Tiếng Việt

Võ văn Thiện
(SUYLUANLOGIC)

New Member
Các bạn ba miền B-T-N nghĩ giúp Thiện tôi vấn đề như sau:

01) "Cậu bé + anh của cậu bé + Ông nội của cậu bé" người ta gọi là "3 ông cháu"

"Cậu bé + bố (ba, tía) của cậu bé + Ông nội của cậu bé" người ta gọi như thế nào ????????

02) "Sĩ" có nghĩa là gì?

Người hoạt động : ca hát (ca sĩ), sáng tác nhạc (nhạc sĩ), võ thuật (võ sĩ), ...., vậy tại sao khi học đại học Y ra trường lại gọi là Bác (bác sĩ)?

03) Y và i khác nhau như thế nào?

Ngày trước Thiện tôi học được dạy rằng:

"Giặc Mỹ" Mỹ phải là Y không được là i, vậy mà sau đó Thiện tôi lại thấy người ta dùng i. Vậy Mỹ hay Mĩ là đúng? Nếu Mĩ là đúng thì Thiện tôi được dạy sai? hay là báo chí ngày nay viết sai? Nếu cả hai đều đúng đồng nghĩa với Y=i ??????
Ôi đau đầu quá! Xin các bạn giúp Thiện tôi với!
 
1.3 thế hệ;;)
2.sĩ là người:))
3.1 cái dài hơn, cái ngắn hơn,1 cái viết tốn mực hơn,1 cái it tốn mực hơn.Thiếu j` điểm khác nhau.Thế mà cũng ko biêt8-}
 
Y và i khác nhau như thế nào?
I hay Y ở cuối cùng thì có thể dùng cả 2.
02) "Sĩ" có nghĩa là gì?

Người hoạt động : ca hát (ca sĩ), sáng tác nhạc (nhạc sĩ), võ thuật (võ sĩ), ...., vậy tại sao khi học đại học Y ra trường lại gọi là Bác (bác sĩ)?
Thế "bác" là gì hả anh? Anh của bố à B-)
Mạn phép hỏi bác câu này :" điếm" là gì?

01) "Cậu bé + anh của cậu bé + Ông nội của cậu bé" người ta gọi là "3 ông cháu"

"Cậu bé + bố (ba, tía) của cậu bé + Ông nội của cậu bé" người ta gọi như thế nào ????????
3 thế hệ.
 
Võ văn Thiện đã viết:
02) "Sĩ" có nghĩa là gì?

Người hoạt động : ca hát (ca sĩ), sáng tác nhạc (nhạc sĩ), võ thuật (võ sĩ), ...., vậy tại sao khi học đại học Y ra trường lại gọi là Bác (bác sĩ)?

là người làm 1 cái gì đó. Ví dụ:

- tử sĩ (người chết)
- y sĩ (người làm nghề y) :)

Bác sĩ cũng là người làm nghề Y, nhưng ở mức cao hơn (như kiểu bác học ấy - người học giỏi :)

L.
 
NGÔ PHƯƠNG THẢO đã viết:
2.sĩ là người:))

Sĩ ..... là người??????:eek:

Vậy "Sĩ tử" là người chết sao ???? Thiện tôi biết người ta gọi "sĩ tử" để gọi các thí sinh đi thi các kỳ như tốt nghiệp, đại học ....??????

----------

Nguyễn Hoàng Linh đã viết:
là người làm 1 cái gì đó. Ví dụ:

- tử sĩ (người chết)
- y sĩ (người làm nghề y) :)

Tử thi: xác người chết (tử = chết, thi = xác người)
Tử sĩ: người chết (tử = chết, sĩ = người)
=> Thi sĩ = xác người người :))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bác ơi, em nghĩ là nhiều từ Hán Việt có nhiều hơn 1 nghĩa, và chắc cũng có nhiều chữ Hán đồng âm dị nghĩa.
(Last post)
 
Anh Thiện vào trong Wikipedia tiếng Việt mà đọc về nguồn gốc TV ý ạ, và cả cách viết "y" và "i" nữa. Sau khi anh được học chữ thì nước ta có 1 cuộc cái cách chính tả mà... Hình như bọn em bị rơi đúng vào giai đoạn chuyển đổi, nhưng em thì vẫn thích viết theo cách cũ hơn, vì đơn giản là trông nó đẹp mắt hơn, và quen mắt hơn nữa :)

