Thi đại học

Bùi Lê Chi đã viết:
Về thi đại học, các em có gì thắc mắc quá nhiều mà không tiện post hoặc lười post, nên PM hoặc gọi điện cho chị Trâm Anh. Đảm bảo đỗ rất cao. Thi vào ngoại thương mà các em kém chị Trâm Anh 5,6 điểm là đủ đỗ rồi. Theo như anh được biết, hiện nay Trâm Anh còn đi dạy thêm, lịch dạy cũng sắp kín, em nào xin học được kịp thì quả là một may mắn lớn đấy. Chúc các em thành công.

Hihi...kin quá cơ Tranh ui :D nhưng mà chị nghĩ là anh Chi nói rất đúng đấy, các em có nhu cầu gì thì nhanh chân lên

hehe đúng là điểm vào khoa Nhật thường cao hơn Anh hay Trung ( vì lấy ít mà , có 3 lớp thôi ) trong khi Anh là 10 lớp . Thế mà năm vừa rồi điểm chuẩn vào KTNT Anh-Anh cũng chỉ thấp hơn có 1/2 đ thôi , ko chênh nhau là mấy nhẩy . Nhưng phải công nhận 1 điều là những ai học Nhật đều học hành rất trâu ( ví dụ như chị Trang đây ) , nên trước khi đăng ký cũng nên suy nghĩ kĩ

Ý mình là điểm thi tiếng Nhật thường là cao hơn tiếng Anh. Thi học kì ấy chứ ko fai là điểm đầu vào. Điểm đầu vào thì tùy khóa nào giỏi điểm sẽ tự động vọt lên cao. Như khóa mình vừa rùi vì dốt nát nên điểm hạ xuống :( Các khoa Anh trường Nt có một cái rất "hay" là học thì dễ mà thi thì khó <- phát huy tinh thần tự học của sinh viên!! Còn bên khoa Nhật học gì thi nấy, các cô cũng nới tay khi chấm bài...hi`hi`...Nhưng hình như càng lên cao thì điểm càng chặt lại thì phải. Nói chung là ai giỏi và chịu khó thì chả fa?i lo chuyện này, học đâu điểm cũng rứa thôi. A`, ngoài ra thì đúng là dân khoa Nhật học rất chăm (đáng tiếc mình lại ko có trong số đó..hix) có thể là do đặc thù của T.Nhật, ko học tử tế sẽ bị tụt hậu lại đằng sau ngay, ở trường cũng dạy khá nhanh nữa. Cũng vì học nhiều nên ko tươi trẻ xinh đẹp bằng sv khoa Anh hay khoa Pháp..còn các cô giáo thì bảo sv khoa Nhật lúc nào cũng thấy đi rõ nhanh, khuôn theo một đống sách (đầu bù tóc rối nữa)..hi``..

Trả lời em Trang nhé: Khoa Trung năm nay có 2 lớp tức là khoảng 80 người, hình như năm nào cũng chỉ lấy đến từng đấy người thôi. Năm vừa rùi điểm chuẩn ntn:
Khối A: KTNT: 23,5
Quản trị kinh doanh: 22 (ko rõ lắm)
Khối D: KTNT: Anh: 22,5
Nhật = Trung=TA thương mại: 22
Nga & Pháp ko rõ lắm
Kinh nghiệm thì vì chị lười học nên cũng chả có gì, gần đến ngày thi còn cuống lên học lại lớp 11. CHỉ khuyên bọn em là học thật cơ bản, bi giờ học chắc là đã có thể được 8 hoặc 9 rùi, mí lại là làm bài fa?i cẩn thận, đừng để mất điểm về những cái nhỏ nhặt trong chuyện trình bày (nhưng mà Ngoại thương chấm Toán rẻ lắm em ạ ;)

