:: Toán 1 :: Học hết sức - Chơi hết mình ::

Sư đoàn 320, Quân đội Nhân dân Việt Nam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sư đoàn 320, còn gọi là sư đoàn Đồng Bằng, là một sư đoàn chủ lực thuộc Quân đoàn 3, Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sư đoàn có các trung đoàn 64 (còn gọi là trung đoàn Quyết Thắng), trung đoàn 48 (còn gọi là trung đoàn Thăng Long) và trung đoàn 52 (còn gọi là trung đoàn Tây Tiến) cùng các đơn vị khác..
Mục lục [ẩn]
1 Lịch sử
1.1 Thành lập
1.2 Thành phần ban đầu
1.3 Chiến tranh chống Pháp
1.4 Chiến tranh chống Mỹ
2 Các chiến dịch, trận đánh
3 Chú thích
Lịch sử[sửa]

Thành lập[sửa]
Là một trong 6 đại đoàn chủ lực đầu tiên của Quân dội nhân dân Việt Nam, Sư đoàn 320 được thành lập vào đầu tháng 1 năm 1951 với mật danh là "Đại đoàn Đồng Bằng" [1]. Ngày 16 tháng năm 1951, Đại đoàn Đồng Bằng ra quân trận đầu, diệt 9 đồn địch tại Kim Bí, Tây Đằng, Phố Ná, Vật Lại, Vật Phụ, Cao Độ, Phú Hữu, Quang Húc, Cao Lĩnh, Cao Độ. Từ đó, ngày 16 tháng 1 năm 1951 trở thành ngày truyền thống của Sư đoàn 320, Quân đội Nhân dân Việt Nam Đại đoàn trưởng kiêm chính ủy đầu tiên là Thiếu tướng Văn Tiến Dũng. Phó Chính ủy Đại đoàn là đồng chí Vũ Oanh. Đại đoàn phó (từ tháng 12/1951): Nguyễn Thế Lâm. Đến ngày 7 tháng 2 năm 1951, Đại đoàn Đồng Bằng mới làm lễ ra mắt tại đình Mống Lá, xã Yên Quang huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Thành phần ban đầu[sửa]
Đại đoàn bộ (tổ chức từ 1/2 quân số của Liên khu bộ Liên khu 3)
Trung đoàn 48 (trung đoàn Thăng Long, nguyên là Trung đoàn 80) thành lập ngày 27 tháng 2 năm 1947 ở Ái Mỗ, Mậu Lương, Sơn Tây); gồm 3 tiểu đoàn: 136 (Đống Đa), 868 (Thanh Lũng), 884 (Tiên Yên). Trung đoàn trưởng kiêm chính ủy: Lê Ngọc Hiền (từ tháng 5/1951 sang thay đồng chí Phạm Hồng Tài hy sinh); Trung đoàn trưởng (tháng 7/1951): Lê Quân, Chính ủy: Phạm Ngọc Hồ.
Trung đoàn 52 (trung đoàn Tây Tiến) thành lập trong chiến dịch Sầm Nưa (cuối năm 1949); được đổi tên thành Trung đoàn Đông Biên từ tháng 6/1954; gồm 3 tiểu đoàn: 337 (Kiên Trung), 391 (Yên Ninh), 351.
Trung đoàn 64 (Trung đoàn Quyết Thắng) thành lập trong chiến dịch Hà - Nam - Ninh (Chiến dịch Trần Hưng Đạo) năm 1950 gồm 3 tiểu đoàn: 738 (Mạo Chử), 706 (Đồng Mít), 722 (Hưng Công). Trung đoàn trưởng kiêm chính ủy: Phạm Hồng Tài; (từ tháng 7/1951: Trung đoàn trưởng: Lê Ngọc Hiền, Chính ủy: Lê Tư, Trung đoàn phó: Hoàng Văn Khánh.
Tiểu đoàn 834 (Kinh Thanh) pháo binh 75 mm (từ tháng 7/1951). Tiểu đoàn trưởng: Trịnh Duy Hậu, chính trị viên: Lương Tuấn Khang.
Tiểu đoàn cao xạ phòng không 12,7mm (Mai Đà, từ năm 1952)
Chiến tranh chống Pháp[sửa]
Tháng 3-4 năm 1952, Đại đoàn chiến đâu chống các trận càn Amphibi (Xe lội nước) và Mercure (Thủy Ngân) do 5 binh đoàn cơ động (GM1, GM2, GM3, GM4, GM7), 3 tiểu đoàn dù, 2 tiểu đoàn bộ binh cơ giới, 64 trọng pháo, 6 tàu chiến, 4 cano cùng nhiều máy bay của thực dân Pháp do tướng Salend trực tiếp chỉ huy nhằm tiêu diệt chủ lực của 320 tại địa bàn Thái Bình, Hà Nam, Nam Định; diệt 2500 lính, bắt 300 lính Âu - Phi, thu hàng nghìn súng các loại.
Từ tháng 10 đến tháng 11 năm 1953, Đại đoàn chiến đấu chống cuộc hành quân Mouette (Hải Âu) do 12 tiểu đoàn quân viễn chinh Pháp và 8 tiểu đoàn quân ngụy thực hiện tại Rịa, Nho Quan, Ninh Bình; bẻ gãy ý đồ của H. Nava hòng lôi kéo, phân tán chủ lực của ta đang tập trung chuẩn bị chiến cục Đông - Xuân 1953 - 1954 ở hướng Tây Bắc.
Ngày 10 tháng 10 năm 1954, Đại đoàn Đồng Bằng cùng các đơn vị khác của Quân đội nhân dân Việt Nam tiến vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Khối quân chủ lực của Đại đoàn đi vào từ cửa ô Đông Mác và ô Cầu Dền; dẫn đầu là các chiến sĩ Trung đoàn Thăng Long (trung đoàn 48, đơn vị tiền thân đầu tiên của Đại đoàn và là đơn vị chủ lực cấp trung đoàn thứ hai của Quân đội nhân dân Việt Nam).
Chiến tranh chống Mỹ[sửa]
Theo Quyết định số 225/TMH của Bộ Tổnh tham mưu QDDNDVN ngày 23/8/1965, sư đoàn 320 được tách làm 2 sư đoàn có phiên hiệu F320A và F320B (320A và 320B).
Sư đoàn trưởng sư đoàn 320A là Đại tá Nguyễn Kim Tuấn (tức Nguyễn Công Tiến, sau này là Thiếu tướng, tư lệnh Quân đoàn 3, hy sinh tại mặt trận Batdomboong - Campuchia tháng 3 năm 1979).
Sư đoàn trưởng sư đoàn 320B là Đại tá Nguyễn Sùng Lãm (sau này về hưu với quân hàm Trung tướng). Sư đoàn 320A vào Nam chiến đấu ngày 25 tháng 11 năm 1967. Sư đoàn 320B làm nhiệm vụ huấn luyện.
Tháng 2 năm 1971, Sư đoàn 320 cùng với Sư đoàn 2, Sư đoàn 308, Sư đoàn 304 tham gia chiến dịch phòng ngự phản công tại mặt trận Đường 9-Nam Lào. Ngày 25 tháng 2 năm 1971, Trung đoàn 64 (F320) dưới sự chỉ huy của Trung đoàn trưởng Khuất Duy Tiến đã đánh chiếm căn cứ 31 (đồi 456) ở cánh bắc của mặt trận, tiêu diệt hoàn toàn tiểu đoàn dù số 3, bắt sống toàn bộ Ban chỉ huy - tham mưu của Lữ dù 3(VNCH), trong đó có đại tá Nguyễn Văn Thọ, Lữ đoàn trưởng.
