Tin tức Euro 2004

Đâu có, cầu thủ trẻ của BDN nhiều đó chứ, kỹ thuật có thừa, chỉ thiếu kinh nghiệm.
 
Nguyễn Hoài Anh đã viết:
Czech ra đi xẹt quá. Nedved chấn thương ra sân ở cuối hiệp 1, nhưng trước và sau đó Czech có hàng tá cơ hội mà chả làm được bàn nào, cuối cùng vào hiệp phụ bọn Hy Lạp đá như Hàn Quốc năm vừa rồi, tưng bừng, tấn công hết chê, làm một quả cả đội Czech chết đứng. Poborsky mất trận thứ 100, còn Nedved "lại" ko được đá trận CK, dù đã "được" rút ra sớm, ko bị thẻ vàng.
Séc thua chán quá! :((
 
Tiền đạo Hà Lan, Ruud van Nistelrooy, bị cấm thi đấu hai trận đầu tiên tại vòng loại World Cup 2006, khu vực châu Âu. Lệnh cấm được UEFA đưa ra với lý do tiền đạo MU đã lăng mạ trọng tài Anders Frisk, người cầm còi trận bán kết Hà Lan - Bồ Đào Nha
 
Liên đoàn bóng đá Tây Ban Nha mới chỉ định Luis Aragones đảm nhận trách nhiệm dẫn dắt đội tuyển quốc gia, thay thế ông Inaki Saez. Với bản hợp đồng ký kết giữa hai bên, chiến lược gia 65 tuổi sẽ là HLV đội tuyển xứ bò tót đến hết vòng chung kết World Cup 2006
 
5 bàn thắng đẹp nhất vòng tứ kết và bán kết

Bàn thắng của Angelos Charisteas (Hy Lạp) loại các nhà đương kim vô địch Pháp

Bàn thắng mở tỷ số trận tứ kết Anh - Bồ Đào Nha của Michael Owen

Pha ghi bàn nâng tỷ số lên 2-1 của Rui Costa trong trận tứ kết gặp Anh

Quả penalty quyết định của thủ môn Ricardo trong trận tứ kết Anh - Bồ Đào Nha

Bàn thắng của Maniche trong chiến thắng 2-1 của Bồ Đào Nha tại bán kết với Hà Lan
 
11 cầu thủ tiêu biểu của euro 2004 theo lựa chọn của Klinsmann:



- Thủ môn Van der Sar (Hà Lan)

- Hậu vệ phải Seitaridis (Hy Lạp); cặp trung vệ Ricardo Carvalho (Bồ Đào Nha) – Jaap Stam (Hà Lan), hậu vệ trái Ashley Cole (Anh)

- Tiền vệ phải Figo (Bồ Đào Nha), cặp tiền vệ trung tâm Zagorakis (Hy Lạp), Nedved (Czech), tiền vệ trái C. Ronaldo (Bồ Đào Nha)

- Tiền đạo Milan Baros (Czech), Rooney (Anh)
 
10 sự kiện gây bất ngờ nhất trong lịch sử bóng đá thế giới. .


Hy Lạp 2004:



Chỉ ghi duy nhất một bàn thắng, 1 trận hòa, 5 trận thua, không hề có trận thắng nào – đó là kết quả thi đấu ở các giải quốc tế trong toàn bộ lịch sử của ĐT Hy Lạp trước VCK Euro 2004. Thật ra Hy Lạp mới giành quyền tham dự chung kết ở hai giải lớn, đó là VCK Euro 1980 và VCK World Cup 1994 và đều bị loại ngay từ vòng ngoài.



Euro 2004 thực sự là một câu chuyện thần thoại, khi giờ đây họ đoạt chức vô địch châu Âu sau khi hạ những đối thủ sừng sỏ: Pháp (từ kết), CH Séc (bán kết), và đội chủ nhà Bồ Đào Nha (vòng đấu bảng và chung kết).



Hàn Quốc 2002:



Ngay cả những nhà chuyên môn táo bạo nhất cũng chỉ dám tiên đoán “những con quỷ đỏ châu Á” cùng lắm vào tới vòng 2 của VCK World Cup 2002. Nhưng rốt cuộc, đội quân của HLV người Hà Lan Hiddink đã trở thành một trong 4 đội mạnh nhất thế giới, sau khi loại Bồ Đào Nha và Ba Lan (vòng đấu bảng), vượt qua Italy (vòng 1/16), Tây Ban Nha (tứ kết) và chỉ chịu đầu hàng trước ĐT Đức ở bán kết. Không biết đến bao giờ mới lại có một ĐT châu Á tái hiện lại được thành tích này?