A` quên, quảng cáo tí: trường NT thì nhìn bề ngoài hơi xấu và hơi bẩn tí thôi, nhưng nhìn chung ctri`nh học ko đến nỗi nào (các môn triết gì đó thì ở đâu chả chán như nhau) đặc biệt là TD ko khổ như trường khác (nhưng TD thì HVQHQT còn sung sướng hơn, chả fai? học ri` cả) mỗi tội là lão thầy thể dục hơi ác ôn thôi. Ngoài ra thì trường NT có một số CLB và tổ chức Đoàn Hội đang phát triển mạnh mẽ, phong trào cho sv được đẩy mạnh và có tổ chức chặt chẽ. Ngoài việc học sv còn có cơ hội tham gia vào nhiều hoạt động khác, đỡ nhàm chán. Ai không tin thì có thể đến thăm quan mấy cái bảng tin của HSV và CLB ;) Welcome!
 
Ơ cho em hỏi thế xin học cô CM thì xin kiểu gì ạ:D nếu cứ đến thẳng đấy xin thị chị Vân Trang cho em cái địa chỉ cụ thể + buổi học được không ạ;;) em cảm ơn chị trước:x:D
 
Không post bài linh tinh nhé plz :)
Cô Chi Mai dạy nhiều nơi thế cơ ah , học cô chỉ trong giai đoạn gần khi thi ( lớp 12 ) là đủ rồi , không cần thiết phải sớm hơn vì học cô chủ yếu là ôn lại kiến thức của mình thôi .
Toán thì nếu chị nhớ không nhầm kiến thức nào cần cho thi ĐH của cả lớp 10 lẫn 11 đều được dạy lại trong lớp 12 . Toán 10 thì không có gì liên quan đến thi mấy . Ôn kĩ toán HK2 lớp 11 trở đi ( nhất là phần hình học không gian của lớp 11 ) . Kinh nghiệm chung chung thế thui :D vì chẳng còn nhớ đã ôn những gì nữa .
 
Hehe post xong mới nhìn thấy bài của mày .

Công nhận là so với các trường ĐH khối D khác thì NT có chương trình học với lực lượng giáo viên khá chất lượng ( tuy nhiên mới học ở trường 1 học kì đã gặp phải rất nhiều thầy cô khác người không thể tưởng tưởng nổi , dạy thì trên mây trên gió như đang dạy cho đội tuyển quốc gia ; còn giáo viên Tiếng Anh có vẻ hiếm người dạy tốt quá , rất tiếc đấy là sự thật :( )

Thế nên nếu vào NT học khoa Trung hay Nhật là 1 lựa chọn sáng suốt đấy :)
 
Tran Viet Khoa đã viết:
Thế khối A có ai có kinh nhiệm gì không chỉ dạy với
Ơ, không ai trả lời em Khoa à!

Kinh nghiệm của anh là không nên ôn sớm, thi tốt nghiệp xong ôn thi là vừa, khỏi quên :D.

Anh chả hiểu lũ bạn anh nó ôn iếc cái gì, môn Hoá anh lôi hết sách giáo khoa từ lớp 10 đến 12 ra học thuộc lòng cộng thêm làm sạch sách bài tập. Môn Lý thì sư phụ Nghĩa anh bắt học thuộc lòng cả quyển sgk Vật lý 12 (suốt cả năm chỉ nhai quyển đấy thôi), môn Toán thì học ở lớp là đủ, nhưng chịu khó làm thêm các chuyên đề như bất đẳng thức ... Hồi sắp thi anh cũng lên mạng load mấy cái đề thi năm trước về làm rồi so biểu điểm, xem cách chấm của người ta ra sao. Cố gắng rèn cách trình bày sạch sẽ ngắn gọn em ạ (lời thầy Hiệp :p).

Mà em đã định thi vào đâu chưa, nếu định vào BK thì anh sẽ tư vấn tiếp về các khoa các hệ cho.

Mà mọi người cứ thử thi hai khối đi, lớp anh đợt thi vừa rồi có khoảng 15-16 đứa đi thi gì đó thì có đến 4-5 đứa đỗ hai khối, nhưng tất nhiên là khối trái nghề thì phải tuỳ trường. (Học Văn thầy Lập là ổn lắm, đủ để thi Văn đạt trên 6 đấy em ạ ).
 
Mà em đã định thi vào đâu chưa, nếu định vào BK thì anh sẽ tư vấn tiếp về các khoa các hệ cho.

Í, anh cứ tư vấn đi, ko cho KHoa thì cho ng` khác ...:D

Các anh chị ơi, hỏi luôn về thi tốt nghiệp, sao em thấy điểm ko cao lắm nhỉ, hic...
 
Em định thi BK khoa tự động hóa, anh tư vấn cho em đi mà ngoài ra em còn "tham" thêm cả HVQHQT nữa nhưng khối A vẫn là chính
 
Em tưởng thi BK thì lúc đầu khoa nào cũng lấy điểm như nhau chứ ạ.
 
( Những thông tin này là của kỳ tuyển sinh vào BK năm vừa rồi. Năm nay có thể có thay đổi, nhưng chắc không nhiều ).

I.VỀ VIỆC ĐĂNG KÝ VÀO BK:

  1. Thứ nhất là nguyện vọng : đăng ký vào BK chắc chắn không thể để ở nguyện vọng 2 bởi chỉ tiêu luôn thấp hơn số đăng ký, hơn nữa điểm BK thuộc diện cao nhất nhì trong khối A.
  2. Thứ hai, việc ghi tên khoa vào bản đăng ký chỉ là lấy lệ cho phù hợp mẫu chung của Bộ (nhưng vẫn phải điền). Có trường xét điểm vào khoa ngay từ đầu nhưng riêng Bách Khoa thì không. Tất cả sinh viên khi vào sẽ phải học 2 năm đại cương, được chia vào các lớp một cách ngẫu nhiên và điểm dàn trải từ thấp lên cao.
  3. Lưu ý chút về hệ Cao đẳng của BK : Cao đẳng BK lấy điểm sát nút với Đại học (năm vừa rồi CĐ lấy 21,5 trong khi ĐH lấy 23). Những đơn đăng ký vào Đại học BK khi trượt hệ Đại học sẽ được « tự động » chuyển sang hệ CĐ. Hình như CĐ luôn để vài phần trăm chỉ tiêu để cho thi lên hệ ĐH ; hoặc là học CĐ 5 năm + 1 năm học chuyển tiếp à lấy bằng Đại học. Cái này ai thi phải hỏi lại phòng Đào tạo BK.
II.ĐỊNH HƯỚNG XA HƠN NỮA :

Khi đỗ vào BK, ngoài những lớp học bình thường theo chương trình còn có Các chương trình đào tạo đặc biệtChương trình hợp tác đào tạo quốc tế ITP.

1.Các chương trình đào tạo đặc biệt :

1.1 Đào tạo kỹ sư tài năng – KSTN :
  • Do trường ĐHBK Hà Nội thành lập.
  • Chỉ tiêu : 70 sinh viên, ngoại ngữ Anh – Pháp.
  • Đăng ký : Học sinh thuộc diện vào thẳng và đạt tổng điểm bài thi từ 27 trở lên.
  • Thi tuyển : Toán Lý và trắc nghiệm chỉ số IQ.
  • Các ngành đào tạo : Công nghệ thông tin (chỉ tiêu 15), Điều khiển tự động (15), Cơ tin điện tử (15), Toán –Tin ứng dụng (15), Vật lý kỹ thuật (10).
  • Quyền lợi : Được học chương trình chuyên sâu (của trường) do những thầy giáo rất có kinh nghiệm giảng dạy như thầy Lương Duyên Bình, thầy Sắn ... Được học bổng hàng tháng các mức 120.000 – 180.000 – 240.000 đồng / tháng (nhận ngay mà chưa cần xét đến kết quả năm thứ nhất hay thứ hai gì cả). Cơ hội đi học nước ngoài.
1.2 Đào tạo kỹ sư chất lượng cao – PFIEV :
  • Hợp tác với Đại sứ quán Pháp.
  • Chỉ tiêu : 60 sinh viên, ngoại ngữ Anh – Pháp.
  • Đăng ký : Học sinh thuộc diện vào thẳng và đạt tổng điểm bài thi từ 27 trở lên.
  • Thi tuyển : Toán, Lý.
  • Các ngành đào tạo : Cơ khí hàng không ; Hệ thống thông tin và truyền thông ; Tin học công nghiệp ; Vật liệu tiên tiến.
  • Quyền lợi : Điều kiện học tập tốt. Học bổng hàng tháng các mức 120.000 – 180.000 – 240.000 đồng / tháng (cũng nhận ngay). Cơ hội học tập tại Pháp.
1.3 Đào tạo kỹ sư Cộng đồng Pháp ngữ - AUF :
  • Hợp tác với các Đại học Cộng đồng Pháp ngữ.
  • Chỉ tiêu : 120 sinh viên ; ngoại ngữ Pháp.
  • Đăng ký : Học sinh thuộc diện vào thẳng và đạt tổng điểm bài thi từ 25 trở lên.
  • Tuyển chọn : Căn cứ vào điểm thi Đại học.
  • Các ngành đào tạo : Tin học (40), Hệ thống điện (40), Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm (40).
  • Quyền lợi : Điều kiện học tập tốt và có thư viện Pháp ngữ. Thự tập hè tại Pháp đối với sinh viên giỏi. Được cấp chứng chỉ Pháp ngữ. Sau khi bảo vệ tốt nghiệp mỗi ngành có khoảng 2-4 sinh viên xuất sắc được đi làm cao học và 2-3 đi thực tập chuyên môn tại Pháp, Bỉ, Canada.
2. Chương trình hợp tác đào tạo Quốc tế ITP.
  • Đối tượng tuyển sinh : Sinh viên đã có giấy báo nhập học vào trường ĐHBKHN được phép tuyển thẳng vào chương trình (còn những sinh viên khác có thể tham dự kỳ thi tuyển sinh tổ chức vào 27 và 28 tháng 9 năm 2003 tại ĐHBKHN).
  • Phương thức đào tạo : Sinh viên học giai đoạn 1 (2-2,5 năm) tại Việt Nam. Sau đó, những sinh viên có đủ điều kiện được tuyển chọn đi học giai đoạn 2 (2-3 năm) tại các trường bạn hoặc tiếp tục học tại trường ĐHBKHN.C
  • Còn mấy cái nữa như Các trường hợp tác, Các ngành đạo tạo chính, Nội dung đào tạo... chưa cần biết. Chỉ cần hiểu đây là một dạng bán du học tự túc, học phí 70-110 USD/tháng và nó được tổ chức thi vào cuối tháng 9 cả đối với sinh viên chưa đỗ.
  • Mọi chi tiết liên hệ Văn phòng CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC ĐÀO TẠO QUỐC TẾ, phòng 403/D7 ĐHBKHN, website: http://www.hut.edu.vn/itp
À, còn có hệ Genetic đóng tiền kiểu gì đó anh cũng không nắm được. Chỉ nghe nói hệ này đóng học phí cao và được giảng dạy bằng tiếng Anh và giáo viên nước ngoài. Nếu muốn liên hệ thì trung tâm đó nằm gần bể bơi BK, đối diện văn phòng của Đoàn thanh niên.

Anh nói trước như vậy để mấy người thi khối A có thể định hướng cho mình xa hơn việc đỗ vào đại học (BK). Các kỳ thi tuyển vào những hệ đặc biệt này ( KSTN và KSCLC) diễn ra chỉ sau khi nhập trường có vài ngày thôi cho nên nếu có ý định thì phải ôn tập từ giờ. Đề thi khá khó, khi đăng ký và nộp lệ phí thi (tất nhiên là đã phải đỗ vào trường rồi), các em sẽ được phát tập đề thi vào hệ ở những năm trước.


* Nhận xét của cá nhân về mấy hệ trên :

KSTN và Kỹ sư chất lượng cao (chú ý phân biệt, một của trường BK lập ra, một là của Bộ hợp tác với Pháp) : điều kiện học ở hai hệ này là lý tưởng nhất ở trong trường.

KSTN là con cưng của trường nên trường có cái gì hay nhất mới nhất là trường dành cho hệ này đầu tiên (từ thầy giỏi, phòng thí nghiệm cho đến tài liệu, chế độ học bổng...). Tất nhiên là việc học của nó thì nặng kinh khủng và chế độ đào thải thì cực kỳ khắc nghiệt. Việc loại ra/ thêm vào là chuyện bình thường. Cơ hội được đi học nước ngoài rất lớn.

Kỹ sư chất lượng cao : Hệ này được học giáo trình của Pháp đã được Việt hóa. Khi tốt nghiệp sẽ được nhận cùng lúc 2 bằng : một của Bách Khoa - một của Pháp (bằng chuyên ngành đấy, không phải bằng Ngoại ngữ đâu). Nó có hệ thống phòng thí nghiệm riêng do Pháp tài trợ. Việc học cũng nặng và khắc nghiệt hệt như KSTN. Cơ hội đi Pháp cũng rất lớn.

Hai hệ trên học ở khu riêng, nói chung là nhất trong trường rồi, còn hệ nào tốt hơn hệ nào thì cũng nhiều quan điểm.

Hệ Kỹ sư Cộng đồng Pháp ngữ : Bản chất chỉ là học tiếng Pháp tăng cường vì ngoài giờ Pháp ra, những môn đại cương học với hệ thường. Hệ này có điểm lợi là được học tiếng Pháp miễn phí với thời lượng lớn (12 tiếng / tuần) + giáo trình phát miễn phí + 1 thư viện pháp ngữ quy mô nhỏ. Chuyện đi nước ngoài với hệ này thì cơ hội thấp, không cao, cũng chẳng được nhận học bổng như hai hệ trên (nhưng tất nhiên là vẫn được học bổng kiểu xét điểm phẩy các năm). Hệ này loại ít nhưng học cũng rất vất vả.

Trong ba hệ trên thì KSTN và PFIEV luôn tuyển đủ chỉ tiêu. Có một số học sinh đạt giải quốc gia quốc tế được tuyển thẳng ( giải nhất mới được tuyển thẳng thì phải), học sinh chuyên các tỉnh vào đây nhiều, Hà Nội đỗ ít lắm. Còn hệ AUF thì ngược lại, luôn ít hơn chỉ tiêu, lớp Tin được ~ 30, HTĐiện ~ 30 và Thực phẩm ~20 gì đó.

Tùy vào trình độ, khả năng và cả mục đích của mỗi người mà chọn hệ cho phù hợp, có nhiều người (Hà Nội) chọn hệ thường để đi du học chứ không vào các hệ trên (vì học nặng quá, nhỡ bị thải ra thì lại vào lớp thường L)

Đây là tất cả những gì anh biết về việc tuyển sinh K48, năm tới K49 có thể có thay đổi nhưng chắc là không nhiều.

Anh học BK cũng đã được 1 học kỳ, cơ sở vật chất thì tuy không phải là xịn nhất nhưng được cái BK thoáng đãng, có không gian rộng, học không bị bức bí như một số trường khác (như Kinh tế chẳng hạn). Thư viện BK phải nói là là khổng lồ trong hệt thống các thư viện của các trường ĐH (chắc chỉ thua mỗi Tổng hợp). Nhưng nói trước là bằng cấp BK Quốc tế không công nhận vì BK là trường Khoa học ứng dụng, bên Tổng hợp thì được công nhận bởi đấy là trường Khoa học Lý thuyết (mà nước mình Lý thuyết thì giỏi lắm, chả kém mặt bằng chung của thế giới là mấy đâu).

Vào BK có thể tự hào đây là trường có số lượng sinh viên đông nhất, riêng K48 cả CĐ đã cỡ 5000 rồi, cùng cấp III vào trường chả mấy khi gặp nhau.

Nhắn Khoa: lượng sức mà chọn nguyện vọng em ạ, BK thì anh không nói làm gì nhưng QHQT là hơi cao đấy. Nhưng cũng không phải không được. Lớp anh năm vừa rồi có 2 chị, một thi cả A và D (D ngoại thương) đều trên 25, một cũng thi A và D (Ngoại thương – khoa Nhật) thì được 24 và 22, mấy ông con trai thi hai khối thì đỗ vào ngoại ngữ (không phải tất cả). Nói chung thi đại học không phải là chuyện đùa, xểnh ra gặp sự cố rồi hối không kịp đâu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em muốn học Toán Ứng Dụng và cũng đang đặt mục tiêu thi vào Kĩ sư tài năng. Anh Trung à, ở BK có học sinh Ams nào học KSTN không vậy?
Em có đọc một số bài báo nói về các lớp Cử nhân tài năng, thì thấy có bảo là ở ĐH KHTN người ta tuyển thẳng tất cả các giải QG trở lên, còn ở BK chỉ tuyển thẳng với giải Nhất QG hoặc quốc tế. Gần đây em có nghe thầy Điện nói rằng đăng kí vào thẳng BK có thể không đỗ vì số lượng vượt quá chỉ tiêu, thành ra hơi lo. Mà thi KSTN Lí khó đến mức nào vậy, các anh ở BK có ai cho em biết được không?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trần Minh Tú đã viết:
Em muốn học Toán Ứng Dụng và cũng đang đặt mục tiêu thi vào Kĩ sư tài năng. Anh Trung à, ở BK có học sinh Ams nào học KSTN không vậy?
Em có đọc một số bài báo nói về các lớp Cử nhân tài năng, thì thấy có bảo là ở ĐH KHTN người ta tuyển thẳng tất cả các giải QG trở lên, còn ở BK chỉ tuyển thẳng với giải Nhất QG hoặc quốc tế. Gần đây em có nghe thầy Điện nói rằng đăng kí vào thẳng BK có thể không đỗ vì số lượng vượt quá chỉ tiêu, thành ra hơi lo. Mà thi KSTN Lí khó đến mức nào vậy, các anh ở BK có ai cho em biết được không?
Các khoá trên anh không biết, K48 năm vừa rồi không có nhân nào học KSTN cả. Và cả KSCLC anh mới chỉ biết có một người, chưa thấy có ai nữa. Nói chung là Ams mình hơi thê thảm ở hệ này vì số giỏi trong năm đi du học hết rồi, mấy đứa còn lại giỏi nhất thì có vẻ thích Tổng hợp hơn.

Vấn đề tuyển thẳng vào Cử nhân tài năng thì đúng đấy, nhưng tất nhiên là vẫn có ưu tiên cho học sinh được giải quốc gia rồi (vd cùng điểm thi Toán Lý thì lấy chú nào có giải hoặc giải cao hơn ! )

Còn việc đăng ký vào thẳng BK thì anh không rõ, nhưng thầy Điện nói thì em không cần phải nghi ngờ nhiều đâu.

Đề thi nếu anh tìm được sẽ post lên cho bọn em, nhưng ít nhất phải qua tuần này.

Mà khi em vào trường sẽ thấy lựa chọn giữa KSTN và KSCLC không khác nhau mấy. Tuy thi cùng buổi cùng đề, điểm cao vào KSTN, điểm thấp vào KSCLC nhưng có người đánh giá KSCLC cao hơn KSTN đấy em ạ. Chú ý tên gọi nhé: chỉ có bên Tổng hợp gọi là Cử nhân tài năng thôi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Giải đáp thắc mắc về thi tuyển sinh 2004
- Đề thi năm 2004 có gì khác so với năm 2003?
- Năm 2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn tổ chức ra đề thi tuyển sinh chung cho các trường đại học theo phương pháp tự luận.
Đề thi phải bám sát chương trình nội dung sách giáo khoa THPT, chủ yếu là lớp 12, không đánh đố, không quá khó, có khả năng phân loại.

- Thí sinh nên ôn tập thế nào cho có hiệu quả?
- Thí sinh nên bám sát nội dung và chương trình sách giáo khoa, chủ yếu là lớp 12 để ôn tập, nắm vững những kiến thức cơ bản, không cần tham gia các lớp luyện thi cấp tốc vừa tốn tiền, tốn sức và không có hiệu quả.

Những thí sinh đạt điểm cao nhất trong kỳ thi năm 2003 đều là thí sinh học các trường ở nông thôn, không tham gia các lớp luyện thi cấp tốc.

- Điểm sàn xét tuyển là điểm gì?
- Điểm sàn xét tuyển là mức điểm xét tuyển tối thiểu quy định cho từng khối thi A, B, C, D. Điểm trúng tuyển của các trường không được thấp dưới điểm sàn xét tuyển. Thí sinh có kết quả thi thấp dưới điểm sàn xét tuyển không được tham gia xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.

- Những ai không nên dự thi ĐH, CĐ?
- Những thí sinh có học lực THPT thuộc loại trung bình không nên dự thi ĐH, CĐ vì tổng chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ là khoảng 200.000, trong khi số thí sinh thực tế dự thi ước khoảng 1 triệu. Những thí sinh có học lực trung bình nên dự thi vào các trường trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề thì có hiệu quả hơn, đỡ tốn kém hơn.

- Mọi thắc mắc, mọi yêu cầu, đơn thư liên quan đến tuyển sinh thì hỏi ai hoặc gửi cho ai?
- Mọi thắc mắc liên quan đến các qui định của kỳ thi tuyển sinh có thể tìm xem trên mạng internet, trên website của Vụ Đại học và Sau đại học (www.hed.edu.vn) và trên báo chí. Mọi yêu cầu bổ sung, sửa đổi đối tượng và khu vực ưu tiên; mọi đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến tuyển sinh đều gửi cho Hội đồng tuyển sinh các trường xem xét giải quyết theo thẩm quyền.

- Học sinh tốt nghiệp THPT loại giỏi năm 2003 đã dự thi ĐH, CĐ nhưng không trúng tuyển, năm 2004 thi lại, có được cộng điểm thưởng không?
- Quy định cộng điểm thưởng cho học sinh tốt nghiệp THPT loại giỏi cũng như cho học sinh đạt giải quốc gia chỉ áp dụng một lần đúng năm học sinh tốt nghiệp THPT.

- Chế độ cộng điểm thưởng cho học sinh đạt giải quốc gia và học sinh tốt nghiệp THPT loại giỏi quy định thế nào.
- Học sinh đạt giải quốc gia nhưng không hưởng quyền tuyển thẳng và học sinh tốt nghiệp THPT loại giỏi, khi dự thi ĐH, CĐ được cộng điểm thưởng theo các mức sau:
+ Cộng 2 điểm cho các đối tượng:
- Đạt giải 1 quốc gia đồng thời tốt nghiệp THPT loại khá trở lên.
- Tốt nghiệp THPT loại giỏi có điểm trung bình các bài thi từ 9 trở lên (không tính điểm khuyến khích).
+ Cộng 1,5 điểm cho các đối tượng.
- Đạt giải 2 quốc gia đồng thời tốt nghiệp THPT loại khá trở lên.
- Tốt nghiệp THPT loại giỏi có điểm trung bình các bài thi từ 8,5 đến cận 9 (không tính điểm khuyến khích).
+ Cộng 1,0 điểm cho các đối tượng.
- Đạt giải 3 quốc gia đồng thời tốt nghiệp THPT loại khá trở lên.
- Tốt nghiệp THPT loại giỏi có điểm trung bình các bài thi từ 8,0 đến cận 8,5 (không tính điểm khuyến khích).
+ Cộng 0,5 điểm cho đối tượng.
- Đạt giải khuyến khích quốc gia đồng thời tốt nghiệp THPT từ khá trở lên.


Nguồn:vnexpress.net
 
Chỉnh sửa lần cuối:
CHo em hỏi thế nào là tốt nghiệp loại giỏi ạ??? Có phải trung bình các môn từ 8.5 và ko có môn nào dưới 7 đúng ko ạ?
 
Năm ngoái thì tốt nghiệp loại giỏi là trên 48 điểm và không có môn nào dưới 7 (hay là 6.5 nhỉ??) Khoảng 1 tháng nữa chắc là sẽ có quyển quy chế thi, trong đó sẽ ghi đầy đủ vấn đề này mà em. Nói chung điểm cộng tốt nghiệp khá là quan trọng, đôi khi có thể quyết định cả đời đấy em ạ. Cố lên..Chắc năm nay thi Sinh roa`i, khổ thân các em khóa 01-04 thật.. mà chẳng hiểu sao đề tốt nghiệp càng ngày càng khó thế nhỉ??
 
Hic... đến khổ, hình như năm nay thi toán văn anh sinh sử lý , xong đời em rồi chị ạ:((
 
Sử nếu đề ra theo dạng như năm ngoái thì em nên học cẩn thận một chút. Chẳng hạn như phần trắc nghiệm, có thể năm nay sẽ ra nhiều câu hơn, vì năm ngoái chỉ làm thử nghiệm thôi. Với cả nên hỏi kinh nghiệm các cô (cô Hạnh chẳng hạn) về việc đề ra là "Phân tích..." thì làm bài kiểu gì. Biết được thì làm tốt hơn, chứ như bọn chị năm ngoái thi, đề bảo phân tích mà chả bít làm kiểu gì, toàn chép nguyên xi ra..hix..Còn năm nay chắc là thi Sinh rùi, vì chuyện thi Sinh đã được rao từ 2 năm trc kia. Năm ngoái đợt gần thi chị có thấy bán mấy quyển ôn tập thi tốt nghiệp, của NXB Đồng Nai thì phải, đáp án của nó khá tốt, ý đầy đủ. Em cũng nên làm thêm bài tập Sinh, chứ cái quyển bài tập của NXB GD thì không đủ, mà cũng bài ko hay lắm, khá là dễ. Sinh 12 bài tập khó nên làm nhiều vào cho quen em ạ.
 
Toán thì anh nghĩ nên học bác Khải nhà nằm sau trường Thăng Long. Bác đấy là một trong mấy người soạn bộ đề toán (chứ ko phải ông PHK béo đâu :D) dạy cẩn thận, nghiêm và ko dạy những cái cao siêu. Đảm bảo học bác ý thi Toán BK, XD được 10 trở lên =) Hehe, quảng cáo tí vì anh rất thần tượng bác Khải. Chắc mọi người học BK thi cũng biết bác này. Bác ý dạy cái gì cũng ngọn ngành, tỉ mỉ lắm. Nhưng ko hiểu bây giờ tháng 3 thì có muộn quá ko nhỉ? Nói chung học ai thì cũng phải trâu cả, và lên net ít thôi :D Chúc mọi người thành công.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Aha, anh Sơn hồi xưa chắc là được 10 điểm Toán thi ĐH hả ?:p
Hic, mình chả có kinh nghiệm gì thi ĐH cả. Năm vừa rồi suýt trượt. Chả dám to mồm nhiều. A nhưng mà nếu có ai định thi ĐH khối D2 - Toán- Văn - Nga thì chắc mình giúp được môn tiếng Nga :p
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hẹ hẹ về kinh nghiệm thì tôi không biết nhiều, nhưng bù lại tôi quen được khá nhiều người giỏi. Ngoài em Trâm Anh đã giới thiệu ở trang trước, các bạn có thể học hỏi kinh nghiệm của anh Lê Khắc Tùng Sơn, anh Sơn được 27 điểm thi đại học chưa kể điểm cộng. Tôi rất tự hào khi được làm bạn của anh.
 
Back
Bên trên