Năm 1972, Sư đoàn 320 A (trong đó có trung đoàn 52 và 2 trung đoàn bộ binh mới thành lập)được phối thuộc cho mặt trận Bắc Tây Nguyên, tham gia chiến dịch Bắc Tây Nguyên năm 1972. Sư đoàn 320B gồm các trung đoàn 48, 64 và một trung đoàn bộ đội địa phương của mặt trận B5 tăng cường được phối thuộc cho mặt trận Trị - Thiên, tham gia chiến dịch Trị - Thiên 1972. Các trung đoàn 48 và 64 của Sư đoàn 320 B là các đơn vị chủ lực phòng thủ Thành cổ Quảng Trị trong suốt 81 ngày đêm lịch sử (26/6/1972 đến 15/9/1972). Đặc biệt là Trung đoàn 48 với khẩu hiệu "48 còn, Quảng Trị còn". Từ tháng 8 năm 1972, các trung đoàn này bị tổn thất nặng, đã được các trung đoàn 18, 101, 95 (Sư đoàn 325)tăng cường để giữ vững Thành cổ.
Ngày 26 tháng 3 năm 1975, trong khi tham gia chiến dịch Tây Nguyên, sư đoàn 320A được biên chế vào Quân đoàn 3. Ngày 13 tháng 10 năm 1975, khi Bộ Tư lệnh mặt trận phát hiện ý đồ của dịch định rút chạy khỏi Tây Nguyên theo dường số 7; Sư đoàn đang đóng quân tại Thuần Mẫn được lệnh cấp tốc hành quân băng rừng bằng mọi phương tiện, kể cả hành quân bộ đến các điểm chốt trên đường số 7 đoạn Cheo Reo, Củng Sơn. Tại đây, Sư đoàn đã bố trí nhiều trận đánh phục kích, tập kích, phối hợp với sư đoàn 10 và một bộ phận sư đoàn 316 xóa sổ hoàn toàn sư đoàn 22 và sư đoàn 23 (VNCH), bắt sống đại tá Lý Tòng Bá (sư đoàn trưởng sư đoàn 23), góp phần giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên, một địa bàn sinh tử đối với Mỹ - ngụy, báo hiệu sự thất bại không thể tránh khỏi của chế độ Sài Gòn.
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Sư đoàn 320B (lúc náy được đổi phiên hiệu thành F390) nằm trong đội hình của Quân đoàn 1, cùng với sư đoàn 312 và sư đoàn 338 đánh chiếm các cứ điểm Bến Cát, Thủ Dầu Một (Bình Dương), tiêu diệt các đơn vị ngụy quân còn lại của Sư đoàn 5, Sư đoàn 18, Lữ đoàn kị binh số 1 và Lữ đoàn 258 Thủy quan lục chiến; sau đó thọc sâu và nội đô Sài Gòn, đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tư lệnh Không quân và Bộ Tổng Tham mưu VNCH. Sư đoàn 320A nằm trong đội hình Quân đoàn 3 cùng với Sư đoàn 316 và sư đoàn 10 đánh chiếm Trảng Bàng, tiêu diệt Sư đoàn 5 và Sư đoàn 22 (tái lập), phát triển về Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh; phối hợp với Quân đoàn 1 đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tư lệnh quân đoàn 3 (VNCH), căn cứ ra đa thám không Phú Lâm và nhiều mục tiêu quan trọng khác.
Cuối năm 1978, đầu năm 1979, sư đoàn 320 nằm trong đội hình Quân đoàn 3 đã cùng các đơn vị bạn tiến hành chiến dịch phản công ở biên giới Tây Nam, thực hiện nghĩa vụ quốc tế, giải phóng nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng của tập đoàn Polpot - Yêng Xari. Xuất phát từ Tây Ninh, Sư đoàn làm chủ công ở chính diện phía Đông, giải phóng Kongpong Cham, vượt sông Mê Kông đánh chiếm phía Bắc Phnompeng, truy quét tàn quân Polpot đến Xiemriep, Battambang, Sisophon.
Tháng 6 năm 1979, cùng với toàn bộ Quân đoàn 3, sư đoàn 320 cơ động ra Bắc bằng đường không để phòng thủ biên giới Việt - Trung.
