The Matrix Has You !!!

Nguyễn Ngọc Khánh
(hoanglantu86)

New Member
xhasyou.jpg


Khi Neo được Morpheus và Trinity đưa đến gặp nhà tiên tri lần đầu tiên, chàng đưa mắt nhìn ra cánh cửa xe hơi sang trọng và quay lại nói Trinity:
"Cái nhà hàng này là nhà hàng anh ưa thích, họ có món mì rất tuyệt. Giờ mới biết tất cả những cái này đều kô hề có thật...Vậy là nghĩa làm sao ?"
Trinity lúc đó trả lời: "Nghĩa là Ma Trận hoàn toàn kô cần biết con người chúng ta là gì..."



Ai đã từng xem Matrix, chắc sẽ ấn tượng nhất với ý tưởng của phim. Kô phải một anh Keanu Reeves đẹp trai, những màn võ công ấn tượng, những y phục đặc biệt làm nên sự nổi tiếng của The Matrix...Tất cả chỉ gói gọn trong một ý tưởng.

Xin được giới thiệu ngắn gọn về cái ý tưởng đó, cho những ai chưa xem hoặc quên đi rồi: Vào một tương lai rất xa...chả nhớ là bao nhiêu:D Con người đưa AI(artificial intelligence) vào hoạt động trên diện rộng, kiểm soát toàn bộ máy móc từ bé đến lớn. Khi cái trí tuệ đó đủ độ "khôn lỏi" để biết suy nghĩ về "lợi và hại", chiến tranh với thế giới con người nổ ra. Con người khi đó làm che lấp mặt trời, mong cắt đi nguồn năng lượng dồi dào nhất của binh đoàn máy móc. Nhưng trớ trêu thay, chúng ta quên mất rằng...mỗi cơ thể con người là một cái pin sinh học dồi dào.

AI, quyết định săn con người, nuôi con người như chúng ta nuôi lợn, gà hiện nay để lấy năng lượng. Nhốt con người trong một hòm kính, vấn đề đặt cho AI là làm sao giữ cho con người vẫn sống được nhưng lại kô hề biết mình đang bị kìm kẹp và...bóc lột.

Thế là Matrix ra đời. Matrix là gì ? Câu hỏi mà Neo, Morpheus, Trinity...đã một thời đi tìm lời giải đáp...Đó đơn giản là một hình ảnh điện tử về một thế giới kô hề tồn tại, chiếu lên bộ não con người, khiến chúng ta tưởng như bước đi, đang ăn uống, đang...đi toilettes....nhưng thực ra ta đang hoàn toàn nằm một chỗ trong lồng kính. Ma Trận là công cụ kìm hãm để bóc lột.

Matrix (Ma Trận), trong công nghệ hình ảnh, là dùng để chỉ một bảng chia thành nhiều ô vuông 2n x 2n. Trong mỗi ô vuông đó, người ta gán cho một số hệ nhị phân, hòng tượng trưng cho một điểm trên hình ảnh thật. Có nghĩa là khi bạn nhấc ống kính cái máy ảnh kĩ thuật số của bạn làm một kiểu, tất cả những gì giới hạn trong ống kính được chia thành các ô vuông của ma trận. Máy ảnh "đo" độ sáng tối của từng điểm của hình ảnh thật, rồi vẽ ra ma trận, phân bố các số vào các ô vuông theo đúng tỉ lệ sáng tối khác nhau của các điểm đo được. Tức là Ma Trận chỉ là một hình ảnh sao chép của hình ảnh thât, đại loại như bạn cầm một khuôn gỗ áp lên giấy trắng như phương thức in cổ lỗ sĩ ngày xưa. Nhưng điểm khác nhau cơ bản nhất giữa Ma Trận và hình ảnh trên tờ giấy in là ở chỗ Ma Trận có thể được thay đổi, đó chỉ là những con số mà thôi. Vì vậy, với một file ảnh kĩ thuật số, bạn có thể làm tất cả, tăng sáng, xóa một số chi tiết, thay đổi màu sắc....Nghĩa là bạn đang làm méo mó hình ảnh thật.

