Toán 1 7-10 ^_^ Học hết sức chơi hết mình :D


vẫn thế
thôi, out đây
mọi ng tiếp tục nhé
mặc dù có mỗi 1 ng
 
nếu tự spam được thì hay biết mấy

----------

uầy số đẹp , 2626 , hay ghê
 
Chỉnh sửa lần cuối:
mà tớ thấy bọn anh 2 có spam bẩn như lớp mình đâu , chúng nó nhiều mà chất , vẫn coi là hơn lớp mình chứ
 
đấy là tụi nó cậy đông, xem lớp mình đc mấy mống đâu
 
lớp mình được 6 mống ( tính cả em )

----------

sao room kia em tự sướng được còn room này thì không nhỉ ???
 
thế mới gọi là Trí chứ
mọi ng đi hỏi luật đá cầu đi nhé
không thì toi đấy
 
à, mua đc cầu khế rùi
thứ 2 đến sớm luyện tập nhá
 
Chỉnh sửa lần cuối:
em biết một chút luật đấy , năm ngoái có thằng bạn nó dạy một ít
 
luật tớ tìm thấy trên mạng này:
Mỗi trận thi đấu đá cầu gồm 3 hiệp. Bên nào thắng hai hiệp là bên đó thắng
ĐỔI BÊN
Trọng tài cho vận động viên đổi bên trong các trường hợp sau:
20.1. Khi bắt đầu hiệp thứ hai
20.2. Khi đạt điểm số 11 ở hiệp thứ ba
20.3. Nếu phát hiện việc đổi sân không đúng như quy định ở điều 20.1 và 20.2 thì trọng tài phải cho đổi sân ngay và giữ nguyên điểm số hiện tại.
PHÁT CẦU ĐÚNG
21.1. Khi được quyền phát cầu, mỗi vận động viên được phát 5 quả liên tục. Sau đó chuyển quyền phát cầu cho đội bạn.
21.2. Trong thi đấu đơn và đôi, mỗi lần phát cầu đều được bắt đầu ở khu vực phía sau ô số 1. Cầu phát chéo sang khu vực đỡ phát cầu của đội bạn (ô số 1). Lần phát cầu tiếp theo đổi vị trí sang nửa sân bên kia (ô số 2) và lặp lại.
21.3. Trong đá đôi: (thí dụ bên A phát cầu trước)
- Lần phát cầu đầu tiên của 5 quả thứ nhất: A1 phát, B1 đỡ.
- Lần phát cầu đầu tiên của 5 quả thứ hai: B1 phát, A1 đỡ.
- Lần phát cầu đầu tiên của 5 quả thứ ba: A2 phát, B2 đỡ.
- Lần phát cầu đầu tiên của 5 quả thứ tư: B2 phát, A2 đỡ.
Sau đó lặp lại
21.4. Trong thi đấu 3 người: Vận động viên phát cầu được đứng ở mọi vị trí trong giới hạn sau đường biên ngang phát cầu sang sân đội bạn. Vận động viên phát cầu theo thứ tự đã đăng ký.
21.5. Chỉ được phát cầu khi đã có hiệu lệnh của trọng tài (không quá 5 giây)
21.6. Cầu phát đi, chạm mép trên của lưới nhưng rơi vào khu vực đỡ phát cầu của đội bạn.
21.7. Cầu đá sang sân đội bạn phải đi trên lưới và nằm trong khu vực giữa hai cột.
21.8. Để cầu rơi vào khu vực đỡ phát cầu của đội bạn (kể cả đế cầu chạm vào các đường giới hạn của ô đó)
21.9. Trong thi đấu đôi, vận động viên cùng đội bên phát cầu phải đứng trong khu vực ô còn lại, chân không được chạm vào các đường giới hạn ô đó.
21.10. Trong thi đấu 3 người, các vận động viên của bên phát cầu (trừ vận động viên phát cầu) đứng trong khu vực của sân mình, chân không được chạm vào các đường giới hạn của sân.
21.11. Hai bàn chân của đồng đội bên phát cầu phải tiếp xúc với mặt sân, vận động viên không di chuyển, không thực hiện động tác che chắn cho tới khi cầu được phát đi.
21.12. Lần phát cầu đầu tiên ở hiệp thứ hai do bên đỡ cầu đầu tiên ở hiệp thứ nhất thực hiện.
Điều 22. LỖI PHÁT CẦU
22.1. Khi phạm vào các quy định ở điều 21. Khi vận động viên phạm vào điều 21.1, 21.12 thì chỉ tính phạm lỗi lần đang đá cầu hiện tại, còn điểm số trước đó vẫn được giữ nguyên.
22.2. Cầu phát sang chạm vào một vật cản trước khi rơi xuống sân.
22.3. Cầu không qua lưới, (mắc lưới) hoặc chui dưới lưới.
22.4. Trong đá đôi, đá đồng đội cầu chạm vào tóc, quần áo... của vận động viên cùng đội trước khi bay sang sân đối phương.
22.5. Người phát cầu đá không trúng quả cầu khi đã thực hiện động tác lăng chân phát cầu.
22.6. Dẫm vào vạch ngang giới hạn cuối sân hoặc các vạch giới hạn phát cầu.
Điều 23: PHÁT CẦU LẠI
23.1. Khi đang thi đấu, có sự cố bất ngờ trên sân ảnh hưởng tới trận đấu.
23.2. Cả hai bên (giao cầu và đỡ phát cầu) cùng phạm lỗi một lúc.
23.3. Trong thi đấu một bộ phận của quả cầu rơi ra
23.4. Khi trọng tài biên không xác định được điểm rơi của quả cầu và trọng tài chính không đủ điều kiện để quyết định.
23.5. Khi vận động viên tung, thả cầu nhưng chưa làm động tác phát cầu (chân đá chưa rời khỏi mặt sân). Trong trường hợp này chỉ được phát lại đến lần thứ hai.
23.6. Phát cầu khi chưa có hiệu lệnh của trọng tài. Trong trường hợp này chỉ được phát lại đến lần thứ hai.
23.6. Phát cầu khi chưa có hiệu lệnh của trọng tài. Trong trường hợp này chỉ được phát lại đến lần thứ hai.
Điều 24: LỖI ĐỠ PHÁT CẦU
24.1. Chân chạm vào các đường giới hạn trong khu vực đỡ phát cầu khi đội bạn phát cầu
24.2. Người đỡ phát cầu đứng sai ô quy định (trong đá đơn)
24.3. Phạm vào điều 21.3 (trong đá đôi)
24.4. Vị trí bên đỡ phát cầu thay đổi khi bên phát cầu đang phát 5 quả liên tục (trong đá đôi).

Điều 25: ĐÁ CẦU ĐÚNG
25.1. Vận động viên sử dụng tất cả các bộ phận của cơ thể để đá, đỡ cầu trừ hai tay (tính từ mỏm vai đến ngón tay)
25.2. Trước khi cầu sang sân đối phương, mỗi vận động viên được chạm cầu tối đa hai lần (cầu chạm vào một bộ phận nào đó của cơ thể sau đó bật sang một bộ phận khác thì coi như hai lần chạm cầu)
25.3. Trong thi đấu 3 vận động viên trước khi cầu sang sân đối phương mỗi đội chỉ được phép chạm cầu tối đa 4 lần. Mỗi vận động viên chỉ được chạm cầu tối đa 2 lần.
25.4. Mỗi lần chạm cầu không quá 1/2 giây (không được để cầu dừng một cách rõ ràng trên bất kỳ một bộ phận nào của cơ thể)
25.5. Ưu tiên cho bên đang tấn công khi cầu ở vị trí phía trên của mặt phẳng lưới. Một phần của bộ phận nào của cơ thể vận động viên thực hiện kỹ thuật tấn công theo đà sang sân đội bạn nhưng không chạm lưới hoặc qua hoàn toàn so với mặt phẳng của lưới.
25.6. Vận động viên được di chuyển ra ngoài các đường giới hạn để đá, đỡ cầu nhưng cầu đá sang sân đội bạn phải đi trên lưới, nằm trong khu vực giữa hai cột và rơi ở phần sân đội bạn.
25.7. Khi cầu được phát đi, vận động viên được di chuyển tới mọi vị trí trên sân để đá hoặc đỡ cầu.
25.8. Sau khi đá cầu xong, vận động viên chạm vào cột lưới hoặc bất kỳ vật nào ở phía ngoài cột lưới không tính phạm luật.
25.9. Trong thi đấu đôi nam nữ vận động viên nam được chắn cầu sang sân đối phương (bên phòng thủ) mặc dù vận động viên nữ chưa chạm cầu.
Điều 26: LỖI ĐỠ, ĐÁ CẦU
26.1. Phạm vào từ điều 25.1 đến điều 25.6 và các điều 22.2, 22.3.
26.2. Đá cầu khi cầu còn ở sân phần đội bạn.
26.3. Trong khi thi đấu bất kỳ một bộ phận nào của cơ thể chạm lưới hoặc sang sân đội bạn. Vận động viên đang tấn công áp dụng điều 25.5.
26.4. Trong khi thi đấu đôi nam nữ trước khi cầu sang sân đội bạn, vận động viên nữ chưa chạm cầu, trừ tình huống được ghi trong điều 25.9
Điều 27: TÍNH ĐIỂM
27.1. Phát cầu hỏng, đối phương được tính điểm thắng
- Đỡ, đá cầu hỏng, đối phương được tính điểm thắng
27.2. Trong thi đấu (đơn, đôi, đồng đội) bên nào dẫn trước 21 điểm thì sẽ thắng ở hiệp đó (trừ khi xảy ra trường hợp ở điều 27.3)
27.3. Khi điểm số hai bên tới 20 đều (20-20) thì sẽ thi đấu theo thể thức phát cầu luân phiên.
27.3.1. Vị trí phát cầu không thay đổi ở phía sau ô số một cuar mỗi bên đối với thi đấu đơn và đôi.
27.3.2. Với thi đấu 3 người: vận động viên của mỗi bên luân phiên phát cầu theo thứ tự đã đăng ký.
27.3.3. Vận động viên sẽ phải luân phiên phát cầu một lần cho tới khi bên nào dẫn trước với tỷ số chênh lệch 2 điểm thì sẽ thắng ở hiệp đó.
27.4. Cách thực hiện:
27.4.1. Trong thi đấu đơn và 3 người khi điểm số 20 đều bên đang đỡ phát cầu sẽ được phát cầu trước, sau đó chuyển quyền phát cầu cho đội bạn.
27.4.2. Trong thi đấu đôi: (thí dụ bên A đỡ phát cầu khi tỷ số 20 đều)
- Lần phát thứ nhất: A1 phát B1 đỡ
- Lần phát thứ hai: B1 phát A1 đỡ
- Lần phát thứ ba: A2 phát B2 đỡ
- Lần phát thứ tư: B2 phát A2 đỡ
Sau đó sẽ lặp lại
đó, phù phù
 
cái luật in ra nhiều bản đi - nếu ko đi in đc đưa tao đi in hộ cho - tao sẽ chi trả hết
 
thì in đi, ông bảo chịu hết thì chủ động đi in đi chứ
thứ 2 là phải có rùi đóa
 
Back
Bên trên