Đan Mạch 1992:



“Chuyện cổ tích Andersen” kể rằng các chàng trai Đỏ - Trắng vội vã tới VCK Euro 92 khi vẫn còn đang quấn mình trong khăn tắm! Sự thực là họ đã đi nghỉ mát sau khi bị loại và bất ngờ được triệu tập tới Thụy Điển (thay cho ĐT Nam Tư bị tước quyền thi đấu do cuộc nội chiến ở nước này) chỉ vài ngày trước khi giải diễn ra. Và thế là lịch sử có một kỳ tích vô tiên khoáng hậu: Đan Mạch đoạt chức vô địch châu Âu sau khi thắng lão tướng Đức 2-0 tại trận chung kết.



Cameroon 1990:



Trận khai mạc World Cup ’90 tại Italy, Argentina – đương kim vô địch thế giới – bất ngờ bị quật đổ 0-1 trước đội vô danh tiểu tốt Cameroon. Một trận thắng ăn may? Không hề! Sau đó, những những chú sư tử châu Phi vẫn chơi rất hay, trở thành đội được giới CĐV ưa chuộng nhất của giải và vào tới vòng tứ kết (bị loại trước Anh). 12 năm sau, Senegal cũng lập được thành tích tương tự: Hạ đội ĐKVĐ Pháp 1-0 tại trận khai mạc VCK World Cup 2002 và cũng vào tới tứ kết.



Steaua Bucarest 1986:



Đó là CLB đầu tiên đại diện cho bóng đá Đông Âu đoạt cúp các đội VĐQG châu Âu (C1). Tại trận chung kết, Steaua gặp ứng cử viên hàng đầu FC Barcelona ngay tại Tây Ban Nha và chẳng ai nghĩ họ sẽ chiến thắng. Thế nhưng sau 120 phút thi đấu, hai đội vẫn hòa 0-0. Các cầu thủ Rumani đã bất ngờ đoạt chức vô địch và thủ môn Helmut Ducadam của Steaua trở thành người hùng của bóng đá Rumani sau khi anh chặn được 4 quả 11m ở loạt thi đấu luận lưu.



CHDCND Triều Tiên 1966:



Nỗi ám ảnh lớn nhất của đội Thiên thanh? Đó là người Triều Tiên! Tại World Cup 1966 ở Anh, ĐT Italy bất ngờ bị CHDCND Triều Tiên đánh bại với tỉ số 0-1 và bị loại ngay ở vòng đấu bảng! CHDCND Triều Tiên sau đó đã vào tới tứ kết . 36 năm sau tại World Cup 2002, Italy lại bị những người ở miền nam bán đảo Triều Tiên, Hàn Quốc, hạ 2-1 tại vòng 1/16.



Đức 1954:



Ai cũng nghĩ trận chung kết World Cup ’54 chỉ mang tính hình thức và Hungary chắc chắn sẽ đoạt ngôi vô địch. Bởi “đội hình trong mơ” đến từ từ sông Danube đã bất bại suốt 31 trận trước đó. Đáng kể nhất là chiến thắng lừng lẫy 6-3 trước ĐT Anh ngay tại “thánh địa” Wembley (qua đó, Hungary trở thành đội đầu tiên đến từ lục địa thắng ngay trên đảo quốc Anh, “mẫu quốc” của bóng đá hiện đại!).



Còn đối thủ của họ là Đức, đã thua họ tới 3-8 ở vòng ngoài. Chỉ 8 phút sau khi bước vào trận chung kết, Hungary đã dẫn trước 2-0. Nhưng kỳ tích thành Bern đã diễn ra: kết thúc trận đấu, tỉ số bị đảo ngược thành 3-2, nghiêng về phía các tuyển thủ Đức.



Uruguay 1950:



Trận chung kết World Cup ’50, đội chủ nhà Brazil với sự cổ vũ của 185.000 khán giả trên sân Maracana ở Rio (đây là trận có đông người xem nhất trong lịch sử bóng đá) chỉ cần hòa là đoạt chức vô địch. Khi đó có 4 đội vào VCK gồm Brazil, Uruguay, Tây Ban Nha và Thụy Điển. Thi đấu vòng tròn, đội nào cao điểm nhất sẽ đoạt ngôi vô địch. Thế nhưng Uruguay đã bất ngờ giành chiến thắng 2-1, mặc dù bị dẫn trước 1-0! Bàng hoàng vì trận thua, các quan chức Brazil quên mất cả việc trao cúp vàng cho các tuyển thủ Uruguay.



Mỹ 1950:



Người Anh, những người sáng tạo ra môn bóng đá hiện đại, không thèm dự 3 World Cup đầu tiên vì cho rằng trình độ của các thành viên khác không xứng tầm với mình. Mãi tới năm 1950, họ mới lần đầu ra quân. Sau khi thắng Chile 2-0 trong trận đầu tiên, họ ngạo nghễ bước vào trận thứ hai gặp các tuyển thủ Mỹ, nước hầu như chưa có truyền thống bóng đá, và bất ngờ thua 0-1, bị loại ngay từ vòng đầu.



Na Uy 1936:



Olympic ở Berlin, người Đức siêu đẳng giành hết HC vàng này đến HC vàng khác. Còn ở môn bóng đá, ĐT Đức đã thắng ròn rã Luxembourg 9-0 và rất hào hứng trước trận thứ hai gặp Na Uy. Quốc trưởng Hitler trực tiếp ra sân xem trận đấu này. Đó là lần đầu tiên trùm phát xít Đức xem một trận bóng đá và cũng là lần cuối cùng. Bởi Đức, đội 4 năm trước còn đứng thứ 3 tại World Cup 1932, đã bất ngờ thua các tuyển thủ Bắc Âu 0-2 và bị loại.


(thể thao văn hóa)
 
Hy LẠp thắng là xứng đáng rùi, bọn Bồ không giải quyết được đấu pháp nên bị loại là phải
 
to Nguyễn Việt Anh: HLV của Hy Lạp chơi theo phong cách Đức còn HLV BĐN chơi dựa vào kỹ thuật cá nhân mà quên mất rằng mình đang cầm quân đội BĐN chứ kô phải Brazil :)
 
Sec ko thắng đươc Hi Lạp thì Bồ cũng ko xứng đáng thắng được. Mà cioong nhận bọn Hy Lạp có mồi nhiệm vụ mà cái gì làm cũng thực hiện thành công, hoàn hảo
 
Điểm đến của các ngôi sao EURO 2004

_Deco và Henrik Larsson tới xứ Catalan
Cùng với sự xuất hiện của hậu vệ Brazil Juliano Belletti, và tiền vệ Pháp Ludovic Giuly trước đó, Barcelona có thể tin vào một mùa giải thành công.



_Sân Bernabeu vẫy gọi Milan Baros, Maniche và Tomas Rosicky
Ba cầu thủ này có thể là thành viên của Real Madrid trứ danh nếu ông Lorenzo Sanz trúng cử chức chủ tịch trong những ngày tới. Sanz cho biết ông đã đạt được ''thoả thuận miệng'' với những ngôi sao sáng giá này ngay trong thời gian diễn ra EURO 2004 và nếu đắc cử, ''Milan Baros và Maniche sẽ trở thành quân của HLV Camacho ngay tuần tới còn Rosicky sẽ nhập hội trong vòng một năm nữa''. Riêng trường hợp của Maniche, Lorenzo Sanz còn đạt được thoả thuận với CLB của anh (FC Porto).


Hiện tại cuộc đua giành chức chủ tịch Real Madrid có ba ứng cử viên: Lorenzo Sanz, Florentino Perez và thương gia Arturo Baldasano.



_Zagorakis thoả thuận xong với Bologna

Món nợ lên tới 100 triệu euro khiến AEK Athens không giữ nổi những ngôi sao khoác áo ĐT Hy Lạp của mình. Zagorakis - cầu thủ xuất sắc nhất EURO 2004 - có thể là người đầu tiên ra đi.

Zagorakis sắp được "sang tên" cho Bologna.

Quyền chủ tịch AEK Athens Alexis Kouyias cho biết Zagorakis đã đạt được những thoả thuận đầu tiên với đội bóng Serie A Bologna, theo đó đội trưởng ĐT Hy Lạp có thể nhận được 1,4 triệu euro một năm

Zagorakis cũng được Atletico Madrid thèm muốn dù họ từng thất bại với một cầu thủ Hy Lạp khác là Demis Nikolaidis


_Marek Heinz thế chỗ Larsson tại Celtic?

Để thay thế cho Larsson chuyển sang Barcelona, Celtic tìm kiếm mẫu cầu thủ có những phẩm chất tương tự như tiền đạo người Thụy Điển và Marek Heinz là ứng cử viên số một. Thường xuyên ngồi ghế dự bị tại EURO 2004 nhưng mỗi khi được tung vào sân, Heinz đều chơi bùng nổ: một bàn thắng vào lưới Latvia, một bàn thắng vào lưới Đức và một cú sút dẫn đến bàn thắng quyết định trong trận gặp Hà Lan.



Các quan chức Banik Ostrava cho biết có 5 đội bóng muốn có Heinz trong đó lời đề nghị của Celtic xem ra hấp dẫn nhất bởi đội bóng này sẽ tham dự Champions League mùa giải tới. Cũng có thể Heinz sẽ gia nhập một đội bóng Bồ Đào Nha hoặc Italia, nhưng nhất quyết không thể là Đức. Trước khi hồi hương chơi cho Banik Ostrava, Heinz từng trải qua quãng thời gian tồi tệ với các đội bóng Bundesliga như Hamburg và Arminia Bielefeld.



__Quá may cho Chelsea là họ ký được hợp đồng với tiền vệ Arjen Robben và thủ thành Petr Cech trước thời gian diễn ra EURO 2004, nếu muộn hơn họ chắc chắn phải trả số tiền nhiều hơn gấp bội.
Tương tự như vậy, Porto cũng sớm có được tài năng trẻ của ĐT Hy Lạp Seitaridis ...
 
Những ngôi sao từ giã tuyển quốc gia sau Euro 2004

.
Trước khi Euro 2004 khởi tranh, các ngôi sao sáng đồng loạt tuyên bố họ sẽ từ giã đội tuyển quốc gia ngay sau khi trở về từ Bồ Đào Nha, trong đó có hai lão tướng của tuyển Hà Lan: Frank de Boer và Jaap Stam. Sau đó, Marc Overmars cũng quyết định chia tay màu áo da cam để tạo điều kiện cho những tài năng trẻ như Arjen Robben và Rafael van der Vaart có cơ hội phát triển.

Trung vệ nổi tiếng thế giới, người được mệnh danh là "Hòn đá tảng", Marcel Desailly, cũng tuyên bố chia tay đội tuyển Pháp, bởi cầu thủ 35 tuổi này không thể cưỡng nổi gánh nặng của tuổi tác. Tại Euro 2004, anh được ra sân duy nhất một lần, trong trận gặp Croatia, nhưng lại phạm một sai lầm ngớ ngẩn, tạo điều kiện thuận lợi để Dado Prso ghi bàn. Từ lúc đó, cựu cầu thủ AC Milan và Chelsea nhận ra rằng sự nghiệp quốc tế của anh đã khép lại. Trung vệ sinh ra ở Accra (Ghana) này chia tay đội tuyển áo lam sau 116 lần đại diện cho "Những chú gà trống Gaulois".

Còn với tiền vệ nổi danh một thời, Rui Costa, anh không thể giữ được vị trí chính thức của mình ở đội tuyển Bồ Đào Nha, sau màn trình diễn ấn tượng của Deco. Đã đến lúc để cầu thủ hiện khoác áo AC Milan này quyết định giã từ đội tuyển quốc gia. Rui Costa vẫn còn niềm an ủi bởi tại Euro lần này, được tổ chức tại quê nhà, anh thực sự để lại dấu ấn dù phải vào sân từ băng ghế dự bị, bằng 2 bàn thắng, lần lượt vào lưới tuyển Nga và Anh.

Trong số các lão tướng tham dự Euro 2004, Karel Poborsky có lẽ là cầu thủ thi đấu ấn tượng nhất. Sự cơ động của cựu tiền vệ MU này là vũ khí lợi hại của đội tuyển CH Czech tại giải năm nay. Tuy nhiên, Karel Poborsky (32 tuổi) vẫn tỏ ra tiếc nuối bởi anh chưa thể là cầu thủ CH Czech đầu tiên khoác áo đội tuyển quốc gia 100 lần. Anh đã 99 lần đại diện cho bóng đá Czech trên trường quốc tế.

Đội hình các lão tướng tiêu biểu tại Euro 2004, theo sơ đồ 4-4-2:

Thủ môn Jorg Stiel (Thuỵ Sĩ); hậu vệ Marcel Desailly (Pháp), Jaap Stam (Hà Lan), Frank de Boer (Hà Lan), Predrag Pazin (Bulgaria); tiền vệ Karel Poborsky (Czech), Rui Costa (Bồ Đào Nha), Marc Overmars (Hà Lan), Fabio Celestini (Thuỵ Sĩ); tiền đạo Stephane Chapuisat (Thuỵ Sĩ), Ebbe Sand (Đan Mach)


( theo Uefa )
 
đến hôm nay nghĩ lại thấy Hi lạp thắng vẫn còn thấy hả dạ :D >:) Bồ thua là đúng rồi ;)
 
Sao Secs ko làm một trận từ giã cho Poborski nhẩy, cho nó tròn 100 trận, 99 thì tiếc quá
 
Đẹp thì đẹp thật nhưng chả ai nhớ cả. Người ta chỉ có danh sách O100 thôi mà, 99 thì đi vào dĩ vãng rồi.
 
Hết nói luôn, đặc biệt thì đặc biệt, nhưng ko được nhớ tới thì đặc biệt cũng bằng thừa mè. Enimem đặc biệt đó, nhưng nếu ko được nhớ tới thì anh ta sẽ phải thay đổi ngay.
 
Back
Bên trên