Hoàng Bảo Long
(P3Charmed)
New Member
Định viết lại vào phần đánh giá album, nhưng lại thôi, vì bài này viết về The Sins of Thy Beloved. Cái này là bài cảm nhận, chứ không phải là bài phân tích. Thanks of reading!
Trong số những band chơi Gothic Metal ở Bắc Âu, có lẽ The Sins of Thy Beloved không phải là nhóm số một, nhưng cũng là một trong những nhóm hàng đầu. Thứ âm nhạc cổ kính kiểu Gothic thời xưa đã làm cuốn hút bao nhiêu fan của Gothic và Symphonic, không ai nhớ hết được. Chỉ biết cùng với Tristania, Therion hay Theatre of Tragedy, The Sins of Thy Beloved đã có được tình cảm không nhỏ trong lòng bao nhiêu người nghe Gothic. Có người thích The Sins of Thy Beloved, có người không thích vì cho rằng nhạc của họ quá giống Tristania, nhưng nghe kĩ thì vẫn thấy rõ ràng rằng họ có một thứ âm nhạc riêng mà kể cả Tristania cũng không tạo được.
Điều đầu tiên phải thừa nhận là nếu như gộp cả hai album của nhóm vào để nhận xét thì thật là ngu! Bởi vì hai album có hai phong cánh hoàn toàn khác nhau, mà chỉ nét nhạc đầu tiên của hai bài hát đầu trong hai album cất lên là đã nhận ra ngay sự khác biệt. Do đó, khi nói đến âm nhạc của The Sins of Thy Beloved thì người ta sẽ hỏi: Lake of Sorrow (1998) hay Perpetual Desolation (2000)?
Lake of Sorrow (1998) là album full-length đầu tay của nhóm sau một bản Demo năm 1997. Bao trùm lên toàn bộ album là một không gian âm nhạc nói chung là buồn và thất vọng. Chủ đề chính của album này là sự thất vọng trong tình yêu, vì những gì mà tình yêu gây ra. Tình yêu đã từng làm cô gái hạnh phúc (My Love), đã từng đem lại cho cô niềm vui (The Kiss), nhưng rồi lấy đi của cô nụ cười (Lake of Sorrow), để lại sự cô đơn (All Alone) và cuối cùng, còn lại trong lòng cô là nỗi đau thầm kín (Silent Pain). 7 bài hát trong album diễn tả những bước đi của tâm trạng. Mỗi bước đi đều nặng nề trong tiếng guitar chậm và buồn, tiếng violin nhẹ nhàng như da diết. Không khí Gothic hiện lên rõ nhất khi âm thanh của violin cất lên. Giữa làn sương mờ và những bức tường đổ buổi sáng sớm, khi mặt trời còn chưa thức giấc, cô gái bước đi trong sự cô liêu lạnh lẽo. Tâm trí cô không giằng xé, không rối loạn mà chỉ nghĩ vẩn vơ, đơn độc. Cùng đi với cô là người yêu cũ, giờ chỉ còn là hình bóng, với tiếng Extreme đặc biệt. Dù là The Kiss hay Until the Dark, những tiếng violin độc đáo, cất lên từ tốn rồi réo rắt trên nền nhạc Metal, tất cả chỉ nhằm mục đích miêu tả nội tâm của cô gái. Và Worthy of You dành tặng hẳn những phút đầu cho solo violin của Pete Johansen. Tất cả hiện lên đầy u ám, cô quạnh. Có người định so sánh nỗi buồn của Lake of Sorrow với nỗi buồn của Lacrimosa. Thật là khờ! Hai nỗi buồn hoàn toàn khác hẳn nhau. Trong khi Lacrimosa mang đến những giọt nước mắt, nhỏ xuống từng giọt, từng giọt, thấm vào trong con tim, để buồn man mác, nhưng lâu tan, thậm chí còn là vĩnh viễn (Stolzes Herz hay Seele In Not), The Sins of Thy Beloved lại mang đến một khối u buồn, và thêm phần thất vọng kiểu Doom. Cho dù có một chút trống vắng kiểu emptiness (Doom Metal) thì phần lớn âm nhạc vẫn thuộc về Gothic Metal - chìm trong những giọt nước mắt. Kết luận: Lake of Sorrow is a Genuine Gothic Album.