Còn trong Wikipedia TV thì có nói rõ tại sao TV lại có nhiều từ cùng âm khác nghĩa, nguồn gốc thế nào, v.v... Hay lắm anh ạ.
Thôi thì em đưa anh cái link luôn ;) :
http://vi.wikipedia.org/wiki/Tiếng_Việt

Chứ còn TV mà anh cứ suy ra theo kiểu trên kia với chữ "thi sỹ" thì có mà... :-s :p :D :))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Anh Thiện công nhận thích phân tích kiểu chọc ghẹo nhể ;)
Em bịa 2 cách lí giải:
1, Nó là ngôn ngữ, có những thứ mặc định riêng, ko nhất thiết phải theo qui luật chung nào đó, anh học TA chắc chắn sẽ có nhiều thứ như vậy - TV cũng thế ( VD như chợ búa chẳng hạn .... )
2, Sĩ là người, Thi là cầm kì thi họa ---> Thi nhân = nhà thơ , tử sĩ là người chết ( tử là adj -Hán Việt thường để adj trước noun - VD như Ca Sĩ ( người ca hát ) ). Còn cái Sĩ Tử thì em chịu, chẳng lẽ là con của người có học ??? Đoán thôi anh nhá, đừng quote chửi em, tội nghiệp :D
 
:) Có rất nhiều từ tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng hán và nói chung là các tiếng tượng hình :) Có nhiều từ đọc giống hệt nhau nhưng rõ ràng là viết khác nhau - Tức là chữ tượng hình khác nhau...
Còn TV chúng ta đang dùng lại là tiếng ghi lại bằng các kí tự La tinh (Chữ tượng thanh :) )
==> KO thể hỏi những câu như anh Thiện được :)
Nói cách khác :) Đôi khi nhiều câu hỏi như thế là có lỗi với tiếng việt :)
Có thật anh hiểu Thi sĩ = Xác người không mà có thể nói như vậy :)
Đừng bóp méo tiếng Việt,
Không ai có thể am hiểu hoàn toàn, nhưng đưa ra những câu hỏi kiểu bóp méo TV như anh thì em nghĩ là ko nên đâu ...
Thân .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mình xin góp 1 bài liên quan đến Tiếng Việt

'Lậm' ngôn ngữ @
Theo Người Lao Động

Đang có một thứ “ngôn ngữ @” lan truyền trong giới học sinh trung học. Các
em bắt chước nhau viết thứ chữ được giản lược tối đa, nếu ai không viết theo kiểu đó sẽ bị cho là “không bình thường”

Một số học sinh đã dùng cả cách viết như thế này trong bài tập làm văn: "Bùn wá mài nhỉ, lẹi gần hít nem lép 8 roài... thí tụi mìn ko đc zui như hồi nem ngoái, nghĩ vậy thoai mừ teo bùn ghê gúm... nhưng mìn hứa sẽ mãi lè bẹn thân, đeng wên teo dzà mái trừng iu zấu nì nha”.

Với “đoạn văn” trên, nếu không phải là người am hiểu tuổi teen và xa lạ với ngôn ngữ chat, hẳn sẽ không thể nào hiểu nổi. Xin tạm “dịch”: Buồn quá mày nhỉ, lại gần hết năm lớp 8 rồi... Thế tụi mình không được vui như hồi năm ngoái, nghĩ vậy thôi mà tao buồn ghê gớm... Nhưng mình hứa sẽ mãi là bạn thân, đừng quên tao và mái trường yêu dấu này nha.

Và đây nữa: “Gửi mail nhớ thim cái đuôi @ da heo chấm cơm nha, uhm, mí u bít ko năm nay lại ko được học chung dzới nhau gùi”. (Gửi mail nhớ thêm cái tuổi @ da heo chấm cơm nhé, mấy bạn biết không năm nay lại không được học với nhau rồi...).

Chỉ cần đọc vài câu trích trong cuốn lưu bút của một số học sinh lớp 8 trường chuyên quận 1 cũng đủ thấy “ngôn ngữ chat” đã thấm vào các em như thế nào.

Ra đường, chúng ta dễ dàng nghe thấy những câu nói đại loại như “nhỏ như con thỏ”, “lớn như con lợn”, “chán như con gián”... Nói cho vui tai thì còn có thể chấp nhận, chứ viết tắt vô tội vạ, xem như một phương tiện giao tiếp thì về lâu dài sẽ có tác động không tốt đến tâm lý và nếp nghĩ.

Bắt chước “ngôn ngữ @” đang là một “kiểu chơi” mà đằng sau nó là sự lệch lạc về tâm lý. Có những em khi được hỏi tại sao lại dùng những chữ viết và lời lẽ lạ lùng thế kia thì đều lắc đầu, không giải thích được. Phần lớn các em cho rằng đơn giản chỉ là do bắt chước thôi, nếu em nào viết “chơi” mà lời lẽ hay như làm văn thì bị cho là “nhà quê”.

Vì thế, ngoài việc phải viết bài kiểm tra ra, tất thảy đều sử dụng ngôn ngữ kiểu này và coi đó là “mốt của tuổi teen”.

Chính thứ “ngôn ngữ mới” này tạo cho các em thói quen lười suy nghĩ để tìm từ hay ý đẹp, không nhận biết được giá trị văn hóa của ngôn ngữ, miễn viết sao cho nhanh, cho lạ là được. Cũng vì thói quen này mà khi làm bài tập làm văn, không ít em thản nhiên đưa cả chữ viết kiểu này vào bài. Hầu hết các thầy cô không chấp nhận kiểu chữ này.

Riêng cô Lê Thị Thu Hà, giáo viên chủ nhiệm lớp 8/1 trường THCS Nguyễn Du, quận 1, TP HCM, tỏ ra rất bức xúc: “Nếu làm ngơ, “căn bệnh” này sẽ rất khó trị!”.

Theo tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, Trưởng bộ môn Tâm lý học (Khoa Tâm lý giáo dục ĐH Sư phạm TP HCM), dưới ảnh hưởng của “phương tiện giao tiếp” đơn giản tới mức hời hợt như thế, các em sẽ mất đi năng lực cảm thụ vẻ đẹp của ngôn ngữ mẹ đẻ. Tình trạng này lan rộng sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý của các em. Bắt chước là chuyện bình thường, nhưng nếu trẻ cứ bắt chước mà không được định hướng, chọn lọc sẽ trở thành thói quen khó điều chỉnh và về lâu dài tạo nên những vết trầm tích ảnh hưởng đến tâm lý. Nếu cứ để trẻ chạy theo thói quen qua loa, đại khái khi sử dụng ngôn ngữ thì trong việc làm, sinh hoạt cũng dễ dàng trượt theo sự hời hợt, đơn giản ấy.

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Năm nay, nhìn qua mây quyển sách lớp 5 cải cách 100% y được thay bằng i. Bàn sau...

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Nguyen Hoai Nghia đã viết:
Mình xin góp 1 bài liên quan đến Tiếng Việt

'Lậm' ngôn ngữ @
Theo Người Lao Động

[...]
Và đây nữa: “Gửi mail nhớ thim cái đuôi @ da heo chấm cơm nha, uhm, mí u bít ko năm nay lại ko được học chung dzới nhau gùi”. (Gửi mail nhớ thêm cái tuổi @ da heo chấm cơm nhé, mấy bạn biết không năm nay lại không được học với nhau rồi...).
[...]
Hình như đoạn này tác giả cũng dịch sai rồi :D
Thường chat thì có mỗi cái nick, nhưng mà gửi mail thì sẽ phải "thêm cái đuôi @yahoo.com" ;)
Phiên âm hết ra TV thế này... :p
Kiểu như: "Thank you very much" = "Canh thiu thi nhau múc" ý :)) ;)
 
Nguyễn Hoàng Linh đã viết:
là người làm 1 cái gì đó. Ví dụ:

- tử sĩ (người chết)
- y sĩ (người làm nghề y) :)

Tử thi: xác người chết (tử = chết, thi = xác người)
Tử sĩ: người chết (tử = chết, sĩ = người)
=> Thi sĩ = xác người người :))

Than ôi
Anh định tìm kiếm logique tuyệt đối trong ngôn ngữ sao?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em thấy hình như mục đích của anh Thiện là đánh đố mọi người ấy. Em nói thật, vì ngôn ngữ chả bao giờ có qui tắc nào là chính xác tuyệt đối nên em thấy ông anh đang phí thời giờ vô ích, trừ phi ông anh định biên soạn bộ từ điển mới dùng cho toàn dân.
 
Giải pháp dùng i-ngắn thay cho y-dài
Nguyên Nguyên talawas

Hầu như những ai thích đọc sách báo chữ Việt đều biết rằng vào khoảng giữa thập niên 1960, ở Sài Gòn trở lại hiện tượng cổ súy mọi người dùng chữ I (i-ngắn) thay cho chữ Y (y-dài). Thí dụ thông thường người ta viết "tôi có yêu một người đàn ông Mỹ", những người thích i-ngắn sẽ viết: "tôi có iêu một người đàn ông Mĩ".

Người cổ vũ mạnh mẽ nhất là nhà văn Nguyễn Hữu Ngư. Ông này mê cái mốt i-ngắn dữ dội đến độ dùng bút hiệu thường trực là Nguiễn Ngu Í. Nguyễn Ngu Í chơi thân với học giả Nguyễn Hiến Lê cho nên chẳng bao lâu sau, người ta thấy học giả họ Nguyễn tiếp tục lăng xê mốt i-ngắn. Và từ khoảng thập niên 1970 cho đến cuối đời, các tác phẩm của Nguyễn Hiến Lê đều được in với các từ dùng y-dài thành ra i-ngắn hết. Chỉ trừ họ Nguyễn của tiên sinh không thấy thay đổi chữ Y ra I (Nguiễn) thôi.

Thật ra cái mốt i-ngắn này đã xuất hiện từ lâu, cả thế kỉ trước. Người đầu tiên có tên tuổi lăng xê mốt i-ngắn chính là Paulus Huình Tịnh Của - một trong những cộng sự viên đắc lực của Petrus Trương Vĩnh Ký trong việc viết bài vở và điều hành tờ báo dùng chữ quốc ngữ đầu tiên của nước Nam: Gia Ðịnh Báo (khai sinh năm 1865). Sau đó Phạm Quỳnh với Nam Phong tạp chí - qua nhiều tác phẩm được tái bản bên ngoài Việt Nam trong vài năm gần đây - cũng rất thích dùng i-ngắn thay cho y-dài.

Sở dĩ nhiều người thấy khó chịu "ngứa tay" trước tình huống y-dài bởi lẽ, trừ một vài trường hợp ở cuối từ, y-dài có phát âm y hệt như i-ngắn. Y-dài trong quốc ngữ đã bị các tác giả Bồ Ðào Nha và Pháp "vô hiệu hoá" âm Yờ như trong hầu hết các sinh ngữ trên thế giới: Yes, Yell, Yesterday, Yoga, Yul Brynner, Yahoo, Yamaha, Yashika, Fuji-yama, Yang Gui Fei (Dương Quí Phi), Yan Bo (yêm bác, sau này thành uyên bác), Yang Guo (Dương Qua)... Ðứng đầu từ, y-dài phát âm Y hệt như I: "Tôi yêu tiếng nước tôi", yên phận thủ thừa, yếm thế, Yên Bái… đều có thể viết và đọc i hệt: Tôi iêu, iên phận, iếm thế, Iên Bái… Thành ra bất cứ những nhà thẩm quyền nào về tiếng Việt cũng khó bài bác hoặc "ra lệnh" dẹp cái mốt chữ i-ngắn này đi. Lúc nào cũng có những nhà văn, những nhà nghiên cứu thích dùng i-ngắn thay cho y-dài. Con số những người thích dùng i-ngắn này không nhiều nhưng cũng vừa đủ để những người thích đọc sách báo không khỏi tránh được để í: "À, tác giả này thích dùng i-ngắn đây". Thêm một quan sát: rất ít khi thấy một nhà văn phái nữ thích dùng i-ngắn thay cho y-dài.

Mốt thay Y bằng I luôn luôn vẫn âm ỉ từ xưa đến nay. Từ lúc chữ quốc ngữ được phát triển mạnh mẽ ở cuối thế kỷ 19 cho đến thế kỉ 21 hiện tại. Một số người thích, nhưng có vẻ đa số người đọc lẫn người viết đều không mấy thích cái mốt này. Lý do dùng để hỗ trợ cho sở thích dùng i-ngắn rất ít, nhưng có rất nhiều lý lẽ để bài bác việc dùng i-ngắn thay y-dài.

Lý do hiển nhiên nhất để không dễ chấp nhận i-ngắn ngoài chuyện thấy nó "kỳ kỳ" nằm ở chỗ i-ngắn không thể hoàn toàn thay thế cho y-dài. Ai muốn chỉ trích i-ngắn rất dễ. Chỉ cần đem ra tên của người ca sĩ có gốc "Bến Ngự Sông Hương" là xong. Nếu đổi Y thành I chắc phải gọi tên ca sĩ Thanh Thúy thành Thanh Thúi sao? Nhỡ Thanh Thúy có than phiền hay đi kiện cáo thì làm sao đây? Ngoài Thúy ra còn những tên đẹp khác như Thủy, như Thùy, như Súy v.v…, nếu phải dùng i-ngắn xem ra không được ổn chút nào hết: Thủi, Thùi, Súi…

Do đó, cộng với tính bảo thủ sẵn có đối với ngôn ngữ - nhất là trong tiềm thức "di truyền" ngàn đời đã quá mệt mỏi với tính cách lộn xộn, thiếu điển chế của chữ Nôm (một loại chữ thiếu tiêu chuẩn đánh vần, mạnh ai nấy viết) - lúc nào việc "truyền bá" mốt i-ngắn cũng bị hãm bớt lại. Những người thuộc trường phái của mốt-i cũng không chịu thua. Họ thường trích dẫn quyển Việt Nam Văn Học Sử Yếu của học giả Dương Quảng Hàm, trong đó họ Dương có viết đại khái rằng dùng I thay cho Y cũng không sao. Tuy nhiên, ta cũng có thể nhận thấy có một số từ không thể được tự do thay thế qua lại giữa Y và I. Thí dụ: "Lý do" có thể thay bằng "Lí do", nhưng "Nói lí nhí" khó được thay bằng "Nói lý nhí" hay "Nói lý nhý". "Trí tuệ" không thể thay bằng "Trý tuệ" mặc dù âm hưởng hoàn toàn như nhau. "Con chí" không bao giờ viết bằng "con chý". "Ý chí" rất khó viết thành "Í chý"

Ta cũng để ý âm i, âm í gần như dùng để chỉ cái gì nho nhỏ: nhỏ li ti, nói năng lí nhí, viên bi, nhi đồng, đào nhí, vi khuẩn, phép tính vi tích phân, ông Phụng nhí (để phân biệt với một ông Phụng khác lớn tuổi hơn, hoặc to con hơn).

Vấn đề then chốt của i-ngắn tựu trung vẫn là thay cho Y trong vị trí cuối của một số từ như Thúy Kiều, "suy đoán", "thấy" v.v... Nan đề này xưa nay vẫn chưa được trường phái i-ngắn giải quyết ổn thoả. Sau đây xin đề nghị một giải pháp dùng i-ngắn hoàn toàn thay cho y-dài. Y đứng trước từ hoặc đứng cuối từ đều có thể được thay thế bằng I.

Trước hết thử quan sát một vài nguyên âm đôi ("nhị trùng âm") như "ươ" trong từ như "hướng" hay "hưởng". Thử để ý ảnh hưởng của vị trí dấu sắc hoặc dấu hỏi trên chữ Ư hay Ơ. Dấu nằm ở đâu trên các nhị trùng âm? Nếu dấu nằm trên Ư, "hướng" sẽ đọc ra "hứ-ơng" chứ không phải "hư-ớng". "Hứ-ơng" có dấu trên Ư có vẻ âm sắc không sâu bằng dấu trên Ơ ("hư-ớng") và chỉ nghiêng về sắc hơn "hương" không dấu một chút ít thôi. Do đó âm "hướng" thật sự đọc ra "hướng" chính nhờ phần lớn ở dấu đặt trên chữ Ơ đi sau chứ không phải trên Ư đi trước. Tuy nhiên sự phân biệt này chỉ có thể nhận ra một bảy một mười thôi.

Tương tự ta có thể thử nghiệm các âm đôi như "Phường" thành ra "Phừ-ơng" và "Phư-ờng". "Tượng" thành ra "Tự-ơng" và "Tư-ợng". "Thưởng" ra "Thử-ơng" và "Thư-ởng". Ta sẽ thấy ngay có một khác biệt nhưng rất ít. Dấu để vào âm sau của nhị trùng âm vẫn "đúng" hơn so với đặt trên âm trước. Trên Ơ đúng hơn trên Ư. Nhưng nếu có đánh sai chỗ cũng không sao. Thật chính xác: âm phát tùy vào vị trí của dấu trên nhị trùng âm của tiếng Việt.

Áp dụng quan sát này với các nhị trùng âm tận cùng bằng Y như "Thúy", "Thủy", "Thùy mị", "Tùy nghi", ta để í khác với nhị âm ƯƠ nhị âm UY thông thường có dấu đánh trên âm đi trước: "Thúy", đánh sắc trên U chứ không trên Y. Ðó chính là điểm mấu chốt trong nan đề i-ngắn. Ðó cũng là một điểm rất ngẫu nhiên và trớ trêu bởi nó ẩn mình trên chính tên người cổ suý trường phái chữ-i: dấu nó nằm chình ình ngay trong tên Í của nhà văn Nguiễn Ngu Í.

ÐÁNH DẤU TRÊN NGAY CHỮ I SẼ GIẢI QUYẾT ÐƯỢC VIỆC THAY THẾ CHỮ Y Ở CUỐI TỪ BẰNG I-NGẮN.

"Thanh Thúy" nếu muốn thay Y phải viết "Thanh Thuí"

Tương tự:

Thủy (nước) theo mốt-i sẽ viết: Thuỉ

Thùy mị => Thuì mị

Trọng Thủy => Trọng Thuỉ

Mày tao => Maì tao

Cổ xúy => Cổ xuí

Tủy sống => Tuỉ sống

Tùy nghi => Tuì nghi

Thế còn những từ như "Suy đoán", "Tuy nhiên", thì sao? Thay Y bằng I ở cuối nhị âm không dấu vẫn bị mất hiệu quả, "Suy" thành "Sui".

Nhớ ngày xưa đi học tiểu học các Thầy các Cô thường gọi Y là Y-cà-réc (Y-grecque - Y của tiếng Hy-Lạp). Ngày nay người ta thường gọi nó là Y-dài, hay I-dài. Dài thế nào? Dài hơn I là đủ. Dài nhưng đủ sức "khoá" lại nguyên âm nằm trước nó.

Do đó khi gặp phải một âm cuối Y của một từ không dấu, muốn thay Y bằng I người ta cần đến hai chữ I viết liền nhau: Y thay bằng II.

Suy đoán => Suii đoán

Tuy nhiên => Tuii nhiên

Say sưa => Saii sưa

Thay thế => Thaii thế

Bệnh SARS hay lây => Bệnh SARS haii lâii

May mắn => Maii mắn

Tóm lại, muốn thay y-dài bằng i-ngắn ở cuối từ:

Nếu từ có dấu: chuyển dấu qua chữ I nằm ở cuối

Nếu từ không có dấu: thay Y bằng hai chữ I viết kế nhau.

Thí dụ thêm:

Sức mấy => Sức mâí (Ðể ý trong Mâí có hai dấu, dấu mũ ^ dành cho a và dấu sắc dành cho i).

Nay mai => Naii mai

Hay quá => Haii quá

Vẫn còn một trục trặc, một lổng chổng. Ðó là trục trặc với truyền thống văn hoá người Việt.

Trục trặc ở từ "Yêu" viết thành "Iêu" có lẽ không quan trọng lắm. Bởi có "yêu" thì cũng có "không yêu" theo kiểu Nhị Nguyên của nhà Phật, hoặc "hết yêu", hay "yêu rất nhiều người". Hay trong lúc "đang yêu" chợt thấy người mình yêu đôi khi cũng giống như "yêu", như "quỷ". Tức nếu đổi "Yêu" ra "Iêu" có vẻ không va chạm đến nền tảng văn hoá, vì theo thông thường "Yêu" rất khó mang nghĩa tuyệt đối và luôn luôn có thể dùng những từ khác để thay thế (như "Thương", "Mến", "Mê mệt"… chẳng hạn).

Nhưng có một điểm lổng chổng khác nằm trong cốt lõi của văn hoá nước Việt. Ðó là "Thầy", một từ hàm chứa nhiều truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa. "Thầy" nằm ngay trong trục "quân sư phụ" của hệ thống Khổng Mạnh và cũng là từ dùng để gọi Thân phụ (Cha) trong nhiều gia tộc - nhất là ở phía Bắc. Theo mốt i-ngắn "Thầy" sẽ được viết thành "Thâì". Nó kỳ kỳ làm sao.

Người ta có thể thấy 3 điểm chính khiến những người "iêu i-ngắn" có lẽ phải khựng lại:

– Qua kinh nghiệm "mạnh ai nấy viết tả-pín-lù" của chữ Nôm trên 1000 năm, bất cứ khuynh hướng mới mẻ nào trong chữ quốc ngữ cũng đều bị nghiệm xét kĩ lưỡng.