Các chiến dịch, trận đánh[sửa]

Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào (1971)
Chiến dịch Xuân hè (1972)
Chiến dịch Tây Nguyên (1975)
Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975)
Chiến dịch phản công biên giới Tây - Nam Việt Nam (1979-1989)
bạn đã viết sai rất nhiều . Sư đoàn 320A khi đánh Tây nguyên 1975 không bắt sống Lý Tòng Bá . mà bắt Lý tòng bá ở trận đánh Đồng Dù Củ chi 29/4/75.
 
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 324/TB-VPCP
Hà Nội, ngày 22 tháng 08 năm 2013

THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG VŨ VĂN NINH TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI LÃNH ĐẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI VỀ SƠ KẾT 5 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 7 KHÓA X VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN
Ngày 02 tháng 8 năm 2013, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Phó Ban Chỉ đạo Trung ương về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đi thăm và làm việc tại thành phố Hà Nội. Cùng đi với Phó Thủ tướng có đại diện lãnh đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Văn phòng Chính phủ. Phó Thủ tướng thăm mô hình xây dựng nông thôn mới tại các xã: Liên Hà, Song Phượng, huyện Đan Phượng và nghe lãnh đạo huyện Đan Phượng báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X trên địa bàn huyện. Tại buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Hà Nội, sau khi nghe lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết, ý kiến của các đồng chí: Nguyễn Thế Thảo, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, đồng chí Nguyễn Công Soái Phó Bí thư thường trực thành ủy Hà Nội và ý kiến của lãnh đạo các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh kết luận như sau:
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Biểu dương những kết quả đã đạt được của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thành ủy đã nghiêm túc, chủ động, sáng tạo trong chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết; đã huy động cả hệ thống chính trị, các tổ chức đoàn thể, các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia thực hiện toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ; cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương bằng các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể; giao nhiệm vụ, chỉ tiêu cho các cấp, các ngành từ Thành phố đến các quận, huyện, thị xã, các xã; lựa chọn nội dung cơ bản có tính quyết định, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên thực hiện dứt điểm từng nội dung công việc; phân công thành viên Ban chỉ đạo của Thành ủy kiểm tra, đánh giá công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết của các cấp, các ngành trong từng quý, từng năm, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức, song với sự tích cực trong công tác chỉ đạo điều hành, nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành và nhân dân Thành phố để vượt qua khó khăn, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội đã đạt được kết quả khá, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn: Nhiều chỉ tiêu đạt cao hơn mức bình quân chung của cả nước; cơ cấu sản xuất nông nghiệp được chuyển dịch theo hướng tích cực: Năm 2008, trồng trọt chiếm tỷ lệ 51,6%, chăn nuôi 46,5%, dịch vụ nông nghiệp 1,9%, đến năm 2012, trồng trọt chiếm tỷ lệ 43,9%, chăn nuôi 51,5%, dịch vụ nông nghiệp 3,5%; giá trị sản xuất nông nghiệp trên đơn vị diện tích canh tác tăng nhanh, năm 2012 đạt 199,2 triệu đồng/ha, tăng hơn 2 lần so với năm 2008; xây dựng được 34 vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao tại 11 huyện với quy mô gần 12.000 ha; thực hiện mô hình phát triển cây hoa, cây cảnh, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như thanh long, bưởi Diễn, nhãn chín muộn, chuối; một số vùng thâm canh đạt giá trị từ 800 triệu đồng - trên 1 tỷ đồng/ha/năm; chăn nuôi, sản xuất tiêu thụ rau an toàn, phát triển nuôi trồng thủy sản đạt kết quả khá.
- Về Chương trình xây dựng nông thôn mới: Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện của Thành phố là đúng hướng theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương. Đến nay, có nhiều tiêu chí đạt cao: Tỷ lệ xã có đường giao thông đến trụ sở xã được cứng hóa tăng từ 83% lên 100%; đường liên thôn được cứng hóa từ 84% lên 95%; trong tổng số 401 xã, đã có 140 xã đạt tiêu chí về giao thông, 103 xã đạt tiêu chí thủy lợi, 355 xã đạt tiêu chí về điện, 378 xã đạt tiêu chí tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, 305 xã đạt tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất, 100% hộ dân được sử dụng điện; thu nhập bình quân đầu người đạt 23,7 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 3 lần so với năm 2008; tỷ lệ hộ nghèo nông thôn giảm còn 5,1%, giảm 7% so với năm 2009; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 97%, tăng 2,4% so với năm 2008; các tiêu chí về bưu điện, trường học, chợ, nhà văn hóa, nhà ở dân cư, môi trường, củng cố nâng cao hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở đều đạt cao hơn so với mức đạt bình quân của cả nước; đời sống nhân dân ngày được nâng cao; về huy động nguồn lực thực hiện Chương trình: giai đoạn 2008-2013 huy động trên 60.000 tỷ đồng từ ngân sách đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, bình quân trên 10.000 tỷ đồng/năm, tăng gần 18%/năm; huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp, đóng góp của dân để đầu tư xây dựng phát triển nông nghiệp, nông thôn ngày càng tăng.
Tuy nhiên, thành phố Hà Nội vẫn còn một số mặt hạn chế cần tập trung chỉ đạo để khắc phục: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm, chưa vững chắc, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Hà Nội; công tác nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp (từ khâu giống - nuôi trồng - chế biến - tiêu thụ) chưa đáp ứng yêu cầu, chưa xây dựng được thương hiệu nông sản phục vụ tiêu dùng trong nước và tham gia xuất khẩu; chưa có nhiều mô hình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản; tỷ lệ hộ nghèo ở một số xã còn cao, thu nhập của lao động thuần nông thấp, không ổn định.
II. NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI:
Về cơ bản, nhất trí với mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết đến 2015 của Thành phố đã đề ra, Thành phố cần quan tâm thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Tiếp tục rà soát để nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và thực hiện quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch, trong đó đặc biệt ưu tiên gắn quy hoạch cơ sở hạ tầng với quy hoạch sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tập trung theo từng vùng, từng huyện, từng xã, trên cơ sở thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện từng huyện, xã; lựa chọn một số cây trồng vật nuôi chính, có khả năng cạnh tranh, đồng thời có giải pháp cụ thể để nâng cao năng suất chất lượng và giá trị gia tăng, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn thành phố, trong nước và xuất khẩu; tiếp tục xây dựng, mở rộng vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, sản xuất hoa, cây cảnh, cây ăn quả, phát triển chăn nuôi.
3. Đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ cao nhằm tạo ra sản phẩm sạch, có chất lượng, giảm giá thành; tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, có hiệu quả, bền vững.
4. Đánh giá, tổng kết và tiếp tục nhân rộng mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân; mô hình hợp tác xã kiểu mới trong nông nghiệp để nâng cao năng lực tổ chức quản lý, hoạt động của hợp tác xã trong việc cung cấp dịch vụ đầu vào, chế biến, tiêu thụ nông sản cho nông dân.
5. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình xây dựng nông thôn mới; khơi dậy sức mạnh của nhân dân để thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới; có chỉ tiêu cụ thể cho các huyện xã phấn đấu đến năm 2015 Thành phố có khoảng 40% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới, đồng thời, có biện pháp để giữ và nâng cao chất lượng tiêu chí đối với xã đạt chuẩn.
6. Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội nghiên cứu, tiếp thu, bổ sung hoàn thiện Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thành phố Hà Nội, trong đó lưu ý phân tích, đánh giá sâu sắc hơn về những bài học kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết; Thành ủy tiến hành sơ kết và gửi báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương theo quy định.
III. VỀ CÁC KIẾN NGHỊ CỦA THÀNH PHỐ
1. Chính phủ sớm ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012 để các địa phương có điều kiện triển khai thực hiện đạt tiêu chí số 13 Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới: Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành liên quan để bổ sung, hoàn chỉnh dự thảo Nghị định, trình Chính phủ theo quy định.
2. Chính phủ sớm ban hành quy định về: Hồ sơ, thủ tục, trình tự xét duyệt công nhận và công bố địa phương (xã, huyện, tỉnh) đạt tiêu chí nông thôn mới và chỉ đạo các Bộ, ngành có hướng dẫn phương pháp chấm điểm các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới, đồng thời quy định mẫu Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới để thống nhất trong toàn quốc:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương xây dựng quy trình xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 267/TB-VPCP ngày 24 tháng 01 năm 2013 và văn bản số 57/CT-BCĐTWXDNTM ngày 04 tháng 4 năm 2013.
3. Chính phủ xem xét trình Quốc hội thông qua sửa đổi Luật đất đai theo hướng: Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện có thẩm quyền thu hồi, chuyển mục đích diện tích đất xen kẹt, trực tiếp tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn quản lý để tạo nguồn xây dựng nông thôn mới:
Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp thu kiến nghị nêu trên, nghiên cứu, xem xét bổ sung vào báo cáo dự án Luật đất đai sửa đổi, trình Quốc hội tại kỳ họp tới.
4. Chính phủ nghiên cứu sửa đổi quy định các địa phương phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi quyết định chuyển mục đích sử dụng đất lúa sang mục đích khác theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp thu kiến nghị nêu trên, đồng thời tổng hợp kiến nghị của các địa phương khác, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 5620/VPCP-KTN ngày 10 tháng 7 năm 2013.
5. Về kiến nghị Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành liên quan sớm thống nhất, có quy định, hướng dẫn cụ thể về bộ máy chỉ đạo, quản lý thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới từ Trung ương đến cơ sở:
Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp thu kiến nghị nêu trên, nghiên cứu, xem xét và giải quyết theo thẩm quyền; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
6. Về sửa đổi Nghị định số 61/2010/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo hướng nâng mức hỗ trợ và thủ tục đơn giản để thu hút doanh nghiệp đầu tư:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu ý kiến nêu trên và ý kiến của các Bộ, ngành liên quan, bổ sung hoàn thiện dự thảo Nghị định, trình Chính phủ xem xét, phê duyệt theo quy định.
7. Về sửa đổi Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo hướng: Nâng mức hỗ trợ công tác đào tạo nghề; thủ tục tiếp cận vốn vay của lao động nông thôn sau học nghề:
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp thu kiến nghị nêu trên, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, nghiên cứu, bổ sung vào dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 8 năm 2013.
8. Về sửa đổi Chính sách theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020 theo hướng: Tăng mức hỗ trợ hộ tái định cư, hỗ trợ công phá dỡ, vận chuyển nhà ở và tài sản của hộ dân đến nơi ở mới:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp thu kiến nghị nêu trên, chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
9. Về các kiến nghị: Xác định vai trò của Nhà nước thực sự là “bà đỡ” cho phát triển sản xuất nông nghiệp, phải khác với các lĩnh vực sản xuất khác trong việc hỗ trợ vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, lãi suất vốn vay và bảo lãnh vốn vay; về thị trường: Có cơ chế, chính sách bảo hộ cho sản xuất nông nghiệp và có hàng rào kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu; về Chương trình xây dựng nông thôn mới cần rà soát lại tiêu chí theo hướng: Tiêu chí phải phù hợp điều kiện thực tế từng vùng miền, từng huyện, từng xã, bảo đảm tính khả thi để thực hiện trong giai đoạn trước mắt, đồng thời có phân kỳ để phấn đấu thực hiện hoàn thành trong giai đoạn tiếp theo; đối với xây dựng công trình hạ tầng như đường giao thông, thủy lợi..., cần có cơ chế quy định rõ Nhà nước hỗ trợ vật liệu, dân tự tổ chức thực hiện xây dựng công trình.
Đối với các kiến nghị nêu trên, các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Giao thông vận tải và các Bộ, ngành liên quan tiếp thu, căn cứ chức năng nhiệm vụ của từng Bộ nghiên cứu, bổ sung sửa đổi những quy định hiện hành cho phù hợp thực tế, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan biết, thực hiện./.
 
he BMW 328 is a sports car made by BMW between 1936 and 1940, with the body design credited to Peter Szymanowski, who became BMW chief of design after World War II (although technically the car was designed by Fritz Fiedler).
Contents [hide]
1 Specifications
2 Awards
3 Motorsports
3.1 Mille Miglia
4 Production
5 Influence on Bristol
6 Gallery
7 Notes
8 References
9 External links
Specifications[edit source | editbeta]

Specifications[1]
Engine straight-6 OHV (light alloy cylinder head)
Displacement 1,971 cc (1.971 L; 120.3 cu in) (66 mm (2.6 in) Bore × 96 mm (3.8 in) Stroke)
Compression ratio 7,5 : 1
Fuel feed 3 Solex 30 JF downdraft carburetor
Power 80 PS (59 kW; 79 hp)@5000rpm
Valve train Pushrod OHV, side cam shaft driven by duplex chain
Fuel capacity 50 L (13 US gal; 11 imp gal) (if needed 100 L (26 US gal; 22 imp gal) possible)
Cooling Pump (7,5 l water)
Transmission 4-speed
Chassis Aluminium body and steel ladder frame[2]
Suspension front swing axle with transverse leaf springs
Suspension rear live axle with leaf springs
Shock absorbers Hydraulic shock absorbers
Brakes 280 mm (11 in)-diameter hydraulic drum brakes
Wheelbase 2,400 mm (94 in)
Track 1,153 mm (45.4 in)/1,220 mm (48 in)
External dimensions 3,900 mm (150 in) × 1,550 mm (61 in) × 1,400 mm (55 in)
Tires 5.25 or 5.50–16
Unloaded weight 830 kg (1,830 lb)
Top speed: 150 km/h (93 mph)
Awards[edit source | editbeta]

In 1999 the BMW 328 was named one of 25 finalists for Car of the Century by a worldwide panel of automotive journalists.
Motorsports[edit source | editbeta]

The 328 was introduced at the Eifelrennen race at the Nurburgring in 1936, where Ernst Henne drove it to win the 2.0 litre class.[3][4] The 328 had more than 100 class wins in 1937, including the RAC Tourist Trophy, the Österreichische Alpenfahrt, and the La Turbie hillclimb.[5] In 1938, the 328 won its class at Le Mans, the RAC Tourist Trophy,[6] the Alpine Rally, and the Mille Miglia.[5]
The 328 won the RAC Rally in 1939[citation needed] and came in fifth overall and first in class in the 1939 24 Hours of Le Mans.[7][6]
Mille Miglia[edit source | editbeta]
In 1938, BMW 328 became a class winner in Mille Miglia.[5]
In 1940, the Mille Miglia Touring Coupe won the Mille Miglia[8][6] with an average speed of 166.7 km/h (103.6 mph).
In 2004, the BMW 328 Mille Miglia Touring Coupe became the first car to win both the Mille Miglia (1940) and the modern-day classical version of the race.[9]
Production[edit source | editbeta]

After the Second World War, the manufacturing plant in Eisenach where the 328 had been built found itself in the Russian occupation zone, and automobile manufacturing in Eisenach would follow a state directed path until German Reunification in 1989.
Influence on Bristol[edit source | editbeta]

One of the Mille Miglia 328s (disguised as a Frazer Nash) and BMW's technical plans for the car were taken from the bombed BMW factory by English representatives from the Bristol Aeroplane Company and Frazer Nash companies. Fiedler, the BMW engineer, was persuaded to come too. Bristol Cars was set up to build complete cars, called Bristols, and would also supply engines to Frazer Nash for all their post-war cars. The first Bristol car, the 400, was heavily based on the BMW plans. This Bristol engine was also a common option in AC cars, before the Cobra.
 
Back
Bên trên