Thay đổi tư duy giáo dục Việt Nam + 100 Sáng Kiến GD

Chuyện cải cách GD ở VN thì đương nhiên là còn nhiều cái phải làm lắm, nhưng khi anh viết mấy cái này thì đang nhấn mạnh ở ý khác. GD là 2 phía, thầy và trò (chưa tính đến gia đình, xã hội....) thế nhưng xu hướng là ng ta chỉ nói 1 vế là thầy, hs cũng kêu như mình là nạn nhân của ai đó vậy. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân, đấy là ý thứ nhất. Ý thứ 2 là kêu học sinh là trung tâm, nhưng ko chịu nhấn mạnh cái vai trò ấy, mà chỉ chờ ng ta coi mình là trung tâm thì ko biết dùng từ gì nữa. Trước khi vào lớp chuyên cũng đã có thời gian anh học các lớp thường, khi đấy các giáo viên cũng ko quen việc có học sinh thắc mắc, đơn giản vì hầu như chả bao giờ gặp, chúng nó chịu học là may lắm rồi. Nhưng chỉ cần mình làm 1 lần thôi, thì ngay lập tức nhận dc sự quan tâm. Nếu cứ nói GD phải thế nọ thế kia, thì có đến già em cũng chả đc hưởng cái gì đâu, còn nếu tự mình thay đổi ngay việc học của mình thì chẳng cần chờ cái gì cả. Theo anh như thế cũng đóng góp vào thay đổi quan niệm giáo dục, vừa đem lại lợi ích cho ngay bản thân, tránh rơi vào những cái sáo rỗng mà nhiều khi bọn em chưa hiểu hết.

Gì chứ nặng quá thì vứt đi, học làm gì. Thiếu thể chất thì cũng tự kiếm cái mà chơi, bọn anh hồi trước ko chơi thể thao thì cũng điện tử, cần quái gì cứ phải tiết thể dục mới dc. VN học có 1 buổi, phần còn lại nằm trong tay mình, anh nghĩ đơn giản thừa thì vứt, thiếu thì tự bổ sung, nên ko hiểu cần thắc mắc chỗ nào :D Tất nhiên chỉ ra các khuyết điểm của GD vẫn là việc phải làm, nhưng đừng thể hiện cái sự thụ động của mình theo nó.
 
Em chỉ có thắc mắc một điều thôi ạ, phần lớn các ý tưởng mang tính khả thi được đưa ra đã được áp dụng ở nước ngoài, thì tại sao lại gọi là sáng kiến ạ :-??.

Nếu tác giả không cảm thấy phiền thì em xin phép nhận xét:

Trước hết là về hình thức :Series nó hơi nửa nạc nửa mỡ. Nếu là viết để bình luận cho vui thì em thấy nó dài, lan man quá, em đọc xong thì máy em nó cũng cháy mainboard. Còn nếu mà tác giả thực sự nghiêm túc muốn bán bản quyền ý tưởng thì em...không dám nói gì. Vì để đưa ra bất cứ một, chứ chưa nói đến 100, chính sách khả thi nào thì em thấy ít ra cũng cần nghiên cứu kĩ và khảo sát thực tế, làm dăm ba cái survey, phỏng vấn dăm ba trăm người, học sinh, giáo viên, ngồi bàn với các nhà giáo dục,xem chính sách như thế này sẽ có ảnh hưởng về sau này đến thế nào, Tây nó có áp dụng thành công không, có phù hợp với mình không, hơn là đưa ra nhận định chủ quan nhất thời, tại một chính sách không thể đưa ra dùng một tuần, thấy không có kết quả thì bỏ ngay được. Với cả đọc cả series rất lan man, chắc là tại em dốt nát, chứ em thấy tác giả không có tổ chức bài thành từng cụm ý nhỏ, giải quyết từng vấn đề, mà giống như là nghĩ ra cái gì thì viết cái ấy, thiếu sự sắp xếp khoa học. Nếu là em thì chắc em sẽ viết ra từng phần: (Em đang giả dụ là tác giả viết rất nghiêm túc với ý định bán bản quyền)
-A: vấn đề X
Tình hình hiện tại
Cách giải quyết X1, X2,X3...
-B: vấn đề Y
Tình hình hiện tại
Cách giải quyết Y1,Y2,Y3...

Như thế thì em thấy nó dễ đọc, dễ tiếp thu và dễ hiểu hơn.

Về nội dung: nhiều chính sách nhìn chung em thấy không khả thi trong tình hình hiện tại , nhất là do điều kiện kinh tế, chính sách và cơ sở hạ tầng, còn sau này nhà mình giàu như Tây như Tàu rồi thì em nghĩ sẽ là điều tất yếu, về phương diện cá nhân thì em cũng không thấy nó là sáng kiến là mấy. Những cái còn lại thì em không thấy nó khả thi, và hầu hết dựa vào cảm nhận cá nhân, mà bất cứ những đứa vô công rồi nghề rỗi học như em (bằng chứng là em đang ngồi đây lướt web chứ không làm bài tập như lẽ ra phải thế :p) cũng có thể nói ra được. Em thì xin nhận lỗi là em không thể góp ý cho từng mục của tác giả được (vì thế thì em viết đến tuần sau cũng chưa xong :p) , em chỉ xin dẫn xuất ra vài ví dụ:


7)Nên tăng tỷ lệ thực hành/lý thuyết, vì hiện nay tỉ lệ này quá thấp, ở các nền GD phát triển tỉ lệ thực hành/lý thuyết rất cao, có thể đến 50/50 , tại sao ở ta chỉ là 10/90 ?
Tác giả có số liệu nghiên cứu nào rõ là 10/90 không ạ? Mà 10/90 là cái gì cơ ạ? Thế nào là lý thuyết, thế nào là thực hành, định nghĩa rõ tỉ lệ thế nào thì sẽ là 50/50 ạ? Tính vào số giờ học, số môn học hay mô đun (module) học ạ?

Hay là:
1) Nên chăng bỏ ngày nhà giáo đi để hạn chế những tiêu cực(cái mất nhiều hơn cái được). Hoặc nên đơn giản hóa, tiết kiệm hóa, tối giản hóa ngày này đi càng nhiều càng tốt để tránh tham nhũng, tiêu cực, VD ngày nhà giáo vẫn phải dạy và học như ngày thường, không phải là quốc lễ (giống như 1 số nước khác đã làm), quy định không được tổ chức xa hoa, tốn kém, rầm rộ. Quy định HS không đến nhà GV trong ngày này vì dễ gây tai nạn giao thông(TNGT), quy định GV không được nhận quà biếu của HSSV, hoặc chỉ được nhận quà có giá trị không quá 20.000 VND để tránh tiêu cực. Nếu không làm được điều này rồi đây chúng ta sẽ tạo ra những con người giỏi đút lót, giỏi đi cửa sau, giỏi chạy, giỏi nhận hối lộ, và môi trường đào tạo không đâu khác lại chính là nhà trường và thày cô (thật đau đớn, xót xa) !!!

Em mới nhớ, hôm trước ở Sing bọn nó có ngày nhà giáo, bọn chính phủ Sing cho em nghỉ học, em cảm thấy rất hạnh phúc vì em có một ngày nghỉ.Hôm trước hôm đó thì tổ chức đón mừng rầm rộ vô cùng, chuẩn bị cả tháng trời. Thế là hôm đấy em đi chơi, giao thông bên này nó an toàn nên may, em không bị xe cán. Bọn bạn em để thể hiện lòng thành kính với giáo viên, bọn nó cũng đem quà đi tặng (mặc dù điểm bọn nó toàn C với D). Mà hồi xưa ở nhà, nhờ có ngày nhà giáo em mới được phép đến nhà cô giáo để tặng hoa, ngồi nói chuyện (chứ dịp khác thì em biết đào đâu ra để làm mấy chuyện như thế). Rồi sau này, nhỡ em trúng xổ số, em muốn mua tặng cô giáo của em một cây bút Parker thì em cũng phải chuyển sang mua bút mực cửu long 19.500 VNĐ ạ? Mà giả sử sau này em có đi hối lộ, tác giả cấm em hối lộ ngày 20 thì em đi hối lộ ngày 19, về mặt pháp luật thì em cũng chẳng phạm pháp, vì em có hối lộ ngày 20-11 đâu. Vậy thì em không hiểu là TNGT tăng đột biến và việc nhiều thầy cô không làm tròn bổn phận của người giáo viên là lỗi của ngày 20-11 hay có lí do nào khác. (ví như như bộ giao thông làm sai, và tệ nạn hối lộ là xảy ra do hoàn cảnh bắt buộc).

Đấy, em chỉ xin phép tác giả lấy tạm 2 ví dụ con con, thôi là để cho nó sinh động cho bài viết, chứ kiến thức em còn hạn hẹp, không thể quote hết cả series mà góp ý được.

Chết, em có một câu hỏi nữa, hỏi riêng tác giả thôi ạ. Hồi đi học tác giả có quay cóp bao giờ không ạ?
-------
Tái bút: Ơ mà tác giả đã đi đăng ký bản quyền series bài viết ở cục sở hữu trí tuệ và cục bản quyền văn học chưa ạ? (Em dốt nên cũng không biết bài này thì đăng ký ở cục nào :">)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@anh quang: ý em là chúng ta chưa có sự phù hợp nhất định về bằng cấp và thành tựu công việc, nhiều khi người bằng tốt ra trường chưa chắc đã thành công, dẫu sao vấn đề đó vẫn thể hiện một sự hạn chế nào đó trong giáo dục, không những thế nó tạo thêm sự rườm rà cho tuyển dụng, khâu loại hồ sơ gần như là thừa, trong khi ở nước ngoài, việc anh học ở đâu và kết quả ntn lại tạo một ấn tượng quan trọng cho người tuyển dụng
@tác giả: nhất trí quan điểm em phong là không nên bảo là chúng ta lệch nghiêm trọng giữa lý thuyết và thực hành, nếu có chỉ nên dừng ở mức độ phổ thông chứ không nên đánh đồng cho đại học, cụ thể trường em thì thực hành nhiều vô đối. Thêm nữa không nên quá đổ tội cho giáo dục, vì thực chất thái độ của sinh viên mình với thực hành cũng chưa thực sự nghiêm túc
 
Cũng nhân chủ đề về giáo dục, em cũng mới đọc một bài, đưa lên đây làm tài liệu tham khảo :D.
-----------------------------------------------

Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết bài về giáo dục
06:52' 10/09/2007 (GMT+7)

(VietNamNet) - Ngày 6/9, VietNamNet nhận được bài viết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với tiêu đề "đổi mới có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo của nước nhà". Được biết, bài viết đã có sự tham khảo của một số nhà khoa học, nhà giáo. Trong bài viết hơn 4.000 từ này, có nhiều vấn đề đã từng đặt ra từ trước tới nay; đồng thời nêu 6 vấn đề "cơ bản và cấp bách" nhằm "triển khai có kết quả công cuộc đổi mới nền giáo dục và đào tạo. Để rộng đường dư luận, VietNamNet giới thiệu bài viết này.

Đổi mới có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo của nước nhà



Giáo dục và đào tạo là nhân tố quyết định để phát huy tiềm năng trí tuệ và năng lực sáng tạo của con người Việt Nam và cộng đồng dân tộc Việt Nam, là động lực quan trọng để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa nước ta tiến lên nhanh và vững, hội nhập quốc tế thắng lợi, sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới.

Đảng ta đã xác định rất đúng đắn: Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu.

Trong những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, toàn xã hội và sự nỗ lực phấn đấu của ngành giáo dục, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã có một số tiến bộ mới: Ngân sách đầu tư cho giáo dục nhiều hơn, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường, quy mô giáo dục được mở rộng, trình độ dân trí được nâng cao. Những tiến bộ ấy đã góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, cho đến nay, nền giáo dục và đào tạo của nước nhà vẫn tồn tại nhiều yếu kém, bất cập, từ việc xác định quan điểm và mục tiêu giáo dục đào tạo, xây dựng chương trình, nội dung, phương pháp, đội ngũ thầy giáo, hệ thống tổ chức cho đến công tác quản lý. Chất lượng giáo dục và đào tạo ở cả phổ thông và đại học đều thấp. Nội dung chương trình quá tải, sách giáo khoa có nhiều mặt lạc hậu; cách dạy và học nặng về nhồi nhét kiến thức một cách thụ động, thiếu kết hợp học với hành, giáo dục và đào tạo với thực tiễn kinh tế, sản xuất và đời sống. Học sinh, sinh viên kém năng lực chủ động, sáng tạo, kém khả năng thực hành, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển đất nước trong tình hình mới. Hiện tượng mua bằng cấp, gian lận trong thi cử, bệnh chạy theo thành tích còn phổ biến. Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có sáng kiến tiến hành cuộc vận động “hai không”, kết quả bước đầu cho thấy, sự yếu kém về chất lượng giáo dục và đào tạo đã bộc lộ một cách rất đáng lo ngại. Sự bất cập thể hiện ở cả ba phương diện: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài.

Nhìn chung, hệ thống giáo dục và đào tạo của nước ta đang tụt hậu xa hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới (1). Thực trạng này đã sớm được phát hiện. Đảng và Nhà nước đã có nhiều nghị quyết và chủ trương đúng đắn mà chưa được thực hiện nghiêm túc. Mấy năm qua, chúng ta đã trăn trở tìm tòi cách giải quyết, nhưng tình hình chuyển biến rất chậm. Cho đến nay, vẫn còn những quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau chưa được đưa ra trao đổi, bàn bạc để tìm ra phương sách chấn chỉnh có hiệu quả. Sự yếu kém, bất cập kéo dài của hệ thống giáo dục và đào tạo đã có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội.

Nhìn lại tình hình đất nước, trải qua hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, nhân dân ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, cho đến nay, nước ta vẫn chưa thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển (2).

Trong khi Việt Nam bước vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nhiều nước đã vượt qua thời đại cách mạng công nghiệp đi vào thời đại cách mạng thông tin, xây dựng nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức. Khoảng cách về trình độ kinh tế, khoa học và công nghệ giữa nước ta với các nước phát triển trên thế giới, kể cả một số nước trong khu vực, có xu hướng ngày càng mở rộng thêm, mà một nguyên nhân quan trọng là do chất lượng trí tuệ, năng lực sáng tạo và kỹ năng chuyên môn còn bất cập của nguồn nhân lực (3).

Trước những thách thức của thời đại cách mạng tri thức gắn liền với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, khi mà nước ta đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trong cuộc đua tranh quyết liệt về mọi mặt, mà chủ yếu là đua tranh về trí tuệ của các quốc gia trên toàn cầu, sự yếu kém, bất cấp và tụt hậu của giáo dục và đào tạo đang trở thành lực cản đối với sự phát triển nhanh và vững của đất nước.

Chúng ta đang ở vào thời kỳ có nhiều biến đổi sâu sắc và nhanh chóng chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại. Trước những thách thức và yêu cầu của thời đại mới - thời đại của sự phát triển dựa chủ yếu vào nguồn lực thông tin và tri thức với xu thế toàn cầu hóa lôi cuốn sự hội nhập của mọi quốc gia, các nước trên thế giới, ở mức độ khác nhau, đều thực hiện những thay đổi có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo. Ngay từ những năm 80 và 90 của thế kỷ XX, một làn sóng cải cách giáo dục đã diễn ra trên thế giới, trước tiên là ở các nước công nghiệp phát triển. Nước Mỹ đã đề ra chương trình cải cách giáo dục 10 điểm để chuẩn bị hành trang cho người Mỹ tiến vào nền kinh tế tri thức trong thế kỷ XXI, gần đây lại đưa ra chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho kỷ nguyên thông tin. Liên minh châu Âu gồm 29 nước đã thống nhất đổi mới hệ thống giáo dục, coi việc xây dựng không gian giáo dục và đại học châu Âu, không gian nghiên cứu châu Âu, không gian tri thức châu Âu là nền tảng cho sự tăng trưởng mới nhằm biến châu Âu thành một nền kinh tế tri thức hiệu quả nhất trong kỷ nguyên thông tin và toàn cầu hóa trong thế kỷ XXI…

Tư tưởng chủ đạo của làn sóng cải cách giáo dục trên thế giới ở cuối Thế kỷ XX là chuyển hệ thống giáo dục và đào tạo cũ được xây dựng để đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên công nghiệp cổ điển sang một hệ thống giáo dục và đào tạo mới thích ứng với những đòi hỏi của kỷ nguyên thông tin và tri thức.

Ngay từ đầu thập niên 90 của Thế kỷ XX, Tổ chức UNESCO nêu lên 4 trụ cột của cải cách giáo dục đã đặc biệt nhấn mạnh: Thời đại mới đòi hỏi con người phải có cách nhìn mới, cách nghĩ mới và những kiến thức, kỹ năng mới của chính thời đại mình. Nói cụ thể hơn, con người mới đó phải có khả năng tư duy độc lập, có phương pháp tư duy hệ thống và cách nhìn toàn thể; có năng lực sáng tạo và tinh thần đổi mới; có khả năng thích ứng với sự thay đổi thường xuyên, đa dạng, phức tạp, đầy biến động bất ngờ và bất định; có năng lực hành động hiệu quả và tinh thần hợp tác trong một môi trường đa văn hóa của một thế giới toàn cầu hóa.

Nền giáo dục của kỷ nguyên thông tin là một nền giáo dục cho mọi người, tạo điều kiện để mọi người được học, giúp cho mọi người biết cách học, biết cách tự học, học tập liên tục, học suốt đời; là một nền giáo dục mở và liên thông, có khả năng hội nhập với nền giáo dục chung của thế giới.

Nền giáo dục mới là một nền giáo dục hiện đại, sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông, mạng máy tính và Internet để tổ chức và triển khai quá trình dạy và học với những phương pháp và hình thức linh hoạt nhằm nâng cao nền tảng văn hóa và tinh thần chung của xã hội, mở ra những khả năng mới hỗ trợ cho quá trình học tập liên tục, học tập suốt đời, học ở mọi nơi, mọi lúc, học từ xa và đặc biệt là tự học của mọi người. Học trực tuyến và tương tác qua mạng Internet sẽ trở thành một hiện tượng toàn cầu…

Chúng ta cần nghiên cứu những quan điểm và bài học kinh nghiệm của các nước về cải cách giáo dục và đào tạo để có thể vận dụng thích hợp vào hoàn cnh cụ thể của nước ta.

Mục tiêu sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững, hội nhập quốc tế, sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới trong thế kỷ XXI mà Đại hội X của Đảng đã nêu ra, cũng cần được hiểu với một tầm nhìn mới, nhận thức mới, bởi vì trong thế kỷ XXI, các mục tiêu đó chỉ có thể đạt được nếu ta xây dựng được nước ta trở thành một nước độc lập, có năng lực sáng tạo mạnh mẽ, góp phần tạo nên những thành tựu và cống hiến đặc sắc, độc đáo vào sự phát triển chung của một thế giới của nền kinh tế tri thức và xã hội tri thức toàn cầu hóa.

Một nền giáo dục hướng tới mục tiêu xây dựng xã hội đó phải là một nền giáo dục mở, hướng tới đối tượng trung tâm là người học, có trách nhiệm tạo điều kiện và môi trường cho mọi cá nhân người học được trang bị một nền học vấn vừa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, vừa hiện đại về tri thức, khoa học và công nghệ,…

Mỗi con người mà nền giáo dục đó đào tạo phải có: 1. những hiểu biết và cảm thụ sâu sắc đối với những tinh hoa của truyền thống văn hóa dân tộc; 2. những kiến thức khoa học và công nghệ hiện đại; 3. năng lực tư duy độc lập trên cơ sở kết hợp tư duy khoa học với phương pháp tư duy hệ thống, tư duy phức hợp, để có khả năng sống và hoạt động một cách linh hoạt, sáng tạo trong một thế giới phức tạp, đầy những bất định và đổi thay, đan xen những thách thức và cơ hội…

Trong lúc ấy, nền giáo dục của nước ta về cơ bản vẫn dựa trên mô hình cũ. Để đưa đất nước phát triển nhanh với chất lượng cao và bền vững, tiến kịp thời đại trong kỷ nguyên thông tin và tri thức, chúng ta cần tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện, sâu sắc, triệt để có tính cách mạng nền giáo dục và đào tạo của nước nhà.

Để thực hiện chủ trương này, cần tập hợp một số chuyên gia hàng đầu về giáo dục, khoa học và quản lý để giúp Đảng và Nhà nước nghiên cứu, kiểm điểm, đánh giá tình hình giáo dục và đào tạo một cách khách quan khoa học với tinh thần nhìn thẳng và sự thật, làm rõ những kết quả đạt được, vạch rõ những yếu kém, bất cập, đặc biệt làm rõ những nguyên nhân vì sao mấy năm qua chúng ta đã có nhiều cố gắng tìm cách chấn chỉnh nhưng tình trạng yếu kém, bất cấp trong giáo dục vẫn tồn tại, chậm chuyển biến, để đi đến một nhận thức mới, một quyết tâm mới, một chương trình hành động mới làm chuyển biến căn bản nền giáo dục và đào tạo của nước nhà. Trước hết, cần đổi mới tư duy về quan điểm và mục tiêu giáo dục và đào tạo, từ đó mà đổi mới chương trình, nội dung, phương châm, phương pháp giáo dục, đổi mới hệ thống tổ chức, công tác quản lý và hệ thống chính sách nhằm hiện đại hóa nền giáo dục của nước ta phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc và xu hướng phát triển chung của thời đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển và hiện đại hóa đất nước ta trong tình hình mới.

Ngành giáo dục và đào tạo phải đổi mới tư duy và có quyết tâm cao đối với công cuộc đổi mới nền giáo dục. Trước mắt, cần rà soát lại các chủ trương, chính sách về giáo dục và đào tạo được đề ra trong các nghị quy ết của Đảng, trong luật và chiến lược giáo dục của Nhà nước để xác định một kế hoạch, một lộ trình đổi mới nền giáo dục và đào tạo từ nay đến năm 2020 với yêu cầu nâng cao một bước rõ rệt chất lượng giáo dục và đào tạo.

Để triển khai có kết quả công cuộc đổi mới nền giáo dục và đào tạo, cần thực hiện ngay một số vấn đề cơ bản và cấp bách:

Trước hết, cần tổ chức lại và kiện toàn Hội đồng giáo dục quốc gia cho ngang tầm với nhiệm vụ. Đây là hội đồng khoa học, chủ yếu làm nhiệm vụ tư vấn cho Trung ương, Quốc hội và Chính phủ trong việc hoạch định chính sách và chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo ở tầm vĩ mô. Hội đồng phải tập hợp được các nhà giáo dục và khoa học có tâm huyết, những chuyên gia giỏi, am hiểu hình hình giáo dục trong nước và thế giới, có uy tín, phần lớn không phụ trách chức vụ quản lý, kể cả những người đã nghỉ hưu nhưng có năng lực, có kinh nghiệm và còn sức làm việc. Chủ tịch Hội đồng nên là một nhà khoa học giáo dục có uy tín phụ trách. Hội đồng có quy chế làm việc chặt chẽ, bảo đảm thực sự dân chủ, tôn trọng những ý kiến khác nhau, cùng nhau thảo luận đi đến kết luận và đưa ra kiến nghị với Đảng và Nhà nước.

Hai là, tổ chức nghiên cứu rà soát lại hệ thống chương trình giáo dục và sách giáo khoa. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện, ổn định chương trình làm cơ sở để sớm biên soạn xong sách giáo khoa chuẩn mực cho mọi bậc học, mọi ngành học trong một vài năm. Thay đổi cách tổ chức biên soạn chương trình, sách giáo khoa, thực hiện dân chủ, công khai, tránh độc quyền, có hội đồng thẩm định nghiêm túc, tránh sửa đi sửa lại, biên soạn kéo dài và thay đổi sách triền miên. Một số nhà khoa học nêu ý kiến có thể giải quyết vấn đề chương trình và sách giáo khoa chuẩn cho cả phổ thông và đại học trong một năm với kinh phí 100 tỷ đồng. Những ý kiến như vậy nên được trao đổi, bàn bạc.

Ba là, cần nghiên cứu tổ chức hệ thống giáo dục quốc dân cho hợp lý. Sớm chấm dứt tình trạng “vừa thừa vừa thiếu cả thầy lẫn thợ”. Cấp đại học trước hết phải nâng cao chất lượng về mọi mặt, phấn đấu đến năm 2020 có một số trường đại học trọng điểm đạt đẳng cấp quốc tế. Chỉ mở thêm trường đại học khi có đủ điều kiện bảo đảm chất lượng. Sớm khắc phục tình trạng đào tạo trên đại học tràn lan, không bảo đảm chất lượng. Nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng và thực hiện tốt việc phân luồng ở cấp phổ thông. Phát triển mạnh hệ thống các trường dạy nghề để đáp ứng kịp nhu cầu nhân lực có kỹ năng chuyên môn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phấn đấu trong một thời gian ngắn nhất có thể được, làm cho bằng cấp của nước ta, lao động kỹ thuật do ta đào tạo ra được thị trường quốc tế thừa nhận.

Hết sức coi trọng phương châm gắn học với hành. Trường đại học gắn với viện nghiên cứu và các cơ sở kinh tế lớn. Trường dạy nghề gắn với các cơ sở sản xuất. Trường phổ thông phải tổ chức hướng nghiệp, gắn với đời sống kinh tế xã hội ở địa phương.

Tiếp tục chống gian lận trong thi cử, chạy theo thành tích giả. Sớm chấm dứt mọi hiện tượng tiêu cực trong ngành giáo dục.

Bốn là, cần triển khai tích cực công tác phát hiện, tuyển chọn nhân tài, tổ chức đào tạo trong nước và ngoài nước để sớm có một đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao, bồi dưỡng thành đội ngũ giảng viên đại học, đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng của cấp đại học. Nâng cao chất lượng cấp đại học là cơ sở để nâng cao chất lượng cấp trung học phổ thông và dạy nghề. Đào tạo đội ngũ thầy giáo có trình độ quốc tế là vấn đề quyết định để đổi mới, hiện đại hóa nền giáo dục nước nhà. Coi trọng việc lựa chọn đúng cán bộ quản lý giáo dục, nhất là chức bộ trưởng, hiệu trưởng các trường đại học lớn và giám đốc các sở giáo dục. Những cán bộ ấy phải là những người có tâm và có tầm, có phẩm chất đạo đức và năng lực trí tuệ, năng động, sáng tạo, không bảo thủ giáo điều, có uy tín, có cách làm việc tập hợp được nhân tài, phát huy được trí tuệ của chuyên gia giỏi, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục.

Để khắc phục tình trạng thiếu hụt cán bộ đầu đàn và sự mất cân đối về cơ cấu, trước mắt, cần có cơ chế và chính sách tiếp tục sử dụng những cán bộ khoa học và giáo dục đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng còn đủ sức khỏe, có năng lực chuyên môn và có tâm huyết.

Mặt khác, cần có chủ trương, chính sách và cơ chế tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nhà khoa học giỏi vào đội ngũ giảng viên cao cấp của các trường đại học và các viện nghiên cứu, thu hút các chuyên gia nước ngoài, đặc biệt là các nhà khoa học người Việt ở nước ngoài tham gia giảng dạy và nghiên cứu ở các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam.

Năm là, cần tăng thích đáng đầu tư, và quan trọng hơn, cần quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Mức đầu tư phải tạo điều kiện cho giáo dục và đào tạo đi trước, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Mấy năm qua, mức đầu tư cho giáo dục và đào tạo (tính theo % GDP và % ngân sách nhà nước) đã tăng đáng kể. Tuy nhiên, cần thấy rõ là mức đầu tư cho giáo dục và đào tạo tính theo đầu người của nước ta còn rất thấp so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới (4), vì vậy, cần tính toán các mặt để có một mức tăng đáng kể từ nay đến năm 2020 nhằm tạo nên một sự chuyển biến căn bản về chất lượng và quy mô giáo dục và đào tạo. Đầu tư từ ngân sách nhà nước có vai trò quan trọng, nhưng chắc chắn không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng, bởi vậy, một nguồn lực quan trọng là cần xác định trách nhiệm, cơ chế và chính sách cụ thể nhằm huy động sự đóng góp của các tổ chức kinh tế và xã hội sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo. Đồng thời, đặc biệt quan tâm việc quản lý, phân bổ và sử dụng các nguồn đầu tư cho giáo dục và đào tạo một cách đúng hướng, hợp lý và hiệu quả, tránh gây thất thoát, lãng phí.

Dành tỷ lệ đầu tư thích đáng cho việc nâng cấp, từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật cho giáo dục và đào tạo, đặc biệt là nguồn thông tin tư liệu, các trung tâm thử nghiệm, các cơ sở dạy nghề và sản xuất thử, các trung tâm đào tạo ngoại ngữ và tin học.

Cuối năm 2000, Trung ương đã có chỉ thị về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống giáo dục và đào tạo vẫn còn hạn chế, còn kém so với các nước trong khu vực. Để tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giáo dục, cần có chủ trương và chính sách cụ thể tạo điều kiện cho các giáo viên, học sinh, sinh viên được dễ dàng sử dụng máy tính và Internet trong giảng dạy, nghiên cứu và học tập. Đồng thời, cần nghiên cứu thực hiện chủ trương phổ cập tiếng Anh để nâng cao hiệu quả sử dụng máy tính và Internet trong giáo dục và đào tạo, trong nghiên cứu khoa học cũng như trong hoạt động quản lý và kinh doanh (5).

Sáu, nền giáo dục của ta là nền giáo dục của dân, vì dân, do dân. Dân chủ và công bằng là tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, trước hết phải được thể hiện trong giáo dục và y tế, hai lĩnh vực trực tiếp bồi dưỡng con người. Bác Hồ mong muốn “ai cũng được học hành”. Vì vậy, xu hướng đúng đắn là phải tiến tới bỏ học phí. Nhiều nước tư bản cũng đã bỏ học phí ở cấp phổ thông, có nước bỏ học phí ở cấp đại học. Đất nước Cuba còn nhiều khó khăn vẫn kiên trì thực hiện học tập và chữa bệnh miễn phí. Vì vậy, không lý gì ta lại chủ trương tăng học phí tràn lan (6). Phải kiên quyết thực hiện không thu học phí đối với giáo dục phổ cập theo đúng tinh thần của Hiến pháp. Mặt khác, cần nghiên cứu kỹ chế độ học phí theo hướng không tăng mà giảm dần, tiến tới bỏ học phí ở cấp phổ thông rồi tiến đến bỏ học phí ở cấp đại học. Ở cấp mẫu giáo, mầm non, không nên hình thành một loại trường cho các cháu con nhà giàu và một loại trường cho các cháu con nhà nghèo. Nên nghiên cứu vận dụng cơ chế khuyến khích cạnh tranh dạy tốt, học tốt, nhưng không nên phát triển tư nhân hóa trường công, phát triển xu hướng thương mại hóa giáo dục, coi nhà trường là tổ chức kinh doanh để thu lợi nhuận dưới danh nghĩa “xã hội hóa giáo dục”, không đúng với tinh thần chủ trương của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng nền giáo dục của nhân dân, vì nhân dân.

*************

Đổi mới toàn diện, sâu sắc, triệt để có tính cách mạng nền GD-ĐT là một điều kiện tiên quyết để đưa nước ta tiến lên nhanh và vững trên con đường hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và sánh vai cùng các quốc gia tiên tiến trên thế giới trong kỷ nguyên thông tin và toàn cầu hóa.

____________________________________

(1) Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2006: Giáo dục Việt Nam đang bị tụt hậu so với các nước khác trong khu vực, chỉ có 2% dân số được học trong thời gian trên 13 năm. Việt Nam xếp hàng chót trong khu vực châu Á nếu xét trong độ tuổi từ 20 đến 24 chỉ có 10% học lên tới đại học (so với Trung Quốc 15%, Thái Lan 41%, Hàn Quốc 89%). Tỷ lệ 167 sinh viên/1 vạn dân là rất thấp so với khu vực và các nước phát triển.

(2) Một nước được coi là “kém phát triển” nếu GDP/người dưới 750 USD/năm (theo Liên hiệp quốc) và dưới 1.000 USD/năm (theo phân loại và xếp hạng của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - OECD); GDP/người của Việt Nam hiện nay khoảng trên dưới 600 USD/năm.

(3) Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), (năm 2005), chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam xếp thứ 53 trong số 59 quốc gia được khảo sát.

Báo cáo về phát triển con người của Liên hiệp quốc (UNDP) đánh giá: Việt Nam tụt hậu so với Trung Quốc 10 năm, Thái Lan 15 năm, Malaysia 20 năm, Hàn Quốc 25 năm, Singapore 35 năm, Nhật Bản 40 năm.

Nếu tiếp tục tốc độ phát triển như hiện nay (GDP tăng 8% - 8,6% mỗi năm và GDP/người cứ 10 năm tăng gấp đôi) thì đến năm 2020, Việt Nam vẫn đi sau Thái Lan 15 năm và GDP/người vẫn thấp hơn nhiều nước trong ASEAN.

(4) Hiện nay, mức đầu tư cho GD-ĐT tính theo đầu người của Việt Nam chỉ bằng 1/8 của Thái Lan và chỉ bằng 1/20 mức trung bình của các nước phát triển.

(5) Hiện nay, khoảng 90% nguồn thông tin, tri thức khoa học và công nghệ trên internet được viết bằng tiếng Anh.

(6) Hiện nay, tỷ lệ đóng góp giữa nhân dân và nhà nước ở ta là 50/50, trong khi tỷ lệ đóng góp cao nhất của người dân trên thế giới khoảng 20% (Mỹ 19%, Pháp 7%, Trung Quốc 12%).

*
Đại tướng Võ Nguyên Giáp

-------------------------------------------------------------------------
Đây là link nguồn: http://vietnamnet.vn/giaoduc/vande/2007/09/738921/
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Sửa đổi bổ sung

Theo tớ hiểu thì luật bản quyền bảo vệ những sản phẩm sáng tạo hoàn thiện, nhưng không bảo vệ ý tưởng. Các phát minh khoa học ( scientific discoveries ) cũng không được bảo vệ bản quyền. Khi các nhà khoa học publish các phát kiến của mình bằng việc đăng báo, các bài báo sẽ được bảo vệ bản quyền ( mặc dù quyền này thường được chuyển giao đến các nhà xuất bản tương ứng ), tuy nhiên các ý tưởng trong bài báo thì không. Tất nhiên, bạn có thể viết các suy nghĩ của mình thành sách, khi đó cuốn sách sẽ là sở hữu trí tuệ của bạn được được protected by copyright law. Bạn cũng có thể rao bán các ý tưởng của mình với giá 1 tỷ VND, nếu có người/ tổ chức đồng ý mua. Theo ý kiến cá nhân mình, nếu những suy nghĩ của bạn thực sự là bắt nguồn từ tâm huyết với đất nước, với mong muốn chấn hưng nền giáo dục quốc gia, thì hãy để cho những ý tưởng hay của bạn được phân phát miễn phí, để nó đến được với nhiều người nhất trong thời gian ngắn nhất.

Thêm vào mục 22):
Chương trình của chúng ta nên chăng đi thẳng ngay vào các kỹ năng thực hành, mà có thể ứng dụng được ngay trong thực tiễn, rèn luyện kỹ năng thực hành tốt cho HSSV , rồi từ đó mới bắt đầu nói đến lý thuyết từ những kỹ năng ấy, tránh sa lầy vào lý thuyết sáo rỗng ? Nếu dạy Pascal thì HS chỉ nắm được lý thuyết là chính, còn khi làm ra sản phẩm bằng Pascal thì chắc không ai dùng, nên chăng ta dạy ngay ngôn ngữ C# chẳng hạn, vì khi học HS có thể áp dụng làm phần mềm phục vụ đời sống ngay lập tức.

Giáo dục khác với dạy nghề. Sinh viên đại học khác với học viên trung cấp chuyên nghiệp. Sinh viên khi ra trường phải có khả năng đáp ứng được không chỉ 1, mà nhiều công việc, và phải thích nghi được với công việc mới nếu cần. Kiến thức ở trường đại học bao giờ cũng có tính nền tảng, trái ngược với trường dạy nghề, rất specific với từng công việc cụ thể. Do đó việc ưu tiên những môn học có giá trị thực hành chưa chắc đã là một cách tiếp cận hay.
Ngôn ngữ C# có thể thông dụng hơn với các lập trình viên chuyên nghiệp, nhưng giá trị giáo dục của nó thì không bằng được C/C++ hay Java. Đó là những ngôn ngữ nên được dạy hơn vì nó dạy học viên good coding habits, điều đó có giá trị lâu dài hơn là học một ngôn ngữ crappy nhưng có giá trị thực hành trước mắt. Và không phải ai học IT cũng end up sử dụng C#, và với những computer scientists, hay là những người trong những industry không sử dụng C# , thì học C# có khi là một sự lãng phí thời gian. Ngôn ngữ Pascal được chọn để dạy cho học sinh bởi vì đó là ngôn ngữ được viết ra để phục vụ cho việc dạy học, vì nó dễ hiểu, dễ viết, và cũng powerful enough, thích hợp cho học sinh để họ nắm được những concepts cơ bản của programming.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chuyện cải cách GD ở VN thì đương nhiên là còn nhiều cái phải làm lắm, nhưng khi anh viết mấy cái này thì đang nhấn mạnh ở ý khác. GD là 2 phía, thầy và trò (chưa tính đến gia đình, xã hội....) thế nhưng xu hướng là ng ta chỉ nói 1 vế là thầy, hs cũng kêu như mình là nạn nhân của ai đó vậy. Tiên trách kỷ, hậu trách nhân, đấy là ý thứ nhất. Ý thứ 2 là kêu học sinh là trung tâm, nhưng ko chịu nhấn mạnh cái vai trò ấy, mà chỉ chờ ng ta coi mình là trung tâm thì ko biết dùng từ gì nữa. Trước khi vào lớp chuyên cũn)g đã có thời gian anh học các lớp thường, khi đấy các giáo viên cũng ko quen việc có học sinh thắc mắc, đơn giản vì hầu như chả bao giờ gặp, chúng nó chịu học là may lắm rồi. Nhưng chỉ cần mình làm 1 lần thôi, thì ngay lập tức nhận dc sự quan tâm. Nếu cứ nói GD phải thế nọ thế kia, thì có đến già em cũng chả đc hưởng cái gì đâu, còn nếu tự mình thay đổi ngay việc học của mình thì chẳng cần chờ cái gì cả. Theo anh như thế cũng đóng góp vào thay đổi quan niệm giáo dục, vừa đem lại lợi ích cho ngay bản thân, tránh rơi vào những cái sáo rỗng mà nhiều khi bọn em chưa hiểu hết.

Mình nghĩ cách nói này hơi có phần thiếu trách nhiệm. Nếu đã nói là nền "giáo dục," thì nghĩa là "dạy" cho học sinh. Mà "dạy" ở đây không chỉ phải có kiến thức mà mình nghĩ phải hiểu một cách mở rộng hơn nữa đó là dạy cách học kiến thức nữa như thế nào nữa.

Nếu phần lớn học sinh "không chịu học" hay "học không giỏi" thì lỗi ở ai?

Ở học sinh, bởi vì họ không có ý thức, không biết cách học? tuy nhiên nếu họ có ý thức và biết cách học, thì cần gì phải dạy họ, đưa sách hay internet cho họ học, cần gì phải bắt đến trường.

Hay ở thầy giáo, nhà trường, và chế độ giáo dục - những người lớn, có kiến thức và nghĩa vụ "giảng dạy" cho học sinh?

Lý tưởng lấy học sinh là trung tâm là nhấn mạnh ở điểm này. Học sinh có suy nghĩ, tư tưởng nhiều khi không chững chạc, cho nên học mới đến trường. Nhiệm vụ của thầy cô, nhà trường và chế độ giáo dục là dùng tính sáng tạo và ý tưởng hay để "giảng dạy" cho học sinh một cách đúng nghĩa hơn, thay vì chỉ nhồi nhép kiến thức vào đầu học sinh.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Rất đồng ý với Phước. Người ta hay nói "trẻ em như tờ giấy trắng" vì thế nếu thày viết lên đó là học sinh cần phải mạnh dạn tự chủ và thày làm gương bằng cách tôn trọng sự tự chủ, mạnh dạn của học sinh thì không nói làm gì. Đằng này thày cứ nhồi nhét từ bé thì làm sao học sinh tự chủ được?

Mặt khác giả sử ta chỉ nói đến học sinh đã lớn rồi, tính cách đã hình thành (mà hic, than ôi, từ bé nếu đã bị dạy sai thì lúc này tính cách đã sai rồi làm sao sửa nhỉ?) thì cách nói "học thế nào là do mình" vẫn là cách nói không dúng. Nói "học thế nào là do mình" là để nói cho học sinh thôi, thế nhưng nếu mình rất cố gắng, rất có phương pháp mà gặp phải thày dạy tồi thì liệu mình có đạt được 100% khả năng của mình không? Hay là vẫn giỏi so với lớp nhưng thật ra chưa đạt được hết khả năng của mình? Người ta đã nói là "không thày đố mày làm nên", lại nói "có thày hay tất có trò giỏi" đủ thấy là vai trò người thày quan trọng như thế nào rồi.
 
Chuyện cải cách GD ở VN thì đương nhiên là còn nhiều cái phải làm lắm, nhưng khi anh viết mấy cái này thì đang nhấn mạnh ở ý khác.
Tất nhiên chỉ ra các khuyết điểm của GD vẫn là việc phải làm, nhưng đừng thể hiện cái sự thụ động của mình theo nó.
Em đã nhấn mạnh ngay câu đầu tiên, và chốt ở câu cuối cùng vấn đề mọi ng nói rồi. Bài viết đó chỉ nói đến 1 nửa vấn đề khác mà ng ta thường quên chứ ko phải là tất cả.

Thay đổi cả nền giáo dục, hay một phía thầy hoặc trò là điều cực khó, vì nếu dễ thì đã xong lâu rồi. Các vấn đề khắc phục có nói ra cũng giỏi lắm thay đổi dc một số ng, mà thường những thầy giáo ủng hộ những cái đó thì đã làm từ lâu rồi, chẳng chờ phải ai đó chỉ cho họ. Việc thay đổi cách suy nghĩ của tất cả học sinh cũng là ko tưởng, vì số lượng rất lớn và chịu ảnh hưởng từ môi trường rất mạnh. Vấn đề em muốn đề cập là một số học sinh nhìn thấy vấn đề, như những học sinh Ams, tại sao lại ko sửa đổi? Sửa tất cả một lúc thì khó, một số giáo viên thì ít hiệu quả, sửa một số hs xem ra là mảng dễ đem lại hiệu quả nhất. Khi viết những cái đó em nhìn thấy có thể sẽ thay đổi dc một số trường hợp, ngắn gọn là ko vô ích. Nếu thực sự nó có thể tác động thì về lâu dài có thể đột phá từ đây. Còn viết cứ theo kiểu đao to búa lớn đòi thay đổi cả nền giáo dục thì em biết nhiều ng còn giỏi hơn những cái đọc lăng nhăng thế này rất nhiều còn đang phải loay hoay. Giỏi ở đây là cả kiến thức, tâm huyết, kinh nghiệm, và biết khiêm tốn, chứ ko phải nói chủ quan vớ vẩn đâu.
 
Về vụ SGK em nghĩ là nên làm như nc' ngoài, tức là làm sách thật tốt khó bị hỏng quăn nhàu nát, trg` sẽ phát cho học sinh đầu năm học và học sinh phải giữ gìn cẩn thận ko đ.c viết vào sách, cuối năm trả lại (nếu có mà ko còn nguyên vẹn n` thì phải bỏ tiền ra đền bù) để n~ học sinh năm tới dùng tiếp :-?
 
Thay đổi cả nền giáo dục, hay một phía thầy hoặc trò là điều cực khó, vì nếu dễ thì đã xong lâu rồi. Các vấn đề khắc phục có nói ra cũng giỏi lắm thay đổi dc một số ng, mà thường những thầy giáo ủng hộ những cái đó thì đã làm từ lâu rồi, chẳng chờ phải ai đó chỉ cho họ. Việc thay đổi cách suy nghĩ của tất cả học sinh cũng là ko tưởng, vì số lượng rất lớn và chịu ảnh hưởng từ môi trường rất mạnh. Vấn đề em muốn đề cập là một số học sinh nhìn thấy vấn đề, như những học sinh Ams, tại sao lại ko sửa đổi? Sửa tất cả một lúc thì khó, một số giáo viên thì ít hiệu quả, sửa một số hs xem ra là mảng dễ đem lại hiệu quả nhất. Khi viết những cái đó em nhìn thấy có thể sẽ thay đổi dc một số trường hợp, ngắn gọn là ko vô ích. Nếu thực sự nó có thể tác động thì về lâu dài có thể đột phá từ đây.

Còn viết cứ theo kiểu đao to búa lớn đòi thay đổi cả nền giáo dục thì em biết nhiều ng còn giỏi hơn những cái đọc lăng nhăng thế này rất nhiều còn đang phải loay hoay. Giỏi ở đây là cả kiến thức, tâm huyết, kinh nghiệm, và biết khiêm tốn, chứ ko phải nói chủ quan vớ vẩn đâu.

Mình rất phản đối cách nhìn tiêu cực này. Mình thiết nghĩ, và trên thực tế, những ý tưởng tốt đều là tích góp được từ rất nhiều ý kiến nhỏ của nhiều người. Lấy một chút của người này, một chút của người kia, rồi gán ghép lại.

Nếu mình nghĩ là mình có ý kiến thì cứ nói ra, nếu có một chút lý lẽ thì đóng góp, còn nếu không hay hoặc là sai thì ít ra mình biết mình sửa. Chứ cứ thụ động, không nói gì, sợ không dám nói, để cho mấy người có bằng tiến sĩ này nọ giải quyết thì sẽ tước đoạt xã hội rất nhiều ý kiến hay, ý kiến mới.

Tất nhiên, không phải những gì mọi người nói đếu có cái gì hay, tuy nhiên trong trăm ngàn câu, ít nhất cũng có một vài câu hay, một vài ý kiến tốt. Đó là lý do mình nghĩ tại sao động vật tiến hóa, đột biết nhiều lần, trong hàng trăm ngàn cái đột biết đó, chỉ có một vài cái tốt, nhưng chính vì một vài cái tốt đó mà động vật không người phát triển. Ngược lại ngăn cản sự phát ngôn tư tưởng của mọi người (không nhữ học sinh, sinh viên mà công nhân, nông dân vv) sẽ làm giảm đi tính sáng tạo của Việt Nam một cách rất nhiều. Và trong một nền kinh tế mà sự sáng tạo là chủ chốt cho sự phát triển, thì nó sẽ có nhiều hậu quả không tốt - kiềm hãm chúng ta trong những ngày công nghiệp nhẹ (labor-intensive) với giá cả thất để cạnh tranh, và những ngành công nghiệp bắt trước.

Còn nếu bạn nghĩ rằng mọi người đang bàn nhầm hướng, thì hướng dẫn mọi người nói cho đúng hướng, chứ không nên đem lý lẽ là mọi người không đủ trình độ thì không nên nêu ra ý kiến, hay để cho những người có "tài" giải quyết. Như vậy rất là chuyên chế.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Việc thay đổi cách suy nghĩ của tất cả học sinh cũng là ko tưởng, vì số lượng rất lớn và chịu ảnh hưởng từ môi trường rất mạnh.

Tại sao lại không tưởng? Học sinh hay giáo viên thì đều hành xử để thích nghi với cơ chế. Cái ta cần chỉ là cơ chế thích hợp.
 
Cái ta cần chỉ là cơ chế thích hợp.
Cơ chế do đâu mà có? Chính phủ.
Thế chính phủ bịa ra cơ chế ah? Ko.
Thế do đâu? Do ý thức xã hội.
Nếu ko làm xã hội thay đổi ý thức thì các ý tưởng mới cũng sẽ bẹp dí ngay thôi.
 
Cơ chế do đâu mà có? Chính phủ.
Thế chính phủ bịa ra cơ chế ah? Ko.
Thế do đâu? Do ý thức xã hội.
Nếu ko làm xã hội thay đổi ý thức thì các ý tưởng mới cũng sẽ bẹp dí ngay thôi.

Nếu cơ chế nào cũng do ý thức xã hội quyết định thì đâu cần phải trao quyền cho chính phủ nữa? Và như thế thì ai làm thủ tướng hay bộ trưởng cũng như nhau? Hay nhiệm vụ của họ là tuyên truyền, "giác ngộ" nhân dân để làm thay đổi ý thức xã hội?
 
Chứ sao.:D
Nếu ngày mai cả Hà Nội ko phải đội mũ bảo hiểm thì chắc 10 năm nữa cũng chưa chắc nhân dân đã đội.:-j
 
Em Loc nen tim hieu them ve lich su phat trien cua mot so nuoc nhu Singapore, Thuy Sy, hay tham chi Campuchia roi so sanh nhe. Khong the phat bieu tuyet doi bat cu cai gi dau. :). Anh khong nghi 40 nam truoc y thuc xa hoi cua bon Sing no hon minh bay gio.
(Moi nguoi thong cam, may em dang hong, khong danh tieng Viet duoc :( )
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Quang: Vấn đề chính là thày đổi thì trò sẽ đổi, chứ ngược lại thì không đúng. Trong vấn đề dạy học thì người thày rốt cuộc vẫn chiếm vị trí chi phối vì thày truyền kiến thức cho trò, thày rốt cuộc vẫn là người có quyền yêu cầu trò phải làm theo ý mình, chứ trò thì dù là ở đâu cũng không thể điều khiển lớp học. Vì vậy việc thay đổi cách dạy là việc đầu tiên cần làm. Chính cách dạy thay đổi mới dẫn đến cách học thay đổi.

Nhân tiện nói thêm là C# cũng không thực dụng hơn Java. C và C++ thì có lẽ đã hơi lùi một chút vào dĩ vãng, nhưng Java hiện nay đang đạt tới thời kỳ hoàng kim. C# không thể sánh được.
 
Quang: Vấn đề chính là thày đổi thì trò sẽ đổi, chứ ngược lại thì không đúng. Trong vấn đề dạy học thì người thày rốt cuộc vẫn chiếm vị trí chi phối vì thày truyền kiến thức cho trò, thày rốt cuộc vẫn là người có quyền yêu cầu trò phải làm theo ý mình, chứ trò thì dù là ở đâu cũng không thể điều khiển lớp học. Vì vậy việc thay đổi cách dạy là việc đầu tiên cần làm. Chính cách dạy thay đổi mới dẫn đến cách học thay đổi.

Nhân tiện nói thêm là C# cũng không thực dụng hơn Java. C và C++ thì có lẽ đã hơi lùi một chút vào dĩ vãng, nhưng Java hiện nay đang đạt tới thời kỳ hoàng kim. C# không thể sánh được.

Cho em hỏi tẹo : muốn trò thay đổi thì thầy thay đổi . Cái này em nghĩ là có lý . Vậy muốn thầy thay đổi thì cần điều kiện gì ?
Thêm nữa, muốn thay đổi cách dạy thì cần điều kiện gì ?
 
Tôi ko bao giờ phản bác cái kiểu bảo mọi ng im mồm đi cả, vì chẳng thiếu lý luận để phản bác. Vấn đề cứ mỗi ngày ra vài bài kiểu 100 điều kia thì ai mà đi trả lời hết nổi. Viết để trao đổi tiếp thu thì chẳng ai nói làm gì, vấn đề là ng ta viết cái kiểu mình là bố tướng, mọi ng nghe đây này. Đáng tiếc là số ng nghĩ đơn giản và ủng hộ những cái đấy luôn nhiều hơn những ng hiểu sâu vấn đề rất nhiều, trong khi chẳng có ai hơi đâu mà đi giải thích hết.

Nếu là một ng khiêm tốn, trong những cái họ viết luôn có sự tổng hợp của rất nhiều ý kiến phản biện, kết hợp đó là một ng hiểu vấn đề thì sự chọn lọc sẽ càng có ý nghĩa. Còn cái kiểu nói của bài viết này tôi ko nhìn thấy cái thái độ muốn học hỏi đó. Nếu nó chỉ là một topic bỏ rơi cho chìm xuồng thì tôi cũng mặc kệ, nhưng xem ra còn nhiều ng muốn phát tán nó đi. Xét khách quan thì trong đó cũng có những ý kiến ko tồi, nhưng nếu cứ đọc theo kiểu gật gù tự sướng với nhau thì hại nhiều hơn lợi (VN gọi là tâm lí bầy đàn). Cách đọc và chọn lọc thông tin của ng VN khác với ng Mĩ, nó làm cho ý kiến của bạn chưa chắc đã đúng khi là ng VN đọc. Xét cho cùng thì tôi cũng chả cấm dc ng ta viết và phát tán những cái đó, dù muốn hay ko.

Dũng: Nói ko tưởng cũng hơi quá, và đúng là cần tìm cơ chế. Có điều cơ chế ko dễ tìm, động chạm ko chỉ một lĩnh vực, và cũng phải có thời gian dài mới đem lại hiệu quả rõ rệt dc. Trong khi các sức ép thì luôn muốn dc ngay lập tức, thường lại của những ng suy nghĩ đơn giản. Nếu chỉ là bàn thì ko phải vấn đề, khốn khổ là ng ta đâu muốn chỉ góp ý!

Ví dụ một cái như mở rộng đào tạo ĐH sẽ thay đổi rất mạnh đến toàn bộ hệ thống quan niệm của hs (theo như mình dự báo), nhưng để có kết quả thì ít nhất nó phải chờ đến vài năm sau khi những thế hệ SV đầu tiên ra trường và làm việc, tức ko dưới chục năm nữa. Để có thể nhìn rõ rệt thậm chí còn hơn thế nhiều. Trong khoảng thời gian đó thì những sức ép kia sẽ thế nào, liệu có đủ sức làm chệch luôn cả hướng ko? Thực tế những năm qua ko phải ko có thay đổi cơ chế, nhưng mọi ng chỉ nhìn thấy khi nó đã có kết quả, và ko phải ai cũng biết nó là do cơ chế đã thay đổi. Để có đủ năng lực thay đổi cơ chế cần nhiều kinh nghiệm thực tiễn, thậm chí vừa làm phải vừa tiếp tục chỉnh sửa, trong khi những ông hô hào đao to búa lớn nhất thì toàn từ trên trời rơi xuống, nói hầu hết cái ai cũng biết, chỉ có hầu hết ko biết là ko làm dc thôi. Bây giờ đặt câu hỏi những gì đã thay đổi nhưng chưa nhìn thấy kết quả, cái gì đang làm, và cái gì sắp làm thì liệu những ng đó có biết ko? Ko biết nhưng cứ hô hào thế nọ thế kia thì chẳng phải nhiệt tình thành phá hoại sao.

Cơ chế cũng có những giới hạn của nó, nó cũng có những quy luật phải tuân theo chứ ko phải muốn làm gì cũng dc hay có thể làm bất cứ cái gì. Cái ý thức xã hội là gì thì mình ko rõ, nhưng văn hóa có những cái thuộc hàng chỉ có thể đứng nhìn thôi. GDP sau 10 năm có thể tăng gấp 2, nhưng văn hóa thì 100 năm sau ng ta vẫn ko thể nhầm Nhật, TQ, Hàn Quốc, hay VN. HN hay tp HCM đều do Pháp xây dựng, nhưng bây giờ có ai nhận ra nó là của ng Pháp ko, hay nhìn thấy cái nét VN đã đè bẹp nó rồi. Singapore chỉ là một hòn đảo nhỏ, dân thì nhập cư tứ xứ nên nó có những cái khác với những quốc gia lâu đời, quy mô lớn và ổn định. Muốn tác động đến những cái kiểu này phải nghiên cứu nghiêm túc để hiểu các tầng, lớp của nó, cái nào có thể và cái nào rất khó. Tất nhiên cái nào cũng biến đổi, nhưng đợi 1000 năm nữa nó mới biến đổi đáng kể thì có lẽ nên cho vào loại ko nên chạm vào.

Chốt toàn bộ là bàn thì vô tư, nhưng cẩn thận khi vô tình mình tiếp tay để nó thành sức ép trong khi ko đủ năng lực thẩm định.

Anh Trung: Nếu thay đổi thầy mà dễ thì em nói làm gì, nhưng những ng đã làm hàng chục năm thì khả năng thay đổi đến đâu. Thứ nữa là chỉ thay đổi thầy thì ko thể làm gì dc. Em định tìm lại bài báo nhưng rất tiếc ko nhớ ở đâu, đại ý là thầy định áp dụng phương pháp học kiểu như chúng ta đang bàn, khá tiên tiến (bây giờ thầy học ở nước ngoài về nhiều lắm, lại rất trẻ, như giảng viên khoa em hồi trước khoảng 1 nửa tầm trên dưới 30 và đều được gửi đi học nước ngoài) nhưng khi thực hiện thì SV ko chịu làm, kết cục là vẫn phải quay về cách dạy cũ. Nói SV ko điều khiển dc lớp học theo em ko chính xác. Nhìn theo góc độ khác thì năm 2 cả giảng đường chỉ có mình em ko chép bài, còn đến năm 4 thì con số này là 2/3. Rõ ràng sự thay đổi này ko phải do thầy, mà nó từ việc đánh giá hiệu quả của SV. Cũng đã có thầy đuổi em ra khỏi lớp vì ko chịu chép, nhưng rồi vẫn đồng ý khi mình chứng minh bằng hiệu quả. Em biết 1 ng từng dạy ở Harvard đã nói sinh viên 1 ngày đọc 1 quyển sách, nên phải đọc 2 quyển để trả lời, rõ ràng ko thể nói SV ko tác động ngược lại thầy. Em ko phản đối phải thay đổi từ thầy, nhưng em cũng phản đối việc cho rằng ko cần tác động từ trò.
 
Đề nghị xóa hết tất cả mấy bài viết ban đầu của cái 100 ý tưởng giáo dục đi :( vì nó dài quá làm tốn đất diễn đàn, chỗ sai thì quote mãi cũng chẳng hết :( mà hình như là câu nào cũng sai :( .Support bài viết của em Thông bảo tác giả thiển cận. :))
 
Cái về Ngôn ngữ và Văn hóa cũng khó nói, tại nước ta tất nhiên phải khác nước ngoài, ngôn ngữ/văn hóa 2 bên không thể giống nhau. Cách hiểu là tùy người nghe (và tất nhiên cũng tùy thằng nói như nào).
Còn về tư duy người Thầy, SGK đối với Học sinh thì đúng là hơi có vấn đề. Tuy truyền thống người VN là tôn sư trọng đạo (điều này cũng khó thay đổi) nhưng nhiều khi, người thầy trở thành 1 người cỡ kiểu vị THÁNH khiến học sinh như quân cờ vậy.
Việc Công lập và Ngoài công lập thì tùy thôi, cũng khó nói về chuyện này.
Còn việc thi ĐH thì ở VN khá chuối. Sắp tới còn khoản thi ĐH 8 môn, gây tình trạng thằng kém vẫn vào thoải mái và tất nhiên, truyền thống 99.99% ra trường vẫn được giữ vững.
Cái vụ Người dưới phải kém hơn người trên thì đây là tư tưởng quá là lỗi thời. Và đến giờ vẫn rất nhiều người giữ tư tưởng này. Có lẽ vẫn khó có thể dứt bỏ 1 vài tư duy Phong kiến nếu người VN không cố gắng, đặc biệt trong cách Giáo dục.
Đặc biệt là ở VN có mấy vấn đề về học tập, thầy cô và SGK là đúng, khỏi bàn cãi. Vì thế học sinh VN khá nhút nhát và không dám nêu quan điểm của mình, cho dù nó là đúng hay sai. Ngay cả em cũng bị như thế :"> .
Ngoài ra, VN chưa được đề cao tính tự học, một phần là tại quá trình GD ép buộc, không được cải tiến và do sức ép từ phía GV (nhà trường) và GĐ. Có lẽ tính tự học tự tìm hiểu là đức tính cần thiết nhất, thì ở VN điều này xuất hiện rất ít. Việc học chỉ để chuyển cấp và vào ĐH, các môn yêu thích mà không thuộc mấy cái kiểu Toán Lý Hóa Văn Anh thường không được khuyến khích (trừ khi thi đại học).
GD VN tuy học hỏi rất nhiều từ nước ngoài nhưng đó là kiểu học tập nửa vời, nó không tạo nên sự khác biệt lớn (Tích cực) đối với nền GDVN mà ngược lại, nó gây khá nhiều phản cảm.
Một số môn học như Tin học thì ít được đầu tư, trong khi đó mấy cái kiểu Công nghệ (Nông nghiệp, công nghiệp, may vá, ...) tuy 1 số có ích, nhưng phần lớn lại quá thừa và quá dài. Điển hình như quyển Công nghệ 10 nó dày gấp 3 lần quyển Hình học =.= .
Tuy nhiên, một mặt khác, nhìn lại phía học sinh, lại chỉ ưu tiên ăn chơi đú đởn 1 cách ... Có thể tại Xã hội VN không đủ nghiêm túc để giới trẻ biết ưu tiên chuyện học hành.
Vậy nên kết luận: GDVN có thay đổi được không thì còn tùy vào phía BỘ GIÁO DỤC cùng sự cố gắng của phía HỌC SINH. Nếu chỉ có sự cố gắng từ 1 phía (hoặc không phía nào) thì có lẽ nền GDVN sẽ chẳng bao giờ khá lên được. Đặc biệt cần phải có 1 sự Giáo dục thích hợp, không nên học hỏi 1 cách nửa vời mà lại không phù hợp.

P/S: Nếu chỉ là thảo luận những điều sưu tầm trên net thì đừng đưa vào THẢO LUẬN NGHIÊM TÚC.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên