--Mục đích của thi học sinh giỏi là tuyển chọn ra những tài năng thực sự. Tài năng thực sự là do 1 quá trình say mê học tập, tự học, có vướng mắc thì hỏi thầy chứ không phải là đến lớp học thêm nhờ thầy nhồi cả 1 cục kiến thức vào đầu trong một thời gian ngắn như 1 số trường hợp ở nước ta.
--Nhưng do bệnh thành tích ( bắt nguồn từ bệnh sĩ, không muốn ai hơn mình ) nên mới nảy sinh ra cái chuyện học theo "dạng bài" để đi thi. Nói thật là nếu học theo "dạng bài" thì bỏ công sức ra lập chương trình giải toán theo dạng bài thì còn có ý nghĩa. Chứ còn bắt học sinh học dạng này dạng nọ thì sau khi thi xong các dạng bài siêu đẳng ấy để vào đâu, chắc chắn là không thể nhớ mãi được. Mà một phần học sinh chỉ nhớ thuộc lòng dạng bài đó chứ không tiếp tục đào sâu suy nghĩ ( có cả tớ nè ), học trên lớp đủ chết rồi còn thời gian đâu mà đào sâu, nên biết thêm dạng bài để đi thi chẳng giúp ích gì sau khi thi xong cả:-s .
--Một vấn đề nữa gây ra chuyện "học theo dạng bài" là cách ra đề của thầy cô. Đúng là không thể nghĩ ra 1 bài toán hay trong thời gian ngắn nhưng vì người ra đề năm nào cũng ra theo các kiểu tương tự nhau nên người đi thi mới nắm được quy luật ấy mà học "dạng bài". Giả sử chúng ta 1 thư viện đề thi khoảng 1000 dạng bài toán, mỗi năm ra 5 dạng bất kì không theo quy luật nào thì sẽ hạn chế được tình trạng học theo dạng để đi thi. Thử làm 1 phép tính đơn giản, cứ cho là để thuộc 1 dạng để đi thi, học sinh phải làm 10 bài toán từ dễ đến khó, nhân lên là 10000 bài
. Dù có chăm mấy thì với lượng bài tập về nhà nhiều như hiện nay, khó học sinh nào có thể làm xong 10000 bài từ khi bắt đầu năm học tới lúc đi thi>
, chưa nói đến thời gian học và nắm lí thuyết.
--Nói tóm lại là thi học sinh giỏi là quá tốt=D> , nhưng trong khi thực hiện nó lại bị biến tướng thành 1 thứ xấu. Đúng là "nhà văn nói láo, nhà báo nói phét", nhưng khi quốc hội đặt câu hỏi là có nên bỏ 1 thứ quá tốt như thi HSG chỉ vì mặt xấu của nó thì chúng ta có thể tưởng tượng là mặt xấu đang chiếm bao nhiêu phần trăm trong thi HSG.[-x