Lưu Đức Hiệp
(luuduchiep)
New Member
Thi học sinh giỏi làm què quặt tài năng
17:5', 22/5/ 2003 (GMT+7)
(VietNamNet) - Chia bài ra để làm, sau đó chép bài nhau cố sao đạt điểm tối đa hòng chiếm giải nhất đã nhiều năm vuột khỏi địa phương - Hậu quả của việc gian lận này là kết quả thi của 20 học sinh trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2002 - 2003 bị huỷ bỏ. Bê bối xảy ra từ kỳ thi này báo động tình trạng, vì hám thành tích, các cuộc thi học sinh giỏi từ mục tiêu ban đầu là tuyển chọn nhân tài đã biến thành cuộc đua vì màu cờ sắc áo, làm què quặt những "mầm" tài năng mới nhú.
Luyện "gà chọi"
Kết quả giáo dục "mũi nhọn" của ngành giáo dục các địa phương thường được đo đếm bằng thành tích của các kỳ thi học sinh giỏi, mà "đỉnh cao" là thi học sinh giỏi quốc gia. Giáo viên cố có học sinh đạt giải để củng cố uy tín, huyện, tỉnh cố cho bảng vàng năm sau rực rỡ hơn năm trước. Những năm 60, 70, cuộc thi học sinh giỏi quốc gia thường chỉ là cuộc so tài giữa các trường chuyên của các tỉnh với nhau và chỉ giới hạn trong một số môn học cơ bản để chọn người đi thi học sinh giỏi quốc tế. Giờ thì hơn 10 môn học ở bậc THPT đều "bung ra" học sinh giỏi quốc gia để "giáo dục toàn diện".
Cuộc tuyển chọn 8 học sinh vào mỗi đội tuyển chuẩn bị đi "thi đấu" quốc gia ở các địa phương diễn ra hết sức sôi động. Bắt đầu là cuộc thi học sinh giỏi của tỉnh thường diễn ra vào gần cuối học kỳ 1. Để chuẩn bị cho cuộc thi này, các trường đã "vào cuộc" ráo riết từ khi học sinh vào lớp 10, chủ yếu ở các lớp chọn của trường bình thường hoặc lớp chuyên ở các trường chuyên. Khoảng 10, 15 học sinh học nổi trội một môn nào đó sẽ dành nhiều thời gian để học trước chương trình, đọc, luyện các dạng đề. Cuộc thi dành cho học sinh lớp 12 nhưng lớp 11 cũng hăng hái tham gia nên đến giữa học kỳ 1 của năm học, các em phải hoàn tất chương trình. Qua được vòng loại ở tỉnh, các đội tuyển tách khỏi lớp 2 tháng để luyện riêng, gác các môn học trên lớp lại. Việc sụt cân, căng thẳng, thậm chí bị ốm trước ngày thi là "chuyện ngày thường ở huyện" của những đội tuyển này.
Bắt đầu ra Tết, các đoàn phía bắc rục rịch "hướng về Hà Nội" khoảng một tuần. Mục tiêu là nhờ các thầy giỏi ở các trường ĐH, các viện có uy tín phụ đạo thêm để nâng cao kiến thức. Tỉnh ở gần hơn thì xuống Thủ đô "thỉnh" thầy về tận nơi. Sách, kiến thức của các thầy, học sinh đã lĩnh hội và ngấm khá kỹ từ quá trình luyện thi, cho nên việc ra Thủ đô tầm sư học đạo chỉ là cái cớ. Đội ngũ ra đề thi cũng chỉ dao động trong một nhóm người. Vậy nên mới có chuyện đoàn học sinh môn Vật lý một tỉnh giáp Hà Nội giật giải khá cao ở vòng thi quốc gia nhưng đến khi thi để chọn đội tuyển Olympic quốc tế đều trượt do kíp ra đề quốc gia và kíp ra đề quốc tế khác nhau.
Học sinh giỏi có giỏi không?
Đối với nhiều học sinh, mục tiêu dự kỳ thi học sinh giỏi là được tuyển thẳng vào ĐH. Chúng tôi còn được biết nhiều trường hợp muốn cho con vào ĐH chắc chắn từ con đường này, một số gia đình đã đầu tư không ít tiền của để cho con cái của họ được làm "gà chọi". Còn nhớ, vào cuối năm 2002 chuyện có nên hay không bỏ chế độ tuyển thẳng học sinh giỏi quốc gia đã được đưa ra lấy ý kiến trong bản dự thảo cải tiến tuyển sinh ĐH, CĐ. Kết quả cho thấy có gần 50% đề xuất nên bỏ. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đưa ra minh chứng: hơn 50% học sinh được tuyển thẳng vào trường có kết quả học tập trung bình. Tuy nhiên, đề xuất này không được chấp nhận với lý do, đã đạt giải thì các em thừa sức đỗ ĐH. Đồng thời, Bộ GD - ĐT cũng khẳng định sẽ làm "chặt" hơn với việc không để ồ ạt số lượng giải thưởng (tuy trong thực tế, năm 2003 vẫn có hơn 2.000 giải thưởng trong tổng số 4.730 học sinh dự thi, không giảm bao nhiêu so với năm trước).
Những học sinh tham gia đội tuyển thường mang sức ép khá nặng nề. Nếu không đạt giải, cơ hội thi đỗ ĐH khá mong manh bởi thường các em chỉ vững môn thi của mình. Khi kỳ thi kết thúc vào giữa tháng 3, các em mới có thời gian để ôn các môn thi ĐH khác. Những học sinh này thường được thầy dẫn dắt đội tuyển và nhà trường thu xếp cho điểm số an toàn của các môn học khác để yên tâm vào "lò luyện" vì màu cờ sắc áo. Năm 1998, khi có quy định học sinh có kết quả tốt nghiệp THPT 3 năm đạt loại giỏi thì được tuyển thẳng vào ĐH, lập tức học sinh ở các trường chuyên tỉnh - "lò" cung cấp nhân lực chủ yếu cho các đội tuyển quốc gia - đã "phai nhạt" ý định vào "lò". Có trường hợp học sinh còn cố tình làm bài sai, phạm lỗi ngớ ngẩn trong kỳ thi chọn đội tuyển của tỉnh để tránh "lọt" vào đội tuyển. Ông N.T, chuyên viên Sở GD - ĐT một thành phố lớn, người trực tiếp tham gia luyện các đội thi này nhiều năm đã lên tiếng đòi bỏ hình thức "luyện gà chọi" này. Ông cho rằng, bản thân những "gà chọi" đều có tư chất thông minh. Tuy nhiên, do bị gò vào guồng quay luyện thủ thuật để giành giải màu cờ sắc áo cho trường, cho địa phương, sức học của các em bị lệch lạc. Ở tỉnh T, địa phương khá nổi danh với những giải thưởng và cái đích trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia chỉ là giải Nhất, nhiều năm rục rịch ban hành chế độ: học sinh đạt giải sẽ được ưu tiên khi về địa phương công tác, tuy nhiên chờ dài cổ mà thời hạn ban hành vẫn chưa thấy đâu.
Sự việc 20 học sinh chép bài trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2002 - 2003 được Bộ GD - ĐT xử lý khá nhẹ bằng cách yêu cầu các Sở GD - ĐT có liên quan tự xử lý báo cáo kết quả. Hậu quả nhỡn tiền là thay vì chỉ cố đạt kết quả thi tốt nghiệp THPT loại khá (điều này có lẽ không khó) để vào thẳng ĐH (nếu không bị phát hiện, mức giải của các em là Nhì, Ba) thì giờ đây, 20 học sinh lại tiếp tục nhập cuộc "lò luyện" mới trong tâm trạng căng thẳng hơn. Trong khi đó, sức ép thành tích của những người làm quản lý thì vẫn "vô sự". Điều đáng báo động ở đây là thay vì phát hiện được tài năng mới "nhú" để ươm thì các kỳ thi học sinh giỏi thường niên như thế này đã bị biến thành cuộc đua vì màu cờ sắc áo, có tính "ăn thua" rõ rệt.
Hạ Anh
Nguồn : www.vnn.vn (Việt Nam Net)
17:5', 22/5/ 2003 (GMT+7)
(VietNamNet) - Chia bài ra để làm, sau đó chép bài nhau cố sao đạt điểm tối đa hòng chiếm giải nhất đã nhiều năm vuột khỏi địa phương - Hậu quả của việc gian lận này là kết quả thi của 20 học sinh trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2002 - 2003 bị huỷ bỏ. Bê bối xảy ra từ kỳ thi này báo động tình trạng, vì hám thành tích, các cuộc thi học sinh giỏi từ mục tiêu ban đầu là tuyển chọn nhân tài đã biến thành cuộc đua vì màu cờ sắc áo, làm què quặt những "mầm" tài năng mới nhú.
Luyện "gà chọi"
Kết quả giáo dục "mũi nhọn" của ngành giáo dục các địa phương thường được đo đếm bằng thành tích của các kỳ thi học sinh giỏi, mà "đỉnh cao" là thi học sinh giỏi quốc gia. Giáo viên cố có học sinh đạt giải để củng cố uy tín, huyện, tỉnh cố cho bảng vàng năm sau rực rỡ hơn năm trước. Những năm 60, 70, cuộc thi học sinh giỏi quốc gia thường chỉ là cuộc so tài giữa các trường chuyên của các tỉnh với nhau và chỉ giới hạn trong một số môn học cơ bản để chọn người đi thi học sinh giỏi quốc tế. Giờ thì hơn 10 môn học ở bậc THPT đều "bung ra" học sinh giỏi quốc gia để "giáo dục toàn diện".
Cuộc tuyển chọn 8 học sinh vào mỗi đội tuyển chuẩn bị đi "thi đấu" quốc gia ở các địa phương diễn ra hết sức sôi động. Bắt đầu là cuộc thi học sinh giỏi của tỉnh thường diễn ra vào gần cuối học kỳ 1. Để chuẩn bị cho cuộc thi này, các trường đã "vào cuộc" ráo riết từ khi học sinh vào lớp 10, chủ yếu ở các lớp chọn của trường bình thường hoặc lớp chuyên ở các trường chuyên. Khoảng 10, 15 học sinh học nổi trội một môn nào đó sẽ dành nhiều thời gian để học trước chương trình, đọc, luyện các dạng đề. Cuộc thi dành cho học sinh lớp 12 nhưng lớp 11 cũng hăng hái tham gia nên đến giữa học kỳ 1 của năm học, các em phải hoàn tất chương trình. Qua được vòng loại ở tỉnh, các đội tuyển tách khỏi lớp 2 tháng để luyện riêng, gác các môn học trên lớp lại. Việc sụt cân, căng thẳng, thậm chí bị ốm trước ngày thi là "chuyện ngày thường ở huyện" của những đội tuyển này.
Bắt đầu ra Tết, các đoàn phía bắc rục rịch "hướng về Hà Nội" khoảng một tuần. Mục tiêu là nhờ các thầy giỏi ở các trường ĐH, các viện có uy tín phụ đạo thêm để nâng cao kiến thức. Tỉnh ở gần hơn thì xuống Thủ đô "thỉnh" thầy về tận nơi. Sách, kiến thức của các thầy, học sinh đã lĩnh hội và ngấm khá kỹ từ quá trình luyện thi, cho nên việc ra Thủ đô tầm sư học đạo chỉ là cái cớ. Đội ngũ ra đề thi cũng chỉ dao động trong một nhóm người. Vậy nên mới có chuyện đoàn học sinh môn Vật lý một tỉnh giáp Hà Nội giật giải khá cao ở vòng thi quốc gia nhưng đến khi thi để chọn đội tuyển Olympic quốc tế đều trượt do kíp ra đề quốc gia và kíp ra đề quốc tế khác nhau.
Học sinh giỏi có giỏi không?
Đối với nhiều học sinh, mục tiêu dự kỳ thi học sinh giỏi là được tuyển thẳng vào ĐH. Chúng tôi còn được biết nhiều trường hợp muốn cho con vào ĐH chắc chắn từ con đường này, một số gia đình đã đầu tư không ít tiền của để cho con cái của họ được làm "gà chọi". Còn nhớ, vào cuối năm 2002 chuyện có nên hay không bỏ chế độ tuyển thẳng học sinh giỏi quốc gia đã được đưa ra lấy ý kiến trong bản dự thảo cải tiến tuyển sinh ĐH, CĐ. Kết quả cho thấy có gần 50% đề xuất nên bỏ. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đưa ra minh chứng: hơn 50% học sinh được tuyển thẳng vào trường có kết quả học tập trung bình. Tuy nhiên, đề xuất này không được chấp nhận với lý do, đã đạt giải thì các em thừa sức đỗ ĐH. Đồng thời, Bộ GD - ĐT cũng khẳng định sẽ làm "chặt" hơn với việc không để ồ ạt số lượng giải thưởng (tuy trong thực tế, năm 2003 vẫn có hơn 2.000 giải thưởng trong tổng số 4.730 học sinh dự thi, không giảm bao nhiêu so với năm trước).
Những học sinh tham gia đội tuyển thường mang sức ép khá nặng nề. Nếu không đạt giải, cơ hội thi đỗ ĐH khá mong manh bởi thường các em chỉ vững môn thi của mình. Khi kỳ thi kết thúc vào giữa tháng 3, các em mới có thời gian để ôn các môn thi ĐH khác. Những học sinh này thường được thầy dẫn dắt đội tuyển và nhà trường thu xếp cho điểm số an toàn của các môn học khác để yên tâm vào "lò luyện" vì màu cờ sắc áo. Năm 1998, khi có quy định học sinh có kết quả tốt nghiệp THPT 3 năm đạt loại giỏi thì được tuyển thẳng vào ĐH, lập tức học sinh ở các trường chuyên tỉnh - "lò" cung cấp nhân lực chủ yếu cho các đội tuyển quốc gia - đã "phai nhạt" ý định vào "lò". Có trường hợp học sinh còn cố tình làm bài sai, phạm lỗi ngớ ngẩn trong kỳ thi chọn đội tuyển của tỉnh để tránh "lọt" vào đội tuyển. Ông N.T, chuyên viên Sở GD - ĐT một thành phố lớn, người trực tiếp tham gia luyện các đội thi này nhiều năm đã lên tiếng đòi bỏ hình thức "luyện gà chọi" này. Ông cho rằng, bản thân những "gà chọi" đều có tư chất thông minh. Tuy nhiên, do bị gò vào guồng quay luyện thủ thuật để giành giải màu cờ sắc áo cho trường, cho địa phương, sức học của các em bị lệch lạc. Ở tỉnh T, địa phương khá nổi danh với những giải thưởng và cái đích trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia chỉ là giải Nhất, nhiều năm rục rịch ban hành chế độ: học sinh đạt giải sẽ được ưu tiên khi về địa phương công tác, tuy nhiên chờ dài cổ mà thời hạn ban hành vẫn chưa thấy đâu.
Sự việc 20 học sinh chép bài trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2002 - 2003 được Bộ GD - ĐT xử lý khá nhẹ bằng cách yêu cầu các Sở GD - ĐT có liên quan tự xử lý báo cáo kết quả. Hậu quả nhỡn tiền là thay vì chỉ cố đạt kết quả thi tốt nghiệp THPT loại khá (điều này có lẽ không khó) để vào thẳng ĐH (nếu không bị phát hiện, mức giải của các em là Nhì, Ba) thì giờ đây, 20 học sinh lại tiếp tục nhập cuộc "lò luyện" mới trong tâm trạng căng thẳng hơn. Trong khi đó, sức ép thành tích của những người làm quản lý thì vẫn "vô sự". Điều đáng báo động ở đây là thay vì phát hiện được tài năng mới "nhú" để ươm thì các kỳ thi học sinh giỏi thường niên như thế này đã bị biến thành cuộc đua vì màu cờ sắc áo, có tính "ăn thua" rõ rệt.
Hạ Anh
Nguồn : www.vnn.vn (Việt Nam Net)