– Thật ra i-ngắn và y-dài cho dù mang âm vận như nhau cũng không thể luôn được tự do hoán chuyển lẫn nhau. Không thể viết "Í Chý", "Con Chý", "Lý lắc", "Trý tuệ", "Lý nhí", "Thý dụ", v.v… Hoặc viết ra thấy nó làm sao âí: "Lí trí", "Í chí", "Ỉ lại" v.v…

– Ðặc biệt các nhà văn nữ phái có vẻ không thích i-ngắn thế y-dài.

Mặc dù một giải pháp đã được đưa ra trong bài để i-ngắn hoàn toàn thaii thế được y-dài - với hi vọng y-dài sẽ có thể thong thả trở về vị trí của d-ta (như "yuiên yáng", "yung nhan", Hoàng Yung, "anh yũng"…) - một iếu tố thứ tư liên hệ đến văn hoá cổ truiền trong thí dụ về "Thầy" đã đưa đến một iêu cầu nho nhỏ: Xin hãy cố giữ lấy chữ Y.

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Các nghi thức giao tiếp trên Internet

Theo Sài Gòn Giải Phóng

"Nhập gia tùy tục", vào Internet cũng giống như vào bất kỳ môi trường nào khác, phải tuân thủ những thông lệ và nguyên tắc của môi trường đó. Sau đây là một số “chuẩn mực” được gọi là nghi thức mạng Netiquette.

- Trong forum, chatroom hoặc khi soạn thảo e-mail, không nên gõ chữ in hoa vì chữ in hoa đồng nghĩa với sự lớn tiếng, hét to lên trong điện thoại, rất dễ làm người khác khó chịu. Thay vào đó, có thể đặt dấu hoa thị trước những câu văn mình muốn nhấn mạnh. Chữ in hoa trong những trường hợp đó được gọi là sự khiếm nhã điện tử (e-rudeness).


- Khi tham gia vào một cuộc thảo luận đang diễn ra trên các diễn đàn (forum) hoặc các nhóm thảo luận (newsgroup), đừng bao giờ tìm cách thay đổi chủ đề mà cần tôn trọng, theo dõi chủ đề mọi người đang thảo luận. Nếu muốn thảo luận chung, phải được sự đồng ý của mọi người.


- Khi soạn thảo e-mail, nếu muốn viết tắt thì chỉ nên viết tắt những từ đã được quy định sử dụng trên mạng (net-cronym), không nên tùy tiện viết tắt vì sẽ làm cho người khác khó hiểu. Trước khi gửi e-mail phải cân nhắc kỹ lưỡng vì một khi đã gửi đi rồi thì không thể nào lấy lại được.


- Không nên gửi cùng một nội dung e-mail cho nhiều người vì bạn sẽ gây khó chịu cho người nhận, trừ khi bạn muốn thông báo cho đối phương biết bạn thay đổi địa chỉ e-mail hoặc một vấn đề nào đó liên quan và muốn chia sẻ với họ... nhưng cũng đừng quên kèm theo lời nhắn rằng bạn đã gửi như thế.


- Nếu như bạn có gây sự hiểu lầm nào cho người khác qua cách viết trong e-mail hoặc các forum, newsgroup, bạn phải trình bày lại thông điệp một cách rõ ràng, có thể kèm theo các biểu tượng cười (smiley) để biểu thị cảm xúc của mình và để thông điệp của mình đỡ khô khan, nhàm chán…


- Ngoài Netiquette, người dùng Internet trên thế giới cũng đã cho ra đời một bộ ký hiệu hay chữ viết tắt để biểu thị cảm xúc qua mạng, được gọi là những emoticons hoặc “smileys”. Để đọc các emoticons này, bạn phải nghiêng đầu sang bên trái:


:), :), :^) người đối thoại đang cười, hạnh phúc
:-(, :( buồn, mếu
;-), ;) đá lông nheo
:-D cười to
=-) cười tít mắt
:-@ la to, hét lớn
:-] cau mày, nghiêm nghị
>:-( giận dỗi, khó chịu
:-O ngạc nhiên, thảng thốt
:-X không nói chuyện nữa
:cool: đeo kính vào, mặt “hình sự”
:-+ hôn
\\o// hoan hô
L:) Tôi vừa tốt nghiệp
@-‘-,- trao một hoa hồng
#-) tôi không thấy gì hết


Đó là những biểu tượng đơn giản và cổ điển, đang được nhiều người dùng thường xuyên.


