Tin ho.c o+? Amsterdam

Nguyễn Quang Hưng
(sonnet)

New Member
Tin học ở Amsterdam

Hi ca'c ba.n tre?,

Ca'c ba.n na`o co' thê? cho tui biê't 1 sô' chi tiê't vê` chu+o+ng tri`nh da.y va` ho.c môn tin ho.c ta.i ca'c lo+'p chuyên va` không chuyên o+? tru+o+`ng Ams hiê.n nay đu+o+.c không ?

QH
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ô hô hô! Hoan hô giáo dục nước nhà. Khi nói ra đây thì quả là có hơi xấu hổ 1 chút nhưng sự thật đau lòng là thế này:
1. Các lớp không chuyên: lớp 10 học Pascal. Học một cách ngu xuẩn và dang dở. Khi chưa hiểu được gì thì thôi không học nữa. Lớp 11 và 12 học ... Kĩ thuật thay cho Tin học

2. Các lớp chuyên: Cũng là Pascal (Ô hô hô!) học đến tận lớp 12. Nói chung trình độ cũng chỉ đến ngắt nghiếc và mấy cái thuật toán, chu trình, đồ thị... chẳng có gì là mang tính ứng dụng. Kết quả là học sinh không thấy được những ứng dụng thực tế của Tin học.

Thế đấy!
Phát chán!
 
Hi Duy,

Không co' gi` ma` ba.n pha?i thâ't vo.ng đê'n thê'. Nê'u chu' y' ti'nh sô' tiê`n chi cho 1 ho.c sinh cu?a VN, so vo+'i ca'c nu+o+'c trong khu vu+.c (ASEAN) hay thê' gio+'i, thi` châ't lu+o+.ng - coi la` ha`m sô' cu?a tiê`n chi trên đâ`u ho.c sinh - nhu+ thê' vâ~n la` tô't đâ'y.

Thu+.c tê' thi` râ't thiê'u nhu+~ng tha`y đu? kha? na(ng da.y ca'c ba.n Tin ho.c 1 ca'ch hâ'p dâ~n. Nhu+~ng tên tre? tuô?i kha' nhâ't thi` ma?i đi kiê'm tiê`n, vo+'i thu nhâ.p 10-100 lâ`n lu+o+ng gia'o viên tin ho.c.

Chu+o+ng tri`nh da.y tin ho.c cu?a VN qua' la.c hâ.u, ca? o+? bâ.c đa.i ho.c va` phô? thông. Chu+o+ng tri`nh tin ho.c không giô'ng CT ca'c môn ho.c kha'c (gâ`n nhu+ bâ't biê'n trong 5-10 na(m) ma` pha?i thay đô?i ha`ng na(m. VN hiê.n nay chu+a co' kha? na(ng la`m nô?i điê`u đo' trên qui mô lo+'n, nhu+ng co' thê? la`m đu+o+.c trên qui mô nho?, eg. ta.i ca'c tru+o+`ng chuyên. Di~ nhiên ng` ta chu+a chu' y' đê'n no' đu'ng mu+.c va` ti`nh hi`nh bi đa't nhu+ thê' ne` đây.

QH


Nguyễn Khánh Duy đã viết:
Ô hô hô! Hoan hô giáo dục nước nhà. Khi nói ra đây thì quả là có hơi xấu hổ 1 chút nhưng sự thật đau lòng là thế này:
1. Các lớp không chuyên: lớp 10 học Pascal. Học một cách ngu xuẩn và dang dở. Khi chưa hiểu được gì thì thôi không học nữa. Lớp 11 và 12 học ... Kĩ thuật thay cho Tin học

2. Các lớp chuyên: Cũng là Pascal (Ô hô hô!) học đến tận lớp 12. Nói chung trình độ cũng chỉ đến ngắt nghiếc và mấy cái thuật toán, chu trình, đồ thị... chẳng có gì là mang tính ứng dụng. Kết quả là học sinh không thấy được những ứng dụng thực tế của Tin học.

Thế đấy!
Phát chán!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Anh oi.Day la moi noi o PTTH thoi.
Con em hoc o DHQG ,1 truong kha lon ve CNTT n0 ma cung chang kha hon may.
HK1-HK2 : chi hoc Dos roi Window roi excel roi Asembler,roi Access
Em xem ct hoc suot ca 4 nam chi co moi mon Turbo C(het thoi roi) la con tam duoc thoi.
Mon tin hoc o VN k0 co giao vien,tat ca fai tu may mo het.O lop em nam dau vao co 70 hoc sinh.Sang nam thu 2 chi con co 40.Hau het la di nuoc ngoai vi that vong qua....Em cung dang co di tim cho de di hoc day.
Biet the hoc TA tu truoc.Hic vao Dh buon qua
 
Nguyễn Khánh Duy đã viết:
...lớp 10 học Pascal. Học một cách ngu xuẩn và dang dở.

Xin nhắc nhở Nguyễn Khánh Duy, không sử dụng quan điểm cá nhân mạnh mẽ một cách bừa bãi. Anh không muốn nói đễn quan điểm đúng, hay sai, nhưng diễn đàn sẽ không phải là nơi để thành viên chửi bới hay có thái độ gay gắt về bất kỳ một vấn đề gì. Xin Duy và các thành viên lưu ý vấn đề này.


Về chuyện học môn Tin Học. Đối với các lớp chuyên thế nào thì mình không biết, nhưng với các lớp không chuyên, chương trình có lẽ không có gì đáng phàn nàn cả.

Xét về khía cạnh khi bạn tiếp cận với máy tính / hay tin học lần đầu tiên (đối với người học nhiều, biết hết rồi, thì xem tiếp phần sau):
- khi vào lớp 10, bạn được học thuật toán. Thuật toán luôn luôn là cái quan trọng nhất đối với tất cả các môn lập trình. Nếu mà không nắm vững thuật toán, mà đi vào lập trình ngay, thì các chương trình ... chắc các bạn cũng hình dung là nó như thế nào. Như thế, ít ra, các bạn đã có hình dung được những việc mình cần làm/nên làm để giải quyết một vấn đề.
- Vào học kỳ 2 lớp 10, thì là giai đoạn làm quen với máy tính. Chương trình cụ thể bay giờ thế nào thì mình không rõ lắm, nhưng như Hồ Đức Thắng nói, học DOS, Windows, rồi Asembler ..., toàn những cái cơ bản đấy chứ. Với một người mới biết về máy tính chẳng hạn, học qua về DOS, và Windows thì mới có thể dùng được máy tính chứ (lại nói là đây đang nhìn trên khía cạnh của người mới dùng máy tính). Như mình hồi học ở trường, biết dùng máy, học DOS, rồi học PASCAL.

