Thuyết nhu cầu của A.Maslow với việc phát triển kỹ năng khuyến khích nhân viên.

Nguyễn Thanh Thảo
(Violethn)

Điều hành viên
Thuyết nhu cầu của A.Maslow là thuyết đạt tới đỉnh cao trong việc nhận dạng các nhu cầu tự nhiên của con người nói chung. Cho đến nay, chưa có thuyết nào thay thế tốt hơn thuyết này mặc dù cũng có khá nhiều "ứng cử viên" có ý định thay thế. Theo thuyết A.Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau từ "đáy" lên tới "đỉnh", phản ánh mức độ "cơ bản" của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội.

Trong một doanh nghiệp hay một tổ chức, nhu cầu cơ bản có thể được đáp ứng thông qua việc trả lương tốt và công bằng, cung cấp các bữa ăn trưa miễn phí hoặc bảo đảm các khoản phúc lợi khác như tiền thưởng theo danh hiệu thi đua, thưởng các chuyến tham quan, du lịch, thưởng sáng kiến... Để đáp ứng nhu cầu an toàn, nhà quản lý có thể bảo đảm điều kiện làm việc thuận lợi, bảo đảm công việc được duy trì ổn định và đối xử công bằng với nhân viên. Để bảo đảm đáp ứng nhu cầu quan hệ, người lao động cần được tạo điều kiện làm việc theo nhóm, được tạo cơ hội để mở rộng giao lưu giữa các bộ phận, khuyến khích mọi người cùng tham gia ý kiến phục vụ sự phát triển doanh nghiệp hoặc tổ chức. Cugnx để đáp ứng nhu cầu phát triển quan hệ, doanh nghiệp hoặc tổ chức cần có các hoạt động vui chơi, giải trí nhân các dịp kỷ niệm hoạc các kỳ nghỉ khác. Để thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng, người lao động cần được tôn trọng về nhân cách, phẩm chất. Bên cạnh được trả tiền lương hay có thu nhập thỏa đáng theo các quan hệ thị trường, họ cũng mong muốn được tôn trọng các giá trị của con người. Các nhà quản lý hoặc lãnh đạo, do đó cần có cơ chế và chính sách khen ngợi, tôn vinh sự thành công và phổ biến kết quả thành đạt của cá nhân một cách rộng rãi. Đồng thời, người lao động cũng phải được cung cấp kịp thời thông tin phản hồi, đề bạt nhân sự vào những vị trí công việc mới có mức độ và phạm vi ảnh hưởng lớn hơn. Đối với nhu cầu tự hoàn thiện, nhà quản lý hoặc ông chủ cần cung cấp các cơ hội phát triển những thế mạnh cá nhân. Đồng thời, người lao động cần được đào tạo, phát triển, cấn được khuyến khích tham gia vào quá trình cải tiến trong doanh nghiệp hoặc tổ chức và được tạo điều kiện để họ tự do phát triền nghiề nghiệp. Các tập đoàn kinh doan lớn trên thế giới "thu phục" khá nhiều nhân viên giỏi, kể cả những nhân viên rất "khó tính" từ nhiều nước khác nhau do cơ chế hấp dẫn mạnh nguồn tài năng này qua việc tạo điều kiện cho họ có "nhà lầu, xe hơi", việc làm ổn định, tiền lương trả rất cao và khả năng thăng tiến mạnh, kể cả giao cho họ những trọng trách và vị trí lãnh đạo chủ chốt trong công ty.

Như vậy, để có kỹ năng khuyến khích và động viên nhân viên, nhà quản lý cần nghiên cứu và tìm hiểu cụ thể nhu cầu của nhân viên mình và có biện pháp hữu hiệu để đáp ứng, nghĩa là họ cần biết "chiều" nhân viên một cách hợp lý và có dụng ý...

Hiện nay ở Việt Nam có tình trạng mặc dù mức lương được trả khá cao trong các doanh nghiệp liên doanh song nhiều người vẫn muốn làm việc ở các cơ quan nhà nước với mức lương thấp hơn rất nhiều. Lý do chủ yếu xuất phát từ quan niệm làm việc trong các liên doanh khó bảo đảm cho sự tiến thân và phát triển địa vị xã hội. Điều này có nghĩa là các liên doanh với nước ngoài khó bảo đảm cho sự tiến thân và phát triển địa vị xã hội. ... Vì thế, người chủ doanh nghiệp hoặc người đứng đầu một tổ chức cần tùy hoàn cảnh cụ thể để vận dụng thuyết nhu cầu này vào việc phát hiện nhu cầu của từng nhân viên, hình thành các kỹ năng khuyến khích nhân viên một cách thích hợp.
 
Oh cái thuyết này được phát hiện ra từ bao giờ đấy ? Bởi vì tôi cũng mới tự nhận ra trong bản thân doanh nghiệp nhỏ nhỏ của mình cách đây khoảng 2 năm. Không biết mình biết trước hay ông (bà) Maslow kia !!!

Tôi cũng đang loay hoay với cái thuyết này đây. Ngày xưa bắt đầu đi kinh doanh thì cứ nghĩ đơn giản là mua làm sao thật rẻ bán thất đắt là được rồi. Đến khi có tìm được nhiều thứ mua rẻ bán đắt rồi thì không làm sao tìm cách hiệu quả để "push" nhân viên thực hiện nó.

Thế rồi phát hiện ra rằng cái khó nhất mà mình chưa thực hiện được là tìm ra "chính sách" để khuyến khích nhân viên. Đầu tiên là tìm cho ra MỖI người có một nhu cầu riêng như thế nào ?

Không hiểu ở các công ty cùng size và lớn khác họ làm thế nào, chứ riêng công ty với 10 người đã thấy bở hơi tai rồi ! Mới nhớ tới ngày xưa tìm hiểu người yêu thấy vất vả quá và quyết định cưới luôn người mình yêu đầu tiên, rồi đến bây giờ vẫn phải tiếp tục tìm hiểu vợ mình.

Còn 10 nhân viên trong công ty chả nhẽ 10 x 2 năm = 20 năm.

Mọi người có cách nào không chia sẻ đi !
 
Nguyen Huy Minh đã viết:
Thế rồi phát hiện ra rằng cái khó nhất mà mình chưa thực hiện được là tìm ra "chính sách" để khuyến khích nhân viên. Đầu tiên là tìm cho ra MỖI người có một nhu cầu riêng như thế nào ?
!

Như đã trình bầy ở trên: "Như vậy, để có kỹ năng khuyến khích và động viên nhân viên, nhà quản lý cần nghiên cứu và tìm hiểu cụ thể nhu cầu của nhân viên mình và có biện pháp hữu hiệu để đáp ứng, nghĩa là họ cần biết "chiều" nhân viên một cách hợp lý và có dụng ý..."

Một nhân viên vừa mới được tuyển dụng đang cần việc làm thì việc tạo cơ hộ việc làm và có thu nhập cho bản thân nhân viên này là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu. Còn một nhân viên đã công tác có "thâm niên" trong công ty, công việc đã thuần thục và tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm thì nhu cầu của nhân viên đó phải đạt được là vị trí, chức vụ trong doanh nghiệp hoặc tổ chức. Việc đề bạt chức vụ công tác mới ở vị trí cao hơn hiện tại cho nhân viên này sẽ khuyến khích người này làm việc hăng say và có hiệu quả hơn...
 
"Một nhân viên vừa mới được tuyển dụng đang cần việc làm thì việc tạo cơ hộ việc làm và có thu nhập cho bản thân nhân viên này là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu"

undefinedĐúng là cái này trước đây hơi chủ quan và không đặt lên hàng đầu nên gặp đã gặp nhưng trục trặc. Bây giờ thì care hơn cả vợ !

Còn một nhân viên đã công tác có "thâm niên" trong công ty, công việc đã thuần thục và tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm thì nhu cầu của nhân viên đó phải đạt được là vị trí, chức vụ trong doanh nghiệp hoặc tổ chức. Việc đề bạt chức vụ công tác mới ở vị trí cao hơn hiện tại cho nhân viên này sẽ khuyến khích người này làm việc hăng say và có hiệu quả hơn...

undefined Cái này cũng thử ngay rồi nhưng cũng không hiệu quả bởi chính họ tự nhận thấy rằng họ không đảm đương được vị trị cao hơn.

undefined Phải tuyển người mới có khả năng tốt hơn những người "thâm niên" kia để họ "cạnh tranh" lẫn nhau ???
 
Thiết nghĩ là cái này còn phải phụ thuộc vào yếu tố qui mô của doanh nghiệp nữa chứ nhỉ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ với số lượng công nhân viên ít, và năng suất hoạt động không cao thì lấy đâu ra những vị trí mới mà cho nhân viên "thâm niên" thăng tiến, nếu mà kinh doanh thu về lợi nhuận có khả năng mở rộng qui mô hoạt động thì khi đó may ra mới có thể có hi vọng. Em nghĩ thế, cái này là kinh nghiệm quan sát thực tế thui, chứ cũng phải là kiến thức từ trong sách vở Kinh Tế gì hết ạ, góp vui với các anh chị cho vui :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguyen Huy Minh đã viết:
undefined Phải tuyển người mới có khả năng tốt hơn những người "thâm niên" kia để họ "cạnh tranh" lẫn nhau ???

Việc xắp xếp nhu cầu theo thang bậc từ thấp đến cao cho thấy độ "văn minh" của con người tăng dần. Con người luôn có nhu cầu giao tiếp để phát triển. Ở trên cấp độ này là nu cầu được nhận biết và tôn trọng. Đây là mong muốn của con người nhận được sự chú ý, quan tâm và tôn trọng từ những người xung quanh và mong muốn bản thân là một "mắt xích" không thể thiếu trong hệ thống phan công lao động xã hội. Việc họ được tôn trọng cho thấy bản thân từng cá nhân đều mong muốn trở thành một người hữu dụng theo một điều giản đơn là "xã hội chuộng của công". Vì thế con người thường mong muốn có địa vị cao để được mọi người tôn trọng và kính nể. Vượt lên trên tất cả các nhu cầu đó là nhu cầu tự thể hiện. Đây là khát vọng và nỗ lực để đạt được những mong muốn. Con người tự nhận thấy bản thân cần phải phấn đầu và đạt được bằng được vị trí mà họ ao ước. Thuyết nhu cầu sắp xếp nhu cầu con người từ thấp đến cao. Những nhu cầu ở cấp cao hơn sẽ được thỏa mãn khi nhu cầu thấp hơn được đáp ứng.

Các cá nhân trong tổ chức chủ yếu hành động theo nhu cầu. Chính sự thỏa mãn nhu cầu làm họ hài lòng và khuyến khích họ hành động. Đồng thời, việc nhu cầu được thỏa mãn và thỏa mãn tối đa là mục đích hành động của con người. Vì vậy, nếu một cá nhân đã nỗ lực, đã phấn đầu bản thân phát triển để được giữ một vị trí quan trọng trong công ty của bạn, lúc này, bạn lại đi tuyển thêm nhân viên có trình độ tương đương, hoặc cao hơn... thì đây là một cách (có thể) làm mất đi nhu cầu phấn đấu làm việc quên mình cho công ty của bạn... và hậu quả... Chắc bạn cũng có thể lờ mờ đoán ra.
 
Nguyên lý này là 1 phần quan trọng trong việc quản lý con người. Nếu ai học Human Resource Management (HRM) đều sẽ phải học qua và đây là 1 trong những nguyên lý đầu tiên để thuộc lòng. Vấn đề chính là nguyên lý là Chết còn con người là Sống. Ngay cả ví dụ trên đưa về 1 nhân viên mới tạo cạnh tranh cũng chưa chắc đã là sai. "Không thành kế" dùng đối phó kẻ đa nghi thì mới có hiệu quả, chứ gặp phải 1 kẻ hữu dũng vô mưu, thấy đánh nhau là lao tới chém loạn thì Gia Cát Lượng có 10 cái đầu cũng đứt.
Giữa lý thuyết và thực tiễn kinh doanh là "con người". Một ông chủ giỏi nắm bắt được tâm lý nhân viên sẽ đánh giá được người đó nằm ở "tầng" nào và khi nào thì người ta chuyển "tầng". Với công ty nhỏ và vừa, việc nắm bắt từng cá nhân là việc khả thi còn với các công ty lớn thì hoàn toàn không thể. Khi đó lại cần áp dụng nhưng phương pháp khác hơn.
Nếu muốn ăn thịt chó thì lên Nhật Tân mà ăn ngan thì về Cửa Nam, một cách tạo động lực khuyến khích người lao động là tạo điều kiện ăn thịt chó cũng ngon mà ngan cũng ngọt, đi lại thì có xe bus nối liền liên tiếp.
Tất nhiên là có vô vàn cách, từng trường hợp sẽ đem ra sử dụng. Mỗi người tùy vào hoàn cảnh kinh doanh của mình mà chọn lựa. Mấy học thuyết thì chỉ có từng đấy chữ thôi. Tam thập lục kế nhiều người thuộc hết nhưng mấy ai dùng được hết đâu???
 
Back
Bên trên