Tiếng Việt

"Sĩ" là tiếng Hán. Từ "Sĩ" có 2 nghĩa với 2 cách viết khác nhau nhưng đồng âm. "Sĩ" là người cũng đúng. Mà "Sĩ" cũng là học trò. Người xưa hay gọi học trò đã đi thi là kẻ "Sĩ". Về giai thoai của từ Sĩ có một câu chuyện rât nổi tiếng về một Trạng của Việt Nam.(bạn Thiện nên tìm đọc)
Nước mình trải qua bao nhiêu năm chiến tranh, bị đô hộ cho nên sự góp nhặt ngôn ngữ là chuyện thường. Học trò bây giờ không học nhiều chữ như cha ông ngày xưa, hơi một tí là bảo vô lý.
 
Các bạn ạ! Thiện tôi rât chân thành cảm ơn các bạn đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích. Thiện tôi sẽ nghiên cứu thêm từ những thông tin của các bạn và những tư liệu mà Thiện tôi đang có để góp phần CHUẨN HÓA TV hơn.
Rât mong các bạn có thêm những tư liệu bổ ích.
=D> =D> =D>
 
Thiện tôi xin trích một phần bài viết của Đoàn Xuân Kiên về:

"Quy tắc sử dụng chữ I và Y
Trừ tên riêng, đề xuất tương đối hợp lí (theo [2]) cách dùng hai chữ i-ngắn và y-dài hiện nay như sau:

Đối với các âm tiết có phụ âm đầu /ʔ/, âm đệm /zero/, âm chính /i/ và âm cuối /zero/, thì có hai cách viết:
Dùng "i" trong các trường hợp từ thuần Việt, cụ thể là: i - i tờ; ì - ì, ì ạch, ì à ì ạch, ì ầm, ì oạp; ỉ - lợn ỉ, ỉ eo, ỉ ôi; í - í a í ới, í oắng, í ới; ị - ị, béo ị
Dùng "y" trong các trường hợp còn lại (thường là từ Hán-Việt), ví dụ: y - y tế, y nguyên, y phục; ỷ - ỷ lại; ý - ý nghĩa, ý kiến...
Đối với các âm tiết có âm đệm /zero/ và âm chính /ie/ thì dùng "i". Ví dụ: ỉa, chịa, đĩa, tía... kiến, miền, thiến... Trừ trường hợp có âm đầu /ʔ/ và âm cuối không /zero/ thì dùng "y": yếm, yến, yêng, yêu...
Đối với các âm tiết có âm đệm /w/, âm chính là /i/ hoặc /ie/ thì dùng "y". Ví dụ: huy, quý, quýt... khuya, tuya, xuya... quyến, chuyền, tuyết, thuyết...
Việc biểu diễn nguyên âm /i/ trong các trường hợp còn lại (âm đệm /zero/) thì dùng "i". Ví dụ: inh, ích, ít... bi, chi, hi, kì, khi, lí, mì, phi, ti, si, vi... bình, chính, hít, kim, lịm, mỉm, nín, phình, tính, sinh, vinh...
Việc biểu diễn âm cuối /-j/ không có gì thay đổi, vẫn dùng "y" trong các trường hợp có nguyên âm chính ngắn: (bàn) tay, (thợ) may, tây, sấy... và dùng "i" trong các trường hợp còn lại: (lỗ) tai, (ngày) mai, cơi, coi, côi... "

Mong các bạn tham khảo và xem xét!
 
Nguyễn Minh Hiền đã viết:
Thực ra câu này gốc là: " Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp tiếng Nga" bạn à
Anh học chuyên Nga mà lị .Em thì đang khổ vì cái môn Tiếng Việt.Nếu nói thế,đất nc nào có ngôn ngữ riêng thì họ đều coi ngôn ngữ mình là phong phú nhất
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chị học chuyên Nga mà lị .Em thì đang khổ vì cái môn Tiếng Việt.Nếu nói thế,đất nc nào có ngôn ngữ riêng thì họ đều coi ngôn ngữ mình là phong phú nhất
1, Chị là giai em ạ, xin lỗi làm em thất vọng ;)
2, Câu này gốc đúng là tiếng Nga đấy em ạ, câu này bắt nguồn từ cái thời mà tiếng Nga phổ biết ở nước ta, em cứ thử hỏi người lớn 30+ tuổi, họ sẽ biết đấy - cái này là anh nghe cụ anh giảng chứ chẳng phải là anh bịa ra đâu :D - với cả tuy chuyên Nga nhưng mà TA của anh tốt hơn TNga :p.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Kinh.Sorry vì em ko nhìn mục giới tính.thông cảm nha.OK ,coi như câu em nói bắt nguồn từ nc Nga ,sẽ chuyển thành
Động đất núi lửa ko bằng ngữ pháp việt nam :)) :)) :)) :))
 
Kinh gì hả em ;), anh học TNga 2 năm mà lại toàn trốn đi điện tử, còn TA học bao lâu lại bỏ thêm cả năm ở xứ người, tất nhiên TA sẽ khá hơn TNga rồi ( chứ anh có bảo anh giỏi TA đâu ;) )
 
:D, nhìu người lúc bị vặn vẹo là Mỹ hay Mĩ thì cứ trả lời đại là nó cũng na ná nhau...Hehe, thế nhữg người tên là Thuý...thì Y~I --->người ta tên là Thúi à;)).Chẹp, TV mình rắc rối bỏ xừ...Bảo phải giữ gìn sự trong sáng của TV..Chửi bậy bằng TV;))....
 
Back
Bên trên