PASCAL tuy không phải là chương trình mạnh về lập trình, nhưng là một chương trình khá đơn giản và dễ hiểu, câu cú, cách suy luận khá dễ dàng, dễ hiểu, dễ học. Cách lập trình khá tuần tự, dễ theo dõi. Để học cơ bản, lập trình Pascal sẽ khá chuẩn.

Ý mình muốn nói ở đây là, không thể chê một ngôn ngữ nào cả. kể cả PASCAL lẫn các chương trình khác.

Với cả, về đào tạo chung, tạo đà mở đầu, thì thế cũng là đủ. Nhìn sang môn Kỹ Thuật. môn đó cũng rất quan trọng chứ? tại sao lại phải bỏ kỹ thuật để học tin học? Bây giờ nhìn lại thấy 2 môn này rất bổ ích (ít ra đối với riêng mình - kể cả học lập trình, DOS và PASCAL). Nếu có lựa chọn thì mình sẽ cho học cả 2, nhưng mà thế thì là thêm một lớp, ;) học sinh kiện chết hi`hi`


Nói sang đễn các bạn biết nhiều về tin học. Những thứ trên có vẻ dễ dàng, hay là chán, hay chẳng có gì mới, chẳng có ứng dụng nào cụ thể cả. Nhưng mà nếu dạy những cái khác luôn, thì có căn bản không? bạn biết rồi thì không nói làm gì, cũng nên cho người khác biết căn bản nữa chứ. Đối với các bạn biết rồi, và thích môn học này, luôn có thể tự tìm tòi, học hỏi. Tin học là một môn dễ có thể tự học nhất. và có rất nhiều nguồn tư liệu. Sao bạn luôn phải phụ thuộc vào chuyện ở trường dạy gì?

Còn về ứng dụng thực tế. Word, Excel, hay là lập trình cao cấp? ;) Tất cả các cái đó cũng quan trọng, nhưng mà cũng phải có thời gian, khó có thể làm tất cả mọi việc 1 lúc được. Mà nhìn nhận một cách tổng quát, bảo là ứng dụng thực tế. Giả sử như Duy, thích làm web chẳng hạn, nếu mà được học một lớp làm web ở trường chẳng hạn, cũng hay chứ. Nhưng đối với các bạn mà khong làm web làm gì, thì cái đó chẳng có thực tế chút nào cả. Về khía cạnh này, là khi làm theo 1 hướng nào đó, tất nhiên sẽ khó có thể theo 1 hướng khác.

Việc không có giáo viên, như Hồ Đức Thắng nói, cái đó cũng đúng, nhưng mà giáo viên ở trên trời rơi xuống chắc? ViệtNam hoà nhập phát triển máy tính cũng không phải lâu lắm. theo đà phát triển theo mình nhận xét là khá nhanh rồi.

Việc tự học thì, như nói ở trên đó, nếu đã thích và muốn học cái gì, tự học luôn là cái tốt nhất. Sao bạn luôn phải phụ thuộc vào cái được dậy ở trường?.

Về câu nói, năm thứ 2 chỉ còn có 40, hầu hết là đi nước ngoài vì thất vọng quá ... ;) nếu vì thất vọng mà đi nước ngoài, thế thì tớ cũng muốn thất vọng mất ;) (oops, sorry tớ ở nước ngoài, nhưng mà không phải vì cảm thấy thất vọng).

So sánh qua một chút với hệ thống và trình độ tin học nước ngoài :)

Vào đại học US, mình phải/được học 1 lớp, là lớp cơ bản về máy tính. Nó dạy lại những cái mà mình học ở lớp 10 rồi (nên nhớ đó là chương trình ở đại học US), và được lập trình FORTRAN 80. ;) (nên nhớ, FORTRAN80 chứ không phải là 90 hay là Virtual fortran. so sánh về kiến thức cơ bản, có lẽ Pascal còn thích hơn ;)

Về kiến thức máy tính nhìn chung. ngoài những bọn học về máy tính, thì mình không nhận xét, còn lại, số lượng không phải ít chỉ dùng những thứ rất cơ bản về máy tính. Nếu động vào một cái gì khác, là ... gãi đầu gãi tai.
Kể cả nhiều người lớn rồi, ở US, cũng chỉ biết rất sơ sài về máy tính. có người thì chỉ dùng được/ làm được những cái rất máy móc. ...

Nói ra thì chẳng so sánh được. Mình thấy tin học ở VN cũng không đến nỗi tồi. Nếu bạn cảm thấy là không hay, bạn luôn có thể tự tìm tòi mà.

Chúc thành công


MTH

(Nếu bài trên có gì không phải, các bạn có thể chỉ ra ;) cùng thảo luận, và học hỏi)
 
Duy ơi em ở Việt nam nên không biết bên này nó học chuối thế nào đâu.

Anh học Diploma thì học :
- C (introduction, chỉ đến structure là hết)
- Cobol , thằng này để viết business application từ hồi năm 70 thì phải, không có IDE phải chạy command interpreter ,mà error nó báo thì không tài nào hiểu được :)
- Haskell : mathematics tools thì đúng hơn. Thế mà cũng phải viết cả quản lý dữ liệu ???
- VB : hehe cái này thì khá hơn 1 tẹo nhưng cũng chỉ đến build 1 cái calculator củ chuối là hết cỡ
- C++ - Introduction to Object Oriented Programming : chỉ học mỗi inheritance :)
Thế là xong diploma :)

Vào đại học thì trường toàn dùng unix nên đa số là C/C++. Có môn software engineering, học kỳ anh học thì học 1 cái gọi là Bullan được tán dương rất kinh, năm sau company build ngôn ngữ ấy sập tiệm nên bọn sau lại học lại C :D

Theo quan điểm của Linh thì khi mình đã lên đến đại học thì phải tự học (nói to tát là tự nghiên cứu) rồi. Đây không phải là phổ thông nữa khi bạn lúc nào cũng có người chỉ dẫn từng bước. Đại học hay sau này khi bạn đi làm, chỉ có người chỉ dẫn khái quát, bạn phải tự tìm ra cách giải quyết cho mình thôi.
Lâu rồi linh có đọc một bài của một sinh viên nước ngoài nói về sinh viên Việt nam, đại ý là sinh viên Việt nam rất thông minh nhưng rất ỳ. Bạn có thể nói đó là do cách học từ phổ thông nhưng nếu bạn nhận ra điều đó thì bạn cũng có thể sửa được nó mà :)

Em cũng nghĩ như bác Hà là học ngôn ngữ nào lúc đầu không quan trọng. Khi mình đã hiểu rõ một ngôn ngữ lập trình rồi thì học ngôn ngữ khác sẽ rất nhanh. Pascal rất chặt chẽ về mặt logic và tiện cho việc áp dụng những thuật toán cơ bản nên được chọn để dậy cũng có lý. Hậu duệ của pascal sau này là Delphi là một ngôn ngữ có tiềm năng rất lớn. Delphi không chỉ có các tính năng như VB mà còn có khả năng portable sang *nix chứ không như VB bị bó chặt vào windows.

Úi giời mấy hôm nay em đang choáng váng, viết 1 lúc xong không hiểu mình đang nói gì hì hì, các bác thông cảm :)

PS: bác nào không ở Việt nam cần .NET ebooks thì ra streamload.com sign up một account rồi em "beam" qua cho. Bác nào ở Việt nam chịu khó ra hàng mua vậy :)

A Programmer's Introduction to C# - APress... PDF 1.05 MB
ASP_NET.pdf PDF 6.99 MB
CSharpNet.pdf PDF 6.81 MB
Dot Net Framework essensal.pdf PDF 1.62 MB
progcsharp.pdf PDF 3.04 MB
TIJ-2nd-edition.zip
A Programmers Introduction to Visual Basic.NET PDF 4.14 MB
Programming Visual Basic.NET.pdf PDF 2.46 MB
VB.NET Developer's Guide.pdf PDF 6.41 MB
VB.NET Language in a Nutshell.pdf - 1.7Mb

oái cái này có được post không bác Hà nhỉ :)
 
:) aloo em Hồ Đức Thắng :), em ơi em ơi, khóa nào thế á, các cô các cậu chuyển sang access hết làm bọn khóa trên chết lăn quay khi rớt môn Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Foxpro hic hic. Pascal nữa, trời ơi, tội cái lũ học lại, giờ bơ vơ khéo ko được cấp bằng í chứ.

Dù sao cũng chào em ạ hì hì, em học ở giảng đường nào xế, sáng hay chiều ? Lớp cờ hay lớp đờ.

Tình hình là kêu ca lắm chẳng được gì. Lớp của em đã có bạn quyết tâm dành trọn cuộc đời nghiên cứu IBM 286 vì sau khi học Computer Architecture thì bạn í thấy máy này hay quá.

Chết, hì hì chị em gọi đi ăn phở, tị em lên ca thán với ạ :), bon appetit !
 
chương trình học của K45C khoa CNTT DHQG HN 3 kì (=1.5 năm) đầu tiên :), cho cả nhà tham khảo:

Kì 1: Toán cao cấp A1 đại số tuyến tính: tập hợp + ma trận (135 tiết)- Vật lý đại cương (Cơ - Nhiệt 105 tiết) - Triết học Marx - Lenin (75 tiết) - Tiếng Anh A1 (105 tiết)

Kì 2: Toán cao cấp A2 giải tích I (135 tiết) - Vật lý đại cương (Điện - Quang - 105 tiết) - Tiếng Anh A2 (105 tiết) - Logic (30 tiết) - Giáo dục học đại cương (45 tiết) - Tin học cơ sở (75 tiết)

Kì 3: Toán cao cấp A3 giải tích II (75 tiết) - Tiếng Anh A3 (90 tiết) - Kinh tế chính trị theo chủ nghĩa Marx Lenin (75 tiết) - Pascal cơ sở (60 tiết) - ... híc còn môn gì nữa không nhớ ra???

:) Đảm bảo sinh viên khoa công nghệ ra giải ma trận và tính tích phân vi phân thành thợ, nhưng giải tay bao giờ cũng dễ hơn lập trình, cáu ghê :-D, không bít sao mừ các bạn làm chương trình để tìm ma trận nghịch đảo toàn ra kết quả khác nhau. hì, ăn phở vào đầu óc toàn bánh phở, chẳng biết gì với gì nữa rồi.
 
Cảm ơn anh Hà vì đã nhắc nhở thẳng thắn. Đúng là em có hơi "cực lực công kích" quá, nhưng đúng là cũng hơi chán ngán. Không phải là do máy móc hay giáo trình mà là do phương pháp dạy học.

Dù sao cũng không thể trách cứ được. Dạy học Phổ thông khác hẳn với dạy chuyên nghiệp, thế nên đó là chuyện thường. Nhưng chắc chắn là GDTH trong nhà trường trong thời gian tới sẽ được cải thiện nhiều hơn.

Sao các anh chị tự nhiên lại nói sang Đại Học thế này?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
em thi em cha phan nan gi ve chuong trinh hoc tin hoc o nha ca. Cai can phai hoc la cach tu duy logic chu ko phai vai cai ngon ngu, nhung cai do hoc luc nao cha duoc, 2 tuan la du dung cho mot ngon ngu moi. Em van khoai pascal, mach lac, nhung C thi uyen chuyen hon. VB thi em ko biet dung :(
cha hieu sao em thay chu kieu VIQR la em nghi den may bac vit kiu, ma hinh nhu hau het cung chi co cac bac i la dung VIQR. Duy va cac em khac phai can than, cac chu duoc cai nhiet tinh, nghi nao noi the, co phan hoi thai qua. Cac bac i chang tu te gi dau, ho rat khoai loi dung cai nhiet tinh, thich the hien minh cua cac chu de phuc vu cua ho, hua theo may bac i, hom sau len mang thay minh la "guong mat tre tieu bieu VN" thi rach viec lam.
 
Chao chi Ngan Huong.Em voi chi cung ho cha biet co ho hang gi k0 nhi.Em cung thich pho lam.Em hoc K46CA,bay gio chac hoc buoi chieu.
Em nghe cac anh chi khoa truoc ca than ghe lam nao la Triet nao la KTCT,ai cung keu la cao nhat la 7 thoi.Nhung lop em hoc super tanh tuoi,gan 20 dua tren 9.0.Duoi 8.0 la bi da xuong lop duoi.
Lan truoc anh Hung hoi ve thuc trang day Tin hoc o VN thi em cu thay sao noi vay thoi, chu con em van lac quan lam tai vi em cu nhin lop em thoi.Bon no k0 di hoc may dau,n0 tu hoc thi kinh khung.Cai dua dung dau lop em cha biet mat nua.Ngay tu dau vao truong cac thay da bao la
hi vong k0 ai trong so bon em tot nghiep trong nuoc ca.Co le de pt nganh CNTT fai doi den thoi bon em thoi
 
Hi everybody,

Mời các bạn xem thêm new topics: CS & EECS at Berkeley, để hiểu thêm vấn đề.

Tui nói đê'n chương trình tin học cho các bạn có chút ít năng khiê'u - còn chuyê.n ng` già hay ng` 0 đi theo tin học phải biê't hay 0 biê't gì là topics khác. Ngay ở CS department tại nhiê`u Univ. in US, nhiê`u prof. loại già (>50, 60) không biê't programming, chỉ biê't lý thuyê't vớ vâ?n hoặc teaching! Ở VN (và nhiê`u nước khác nữa) cũng vâ.y! Tui không thích bàn chuyê.n mâ'y chục phâ`n trăm ng` Mỹ mù chữ (functionally), /ng` VN cũng 0 khá hơn, tuy là almost 100% biê't chữ/, hay mâ'y chục % không biê't Hitler hay Polpot là ai, etc. mà nói chuyê.n dạy tin học cho các bạn trẻ loại giỏi của VN.

Còn những bạn không đi theo tin học, sciences, engineering, thì cũng 0 câ`n biê't programming làm gì. Học algorithms là thừạ
Còn bạn trẻ nào còn ngây thơ nghĩ là (text book) algorithms là most basic thì nhâ`m tọ Tui chỉ câ`n lâ'y mâ'y cái problems thực tê' đơn giản, eg. tickets reservation system, virtual banking system, etc. là mâ'y đ/c thích học algorithms và chỉ biê't mâ'y cái ngôn ngữ lâ.p trình chê't cứng !!

Còn các traditional progr. languages cở sở như fortran, pascal, C có thê? đâ?y xuô'ng bâ.c TH phô? thông được, hoặc tự học cho các bạn khá. Lên ĐH có thê? dạy trên tâ`m abstract, các loại specific ngôn ngữ cụ thê? là các ví đụ minh họa, dạy ở lab, eg. small talk, lisp, C++, java, etc. Đúng là basic languages are equivalent, nên 0 nên trê bai, tùy theo mục đích (nó support cái gì) mà dùng nó. Chẳng hạn Pascal hay Small talk vì tính pedagogical, dùng đê? dạy là râ't t tô't; Fortran tuy cũ kỹ nhưng là tuyê.t cho (scientific) numerical calculation (vì functions library tô't, quick); SQL/mysql/Access for data base; Delphi for W applications; Java, script: perl, java script, PhP, etc. for Web app.; etc
Tương tự cho OS, kiê?u như dos/windows nhét xuô'ng THPT được, ở bâ.c ĐH dạy trên tâ`ng abstract cao hơn.

CT toán cho CNTT quá lạc hâ.u, vừa thiếu (discrete math, combinatorics, graphs theory, number theory vs crytography, computing, etc.) lại thừa (analysis).

Miê~n bình luâ.n vê` CT Mac-Le, vì trên thê' giới 0 ai dạy nó bắt buô.c ở ĐH.

Tạm thê' đã,
Hưng

BTW. Còn chuyê.n nhắc nhở cảnh giác với mâ'y ông vịt kiê`u chô'ng cô.ng lôi vào đây là nhâ`m địa chỉ. Các bạn là hâ.u thê' của tui, cả tuô?i tác và trình đô. nhiê`u bạn chưa bằng students of mine (!), vâ.y muô'n tranh luâ.n thì nên đàng hoàng hơn.
 
Hồ Ngân Hương đã viết:
chương trình học của K45C khoa CNTT DHQG HN 3 kì (=1.5 năm) đầu tiên :), cho cả nhà tham khảo:

Kì 1: Toán cao cấp A1 đại số tuyến tính: tập hợp + ma trận (135 tiết)- Vật lý đại cương (Cơ - Nhiệt 105 tiết) - Triết học Marx - Lenin (75 tiết) - Tiếng Anh A1 (105 tiết)

Kì 2: Toán cao cấp A2 giải tích I (135 tiết) - Vật lý đại cương (Điện - Quang - 105 tiết) - Tiếng Anh A2 (105 tiết) - Logic (30 tiết) - Giáo dục học đại cương (45 tiết) - Tin học cơ sở (75 tiết)

Kì 3: Toán cao cấp A3 giải tích II (75 tiết) - Tiếng Anh A3 (90 tiết) - Kinh tế chính trị theo chủ nghĩa Marx Lenin (75 tiết) - Pascal cơ sở (60 tiết) - ... híc còn môn gì nữa không nhớ ra???

:) Đảm bảo sinh viên khoa công nghệ ra giải ma trận và tính tích phân vi phân thành thợ, nhưng giải tay bao giờ cũng dễ hơn lập trình, cáu ghê :-D, không bít sao mừ các bạn làm chương trình để tìm ma trận nghịch đảo toàn ra kết quả khác nhau. hì, ăn phở vào đầu óc toàn bánh phở, chẳng biết gì với gì nữa rồi.

Dung coi thuong nhung kien thuc toan ly hoa co ban em a, mac du em hoc ve tin hoc nhung co the sau nay nhung cai ma tran, tich phan v.v day con quan trong hon ca programming skills cua em day :rolleyes:
Anh cu don cu neu em sau nay lam research chang han, programming skills cha la cai gi quan trong nua (cha ai duoc Phd nho excellent programming skills het vi ai cung dat trinh do day ca roi ;)) phat trien cac y tuong moi tu kien thuc co ban bay gio moi la van de.
 
Hoàng Việt đã viết:
... Cac bac i chang tu te gi dau, ho rat khoai ...

Nhắc nhở Hoàng Việt, sử dụng cách nói và ngôn ngữ hợp lý trong diễn đàn. Theo điều lệ của H-A-O đã ghi rõ, không viết bài bêu xấu người khác. Không nói đến vấn đề đúng hay sai, thái độ của Việt ở đây cần xem xét lại, không thể vơ đũa cả nắm được.

Diễn đàn H-A-O mở ra, cho học sinh trường Ams là chủ yếu, nhưng cũng luôn chào đón các bạn trường khác, các bạn bè nước khác, và kể cả các bạn Việt kiều sống/học tập ở ngước ngoài có thiện chí với H-A-O.


Nguyen Q Hung đã viết:
BTW. Còn chuyê.n nhắc nhở cảnh giác với mâ'y ông vịt kiê`u chô'ng cô.ng lôi vào đây là nhâ`m địa chỉ. Các bạn là hâ.u thê' của tui, cả tuô?i tác và trình đô. nhiê`u bạn chưa bằng students of mine (!), vâ.y muô'n tranh luâ.n thì nên đàng hoàng hơn.

Thay mặt cho Hoàng Việt và H-A-O, xin lỗi anh Hung về chuyện này. Việt cũng chỉ nói chung, chứ chắc không có ý gì nghiêm trọng. Hy vọng anh không chấp nhặt làm gì.

Em có convert lại bài của anh sang UNICODE, cho dễ đọc hơn một chút (-sorry tiền trảm hậu tấu, hope you dont mind :oops: ).
Khi post bài trên diễn đàn, hiện nay anh có thể viết bằng kiểu VNI hoặc TELEX, để hiện unicode tiếng Việt luôn. Sorry hệ thống viết chữ ra unicode chưa hỗ trợ VIQR.
Anh cũng có thể dùng trình convert:
http://www.hn-ams.org/convert/


Chủ đề này có lẽ nên chuyển sang box Tin học để các bạn thảo luận luôn.


;) còn về chuyện tin học. em ... đúng là vẫn còn ngây thơ trong ngành tin lắm. có học cái gì đâu, cũng không phải chuyên ngành về máy tính hay lập trình nên không thể bình luận thêm về vấn đề này, em chỉ thấy cái thuật toán giúp cho em rất cơ bản khi lập trình, và trong cách suy nghĩ để giải quyết vấn đề, cho nên em nói thế thôi. Đối với em nó là most basic rồi. Với kiến thức cơ bản này, em có thể coding các ngôn ngữ cơ bản về như CGI, php, mà em cần xem cho web. Đối với em thế là đủ rồi, không dám nhìn quá cao siêu ;) . Còn lại, tùy nhu cầu mình cần biết cái gì thì học về cái đó thôi. Chủ đề của anh lúc đầu la "Tin học ở Amsterdam" mà, chứ có riêng cho các lớp năng khiếu về Tin đâu (I'm supposed) ;)

Thanks anh Hung về những thảo luận bổ ích.
 
Anh Bình ạ, em không hề coi thường kiến thức toán lý hóa cơ bản, nhưng thế nào là cơ bản và không cơ bản, em cho rằng khối lượng kiến thức mà bọn em mất 1.5 năm trời học không thể là cơ bản mà phải nói là sâu quá mức cần thiết. Nó gần giống như là kiểu định hướng chung chung, học xong thế bạn có thể vào học chuyên ngành lý tiếp cũng được, hoặc học toán tiếp cũng được etc. Liệu có cần thiết mất nhiều thời gian thế trong 4 năm đại học để tìm hiểu sâu đến như thế những lý thuyết như là động lực học vật rắn rồi nhiệt động học - entropi... tích phân 2 lớp 3 lớp.

Còn như học CNTT làm gì có chuyện 4 năm học mừ chỉ ngồi luyện programming skill à, người ta chia CNTT ra cả lô ngành nho nhỏ khác nhau, bơi lội trong đó còn muốn hụt hơi nói gì đến cả một lĩnh vực cực kì là chung chung nhu CNTT. Chính vì cứ chạy đuổi theo những lý thuyết trừu tượng, ừ thì tư duy logic có thể là rõ ràng minh bạch hơn nhưng đến khi áp dụng thực tế lại tịt còi, bản thân technology đã mang tính chất ứng dụng rồi kia mà. Hơn thế nữa đâu phải ai cũng đi làm PHD để viết các research đâu à.
 
Hồ Ngân Hương đã viết:
Anh Bình ạ, em không hề coi thường kiến thức toán lý hóa cơ bản, nhưng thế nào là cơ bản và không cơ bản, em cho rằng khối lượng kiến thức mà bọn em mất 1.5 năm trời học không thể là cơ bản mà phải nói là sâu quá mức cần thiết. Nó gần giống như là kiểu định hướng chung chung, học xong thế bạn có thể vào học chuyên ngành lý tiếp cũng được, hoặc học toán tiếp cũng được etc. Liệu có cần thiết mất nhiều thời gian thế trong 4 năm đại học để tìm hiểu sâu đến như thế những lý thuyết như là động lực học vật rắn rồi nhiệt động học - entropi... tích phân 2 lớp 3 lớp.