Trong các trang web mail, đặc biệt là chatroom và forum của nước ngoài, thường có sẵn những biểu tượng smileys. Nếu người sử dụng freemail ở chế độ Add color and graphics (trong Yahoo) hoặc Rich Text editor-on (ở hotmail) thì chỉ cần chèn (insert) các biểu tượng vào trong văn bản soạn thảo.


Đối với một số trang web freemail khác không có sẵn biểu tượng smiley, thì có thể tạo bằng bàn phím như:), hoặc:-( …


Các biểu tượng smileys ở những trang web mail, forum, chatroom... khi được đi kèm những dòng chữ, đoạn văn khô khan sẽ tạo cảm giác vui vẻ, ngộ nghĩnh, sinh động hơn... Smileys có thể giúp người đối thoại gửi những thông điệp không lời đến đối phương nhưng vẫn diễn tả được tình cảm, cảm xúc của mình như: buồn, vui, giận dữ, ngạc nhiên, xấu hổ...


Cũng có một số người đã tạo ra những emoticon của nhiều ca sĩ, diễn viên điện ảnh, danh họa… và biểu tượng của con vật:


=:) Ca sĩ nhạc rock

+-:) Giáo hoàng, cha xứ

o:) Thiên thần

+<:-}> Ông già Noel

5:) Elvis Presley

:-% Chủ ngân hàng

7:) Fred Flinstone

:-.) Cindy Crawford

C]:-= Charlie Chaplin

=) Adolf Hitler

~:eek: Em bé

==:-D Don King

8:)-) Walt Disney

%-~ Picasso

3:-o Con bò

:eek:) Con heo

:>()< Chim cánh cụt

<:3)~~~ Con chuột

^..^ Con mèo

})i({ Con bướm


Sau đây là một số Net-cronym (những từ viết tắt sử dụng trên Internet) và Cyper slangs (tiếng lóng trên mạng) thông dụng:


BRB (be right back): Tôi sẽ trở lại ngay để tiếp tục cuộc trò chuyện

Afk (away from keyboard): Tôi hiện không ngồi tại máy tính

WB (welcome back): Chào mừng bạn trở lại

WYSIWYG (What you see is what you get): Những gì bạn thấy đều đúng như vậy

NTSY (Nice to see you): Rất vui được biết bạn

BTW (By the way): Nhân tiện…

Lol (laught out loud): Cười thật to, thật giòn…

IMO (In my opinion): Theo ý tôi…

CU, C ya’ (see you): Hẹn gặp lại

C-U-2-9 (see you tonight): Hẹn gặp lại tối nay

9 nite (good night): Chúc ngủ ngon

2 (hi, hello): Xin chào…

A/s/l? (age/sex/location?): Bạn mấy tuổi, giới tính và đang ở đâu?

How r u? (How are you?): Bạn khỏe không?

Chào Internet!
 
Sĩ ..... là người??????

Vậy "Sĩ tử" là người chết sao ???? Thiện tôi biết người ta gọi "sĩ tử" để gọi các thí sinh đi thi các kỳ như tốt nghiệp, đại học ....??????

Nói như bác thì, tử là con , sĩ tử lại là người con à ??? /:) /:) mạn phép hỏi , ko biết bác có phải dân Việt không nữa ????

( mà vấn đề sĩ tử em nghĩ người ta gọi thế cho vui thôi :)) )

Em thật sự chả hiểu bác bới móc đâu ra mà lắm vấn đề dở hơi thế nữa /:)

Ngày mai em lập Topic mới : đồng là cùng , đồng ruộng là ruộng chung ah ? Hoa tôi thấy vấn đề này đáng được xem xét kĩ càng, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của Tiếng Việt ta ! Hoa tôi mong muốn các bạn đóng góp ý kiến , còn Hoa tôi lập ra cái Topic này là có công lớn lắm rồi, tôi té đây . Chào thân ái và quyết thắng.
Theo bác Thiện thiển ý của Hoa tôi như vậy có gì đáng phàn nàn ko ạ ?
 
Phạm Diệu Linh đã viết:
Phong ba bão táp ko bằng ngữ pháp việt nam .
Thực ra câu này gốc là: " Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp tiếng Nga" bạn à
 
Back
Bên trên