thị Nở vừa bơi vừa nấu cháo. Mùi cháo hành thơm phức vang lên, khiến Chí Phèo ăn vụng luôn mười bát.
Thị Nở phát hiện ra sự việc phi pháp ấy, bèn tóm cổ Chí Phèo, bắt về nhà quét dọn và lau chùi nhà cửa.
Đầu tiên, Chí Phèo cũng tiếp thu một cách chân thành, lao động cần cù chịu khó. Nhưng dần dần, do bản chất ham rượu, do bọn xấu trong làng lôi kéo và do hoàn cảnh xô đẩy, Chí Phèo đã vùng chạy thoát trong một đêm trăng.
Chí Phèo lang thang tới khắp mọi nhà, vừa xin rượu vừa xin chuối xanh để ăn, gặp Chí Tuệ và Chí Thông Minh, Chí Phèo kết thành băng đảng, phá xóm phá làng. Đúng lúc ấy thì Lý Cường về. Lý Cường là con trai Bá Kiến, du học bên Pháp, môn thanh nhạc. Lý Cường có tham gia một số cuộc thi, nhưng không đậu và ngoại hình có nhiều hạn chế và chả quen biết ai.
Lý Cường phân tích cho Chí Phèo biết tác hại của rượu. Rượu làm giảm tuổi thọ, làm giảm trí nhớ và giảm kết quả học tập.
Chí Phèo hiểu ra, quyết tâm làm lại cuộc đời. Anh đi tìm Thị Nở, lúc này đã trở thành một chủ doanh nghiệp thành đạt, nhà cao cửa rộng nhưng đời sống tình cảm nhiều uẩn khúc. Chí Phèo rủ Thị Nở mở công ty buôn bán mảnh sành.
Tại thị trường Mỹ hay Nhật, mảnh sành có giá rất cao do dân bên ấy dùng sành làm quà sinh nhật.
Công ty làm ăn phát đạt, bỗng đến một ngày không còn mảnh sành nữa vì tư thương mua gom. Chí Phèo tức quá, gặp bát nhà ai cũng đập. Để có bát đập, Chí Phèo thường ăn cháo nhà hàng, nên từ đấy câu châm ngôn “ăn cháo đá bát” ra đời. Nhưng do bản chất là người lao động lương thiện, lại có năng khiếu từ bé nên Chí Phèo vừa đập vừa hát những bản dân ca, một ban tổ chức đi qua nghe thấy, mời dự thi còn hứa hẹn là sẽ vào chung kết. Chí Phèo ngây thơ nhận lời. Đến phút chót không thấy có tên mình, Chí Phèo lăn ra ăn vạ.
Bá Kiến bèn xông tới mắng Chí Phèo. Ông nói như thế là Chí Phèo chưa thấy hết trách nhiệm của mình, chưa hiểu được chức năng cao đẹp của dân say, làm mất ý nghĩa của rượu.
Chí Phèo bèn trở về lò gạch với gia đình, còn Thị Nở mở cửa hàng bán cháo”
E'o đỡ đc
)