Mục tiêu của bài post này kô phải là để giới thiệu về Matrix, hay giải thích về nó, mà là để đặt ra câu hỏi: Liệu chúng ta đang sống trong một thế giới thật hay không ? Liệu những gì bạn nhìn thấy hàng ngày, mùi vị, tiếng động bạn cảm nhận có hoàn toàn là cái đang tồn tại hay kô ?

Bạn có thể cười bảo tôi dở hơi, xem nhiều phim quá nên nhiễu:D Chưa chắc:p

Tôi có thể khẳng định với bạn một điều: "Chúng ta đang sống trong một Matrix tạo nên bởi giới hạn của cơ thể con người"

Tất cả mọi hoạt động của cơ thể giúp cho bạn cảm nhận được thế giới xung quanh không khác gì hoạt động của một máy ảnh kĩ thuật số. Máy ảnh kĩ thuất số sử dụng tín hiệu điện để vẽ nên Matrix, cơ thể ta cũng vậy: từ lúc bạn chạm vào làn da mát dịu nhạy cảm của người yêu cho đến hình ảnh tạo ra trên não bộ của bạn, tất cả đều là tín hiệu điện.

Tất nhiên đó là tín hiệu chỉ vài microVolt, hoặc ít hơn nữa, và đó là tín hiệu điện sinh học. Khi bạn chạm vào da người iu bạn, các "cơ quan cảm nhận" (Golgi, Pacini, Meckel, Meissner), được kích hoạt, gây ra một luồng Na+ đi vào trong tế bào. Tế bào cơ thể người vốn dĩ luôn có hiệu điện thế giữa bên trong và bên ngoài màng tế bào, chủ yếu do sự phân bố Na+ và K+ khác nhau giữa trong và ngoài, luồng Na+ kích hoạt một sự thay đổi hiệu điện thế mới, sự thay đổi đó cứ thế lan truyền dọc hết tế bào, từ tế bào này sang tế bào khác, theo các tế bào thần kinh đến chiếu lên bộ não.

Thế có nghĩa là gì ? Có nghĩa là giữa não bạn và những gì đang thực sự tồn tại bên ngoài có một sự phân cách: đó là đường tín hiệu điện sinh học. Và cái tín hiệu đó có thể bị thay đổi...Giống như Matrix có thể bị thay đổi vậy. Bạn kô tin sao ? Lấy ví dụ đơn giản nhé: bạn bị kẹp tay vào cánh cửa, cảm giác đau sẽ dễ dàng qua đi nếu bạn "xoa" mạnh xung quanh chỗ đau. Bởi vì tín hiệu điện gây ra bởi "cái kẹp tay" bị dây thần kinh nhận tín hiệu "xoa" ức chế, kô lên được não nữa...Đó chính là cơ chế của Morphine (Gate control), khi đưa morphine vào, nó kích hoạt dây thần kinh "xoa" ngay gần dây thần kinh "đau",dẫn đến cảm giác đau biến mất.

Không những cái tín hiệu điện sinh học có thể bị thay đổi, người ta còn có thể xóa bỏ nó hoàn toàn, bằng cách cắt một dây thần kinh, mất đường truyền của tín hiệu điện. Chẳng khác gì bạn tháo dây cáp của cái máy tính của bạn cả. Lúc đó, người ta có chọc có đâm, bạn cũng sẽ chả có cảm giác gì...Bạn nhắm mắt lại sẽ chả biết người ta đang cưa chân mình...Tín hiệu điện sinh học như thế liệu có đáng tin hơn Matrix kô ?

Bạn nói rằng: ờ đó là chỉ khi nào bệnh tật mới như thế. Thế thì bạn nhầm, ngay cả khi sức khỏe bạn tuyệt vời nhất, tôi xin cam đoan với bạn rằng những gì bạn đang cảm nhận được kô hoàn toàn là những gì đang tồn tại. Ví dụ đơn giản nhất là khi bạn nghe một tiếng động, hệ thính giác vô cùng phức tạp của bạn đã giảm cái âm đó được 2dB đi rồi, tức là một âm 72 dB đến não bộ của bạn chỉ được cảm nhận bằng 70dB thôi. Đấy là chưa kể đến những âm với tần số rơi ra ngoài khả năng thính giác của bạn. Chúng vẫn tồn tại đó chứ, nhưng tai bạn bảo bạn rằng nó kô tồn tại. Chả khác gì trên một cái file ảnh kĩ thuật số, bạn xóa cái mụn của bạn đi mặc dù sự thật là nó cứ chình ình ra đó:D

Chắc đã rất nhiều lần bạn tự hỏi vì sao người ta có thể mơ trong khi đang ngủ ? Cơ chế của những giấc mơ là gì ? Tôi có thể nói với bạn rằng đó vẫn chỉ là vấn đề của tín hiệu điện. Bạn nên nhớ rằng, khi bạn ngủ, não bộ của bạn hoàn toàn cách biệt với bên ngoài, những đường điện sinh học phải cường độ lớn mới đến được não bộ. Tất cả những cấu trúc của não giúp cho não "tỉnh" khi ban ngày đều bị tắt đi dưới tác dụng của một lượng lớn Serotonine tích tụ dần dần khi bạn tỉnh. Vậy tại sao bạn lại mơ ? Tại sao bạn lại có cảm giác như đang đi chơi với người yêu trong khi đang nằm ngay đơ trên giường ? Đó là bởi vì vào cái thời điểm đó, 2 cấu trúc quan trọng "FRM" và "nhân mesopontins" bi uc chê', một số tế bào não bộ vẫn cón "thức" khi đó phát tín hiệu điện sinh học theo vòng, tạo nên những hình ảnh ảo giác kô có thật. Lúc đó nếu tôi nói rằng "The Matrix has you"-"Bạn đang ở trong Ma Trận" thì cũng chả sai chút nào.:D

Vì thế mọi thứ bạn đang sống bây giờ chỉ mang tính "tương đối chuẩn xác":D Khi bạn nếm miếng bánh chưng, ngửi hương hoa đào, nghe tiếng nhạc đón xuân, hãy tự nói với bạn rằng: mọi thứ chỉ là tương đôi:D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tik bài hay cho anh vì em rất thik Ma trận nhưng h mới biết phần lịch sử đầu của phim, hồi trước còn bé xem chả hiểu gì=))
Việc giác quan của con người chỉ cảm nhận được một cách tương đối thế giới thự thì ai cũng biết. Chính vì thế chúng ta mới chế tạo ra các công cụ, máy móc để tìm hiểu chính xã thế giới bên ngoài, chúng ta vượt ra được nhưng giới hạn mà tự nhiên áp đặt lên cơ thể,và vì vậy chúng ta là loài động vật tiến hóa nhất hành tin
 
Em thì tick bài hay vì cái phần sau của bài viết :) đặc biệt là phần viết về nhữung giấc mơ. Liệu có thể nói thế giới trong The Matrix thực ra là một giấc mơ bất tận đc ko nhỉ?
đang phải nghi ngờ lại cái bánh đang trong mồm mình :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Câu "thế giới trong The Matrix là một giấc mơ bất tận" của Minh rất hay.Chính xác là như thế vì trong phim người ta sinh ra cho đến lúc chết đều như đang ngủ mơ vậy. Các cấu trúc làm cho não "tỉnh" bị một cái kim điện (trong phim) ức chế, đồng thời chính cái kim đó phát tín hiệu giả lên não. Chả khác gì mình đang mơ ngủ cả.
 
Nhỡ cái thế giới của bọn máy móc cũng lại chỉ là 1 ma trận trong 1 ma trận khác thì sao nhỉ 8-> (mọi người đừng cười, em/anh/tớ nói linh tinh ấy mà :">)

Bài anh Khánh hay thật :x
 
vậy giả sử tồn tại một hệ thống máy móc như trong The Matrix, thì các hoạt động bình thg` của con ng` sẽ như thế nào, vì bên cạnh ý thức con ng` còn phải có các hoạt động bài tiết, ăn uống, sinh trưởng... đúng ko ạ? nếu máy móc chỉ giả lập đc ý thức thì những hoạt động kia sẽ như thế nào?
 
Khi có thể chiếu hình ảnh ảo giác lên vỏ não, cái khó nhất coi như đã được giải quyết. Các vấn đề về ăn uống, vệ sinh, sinh trưởng...không quá khó.

Khi não luôn ở trong trạng thái off. Các điều khiển của não xuống các chức năng ăn uống và vệ sinh hoàn toàn kô có, các chức năng đó sẽ chạy tự động hết.Vì thế khi người ta trong hôn mê, người ta truyền dung dịch vào miệng thôi, với một ống khác nối vào đường tiểu tiện:D
Sinh trưởng thì kô cần não cũng sinh trưởng được hết:D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tức là như sống thực vật ấy ạ?
Mà anh Hưng ở trên kia nói nghe ghê ghê thế nào :) Thực sự :) liệu có đúng là chúng ta đang sống ko :|
 
liệu có đúng là chúng ta đang sống ko
You are in the Matrix:D

Cái điểm khác nhau giữa cái thế giới trong fim Matrix và thế giới thực là NEO. Neo giống như một kiểu Superman có thể bay lượn hoặc đấm vỡ bê tông, phẩy tay ngăn đạn:D Trong khi trong thế giới thực con người bị những qui tắc vật lí thiên nhiên chi phối. Nếu mà giờ Minh nhìn thấy ở ngoài đường một cha có khả năng như Neo thì có lẽ cũng phải bắt đầu đặt câu hỏi "liệu chúng ta có sống thật kô":D

Thế giới trong Matrix chả khác gì HalfLife hay DragonBallz của PSP, nó kô có qui tắc vật lí chi phối.
 
anh Chử Thanh Thuỷ toàn đi lung tung và nói những câu lung tung :))
uhm, nhưng nếu chúng ta đang ở một Matrix nào đó, và không tồn tại một thế giới Zion thì sao? liệu có phải là mãi mãi sẽ chỉ sống như mơ? Nhưng liệu sống như mơ mãi như thế có phải là điều gì tồi tệ? Vì em thấy, những con ng` tồn tại trong matrix, họ tuy chỉ "nghĩ" là mình đang sống, nhưng rõ ràng là họ cảm thấy mình sống, mình tồn tại. Còn cần gì hơn nữa? Ý em là, liệu chấp nhận rằng thế giới mình đang sống là ảo hay quên đi để tiếp tục mà hưởng thụ, liệu cái nào đúng hơn - giống như quyết định chọn lựa giữa viên thuốc xanh và viên thuốc đỏ ấy?

ờ mà anh Thuỷ nói thế, nhưng treo cổ tự tử chắc gì đã là chúng ta chết thật? hoặc chỉ là chúng ta ngừng tin là chúng ta sống?
 
tớ thấy bài viết hay, hao hao giống vs những gì tớ nghĩ.
ý kiến riêng: tớ thấy ko cần quan tâm đến matrix này matrix nọ, chỉ cần quan tâm đến tính hợp lý của nó là đủ (siêu hình). tớ thấy cái "matrix" của chúng ta bây h đủ lo-ghíc -->> chúng ta ngừng tin là chúng ta đang sống (quote từ tdminh) ... -> có 2 khả năng
+ ngừng tin rằng mình đang sống-> sống thực vật hoặc ngừng hoạt động trao đổi, sản xuất.
+ ...tỉnh dậy (như khi thoát khỏi matrix ế) -> chamitx này thiếu hợp lý.
tóm lại, ko lo về matrix, tính hợp lý khẳng định cái "matrix" này có dùng được hay ko :))
 
a khánh đã viết:
Cái điểm khác nhau giữa cái thế giới trong fim Matrix và thế giới thực là NEO. Neo giống như một kiểu Superman có thể bay lượn hoặc đấm vỡ bê tông, phẩy tay ngăn đạn Trong khi trong thế giới thực con người bị những qui tắc vật lí thiên nhiên chi phối. Nếu mà giờ Minh nhìn thấy ở ngoài đường một cha có khả năng như Neo thì có lẽ cũng phải bắt đầu đặt câu hỏi "liệu chúng ta có sống thật kô"
đọc lại đoạn này thấy mình nói hơi thừa, nhưng ko sao.
 
@Anh Thủy, câu trả lời cho câu nói của anh, Minh đã trả lời rồi: ngay cả nếu anh tự tử bây giờ, anh sẽ kô thể biết được liệu anh có đang sống thật hay kô. Vì trong Ma Trận, người ta cũng vẫn chết một cách bình thường chứ có sống vĩnh cửu đâu.

Mình chỉ xin nói rõ ý kiến của mình về: tốt hay xấu giữa giống trong Matrix và sống thật. Đức Minh cũng có lí khi nói: "dù sao chúng ta cũng đều nghĩ là mình đang sống và hưởng thụ mà...". Nhưng có lẽ nên nhớ rằng, trong khuôn khổ của ma trận, mọi thành tựu của con người hòng tìm hiểu thế giới xung quanh mình đều bị giới hạn bởi chính Ma Trận trong mục tiêu che giấu sự thật. Vì thế trong fim, cái thế giới trong Ma Trận khi đó tận năm bao nhiêu rồi mà hầu như mọi thứ vẫn kô hoàn toàn thay đổi, chả khác gì năm 2000 cả. Ý tức là xã hội xoay trong một vòng khép kín, kô hề có sự tiến bộ.

Giờ quay lại với thế giới thật, chúng ta thấy rằng mỗi ngày con người đều tiến thêm một bước mới trong khoa học và kĩ thuật. Mong rằng chúng ta chỉ đang sống trong một Matrix của giới hạn con người chứ kô trong một Matrix nào khác nữa:D
 
Do sự quan tâm khá nhiều của mọi người về những giấc mơ, mình xin viết một bài khác cụ thể hơn về nó, cũng xin nói luôn rằng nó là nguyên nhân chủ yếu vì sao mình post bài đầu tiên về Matrix. Vì nó vẫn luôn là một Bí Ẩn.

Không biết có ai có để í điều này. Ngày xưa khi mình còn bé, mỗi lần ốm sốt cao bắt đầu từ 39°C khi ngủ mơ mình thường xuyên bị một hiện tượng mà dân gian gọi là "Bóng Đè". Khi đó dường như bộ não kô hoàn toàn bị tách khỏi thế giới bên ngoài, vẫn nhận được những đường tín hiệu điện nhưng với một cường độ quá lớn so với mức bình thường. Chỉ nghe tiếng bố mẹ thì thầm với nhau bên cạnh mà cảm giác như nó to ghê lắm, kô thể chịu đựng được, chỉ muốn phát khóc lên. Nhưng cái tiếng đó loại kô hoàn toàn giống như khi ai đó bắc loa nói oang oang vào tai ngay bên cạnh, rất là lạ.

Sau này mình có hiểu ra một phần, khi mà nhiệt độ cơ thể con người tăng lên quá lớn, những tế bào thần kinh là nạn nhân đầu tiên, phải chăng, khi đó có một sự nhiễu sóng nào đó trong đường tín hiệu điện, trong hiệu điện thế màng tế bào ?

Giấc mơ con người là một bí ẩn

Giấc ngủ của con người được chia ra làm 2 bước: giấc ngủ chậm và GIẤC NGỦ NGHỊCH THƯỜNG.

Trong ý nghĩ lôgic của chúng ta, khi người ta ngủ là lúc chúng ta cho não bộ nghỉ ngơi, cho cơ thể nghỉ ngơi. Không hoàn toàn như thế!!! Cái đó chỉ đúng khi ở bước "giấc ngủ chậm". Còn hoàn toàn ngược lại vào bước "Giấc ngủ nghịch thường".

Nghịch thường vì sao ?
1. Khi đó các tế bào thần kinh sử dụng một lượng lớn Glucose và O2, xấp xỉ hoặc có khi nhiều hơn so với khi ta thức và đang suy nghĩ:eek:
2. 2 cấu trúc quan trọng nhất làm não tỉnh (FRM và nhân mesopontins) lúc đó lại được trở lại chế độ ON trong khi chúng ta vẫn còn trong trạng thái ngủ:eek:
3. Hoạt động của điện não đồ lúc đó không khác gì điện não đồ người đang tỉnh với những bước sóng alpha 8-12 lần/giây.
Và những giấc mơ xuất hiện chỉ khi ta bước vào "giấc ngủ nghịch thường"

Cho đến bây giờ người ta vẫn chưa hiểu được vì sao lại có giấc ngủ nghịch thường ? Vì sao lại có những giấc mơ ? Để làm gì ? Mình nhớ một câu trong Matrix, khi Morpheus nói với Neo: "Đã bao giờ anh cảm thấy những giấc mơ có khi còn thật hơn cả sự thật ngoài đời kô ?" Hầu hết sau khi mơ, mình đều rút ra một điểm là đó là những cảnh, những người, những vật đã nhìn thấy khi còn thức, được sắp xếp khá logic và trật tư, mặc dù đôi lúc có kô liền mạch. Nhưng đôi khi, giấc mơ lại có vẻ như báo trước một điềm gì đó. Không ít nhất 1 lần mình tự hỏi, hình như...cái cảnh này, cái câu nói này mình đã thấy ở một đâu đó trong giấc mơ của mình ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
ko chắc lắm nhưng hình như có cả các cái anime và comics ăn theo thì phải :)
 
Matrix là phim Phong ạ, kô có truyện nào tên là The Matrix. Nhưng 2 anh em Wachowski nói rằng họ lấy ý tưởng từ một truyện viễn tưởng khá nổi tiếng của Wiliam Wibson: http://en.wikipedia.org/wiki/Neuromancer
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Một cách giải thích về những giấc mơ

Sigmund Freud, cha đẻ của "phân tích tâm lí" (psychoanalysis) đưa ra giải thích của ông về những giấc mơ. Một giải thích dưới góc độ tâm lí học nhưng đã chứng minh được tính lôgic và hiện thực của nó.

Trong cuốn "Nhập đề phân tích tâm lí", ta dễ dàng nhận thấy Freud đề cập đến 3 nhân tố một cách thường xuyên: Ý thức, Vô thức, Sự đẩy lùi. Freud nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa Vô thức và Ý Thức với một nét gạch nối giữa 2 thế giới đó: Sự đẩy lùi.

Ý Thức ---Sự đẩy lùi---> Vô Thức

Freud cho rằng, những mong muốn, những lo sợ, những khát khao của con người trong khi thức giấc tạo nên thế giới vô thức của con người, cũng là căn nguyên của những giấc mơ bởi khi ta ngủ, trạng thái vô thức được giải phóng. Có nghĩa là tất cả những gì bạn mơ là những lo sợ, những mong muốn của bạn được hình thành ban ngày khi bạn hoạt động bình thường.

MỘt điểm quan trọng trong giải thích của Freud là những khát khao, những lo sợ đó đều có một đặc điểm chung: không thể thực hiện được trong khi bạn còn ý thức, hay ý thức kô dám đối mặt với nó. Khi đó ý thức sử dụng công cụ của nó: "sự đẩy lùi" để vùi lấp tất cả vào Vô thức.

Trạng thái Vô Thức nằm ở "lớp dưới" theo cái nhìn của Freud, tức là ở trạng thái bình thường nó kô được biểu hiện, kô được cảm nhận, khác hoàn toàn với Ý thức là những gì ta cảm nhận hằng ngày. Như vậy có thể ví "sự đẩy lùi" như thứ công cụ kìm nén, cất giấu "những ước mơ, những lo sợ" vào một góc kín đáo của "tủ sách" hòng...quên nó đi, kô đối mặt với nó.

Cách giải thích của Freud với 3 nhân tố: Ý thức, Vô thức, sự đẩy lùi cũng là cơ chế hoạt động của giấc ngủ thôi miên(hypnosis). Theo những nhà tâm thần học, giấc ngủ thôi miên là một Trạng thái Ý Thức đặc biệt. Một trạng thái mà Ý Thức và Vô thức hoàn toàn bị tách rời nhau, giống như ai đó cầm cái kéo cắt đứt cái dây nối giữa chúng là "sự đẩy lùi".

Hypnosis như vậy giúp cho các nhà tâm thần học chạm được vào thế giới Vô Thức của con người, đọc những lo sợ, những ước mơ của họ.


Hypnosis và trị liệu tâm thần học.

Có những căn bệnh xuất phát hoàn toàn từ thế giới vô thức...

Freud trong thời kì đầu những nguyên cứu của ông về tâm thần học có nói đến một trường hợp lạ lùng mà các đồng nghiệp của ông gửi đến hỏi í kiến ông khi họ kô thể chữa trị được. Một cô gái hoàn toàn bình thường về mặt thể xác, kô có một thiệt hại nào trong các cơ quan nhưng lại có những triệu chứng kô thể giải thích được: giảm khả năng nhìn, mất cảm giác, mất cử động ở tay phải, kô thể uống được cái gì mặc dù rất khát...

Freud sau đó với Hypnosis khám phá ra rằng tất cả những triệu chứng của cô gái mắc phải là bắt nguồn từ khi cô chăm sóc người cha mới chết khá lấu trước đó. Sau mỗi buổi hypnosis, cô gái dường như được giải phóng và trở lại trạng thái bình thường trong một khoảnh khắc, để rồi sau đó tiếp tục quay lại với những triệu chứng cũ.

Ý tưởng của Freud cho rằng, khi mà cõi vô thức chứa đựng một mơ ước, một lo sợ quá lớn, "sự đẩy lùi" của Ý thức kô còn khả năng giữ cho nó nằm yên trong "góc kín", mơ ước hay lo sợ đó đạt đến tầng ý thức, gây nên những triệu chứng khó giải thích dưới góc độ khoa học thuần túy.

Bí ẩn về những triệu chứng của cô gái đều được hé mở sau những buổi hypnosis:

-Giảm khả năng nhìn: Hypnosis trong mục tiêu nhằm tái hiện lại những gì đã diễn ra cho thấy rằng cô gái lúc đó đang khóc thì bất chợt người cha bệnh nặng nằm trên giường hỏi cô mấy giờ. Nước mắt khiến cô nhìn kô rõ, cô cố gắng đưa đồng hồ lại sát vào mắt và thấy đồng hồ như to lên (hoàn toàn tự nhiên). Nhưng những biểu hiện đó lại quay trở lại trở thành tật do nó gắn liền với kỉ niệm về người cha đã mất. Một kỉ niệm đau lòng mà Ý thức tìm mọi cách đẩy lùi vào vô thức.
-Mất cảm giác ở cánh tay phải: Một buổi hypnosis khác hé lộ rằng một lần trong khoảng thời gian chăm sóc người cha bên giường bệnh. Cô gái mệt mỏi và ngủ quên đi, cánh tay phải gác lên trên cái ghế con cạnh giường. Trong trạng thái mơ ảo đó, cô gái mơ thấy một con rắn đen chui ra từ tường nhà đối diện và muốn cắn bố cô. Cô tìm cách đuổi nó đi bằng cách cử động cánh tay phải (trong trạng thái mơ) nhưng cô không thể làm được (chỉ là trong mơ). Cái cảm giác tuyệt vọng kô thể cứu được cha mình trở thành một triệu chứng thật sau khi bố cô mất.
...
Freud nói rằng: công trình của ông về những giấc mơ là công trình quan trọng nhất của cuộc đời ông và là công trình có khả năng tồn tại mạnh mẽ nhất. Thực tế đã cho thấy điều đó. Hypnosis và psychoanalysis hiện nay luôn là một trong những nền tảng của tâm thần học.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Khoa học thuần túy giải thích thế nào về những giấc mơ ??? Một ý kiến đang được sử dụng nhiều hiện nay là: giấc mơ là biểu hiện cho hoạt động của trí nhớ. Nande ?:D

Hoạt động "nhớ" của bộ não hoàn toàn giống như hoạt động của một máy tính cá nhân. Xin làm sự so sánh thế này:

Máy tính cá nhân <------------------------> Bộ não con người

RAM <----------------------------------> Trí nhớ ngắn hạn

ROM <------------------------------> Trí nhớ dài hạn

Trí nhớ ngắn hạn cho phép bộ não của bạn "lưu lại" các thông tin "mới" và sử dụng nó trong vòng vài giây. Khá giống như bộ nhớ RAM của máy tính giúp máy tính hoạt động trức tiếp trên nó mà kô phải đọc trên ổ đĩa cứng. Tiện lợi và nhanh chóng nhưng kô hề dài lâu. Ví dụ về trí nhớ ngắn hạn là khi bạn đọc một số điện thoại 3 lần để cố gắng ghi nhớ nó, cốt để đưa lại cho người bạn khoảng 1 phút sau đó vì bạn kô có giấy bút trên tay. Nếu bạn để ý một chút, ngày hôm sau khi tỉnh dậy, bạn kô còn khả năng nói lại cái số đó nữa. Ví dụ đơn giản khác khi bạn ngồi trong một quán cà phê có tầm hơn 20 khách, bạn vô tình nhìn thấy mặt một người khách cách đó 2 bàn trong khoảng vài giây. Giả dụ sau đó khi đi bạn gặp lại người đó trên xe bus, bạn nhận ra người đó đã cùng trong quán với bạn nhưng nếu giả dụ 1 tuần sau mà gặp thì chưa chắc.

Trí nhớ dài hạn là nơi lưu các thông tin mà bạn cần dùng thường xuyên. Sự tạo thành trí nhớ dài hạn đòi hỏi một sự "lập lại" kô chỉ của bạn mà còn của bộ não. Lấy ví dụ bạn có một bài kiểm trang 2 trang lịch sử vào cuối tuần. Trong tuần đó bạn phải xem đi xem lại nhiều lần để cố gắng ghi nhớ nó, khi đó bạn đang ghi lại những kiến thức lịch sử vào bộ nhớ dài hạn của bạn. Vậy tại sao lại có những người 1-2 ngày hay chỉ vài giờ trước khi kiểm tra mới học mà vẫn nhớ được ? Bởi vì khi đó, họ sử dụng trí nhớ ngắn hạn nhiều hơn là trí nhớ dài hạn.

Cái ưu điểm của trí nhớ dài hạn là những thông tin được ghi lại có tuổi thọ hơn những thông tin trong trí nhớ ngắn hạn. Bởi thế, một người học ôn một vài giờ trước khi kiểm tra quên những gì mình học nhanh hơn một người dành ra vài ngày để học cùng một lượng kiến thức.

Như vậy não bộ cần có hoạt động ghi lại các thông tin từ trí nhớ ngắn hạn vào trí nhớ dài hạn nếu thông tin đó cần thiết phải sử dụng thường xuyên. Hoạt động này có thể ví như khi bạn kích "Save" một file word vừa mới đánh xong. Não bộ "save" các thông tin vào bộ nhớ khi bạn đang ngủ.

Dòng in đậm ở trên mang đến 2 suy luận quan trọng:
+Muốn nhớ được tốt, bạn phải ngủ tốt.
+Nó giải thích cho giấc ngủ nghịch thường với những tín hiệu điện theo vòng (xem bài trên). Có thế coi những tín hiệu điện đó là khi não bộ đang làm việc "sắp xếp chọn lọc và ghi lại" các thông tin bạn đã thu lượm được vào ban ngày. Và phải chăng nó cũng là nguyên nhân của những giấc mơ ? Giấc mơ thực ra là một sự tổ hợp lộn xộn các thông tin ban ngày hòng ghi một cách trật tự vào trí nhớ ???

Nhưng cách giải thích này có một điểm yếu: Khi bạn mơ là bạn đang ở trong giai đoạn "giấc ngủ nghịch thường" nhưng điều ngược lại kô hoàn toàn đúng. Bạn có thể trải qua giai đoạn giấc ngủ nghịc thường 2-3 lần trong một đêm mà kô hề mơ. Có những lần bạn đặt mình xuống giường rồi hôm sau tỉnh dậy kô hề mơ về cái gì cả.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Sửa cho anh Khánh tí là ROM là bộ nhớ cứng, ko hề thay đổi trong bất cứ trường hợp nào. ROM như kiểu phản xạ không điều kiện thì đúng hơn :))

Còn trí nhớ dài hạn, có lẽ là HDD :">
 
Back
Bên trên