Anh cung da hoc mot nam ruoi dai hoc o nha, toan ly hoa cung da hoc qua. Thanh that la luc day "chui" chuong trinh o nha kinh lam, toa`n di day nhung cai dau dau thoi con programming thi cha chiu day gi het (con nguoi bao gio cung muon cai ma minh chua co ma :lol: ) Nhung bay gio ngam lai thi thay may cai nam dau day can thiet that ;). Y em noi cung khong phai la khong co cai dung, anh cong nhan la co nhung cai cua ly voi hoa cha de lam gi het nhung ma mon toan, co ich that day em a. Co mot cai ong gi gi day kha noi tieng :rolleyes: , ong y bao la "program = algorithm + data structure" chac em biet. Noi hoi khap khieng nhung Algorithm o day basically la toan.

Hồ Ngân Hương đã viết:
Còn như học CNTT làm gì có chuyện 4 năm học mừ chỉ ngồi luyện programming skill à, người ta chia CNTT ra cả lô ngành nho nhỏ khác nhau, bơi lội trong đó còn muốn hụt hơi nói gì đến cả một lĩnh vực cực kì là chung chung nhu CNTT. Chính vì cứ chạy đuổi theo những lý thuyết trừu tượng, ừ thì tư duy logic có thể là rõ ràng minh bạch hơn nhưng đến khi áp dụng thực tế lại tịt còi, bản thân technology đã mang tính chất ứng dụng rồi kia mà. Hơn thế nữa đâu phải ai cũng đi làm PHD để viết các research đâu à.

Dung, Computer Science qua rong, nhung nam cuoi dai hoc em se chi chuyen ve mot nhanh nho cua no thoi (Distributed system, software development etc., tham chi con co the la nhanh nho nua) nhung luc em di lam chua chac (tham chi la nhieu kha nang) em se khong chi lam ve cai ma em chuyen sau ve dau :rolleyes: se rat flexible em a. Noi hoi qua nhung khach hang la thuong de, em gan nhu se phai chay theo so thich, yeu cau cua khach hang. Se co luc em duoc lam ve database hay web ... nhung cai pure informatic thi cha can toa'n tu?ng gi ca, nhung co nhung luc em cung phai lam software cho mot bon engineering nao day, kien thuc co ban ve toan, ly, hoa la khong the thieu trong truong hop nay vi neu khong cha biet phai program cai gi. Roi co nhung luc em co the phai viet software cho may cong ty tai chinh, kien thuc ve kinh te, ke toan, tai chinh lai can (luc day co khi phai doc them de hieu de viet), co luc tham chi em phai viet software cho bon day nhac, noi nghe hoi deu nhung luc day co khi lai phai di hoc nhac y chu ;)
He he ... Enjoys programming life
 
Nguyen Q Hung đã viết:
Hi ca'c ba.n tre?,

Ca'c ba.n na`o co' thê? cho tui biê't 1 sô' chi tiê't vê` chu+o+ng tri`nh da.y va` ho.c môn tin ho.c ta.i ca'c lo+'p chuyên va` không chuyên o+? tru+o+`ng Ams hiê.n nay đu+o+.c không ?

SN



Em thấy chủ đề này hay,với những ai chuyên ngành không ở các khóa tự nhiên-em nghĩ là qua các thảo luận như thế này sẽ học hay it nhất nắm được nhiều điều và hi vọng trong tương lai cũng vậy mặc dù trong này cũng có nhiều vấn đề "khoai" - thuộc về chuyên ngành .

Nhưng như trong câu hỏi ban đầu anh Hùng , có hỏi cả về tình hình học Tin ở lớp chuyên và lớp không chuyên ở các trường phổ thông bên nhà-em thiết nghĩ ngoài vấn đề lĩnh vực công nghệ thông tin chuyên sâu, anh muốn nắm qua cả về tình hình về việc phổ cập và sự nắm bắt Tin học của giới trẻ bên nhà nữa phải không ạ?

Đọc qua bài của mọi người em có nhận thấy một điều là với cách thức giảng dạy và chương trình tin học ở cấp bậc phổ thông hay lên cao hơn-như mọi người có nói: là giảng dạy cơ bản-thậm chí là đi rất sâu,chú trọng vào nền tảng ...và nói chung-là như mọi người cũng đã nêu rồi,-em ko muốn khái quát lại nữa;

thi` tại Vietnam bây giờ có một hiện tượng là ngày càng có sự phân cách lớn- sự phân cực về kiến thức về CNTT và các ứng dụng- giữa một bạn trẻ chuyên ngành Tin với một người thuộc chuyên ngành khác. Sẽ thấy rất nhiều vd về hai cực này-một bên là những tư duy sáng tạo vì nắm vững và thành thạo lý thuyết tin học- còn cực kia thì có lẽ đáng báo động vì khi sử dụng một chương trình ứng dụng cơ bản nhất-cũng cần đến sụ giúp đõ-tóm lại là hoàn toàn-computer-illiterate.

Sở dĩ, như mọi người nêu-với nền tảng kiến thức cơ bản ở trừong phổ thông-nếu muốn phát triển thêm- thì cách tốt nhất-nhanh nhất là ta tự đầu tư lấy-> thế thì sẽ câu hỏi đặt ra - với những học sinh ở lớp không chuyên-khi mà tầm quan trọng và ý nghĩa của CNTT mang một săc thái khác- nhưng không phải không có tính chất sống còn ? ->và rằng:

(Với giáo trình hiện nay) thì kiến thức được giảng dạy trong trường phổ thông ở ta dương như ( fail to provide) đã không đủ cung cấp cho người học cái họ cần để hiểu về CNTT-cũng như kích thích trí tò mò của họ để tiến tới tìm tòi, sáng tạo thêm-dẫn đến, xét một học sinh bình thường-ko chuyên ,-> lỗ hổng về tin học.

Thế Nên không tránh được là nghe học sinh bên mình thất vọng với chương trình ở trừơng phổ thông.

Bây giờ ai cũng biết tầm của sự ứng dụng Tin học vào mọi khía cạnh-mọi công việc thì có thể với mô hình GD-giảng dạy Tin hoc PT hiện nay đã đào tạo chuẩn bị một lưc luọng nhân lực nhưng mất đi lợi thế canh tranh quan trọng trong công việc (rõ hơn em viết thế này: we provide a workforce to the workplace but who lacks an importantly competing advantage!)

Nhưng,
như nhiều người em tin và hi vọng là tình hình sẽ thay đổi và được cải thiện-- trong tương lai gần ..:)

Nói về bên mình với những hạn chế về kinh tế và cơ sở hạ tầng,- nói chung thì không thể thay đổi một sớm một chiều được- thế nên có thể khập khiễng (và buồn cười hihi) nếu đi so sánh hay chỉ cần nhìn nhận chương trình GD bên mình với bên các nước đã phát triển..

nhưng,thế, có lẽ lại tốt khi ta quan sát,so sánh, đặt địa vị mình với một số nước có đieu kiện lich sủ- kt- xahoi gần vói VN hơn- để xem - cái họ làm trong hoàn cảnh tương tự. Lây vd các nước trong khu vực - (với vấn đề giảng day Tin học )

Một số nước- khi nói về việc phổ cập Tin học- thì được ưu tiên lên cấp quốc gia- với những chiến dịch của chính phủ đưa ra -như "IT-illiterate" (xóa mù IT :rolleyes: )-và cách cổ động thì cũng ...gần như Vn mình hihi-cũng áp phích,cũng bài hát, cũng quảng cáo trên TV,và thậm chí trên báo chí hang ngày luôn có chuyên mục IT viết ở ngôn ngữ dễ hiểu- (nhiều cái thì đến là silly- ..)
nhưng về trong trường học thì tin học là một trong nhưng môn được cập nhật nhất - (tính chất của môn này là thế phải ko a)

Em lấy vd Malaysia (hihi vì em ở đây)-phải nói là thu nhập bình quân nuóc này hơn mình - nhưng ko đến độ quá nhiều-và ở đây- số người có thu nhập thấp cũng rất nhiều, )---làm sao để trang bi hết các trường phổ thông với các phong lab hien đai và các thiết bi giảng dạy khác?

và một đặc điểm nữa là như bên mình- Tieng anh ở đây chỉ là một ngoại ngữ (second language)?

Và.. Họ bắt đầu từ- SÁCH GIÁO KHOA.

(có lẽ cũng chính vì thế mà từ năm sau,ở đây tất cả các học sinh phổ thông bắt đầu từ lớp đầu tiên bậc tiểu hoc sẽ phải học Toán và các môn khoa học bằng Tieng Anh-aha, các bác học khối tự nhiên bên nhà có ghét ngoại ngữ lắm không ạ?!)

và với trình độ tíếng- thì với môn Tin học- học sinh có thể sử dụng SGK nguyên bản- the same vói sách sử dụng bên các nước PT- nghĩa là về môn Tin học họ học chung chuong trình vói hoc sinh các nước Anh-My-

ehe tât nhiên về trình độ học sinh thực sự đến đâu sau đó thì còn tùy vào rất nhiều vấn đề khác- nhưng với tài liệu học đấy-(thường là rất bao quát-- nhưng đồng thời cập nhật & chi tiết- màu mè nữa-- nói chung là luôn khuyên khích-kích thích hoc sinh tụ nghiên cuu và tìm tòi thêm .)
Một điểm nhấn mạnh là SGK loai này cơ bản như sách vỡ lòng--và cung nhieu loai de phù họp vói đối tượng lớp chuyên, lớp thường-

và nếu đầu tư cho SGK không thì chi phí bước đầu không hề đắt cắt cổ- (máy thì at home có thể dùng mà) (một cuốn vài trăm ngàn Vn-..về chi tiết...chắc hẳn nếu nghĩ thể nào ->có giải pháp phải ko ạ.)
Và với đội ngũ GV thì điều đó có vẻ it vấn đề hơn- vì với các cuốn GK này- giáo viên là người hướng dẫn- mình thì đúng hơn...

trở ngại có thể là sự phổ cập tiếng- chăng?.- nhưng với mốt số nơi tập trung như các TP ở Vn:HN-TPHCM-..-phổ cập tiếng (ngoại ngữ) -sẽ là điều có thể thấy được trong tương lai. ,.!

:)

Nói chung em viết vào đây- gửi về cho các bạn bên nhà thì đúng hơn (xem nếu bạn biết- bạn có thể làm gì đấy cho mình được ko)- với moi người còn lại thì em muốn học hỏi còn nhiều,...Cùng Hợp tác để
...make the imposible possible! :razz: :)
 
Hi,

Tại ở đây có nhiều bác lớn tuổi hơn nên em xưng em cho đỡ thất lễ.

Em thấy chương trình dạy ở nước ngoài đúng là hay thật nhưng mà kết quả cần phải dựa nhiều vào chính bản thân SV. Mỹ cũng đào tạo ra nhiều đ/c giỏi nhưng mà đại bộ phận (>70%) các đ/c theo học C/S đều là củ chuối. Ngay cả các logic đơn giàn đề lập trình, các đ/c đó giải quyết rất là khó khăn.

Anh Hưng nói đúng, biết về alogorithm chưa chắc đã làm nổi các ứng dụng tin học như anh liệt kê ra. Nhưng mà biết về algorithm sẽ giúp mình tư duy về các ứng dụng đó một cách dễ dàng hơn. Có thể nói là với tư duy thuật toán tốt, chương trình của mình sẽ gọn hơn và có thể chạy nhanh hơn các chương trình khác. Tóm lại học thuật toán không hể thừa.

Về các ngôn ngữ lập trình mà nói; mỗi ngôn ngữ đều có những điểm mạnh và yếu riêng. Cũng như các ngôn ngữ trên thế giới vậy. Cùng diễn đạt một điều nhưng có ngôn ngữ rất phức tạp cần dùng nhiều câu, nhưng cũng có những ngôn ngữ thật đơn giản. Cái chính là không hề có giới hạn cho bất kỳ một ngôn ngữ nào. Chỉ có giới hạn trong óc sáng tạo của người dùng mà thôi.

Em còn nhớ những năm 92-93, Nguyễn Thúc Dương (đáng tiếc là bác này không học AMS nhưng mà chơi thân với khóa 94-97 bọn em) dùng Tubor Pascal viết chương trình soạn thảo tiếng Việt trong vòng 1 năm (10000 lines of code) mà có thể so sánh với BKED phát triển trước từ 3-4 năm.
Đừng khinh thường Fotran vì phần lớn các ứng dụng về kỹ thuật đều xây dựng trên ngôn ngữ này. Toàn bộ hệ thống radar dự báo thời tiết của Mỹ vẫn đang dùng Fotran. COBOL vẫn được sử dụng trong một bộ phận lớn về kinh tế của chính phủ Mỹ.
Làm sao để có thể tận dụng các thế mạnh của mọi ngôn ngữ? Một người khó có thể và hoàn toàn không cần thiết để biết mọi ngôn ngữ lập trình. Tư duy về lập trình là cần thiết hơn cả. Nếu bạn tư duy tốt thì thời gian 2 tuần là đủ để làm quen và thành thạo với bất kỳ một ngôn ngữ nào.

Một khía cạnh khác mà em muốn nói trong việc học tin học là niềm say mê. Không có chương trình hay thầy dạy nào có thể bằng được niềm say mê của bản thân. Anh đồng ý với Việt. Kiến thức mình tự tìm tòi, tự học là cần thiết và bổ ích trong việc học bất kỳ môn nào. Nếu các bạn thấy chương trình học là thừa là không thú vị thì cứ học đối phó lấy điểm đi đã. Đêm về nhà tha hồ nghĩ ra những chương trình đồ án thú vị để học thêm. Chỉ với một máy 386 và chương trình Turbo C++ (hoặc C) là các bạn đã có thể biến nhiều ý tưởng thành hiện thực rồi.

Chúc các bạn thành công.
ĐTrang.
 
Bàn ké vào việc của các nhà chuyên môn 1 tẹo.

Thấy anh QHung có vẻ là 1 "giáo sư" ở 1 trường nào đó đang nghiên cứu về qui trình đào tạo CNTT nước nhà, vì vậy em cũng xin góp 1 vài thông tin để qua anh có thể nó hữu ích cho lớp sau chăng?

Anh QHung ạ, em ko biet bên "Tây" nó dạy Tin học ntn nhưng ở bên ta, cụ thể là 1 người ko hề có hướng đi chuyên ngành tin học như em được đào tạo như thế này:

Cuối cấp 2: DOS, Basic (Cai ngon ngu nay chac bay gio chang ai biet)- Chi hoc suông vi trường ko có máy=> có được khái niệm computer là 1 cái máy (tất nhiên là tinh vi hơn cái xe đạp;))
Cấp 3: DOS, BKED,Pascal -chỉ học lớp 10 và 1-2 buổi thực hành với 4 cái máy cho cả khối => À, cái máy tính nó có cái màn hình như cái TV:razz:

Nhưng ấy là chuyện ngày xưa rồi, ngày ấy nước ta còn quá thiếu thốn

Còn chuyện ngày nay:
Đại học(tất cả các trường kỹ thuật): cũng lại là DOS, WIN, Pascal - ko có gì mới, và ko hiểu để làm gì vì cái kiểu học "cưỡi ngựa xem hoa"
Ngoài ra còn được học phần mềm chuyên ngành ACAD (cái này thì thực sự hữu ích)

Còn chú nào hăm hở học thêm cái "khạc sĩ" (thạc sĩ) trong nước:
Cũng lại là DOS, Win, Pascal - như cấp 3, như DH và cũng ko biết để làm gì, có giúp ích gì cho NC. (à quên, còn được nâng cấp cho cái MSWord mà bà con gọi nôm na là "gõ máy chữ vi tính", cái này cũng tốt nhưng thực ra ai cũng biết rồi )

Phải chăng ngành GD nước ta cho rằng học mấy thứ đó thì sẽ rèn luyện được "tư duy logic" vì vậy mà bất cứ cán bộ khoa học nào cũng được trang bị "rất cẩn thận".

Nói chuyện ta lại muốn lằng nhằng nói chuyện mấy thằng Tây. Ai đi nước ngoài cũng nói thằng Tây nó dốt vi tính lắm, PhD hẳn hoi mà cái máy trục trặc 1 tí là kêu toáng lên rồi gọi chuyên gia, trong khi đó anh em ta ở nhà tự sửa xong tuốt. Mấy ông thợ lắp máy nhiều ông mới TN cấp 3 mà gi gỉ gì gi, cái gì cũng biết.
Ấy vậy mà sao mấy cái phần mềm thằng Tây nó viết ra lại hay thế, ngay cả những phần mềm thông dụng như MSWord có gõ mòn cả bàn phím cũng khai thác ko hết.

Vậy vấn đề ở đâu nhỉ? Ko chỉ CNTT, cái ngành quái gì ở ta cũng đều như vậy. "Sai số hệ thống":confused:


(Hỏi chuyện ngoài lề 1 tẹo:
To anh Hung: khóa anh Hung có ông nào tên là Xuân Trung học Lý ko nhỉ?
To Hồ Hương, Hồ Thắng: Thích ăn phở hay là mở 1 mục bàn về phở đi:D )
 
hụ hụ phở cháo gì :) ai bảo anh là Dos Pascal Bked nhỉ, thông tin chả cập nhật tị nào, nếu cứ nhìn chương trình học của bọn sinh viên thì không thua bọn nước ngoài là mấy, vì xét đến cùng soạn một chương trình học là dựa trên mẫu của chúng nó mà ra. Nhưng chỉ có điều người nhà mình cái gì cũng học và không học được quái gì cả. Híc cứ nhìn các subjects thì nở mũi đấy chứ, có điều trong đấy sinh viên học sinh được nhồi cái gì thì đó là chuyện khác. Nhưng kể cũng đúng, không nên chỉ đổ tại mấy chương trình học củ đậu ở nhà, tiên trách kỉ hậu trách nhân, sinh viên nhà mình cơ bản là lười nhác, cốt sao đổ tại được cho người khác về sự yếu kém của chính mình xong là phủi tay :).

Cả nhà thích thì update cả chương trình học của SV năm 3 CNTT DHQG HN

Introduction to Database systems
Algorithms + data structures = programs
Discrete maths
Foxpro (for Dos)
Oriented programming
Assembly
C++
LS ĐCSVN
Tư tưởng HCM

Chẳng lẽ lại đi paste bài Phở của Nguyễn Tuân :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên