[Tham khảo] Tìm hiểu về nghệ thuật điểm huyệt

Lương Huyền Thương
(XXXXXX)

New Member
Ai đã từng xem các phim võ hiệp Trung Quốc, ngoài việc trầm trồ trước các tuyệt chiêu võ học, chắc đều thấy rằng những chiêu điểm huyệt cũng rất hiệu quả (chỉ một chiêu đối thủ đơ luôn :D …). Vì vậy, nhân tiện có trong tay một quyển sách về nghệ thuật điểm huyệt, "vãn bối" xin mạo muội trích dẫn vài điều để mọi người cùng tham khảo :

I/Vài điểm khái quát điểm huyệt:

1.Điểm huyệt là một trong bảy hai tuyệt học của võ Thiếu lâm, khống chế, chế ngự người một cách nhanh chóng. Nhưng mục đích của thuật điểm huyệt cũng như những môn võ thuật khác là tập luyện để cho khí huyết lưu thông, gân cốt dẻo dai, thân thể cường tráng, làm cho trí óc minh mẫn, tăng sức tự tin và chịu đựng trong đời sống, nâng cao tuổi thọ.

2.Tổ sư của phái Thiếu lâm là Đạt Ma, tên thật là Sardili (vương tử của một tiểu thuộc Nam ấn). Ngày nay, qua các bức tranh và tượng, Đạt Ma mắt lồi, râu rậm, thoạt trông rất dữ nhưng nhìn kĩ thấy đôi mắt ông toát ra uy lực, dũng mãnh, hiền từ, dễ mến.

3.Toàn bộ cơ thể có 12 đường kinh lạc và hai mạch Nhâm, Đốc; có 365 huyệt (trong đó có 108 huyệt lớn và vừa, 257 huyệt nhỏ, đặc biệt có 36 huyệt lớn gọi là huyệt trí mạng).

- Kinh thủ tam âm : gồm kinh thủ thái âm phế (có 11 huyệt), thiếu âm tâm (có 9 huyệt), quyết tâm bào (có 9 huyệt); từ phủ tạng đi dọc theo mặt trong cánh tay tới bàn tay.

- Kinh thủ tam dương : gồm kinh thủ dương minh đại trường (có 20 huyệt), thái dương tiểu trường (có 19 huyệt), thiếu dương tam tiêu (có 23 huyệt); từ bàn tay đi dọc theo mặt ngoài cánh tay lên đầu.

- Kinh túc tam âm : gồm kinh túc thái âm tỳ (có 21 huyệt), thiếu âm thận (có 27 huyệt), quyết âm can (có 14 huyệt); từ bàn chân đi dọc theo mặt trog của đùi lên bụng, ngực.

- Kinh túc tam dương : gồm kinh túc dương minh vị (có 45 huyệt), thái dương bàng quang (có 67 huyệt), thiếu dương đởm (có 44 huyệt); từ đầu đi dọc theo thân và mặt ngoài của đùi xuống chân.

"Tại hạ"viết có gì không chẩn mong các sư huynh chỉ giáo ! :roflmao:
 
"Cô nương" trích từ sách ra, "tại hạ" hẳn cũng chưa dám mạo muội phàn nàn ;)

Tiện đây, "cô nương" có thể trích thêm nhiều thông tin rõ ràng hơn về thuật điểm huyệt được không ?
Có lẽ ở đầu sách sẽ có đôi dòng giải thích về bản chất và nguyên lí của 365 huyệt đạo trên cơ thể chứ ? phiền "cô nương" giúp đỡ nhé :)
 
nè thế trong sách có chỉ điểm huyệt thế nào ko hay là chỉ nói về huyệt đạo thôi
còn về cách chống điểm huyệt theo em biết thì hình như chỉ có cách tập luyện khí công và rèn luyện thân thể đô vào thì khi bị điểm huyệt sẽ ko sao
 
Trong Đông Y cũng nói rất nhiều về huyệt đạo ,nhưng chủ yếu là để áp dụng vào chữa bệnh thôi . Còn về điểm huyệt trong võ công tớ nghĩ là không tồn tại.Có thể là tập khí công cần dồn khí, tụ khí vào 1 số huyệt thôi .
Và hiếm có ai có thể hiểu được hết về bản chất và nguyên lý các huyệt đạo.Phần này tớ rất thích nhưng chưa có thời gian + tài liệu để nghiên cứu.
 
Nhung nói thuật điểm huyệt trong võ công không tồn tại là không hoàn toàn đúng.
Việc điểm huyệt thần diệu như trong sách báo và phim ảnh nói thì thôi, không bàn đến nữa, vì đấy là sự sáng tạo cho thêm hấp dẫn thôi.
Kì thực, huyệt đạo trên cơ thể là tập hợp đầu mút các dây thần kinh rải rác khắp cơ thể. Các kinh mạch, lạc mạch trên cơ thể có liên quan đến các bộ phận khác nhau, chức năng riêng biệt. Bấm huyệt (hay điểm huyệt) là sự tác động đến các huyệt đạo trên các kinh lạc mạch ấy nhằm gây hiệu quả tùy theo mục đích của người thực hiện.
Tuy nhiên, điểm huyệt không phải lúc nào cũng được, tức là không thể sử dụng bừa bãi về mặt thời gian và vị trí.
Mỗi huyệt đạo có những khoảng thời gian và chức năng tương ứng, nếu tác động đúng lúc, đúng chỗ thì sẽ có hiệu quả cao hơn là thực hiện vào những thời khắc không chính xác, kể cả đúng chỗ.
Châm cứu cũng là một phương pháp tác động huyệt đạo, tác dụng có lẽ cũng gần tương tự bấm huyệt, nhưng hiển nhiên mũi kim và ngón tay phải tạo ra những hiệu quả khác nhau.

Mong em Lương Huyền Thương dành chút thời gian đọc kĩ và tập hợp những kiến thức hay trong cuốn sách em có để post lên đây cho mọi người cùng tham khảo, vì hiện nay anh không ở VN, không có điều kiện kiếm sách đọc :)
 
điêm huyệt thường mọi người nghĩ là nó ko tồn tại
nhưng ko phải nó luôn luôn có mặt trong xã hội
đó là chấm cứu ,bám huyệt để lưu thông khí huyết
nhưng trong võ thuật thì điểm huyệt là đánh trúng vào phần dễ tổn thương của đối thủ
 
huyệt đạo ko chỉ là chỗ dễ tồn thương trên cơ thể mà còn là nơi tập trung các đầu dây thần kinh nên tùy vào từng huyệt đạo khi bị điểm sẽ gây tác động đến các dây thần kinh tạo ra các Pư của mình
đó là những gì mà em từng được đọc thì phải :D
 
Tiếp nè… :p
Sau đây là những huyệt nguy hiểm mọi người cần biết mà tránh :nono: :
II/Những huyệt nguy hiểm:
1.Huyệt ở đầu và cổ:
- Bách hội: khe lõm ở giao điểm của đường nối 2 đỉnh vành tai và đường dọc qua giữa đầu => ngã xuống và bất tỉnh
- Thần đình: trên mí tóc trước 0.5 thốn => choáng :arrow: váng
- Thái dương: chỗ lõm giữa đuôi mắt và ngoài mắt lùi ra phía sau khoảng một thốn => choáng váng , ù tai
- Tinh minh: góc khoé mắt trong, tiến lên trên khong 0.1 thốn => hoa mắt, hôn mê
- Nhĩ môn: chỗ khuyết ở trước vành tai => ù tai, choáng váng
- Phong trì: khoảng giữa xương chẩm gồ lên, kéo thẳng xuống chỗ lõm ngũ đột => hôn mê, bất tỉnh
- Nhân trung: ở điểm nối 1/3 trên rãnh dưới mũi => choáng đầu, hoa mắt
- Á môn: chỗ dưới mỏm gai sống cổ thứ nhất và thứ hai => choáng váng, bất tỉnh
- Nhân nghinh: yết hầu ngang ra hai bên 1.5 thốn => choáng đầu, khí huyết ứ đọng
2.Huyệt ở ngực và bụng:
- Đản trung(hay Thiện trung): ở điểm gặp ảnhau của đường dọc giữa xương ức với đường ngang qua hai núm vú => hoản loạn thần trí
- Cưu vỹ: trên rốn 7 thốn => chấn động tim, đọng máu, có thể tử vong
- Cự khuyết: trên rốn 6 thốn => chấn động tim, có thể tử vong
- Thần khuyết: chính giữa rốn => chấn động ruột
- Khí hải: dưới rốn 1.5 thốn => ảnh hưởng ruột, bàng quang
- Quan nguyên: dưới rốn 3 thốn => chấn động ruột, khí huyết ứ đọng
- Trung cực: dưới rốn 4 thốn => chấn động thần kiảnh kết tràng
- Khúc cốt: ở chíảnh giữa bờ trên xương mu => thương tổn khí c toàn thân, bụng, khí huyết ứ đọng
- Ưng song: chỗ lõm, ở xương sườn thứ 3 => chấn động tim, choáng váng
- Nhũ trung: chính giữa đầu vú => nhồi máu, phá khí
- Nhũ căn: dưới ảnhũ trung 1 đốt xương sườn => gây chấn động dễ tử vong
- Kỳ môn: dưới nhũ căn, ở xương sườn thứ 6 => chấn động cơ xương, huyết ứ
- Chương môn: giữa nách, mút cuối xương sườn thứ nhất => ảnh hưởng gan, lá lách
- Thương khúc: từ huyệt Hạ qun (trên rốn 2 thốn, trên đường dọc giữa bụng) ngang ra 0.5 thốn => chấn động ruột
3.Huyệt ở lưng, eo và mông:
- Phế du: ở mỏm gai đốt sống ngực thứ 3, ngang ra hai bên 1.5 thốn => chấn động tim phổi
- Quyết âm du: dưới mỏm gai đốt sống ngực thứ 4, ngang ra hai bên 1.5 thốn => ảnh hưởng tim phổi, có thể tử vong
- Tâm du: ở mỏm gai đốt sống ngực thứ 5, ngang ra hai bên 1.5 thốn => ảnh hưởng tim, phá huyết, tổn khí
- Thận du: ở mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 2, ngang ra hai bên 1.5 thốn => ảnh hưởng thận, tổn khí cơ, dễ bị tê liệt
- Mệnh môn: giữa đốt sống thắt lưng thứ 2 và thứ 3 => ảnh hưởng đến xương sườn, phá khí cơ, dễ bị tê liệt
- Chí thất: ở mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 2, ngang ra hai bên 3 thốn => ảnh hưởng động mạch eo lưng, tĩnh mạch và thần kinh, thận, thương tổn nội khí
- Hải du: ở mỏm gai đốt sống eo lưng thứ 3, ngang ra hai bên 1.5 thốn => ảnh hưởng thận, cản trở huyết, phá khí
- Vĩ lư: ở giữa hậu môn và xương cùng => trở ngại đến sự lưu thông của khí toàn thân
4.Huyệt ở tay, chân:
- Kiên tỉnh: ở điểm giữa của đường nối dưới gai đốt sống lưng với đỉnh xương bả vai, chỗ cao nhất phần vai
- Thái uyên: ngửa lòng bàn tay, chỗ lõm lằn ngang cổ tay => ảnh hưởng bách mạch, tổn thương nội khí
- Tam túc lý: từ chỗ mắt đầu gối xuống thẳng 3 thốn, trước xương ống chân ngang ra ngoài một ngón tay => chi dưới tê bại
- Tam âm giao: ở đầu nhọn mắt cá chân thẳng lên 3 thốn, sát bờ sau xương ống chân => chi dưới tê bại, thương tổn khí huyệt Đan điền
- Dũng tuyền: ở lòng bàn chân, co ngón chân là chỗ lõm, tổn thương khí huyệt Đan điền

Ngoài ra trong sách còn nói đến các vấn đề như :approve: : cách tập luyện mắt, vài đường quyền cơ bản, điểm huyệt ... :tongue: và những chiêu điểm huyệt khi giao đấu, phục kích, chế ngự >:-D< ...
Anh Việt nói đúng đó ... ehèm quên mất, sách còn nêu cả cách giải khi bị điểm vào một số huyệt nữa
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Về huyệt đạo, em có một cuốn sách nhưng để... dùng cho cứu chữa bệnh, ngoài ra trong võ công thì em thấy điểm huyệt để đứng im hoặc không nói được thì chưa thấy ngoài đời, còn nếu điểm vào huyệt để làm cho đối thủ đau thì em cũng đã được dạy một số huyệt
 
sorry mọi người :cry: có chút chỉnh lí: huyệt Đan điền ở dưới rốn 3 ngón tay
Đúng là điểm huyệt chữa bệnh có vẻ thông dụng hơn và có thể sử dụng nhiều hơn trong cuộc sống, ví dụ như chữa say tàu xe này ... :-? nhưng không phải là không có điểm huyệt trong võ thuật.
 
Nếu anh nhớ không nhầm thì từng nghe đâu đó nói là trên cơ thể có tới 720 huyệt đạo cơ, nghĩa là con số em Thương đưa ra mới chỉ là 1 nửa.
36 tử huyệt (hay còn gọi là "yếu huyệt" hoặc "huyệt trí mạng") thì anh không bàn thêm, có lẽ chính xác rồi.
Về các đường kinh lạc. Có 12 đường kinh mạch, chạy theo chiều dọc của cơ thể; còn lạc mạch thì nhiều vô kể, không tính hết. Cho nên nếu nói gom lại thành 12 đường kinh lạc thì chưa chính xác lắm :)
Kinh mạch và lạc mạch ngang dọc đan xen, bao trùm cơ thể, nối thông với các cơ quan nội tạng. Ở trên anh nói thiếu, huyệt đạo còn là chỗ giao của các đường kinh lạc nữa. Học thuyết ngũ hành đối chiếu cơ thể con người với vũ trụ, có nghĩa là có cả âm dương thái cực... Một khi âm dương hòa hợp thì vũ trụ an bình, tức là cơ thể yên lành; còn khi âm dương bị đảo lộn thì gây ra những biến đổi dị thường, có hại. Cho nên điều cốt yếu là phải làm sao giữ được sự thông suốt của kinh lạc mạch, giữ cho âm dương trong cơ thể luôn hài hòa.
Điểm huyệt chính là việc tác động lên các huyệt đạo, nhằm làm bế tắc sự lưu thông của kinh mạch, lạc mạch, từ đấy làm ảnh hưởng đến các "cơ quan đoàn thể" trong người đối phương :D
4 đường kinh Thủ tam âm, thủ tam dương, túc tam âm, túc tam dương em kể cũng đúng rồi. Đây là những kinh rất quan trọng.

Về một số yếu huyệt, có lẽ phải dành thời gian nói dần dần chứ chưa thể kể hết ra được (với cả kiến thức của anh cũng hạn chế).
Có một số kiến thức cơ bản, anh cũng muốn thảo luận với em Thương cho vui :)
Có một người bạn của anh (chuyên Sinh 01-04 :D) nói: Khi thai nhi hình thành từ trong bụng mẹ, xương hộp sọ phát triển từ dưới lên, bao từ xung quanh vào, và cho đến cùng thì chụm lại, vị trí ấy chính là huyệt Bách Hội, có lẽ vì thế mà Bách Hội trở thành một huyệt nguy hiểm, không nói đến việc bị điểm vào đúng lúc, đúng cách (áp dụng khí công điểm huyệt), mà chỉ cần dùng sức lực cương mãnh mà đánh vào thì cũng gây chấn động, ảnh hưởng rất lớn, nhẹ thì cũng làm đầu óc choáng váng, nặng thì... chẹp chẹp :p
Thứ 2, Đản Trung ở trước ngực cũng là huyệt đạo nguy hiểm. Cũng như Bách Hội, huyệt Đản Trung cũng chỉ cần bị ngoại lực tác động vào thì ít nhiều cũng vẫn có tác dụng. Bị đánh vào Đản Trung thì thần trí nháo nhác, hiển nhiên khi đang đánh nhau mà bị đánh vào giữa ngực, trúng Đản Trung thì tinh thần bị suy giảm rất nhiều.

Còn vô số các trọng huyệt khác, sẽ cùng em Thương nói chuyện tiếp sau B-)
 
sorry mọi người có chút chỉnh lí: huyệt Đan điền ở dưới rốn 3 ngón tay
Đúng là điểm huyệt chữa bệnh có vẻ thông dụng hơn và có thể sử dụng nhiều hơn trong cuộc sống, ví dụ như chữa say tàu xe này ... nhưng không phải là không có điểm huyệt trong võ thuật
:eek:
từ từ cho nói lại: huyệt đan điền là huyệt dưới rốn từ 2 đền 3 đốt ngón tay.
nó rất quan trọng trong võ thuật đặc biệt là khí công
đan điền là huyệt được coi là trung tâm của con người trong luyện nội đan
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
pham minh tuan đã viết:
đan điền là huyệt được coi là trung tâm của con người trong luyện nội đan
Bạn Tuấn nói rõ hơn về hai chữ "nội đan" được không ? :)

Về vị trí của Đan Điền, qui định theo đốt ngón tay có lẽ hơi thiếu tính chính xác. Nếu nói chính xác hơn thì người ta hay bảo Đan Điền nằm dưới rốn 3 tấc. "Tấc" ở đây là đơn vị tính theo đốt ngón tay giữa của ngón trỏ (khi gập ngón trỏ lại, khúc giữa được tính bằng 1 tấc). Và quan trọng là "tấc" ấy phải là đơn vị do chính người ấy đo. Ví dụ mình muốn biết đan điền của mình nằm ở đâu thì phải đo bằng chính tay mình, chứ không thể nào lấy đơn vị độ dài từ tay người khác được :p
 
nội đan là một từ thuộc phái võ đan
dùng để chỉ phần khí mà người tập tích tụ dược trong lúc luyện nội công
trong thuyết học của võ đan có câu "đan điền vi tiên" để nói về sự quan trọng của huyệt đan điền trong luyện nội công
 
À, cũng hay đấy :)
Nhưng cái câu "đan điền vi tiên" ấy có đầy đủ không thế ? tớ đọc câu ấy chẳng hiểu được gì, tưởng như có thêm vài từ nữa ở đằng trước nữa, Tuấn xem lại dùm được không ? nếu không thì làm ơn giải thích kĩ hơn 4 chữ ấy giúp tớ :-/
 
do lâu rồi em cũng ko nhớ lắm .vì thầy em dạy lúc em 6,7 tuổi rì đó nên ko nhớ hết anh thông cảm nhé
 
Tuấn cũng sinh năm 86 hử ? bằng tuổi mà, không phải xưng hô anh em thế đâu ;)

Nếu nhớ ra gì thì cứ nói hết ra nhé, hấp dẫn đấy :)
 
Back
Bên trên