Perpetual Desolation (2000) lột xác từ những giai điệu dàn trải sang những tiếng guitar xé phằng phằng, những tiếng chuông kì bí đập liên hồi, những giai điệu violin réo rắt quái đản và những giọng Death và Black mới hoang tàn hơn. Đầu tiên phải kể đến The Flame of Wrath, bài hát xuất sắc nhất trong album. Mở đầu bằng tiếng violin bí ẩn, rồi hiện ra một không gian đầy căm hờn. Sự tức giận bao vây tâm trí với giọng Death dữ dội. Nhịp điệu lúc nhanh lúc chậm như quay cuồng. Chưa hết giận dữ, âm nhạc bỗng lắng xuống đầy kì lạ. Và rồi lại trỗi dậy, mạnh hơn, điên loạn hơn trong tiếng cười của cô gái. Cuối cùng, lịm dần đi, ngất đi, tiếng violin buồn bã, thảm thương. Forever là bài hát thứ hai, cũng là bài hát duy nhất còn giữ lại chút gì của Gothic cổ kính. Xen giữa giọng Black đen tối và giọng nữ cao vút, có những nét nhạc Symphonic mang đến một chút Lake of Sorrow xa xưa. Và rồi bóng đêm đã tới - Pandemonium. Khi mà bóng tối quay cuồng điên đảo, thế giới chìm trong u ám, thiên đường bị phá hủy, thì là lúc mà ác quỷ lãnh đạo trái đất và thiên thần phục tùng cái chết. Tiếng chuông kì lạ, giọng Death dữ dội, giọng Black quỷ quyệt... tất cả chìm trong một không gian u tối, giữa tiếng guitar nhanh và tiếng trống mạnh. Lãnh địa của bóng tối là đây, ánh sáng đang tắt dần. Nguy hiểm lại rình rập. Bài hát thứ tư mang một cảm xúc khác, hơi Doom một chút, nhưng cũng đẫm Gothic. Partial Insanity chỉ ra một khoảng tâm lý trống vắng, hư tổn bởi sự cô độc. Tự giam mình trong không gian riêng của tâm trí, nơi mà con ác quỷ ngự trị, bản thân cô gái phải che giấu những cảm xúc riêng của mình. Nhưng cô không thể không biểu lộ nó: "My mind is in total disorder, so fierce and haunting". Như một mê cung của các cảm xúc kinh khủng, cô gái quay cuồng, không biết nên thế nào, để rồi cứ thế, cứ thế, cứ thế, chìm trong u ám. Perpetual Desolation, bài hát mang tên album không thực sự gây được ấn tượng vì âm nhạc hơi đơn điệu. Nebula Queen cũng đi qua mà không có quá nhiều cảm xúc đọng lại. Chỉ đến The Mournful Euphony, người nghe mới tìm lại được một The Sins of Thy Beloved thực thụ, với âm nhạc Symphonic phức tạp và không gian Bắc Âu lạnh lẽo. Thỉnh thoảng giữa những chiếc lá mùa đông bị tuyết giấu đi, người ta tìm thấy ánh sáng phương Bắc tuyệt đẹp. Nhưng giữa mùa đông ấy, cơn bão rét căm căm thổi tới, đóng băng những cảm xúc. Và mùa đông như vĩnh hằng, để bài hát kết thúc trong lạnh giá - lạnh giá một cách lộng lẫy. Hai bài hát cuối là A Tormented Soul và The Thing That Should Not Be không gây được nhiều ấn tượng. Trừ The Thing That Should Not Be, cover lại của Metallica, nhưng cũng khá mới mẻ. Nó đổ nát và hoang tàn hơn so với bản gốc. Tiếng violin và giọng Death đã giúp rất nhiều trong vấn đề này.
Tóm lại, so sánh giữa hai album, nếu chỉ nói về mức độ thích toàn bộ, thì xem chừng Lake of Sorrow chiếm điểm cao hơn. Nhưng những tinh hoa của The Sins of Thy Beloved lại kết tinh ở Perpetual Desolation.
Phân tích giọng hát của TSOTB và so sánh với Tristania
Trước hết phải kể đến giọng Death (xin lỗi vì đã ko nhớ tên anh này): Một chất giọng: ở Lake of Sorrow thì sâu trầm và đục ngầu, còn ở Perpetual Desolation thì đanh gọn và rõ nét. Đây là một chất giọng đặc trưng của Death Metal có thể thấy ở một số band Metal khác (Eternal Tears of Sorrow chẳng hạn). Nhưng giọng Death của TSOTB rất khỏe, gào thét rất hoang dã và nghe có gì đó rất hoang tàn.
Giọng Black của TSOTB là một chất giọng ma quái và đen tối. Cho dù ở album nào, chất giọng này cũng dường như chỉ làm nền (cho đến nay, có lẽ bài hát thể hiện đầy đủ giọng hát của anh này là Forever). Một giọng Black cũng khá đặc trưng của Black Metal, thuộc nhóm True Black.
Vocal của Tristania, dù là Veland, Kjetil hay khách mời Ronny Thorsen đều không có những giọng như thế này. Giọng của TSOTB khá đặc biệt.
Về vocal nữ: đảm bảo Anita Auglend là người có một không hai. Một chất giọng không qua đào tạo mà cao chót vót, sâu thẳm và trong trẻo nhưng rất có ma lực. Quan trọng nhất là nghe không bị nhầm với như một số cô Bài hát mà anh thích nhất là All Alone và Partial Insanity.
Vibeke Stene thì khác. Một ca sĩ được đào tạo thính phòng. Chất giọng cũng rất đặc biệt, rất hay. Nhưng không thể nhầm với TSOTB được.
Một điểm chung là 2 chị đều rất xinh
Phân tích âm nhạc của TSOTB và so sánh với Tristania
Âm nhạc của TSOTB nghe thoảng qua thì có vẻ giống Tristania, nhưng rõ ràng, có sự khác biệt về nhạc cụ, tiết tấu và âm thanh.
- Trống: Trống trong các album của TSOTB sử dụng nhiều Tom (theo tên mà anh được biết), tiếng nghe êm và dày. Nhịp trống của TSOTB trong Lake of Sorrow cũng khá nhanh (chứ không chậm như nhiều người nghĩ đâu) - tuy nhiên, vẫn bị liệt vào hàng nhịp Doom. Còn trong Perpetual Desolation thì rõ ràng là nhanh rồi. Và có mãnh lực nữa. Ngay cả những bài như The Flame of Wrath, cũng cảm nhận rõ tốc độ của nhịp trống tác động thế nào lên cảm xúc, mặc dù nhiều đoạn không nhanh lắm. Còn nhịp trống của Tristania, dường như chưa bao giờ thay đổi, sử dụng rất nhiều Snare và Splash, cho nên nghe đanh và sắc. Điển hình là album Beyond the Veil.
- Guitar: Anh không rành về khoản này lắm vì anh không biết chơi guitar nhưng đại khái thì có thể thấy tiếng guitar của The Sins of Thy Beloved có vẻ trầm hơn, còn của Tristania thì khô hơn và cũng đanh hơn một chút, đặc biệt là album Beyond the Veil (lại là Beyond the Veil). Tiếng lick thì TSOTB ít dùng hơn Tristania. Một đặc điểm nữa là TSOTB rất ít sử dụng distortion, còn bên Tristania có vẻ nhiều hơn.
- Bass: Bass của TSOTB chơi trầm và đục hơn, còn bass của Tristania dày hơn và nghe rõ rệt (có thể cảm nhận qua Heretique). Các bài hát của TSOTB có khuynh hướng dùng bass nhanh, trong khi các bài hát của Tristania thì dùng bass ở tốc độ chậm hơn, và hầu như chỉ là tạo bè trầm cho bài hát, chứ không thực sự tham gia hẳn vào giai điệu.
- Yếu tố thính phòng: TSTOB rõ ràng là sử dụng yếu tố thính phòng nhiều hơn hẳn Tristania. Violin thì không tính nhá, vì đều là Pete Johansen chơi cho nên nghe na ná nhau (cái này làm nhiều người nghĩ là 2 band này chơi na ná nhau đây mà). Còn piano thì rõ ràng là khác nhau rồi. Giữa hai đồng chí piano, anh thích TSOTB hơn (ko hiểu vì sao). Nhưng mà Einar cũng rất được, đẹp trai mà sáng tác cũng tốt. TSOTB sử dụng cả kèn corr, trombone, tympani và âm thanh bộ dây tổng hợp trong các bài hát. Còn Tristania hầu như chỉ dùng một số âm thanh bộ gõ tạo độ bí hiểm cho bài hát (Dementia sử dụng tiếng Glockenspiel). Tất nhiên, cả 2 band đều sử dụng tiếng chuông giao hưởng (Tubular Bells) cho thêm phần u ám. Ngoài ra, 2 band cũng có sử dụng hợp xướng (nhưng TSOTB là tổng hợp còn Tristania thuê hẳn hoi).
- Tiết tấu: Tristania đa dạng hơn, nhanh chậm không đều. TSOTB có vẻ đều đặn, nhưng không có nghĩa là không có những lúc thất thường. Nói chung, nghe TSOTB vẫn có cái gì đó sướng sướng
- Âm thanh: Cả 2 band đều cố gắng tạo ra những không gian âm thanh đặc sắc Gothic, mang tính chất u ám, nặng nề. Tuy nhiên, ở Tristania, người ta cảm giác có gì đó tang thương, còn TSOTB lại đổ nát hơn. Các màu sắc có thể thấy ở các album:
+ Lake of Sorrow: Huyền ảo, bí hiểm, sâu lắng, đẫm nước mắt, không gian dày và trầm
+ Perpetual Desolation: Hoang tàn, đổ nát, vật vã, đẫm nước mắt, trống rỗng
+ Widow's Weeds: Quý phái, tươi tắn, nhẹ nhàng, mềm mại, không gian mượt mà
+ Beyond the Veil: Đa dạng, hoang tàn, một số sặc mùi dị giáo, đôi lúc trong trẻo và quý phái, vẫn có phần bí hiểm
+ World of Glass: Dày và sâu, vật vã, quằn quại (về cuối), một số tang thương, The Shining Path đen tối và u ám
+ Ashes và Illumination: Đau khổ, trầm tư, sâu sắc và hơi bí hiểm
Tạm thời thế đã nhá.
Trong số những band chơi Gothic Metal ở Bắc Âu, có lẽ The Sins of Thy Beloved không phải là nhóm số một, nhưng cũng là một trong những nhóm hàng đầu. Thứ âm nhạc cổ kính kiểu Gothic thời xưa đã làm cuốn hút bao nhiêu fan của Gothic và Symphonic, không ai nhớ hết được. Chỉ biết cùng với Tristania, Therion hay Theatre of Tragedy, The Sins of Thy Beloved đã có được tình cảm không nhỏ trong lòng bao nhiêu người nghe Gothic. Có người thích The Sins of Thy Beloved, có người không thích vì cho rằng nhạc của họ quá giống Tristania, nhưng nghe kĩ thì vẫn thấy rõ ràng rằng họ có một thứ âm nhạc riêng mà kể cả Tristania cũng không tạo được.
Điều đầu tiên phải thừa nhận là nếu như gộp cả hai album của nhóm vào để nhận xét thì thật là ngu! Bởi vì hai album có hai phong cánh hoàn toàn khác nhau, mà chỉ nét nhạc đầu tiên của hai bài hát đầu trong hai album cất lên là đã nhận ra ngay sự khác biệt. Do đó, khi nói đến âm nhạc của The Sins of Thy Beloved thì người ta sẽ hỏi: Lake of Sorrow (1998) hay Perpetual Desolation (2000)?
Lake of Sorrow (1998) là album full-length đầu tay của nhóm sau một bản Demo năm 1997. Bao trùm lên toàn bộ album là một không gian âm nhạc nói chung là buồn và thất vọng. Chủ đề chính của album này là sự thất vọng trong tình yêu, vì những gì mà tình yêu gây ra. Tình yêu đã từng làm cô gái hạnh phúc (My Love), đã từng đem lại cho cô niềm vui (The Kiss), nhưng rồi lấy đi của cô nụ cười (Lake of Sorrow), để lại sự cô đơn (All Alone) và cuối cùng, còn lại trong lòng cô là nỗi đau thầm kín (Silent Pain). 7 bài hát trong album diễn tả những bước đi của tâm trạng. Mỗi bước đi đều nặng nề trong tiếng guitar chậm và buồn, tiếng violin nhẹ nhàng như da diết. Không khí Gothic hiện lên rõ nhất khi âm thanh của violin cất lên. Giữa làn sương mờ và những bức tường đổ buổi sáng sớm, khi mặt trời còn chưa thức giấc, cô gái bước đi trong sự cô liêu lạnh lẽo. Tâm trí cô không giằng xé, không rối loạn mà chỉ nghĩ vẩn vơ, đơn độc. Cùng đi với cô là người yêu cũ, giờ chỉ còn là hình bóng, với tiếng Extreme đặc biệt. Dù là The Kiss hay Until the Dark, những tiếng violin độc đáo, cất lên từ tốn rồi réo rắt trên nền nhạc Metal, tất cả chỉ nhằm mục đích miêu tả nội tâm của cô gái. Và Worthy of You dành tặng hẳn những phút đầu cho solo violin của Pete Johansen. Tất cả hiện lên đầy u ám, cô quạnh. Có người định so sánh nỗi buồn của Lake of Sorrow với nỗi buồn của Lacrimosa. Thật là khờ! Hai nỗi buồn hoàn toàn khác hẳn nhau. Trong khi Lacrimosa mang đến những giọt nước mắt, nhỏ xuống từng giọt, từng giọt, thấm vào trong con tim, để buồn man mác, nhưng lâu tan, thậm chí còn là vĩnh viễn (Stolzes Herz hay Seele In Not), The Sins of Thy Beloved lại mang đến một khối u buồn, và thêm phần thất vọng kiểu Doom. Cho dù có một chút trống vắng kiểu emptiness (Doom Metal) thì phần lớn âm nhạc vẫn thuộc về Gothic Metal - chìm trong những giọt nước mắt. Kết luận: Lake of Sorrow is a Genuine Gothic Album.
Perpetual Desolation (2000) lột xác từ những giai điệu dàn trải sang những tiếng guitar xé phằng phằng, những tiếng chuông kì bí đập liên hồi, những giai điệu violin réo rắt quái đản và những giọng Death và Black mới hoang tàn hơn. Đầu tiên phải kể đến The Flame of Wrath, bài hát xuất sắc nhất trong album. Mở đầu bằng tiếng violin bí ẩn, rồi hiện ra một không gian đầy căm hờn. Sự tức giận bao vây tâm trí với giọng Death dữ dội. Nhịp điệu lúc nhanh lúc chậm như quay cuồng. Chưa hết giận dữ, âm nhạc bỗng lắng xuống đầy kì lạ. Và rồi lại trỗi dậy, mạnh hơn, điên loạn hơn trong tiếng cười của cô gái. Cuối cùng, lịm dần đi, ngất đi, tiếng violin buồn bã, thảm thương. Forever là bài hát thứ hai, cũng là bài hát duy nhất còn giữ lại chút gì của Gothic cổ kính. Xen giữa giọng Black đen tối và giọng nữ cao vút, có những nét nhạc Symphonic mang đến một chút Lake of Sorrow xa xưa. Và rồi bóng đêm đã tới - Pandemonium. Khi mà bóng tối quay cuồng điên đảo, thế giới chìm trong u ám, thiên đường bị phá hủy, thì là lúc mà ác quỷ lãnh đạo trái đất và thiên thần phục tùng cái chết. Tiếng chuông kì lạ, giọng Death dữ dội, giọng Black quỷ quyệt... tất cả chìm trong một không gian u tối, giữa tiếng guitar nhanh và tiếng trống mạnh. Lãnh địa của bóng tối là đây, ánh sáng đang tắt dần. Nguy hiểm lại rình rập. Bài hát thứ tư mang một cảm xúc khác, hơi Doom một chút, nhưng cũng đẫm Gothic. Partial Insanity chỉ ra một khoảng tâm lý trống vắng, hư tổn bởi sự cô độc. Tự giam mình trong không gian riêng của tâm trí, nơi mà con ác quỷ ngự trị, bản thân cô gái phải che giấu những cảm xúc riêng của mình. Nhưng cô không thể không biểu lộ nó: "My mind is in total disorder, so fierce and haunting". Như một mê cung của các cảm xúc kinh khủng, cô gái quay cuồng, không biết nên thế nào, để rồi cứ thế, cứ thế, cứ thế, chìm trong u ám. Perpetual Desolation, bài hát mang tên album không thực sự gây được ấn tượng vì âm nhạc hơi đơn điệu. Nebula Queen cũng đi qua mà không có quá nhiều cảm xúc đọng lại. Chỉ đến The Mournful Euphony, người nghe mới tìm lại được một The Sins of Thy Beloved thực thụ, với âm nhạc Symphonic phức tạp và không gian Bắc Âu lạnh lẽo. Thỉnh thoảng giữa những chiếc lá mùa đông bị tuyết giấu đi, người ta tìm thấy ánh sáng phương Bắc tuyệt đẹp. Nhưng giữa mùa đông ấy, cơn bão rét căm căm thổi tới, đóng băng những cảm xúc. Và mùa đông như vĩnh hằng, để bài hát kết thúc trong lạnh giá - lạnh giá một cách lộng lẫy. Hai bài hát cuối là A Tormented Soul và The Thing That Should Not Be không gây được nhiều ấn tượng. Trừ The Thing That Should Not Be, cover lại của Metallica, nhưng cũng khá mới mẻ. Nó đổ nát và hoang tàn hơn so với bản gốc. Tiếng violin và giọng Death đã giúp rất nhiều trong vấn đề này.
Tóm lại, so sánh giữa hai album, nếu chỉ nói về mức độ thích toàn bộ, thì xem chừng Lake of Sorrow chiếm điểm cao hơn. Nhưng những tinh hoa của The Sins of Thy Beloved lại kết tinh ở Perpetual Desolation.
Phân tích giọng hát của TSOTB và so sánh với Tristania
Trước hết phải kể đến giọng Death (xin lỗi vì đã ko nhớ tên anh này): Một chất giọng: ở Lake of Sorrow thì sâu trầm và đục ngầu, còn ở Perpetual Desolation thì đanh gọn và rõ nét. Đây là một chất giọng đặc trưng của Death Metal có thể thấy ở một số band Metal khác (Eternal Tears of Sorrow chẳng hạn). Nhưng giọng Death của TSOTB rất khỏe, gào thét rất hoang dã và nghe có gì đó rất hoang tàn.
Giọng Black của TSOTB là một chất giọng ma quái và đen tối. Cho dù ở album nào, chất giọng này cũng dường như chỉ làm nền (cho đến nay, có lẽ bài hát thể hiện đầy đủ giọng hát của anh này là Forever). Một giọng Black cũng khá đặc trưng của Black Metal, thuộc nhóm True Black.
Vocal của Tristania, dù là Veland, Kjetil hay khách mời Ronny Thorsen đều không có những giọng như thế này. Giọng của TSOTB khá đặc biệt.
Về vocal nữ: đảm bảo Anita Auglend là người có một không hai. Một chất giọng không qua đào tạo mà cao chót vót, sâu thẳm và trong trẻo nhưng rất có ma lực. Quan trọng nhất là nghe không bị nhầm với như một số cô Bài hát mà anh thích nhất là All Alone và Partial Insanity.
Vibeke Stene thì khác. Một ca sĩ được đào tạo thính phòng. Chất giọng cũng rất đặc biệt, rất hay. Nhưng không thể nhầm với TSOTB được.
Một điểm chung là 2 chị đều rất xinh
Phân tích âm nhạc của TSOTB và so sánh với Tristania
Âm nhạc của TSOTB nghe thoảng qua thì có vẻ giống Tristania, nhưng rõ ràng, có sự khác biệt về nhạc cụ, tiết tấu và âm thanh.
- Trống: Trống trong các album của TSOTB sử dụng nhiều Tom (theo tên mà anh được biết), tiếng nghe êm và dày. Nhịp trống của TSOTB trong Lake of Sorrow cũng khá nhanh (chứ không chậm như nhiều người nghĩ đâu) - tuy nhiên, vẫn bị liệt vào hàng nhịp Doom. Còn trong Perpetual Desolation thì rõ ràng là nhanh rồi. Và có mãnh lực nữa. Ngay cả những bài như The Flame of Wrath, cũng cảm nhận rõ tốc độ của nhịp trống tác động thế nào lên cảm xúc, mặc dù nhiều đoạn không nhanh lắm. Còn nhịp trống của Tristania, dường như chưa bao giờ thay đổi, sử dụng rất nhiều Snare và Splash, cho nên nghe đanh và sắc. Điển hình là album Beyond the Veil.
- Guitar: Anh không rành về khoản này lắm vì anh không biết chơi guitar nhưng đại khái thì có thể thấy tiếng guitar của The Sins of Thy Beloved có vẻ trầm hơn, còn của Tristania thì khô hơn và cũng đanh hơn một chút, đặc biệt là album Beyond the Veil (lại là Beyond the Veil). Tiếng lick thì TSOTB ít dùng hơn Tristania. Một đặc điểm nữa là TSOTB rất ít sử dụng distortion, còn bên Tristania có vẻ nhiều hơn.
- Bass: Bass của TSOTB chơi trầm và đục hơn, còn bass của Tristania dày hơn và nghe rõ rệt (có thể cảm nhận qua Heretique). Các bài hát của TSOTB có khuynh hướng dùng bass nhanh, trong khi các bài hát của Tristania thì dùng bass ở tốc độ chậm hơn, và hầu như chỉ là tạo bè trầm cho bài hát, chứ không thực sự tham gia hẳn vào giai điệu.
- Yếu tố thính phòng: TSTOB rõ ràng là sử dụng yếu tố thính phòng nhiều hơn hẳn Tristania. Violin thì không tính nhá, vì đều là Pete Johansen chơi cho nên nghe na ná nhau (cái này làm nhiều người nghĩ là 2 band này chơi na ná nhau đây mà). Còn piano thì rõ ràng là khác nhau rồi. Giữa hai đồng chí piano, anh thích TSOTB hơn (ko hiểu vì sao). Nhưng mà Einar cũng rất được, đẹp trai mà sáng tác cũng tốt. TSOTB sử dụng cả kèn corr, trombone, tympani và âm thanh bộ dây tổng hợp trong các bài hát. Còn Tristania hầu như chỉ dùng một số âm thanh bộ gõ tạo độ bí hiểm cho bài hát (Dementia sử dụng tiếng Glockenspiel). Tất nhiên, cả 2 band đều sử dụng tiếng chuông giao hưởng (Tubular Bells) cho thêm phần u ám. Ngoài ra, 2 band cũng có sử dụng hợp xướng (nhưng TSOTB là tổng hợp còn Tristania thuê hẳn hoi).
- Tiết tấu: Tristania đa dạng hơn, nhanh chậm không đều. TSOTB có vẻ đều đặn, nhưng không có nghĩa là không có những lúc thất thường. Nói chung, nghe TSOTB vẫn có cái gì đó sướng sướng
- Âm thanh: Cả 2 band đều cố gắng tạo ra những không gian âm thanh đặc sắc Gothic, mang tính chất u ám, nặng nề. Tuy nhiên, ở Tristania, người ta cảm giác có gì đó tang thương, còn TSOTB lại đổ nát hơn. Các màu sắc có thể thấy ở các album:
+ Lake of Sorrow: Huyền ảo, bí hiểm, sâu lắng, đẫm nước mắt, không gian dày và trầm
+ Perpetual Desolation: Hoang tàn, đổ nát, vật vã, đẫm nước mắt, trống rỗng
+ Widow's Weeds: Quý phái, tươi tắn, nhẹ nhàng, mềm mại, không gian mượt mà
+ Beyond the Veil: Đa dạng, hoang tàn, một số sặc mùi dị giáo, đôi lúc trong trẻo và quý phái, vẫn có phần bí hiểm
+ World of Glass: Dày và sâu, vật vã, quằn quại (về cuối), một số tang thương, The Shining Path đen tối và u ám
+ Ashes và Illumination: Đau khổ, trầm tư, sâu sắc và hơi bí hiểm
Tạm thời thế đã nhá.
Chỉnh sửa lần cuối: