[Tham khảo] Tìm hiểu về nghệ thuật điểm huyệt

Em không rõ con số 720 có chính xác không nhưng vẫn phải xin lỗi mọi người vì 365 huyệt có vẻ sai rồi :p (híc em đọc kĩ lại thấy trong một sách mà có tới 2 số X( ). À mà ý em không phải là nói cơ thể người chỉ có 12 đường kinh lạc , ý em là có 12 đường kinh mạch chính, còn lạc thì có tới 365 đường lận .
 
Ủa? anh thấy ở trên em nói cơ thể người có 12 đường kinh lạc và 2 mạch Nhâm, Đốc mà ? Ok không sao, cứ trao đổi dần dần để tìm ra câu trả lời chính xác :)
Người ta bảo kinh mạch có 12 đường, còn lạc mạch thì nhiều vô kể, tại sao sách của em lại nói cố định 365 đường nhỉ ?

Về huyệt đạo trên cơ thể. Cũng có nơi lại nói là chỉ có 351 huyệt. Tóm lại việc này sẽ cần phải tham khảo các bác sĩ và võ sư nữa, chưa thể kết luận vội được.
 
tớ vẫn thắc mắc rằng điểm huyệt tuy có thật nhưng có lẽ nó ko thích hợp lắm trong thực chiến phải ko?Có lẽ vì tác động của nó ko nhanh(xin nói thêm là quan điểm của tớ về điểm huyệt là dùng chỉ để tác động,còn nếu dùng quyền hay trảo đánh vào thì ko gọi là điểm huyệt).
Hy vọng được chỉ giáo thêm vì tớ thấy rất hứng thú với topic này.
 
Nếu dùng từ "điểm huyệt" thì có lẽ ai cũng chỉ nghĩ đến cách dùng ngón tay đánh vào huyệt đạo đối phương. Có lẽ nên nói rộng hơn nữa, dùng từ "đả huyệt" đi ;)
"Đả huyệt" thì có thể dùng cả lòng bàn tay, mu bàn tay, ngón tay, nắm đấm, cùi chỏ tay, hoặc cả đầu gối, bàn chân nữa.
Khi giao đấu, hiển nhiên chẳng thể "đả huyệt" theo quy luật giờ giấc. Cho nên chỉ cần làm sao đánh cho chính xác thì hiệu quả.
Như đã nói ở trên, huyệt đạo là nơi tập trung đầu mút các dây thần kinh, và cũng là nơi giao liên của các đường kinh mạch. Tác động vào huyệt đạo bằng các phương pháp khác nhau, cường độ khác nhau.. thì gây các tác dụng khác nhau, nhưng nói chung là đều dựa vào các tính chất cơ bản của huyệt ấy (để biết thêm thì cần tìm hiểu thêm về tính chất các huyệt).
Luyện tập sao cho có thể đánh trúng nơi cần đánh của đối phương, thì việc "đả huyệt" của đối phương cũng tương tự thế thôi :)
 
tôi có 1 cách tập mong mọi người cho ý kiến:
-đầu tiên là tập điểm huyệt bằng cách điểm vào tường mỗi lần 180 nhịp
-sau đó dùng nước muối để xoa dịu tay
-sau khoảng 3 tháng thì tập điểm vào hình nhân
-khi nào đánh đúng chỗ là được
 
Anh không tán thành phương pháp tập ấy lắm /:)
Với phương pháp ấy, mục đích luyện tập chỉ là "luyện chỉ", tức là làm cho ngón tay cứng rắn hơn, giúp đâm mạnh hơn vào huyệt đạo của đối phương. Hiển nhiên không thể phủ nhận là nó không có tác dụng, nhưng nếu gọi cái này là "thuật điểm huyệt" thì quả là sai lầm :)
Việc luyện chỉ để đả huyệt mới tác động được đến tính chất đầu tiên của huyệt: Tập hợp đầu mút các dây thần kinh. Như thế, về mặt "vật lí" mà nói thì ta mới chỉ tác dụng lực một cách thô sơ, và về mặt "sinh học" thì nơi bị điểm vào là vùng cơ chịu tác động mạnh, chỉ làm đối phương đau đớn đơn thuần nơi bị điểm.
Theo các sách dạy đả và giải huyệt, để có khả năng điểm huyệt đối phương, không những cần có thủ pháp chính xác, mà bản thân cơ thể phải có công năng, khí công.
Các đường kinh, lạc mạch đan xen nhau trong cơ thể chúng ta bao trùm lên các nội quan, mà các cơ quan trong cơ thể thì lại "vận hành" theo âm dương ngũ hành. Cho nên muốn gây được tác dụng đáng kể hơn là gây đau đớn nơi huyệt đạo thì cần phải luyện cả khí công và trau dồi võ thuật nữa :)
 
"Ủa? anh thấy ở trên em nói cơ thể người có 12 đường kinh lạc và 2 mạch Nhâm, Đốc mà ?" Ý anh là sao ? Em đã sửa 12 đường kinh lạc thành 12 đường kinh chính rồi còn gì, 2 mạch Nhâm, Đốc thì vẫn là 2 mạch Nhâm, Đốc thôi.
Trời ơi tập điểm huyệt bằng cách chọc tay vào tường thì có mà chết à =;
mà điểm huyệt đâu chỉ có nghĩa là dùng một ngón tay điểm vào huyệt đạo đâu.
 
Người ta kết luận lạc mạch có 365 đường hả em ??
Nếu thế thì nó phân bố dựa vào qui luật gì nhỉ ? và làm sao để định hướng lạc mạch ? :-/
 
Em cũng có 1 quyển "Thiếu Lâm tuyệt chiêu điểm huỵêt và giải huyệt".Trong đó nó nói có 12 đường kinh lạc chính:
Kinh thủ thái âm phế
Kinh thủ dương minh đại trường
Kinh túc dương minh vị
Kinh túc thái âm tỳ
Kinh thủ thiếu âm tâm
Kinh thủ thái dương tiểu trường
Kinh túc thái dương bàng quang
Kinh túc thiếu âm thận
Kinh thủ quyết tâm bào
Kinh thủ thiếu dương tam tiêu
Kinh túc thiếu dương đởm
Kinh túc quyết âm can
Ngoài ra còn có 2 mạch Nhâm Đốc
Còn huyệt thì nó chia làm 3 loại:
Huyệt của kinh:Huyệt kép ở trên 12 kinh có ở bên trái và bên phải cơ thể
Huyệt đơn ở trên 2 mạch Nhâm Đốc
Có 361 huyệt của kinh
Huyệt ngoài kinh:Những huyệt không nằm trên 14 đường trên
Có 200 huyệt ngoài kinh
Huyệt ở chỗ đau: Không có vị trí cố định
Nhưng mà nói chung là có 720 huyệt vị,trong đó có 108 huyệt nguy hiểm.Trong 108 huyệt nguy hiểm đó lại có 36 tử huyệt
 
Nhưng mà nói chung là có 720 huyệt vị,trong đó có 108 huyệt nguy hiểm.Trong 108 huyệt nguy hiểm đó lại có 36 tử huyệt
Anh cũng từng đọc như thế. Cho nên có lẽ ý này đúng rồi. Lấy làm "quyết định chính thức" ;)
 
365 lạc là thông tin em đọc ở Những nền văn minh thế giới.
 
Về số đường lạc mạch ấy thì để từ từ anh cũng tìm hiểu nhé!
Nếu ở trong quyển đấy rồi thì có lẽ không sai đâu nhỉ ?
Mà cũng có thể sai..
Tóm lại là phải kiểm tra lại.
 
GIỚI THIỆU KINH LẠC VÀ HUYỆT VỊ

Kinh lạc (gồm 2 bộ phận chính là kinh mạch và lạc mạch) là con đường vân hành chủ yếu của khí, huyết ,tân, dịch. Trong kinh mạch lại được chia ra làm chính kinh và kỳ kinh,chính kinh có 12 kinh, tả hữu đối xứng gọi là thủ túc âm tam dương kinh, tương thông trực tiếp với tạng phủ, thuộc ở tạng thì gọi là âm kinh, thuộc ở phủ thì gọi là dương kinh, mười hai kinh bao gồm: thủ thái âm phế kinh, thủ thái dương đại trường kinh, túc dương minh vị kinh, túc thái âm tỳ kinh, thủ thiếu âm tâm kinh, thủ thiếu âm tiểu trường kinh, túc thái dương bàng quang kinh, túc thiếu âm thận kinh, thủ quyết âm tâm bào kinh, thủ thiếu dương tam tiêu kinh, túc thiếu dương đảm kinh, túc thiếu âm can kinh. Trong đó thủ tam tiêu kinh từ ngực đến tay, giao với thủ tam dương kinh; thủ tam âm kinh từ tay đến đầu, giao với túc tam dương kinh, từ đầu đến chân giao với túc tam âm kinh; túc tam âm kinh giao từ chân đến ngực giao với thủ tam âm kinh; kinh lạc bên trong thì thông với tạng phủ, bên ngoài thì thông với tứ chi thất khiếu, kết cấu liên hợp tuần hoàn, thông âm dương dẫn khí huyết, dưỡng tạng phủ. kinh lạc hoạt động bình thường thì âm dương cân bằng, khí huyết thông sướng, thân thể khoẻ mạnh, ngược lại thì trăm bệnh sẽ phát sinh.

* Về kì kinh có tám mạch hợp xưng là"kỳ kinh bát mạch" gồm đốc mạch, nhâm mạch, xung mạch, đới mạch,âm nghiêu mạch, dương nghiêu mạch, âm duy mạch, dương duy mạch.
Kì kinh bát mạch có tương quan trực tiếp tới tạng phủ.

* Khí huyết vận hành theo mỗi kinh lạc qua một hệ thống các điểm mẫn cảm mà thông tới các bộ phận. Điểm mẫn cảm ấy gọi là huyệt vị. Những huyệt này nếu bị tác động xẽ gây ra cản giác đau đớn, tê liệt, sung sướng...
Huyệt vị không rời kinh lạc, kinh lạc quyết định huyệt vị...

* Mối quan hệ giữa thời khắc với sự vận hành của khí huyết qua 12 kinh mạch như sau:
- Giờ (23h-1h)khí huyết vận hành ở kinh đảm.
- Giờ sửu (1h-3h) khí huyết vận hành ở kinh can.
- Giờ dần (3h-5h)khí huyết vận hành ở kinh phế.
- Giờ mão (5h-7h)khí huyết vận hành ở kinh đại trường.
- Giờ thìn (7h-9h)khí huyết vận hành ở kinh vị.
- Giờ tị (9h-11h)khí huyết vận hành ở kinh tỳ.
- Giờ ngọ (11h- 13h)khí huyết vận hành ở kinh tâm.
- Giờ mùi (13h-15h)khí huyết vận hành ở kinh tửu trường.
- Giờ thân (15h-17h)khí huyết vận hành ở kinh bàng quang.
- Giờ dậu (17h- 19h)khí huyết vận hành ở kinh thận.
- Giờ tuất (19h-21h)khí huyết vận hành ở kinh tâm bào.
- Giờ hợi (21h-23h)khí huyết vận hành ở kinh tam tiêu.


(Sưu tầm có chỉnh sửa)
 
Không biết 2 đường kinh đại trường và tửu trường tên chính xác là gì nữa : sách là đại trường và tiểu trường, sách là đại tràng và tiểu tràng :-/
 
Hihi :)) :))
Thắc mắc hay quá :x

"Trường" là cách gọi của người Bắc, "Tràng" là tiếng Nam em ạ :)
 
Huyệt sau lưng đối diện với huyệt Đan Điền là huyệt của sự sống, tích tụ khí âm.
Huyệt Bách Hội tích tụ khí dương.
 
Thủ Dương Minh Đại Trường kinh

Huyệt Hạ Liêm (GI 8):

Vị trí:
Huyệt Khúc Trì (GI 11) trực hạ 4 tấc.

Chủ trị:
Nhức đầu, đau mắt, chóng mặt, đau bụng, nhũ tuyến viêm, cùi chỏ sưng đau.

Thao tác:
Trực châm 1-2 tấc. Cứu 3-7 tráng, ôn cứu 5-20 phút.

Lược khảo:
Huyệt vị dễ bị đánh trúng, khi giao đấu cần phải tránh không nên dùng bản huyệt đỡ đòn. Bị đánh trúng, cánh tay tê liệt một lúc, tự khỏi, nhưng căn bản võ công tự tuyệt trong một lát rất nguy hiểm.

Huyệt Thượng Liên (GI 9):

Vị trí:
Huyệt Khúc trì (GI 11) dò xuống 3 tấc.

Chủ trị:
Bán thân bất toại, tay bị té đau, ruột sôi đau bụng.

Thao tác:
Trực châm 1-2 tấc. Ôn cứu 5-20 phút.

Lược khảo:
Huyệt vị dùng để khống chế tay. Trong khi giao đấu, bị đánh trúng, tê liệt khoảnh khắc, căn bản võ công tự tuyệt. Nắm trúng bản huyệt, không cử động được. Nếu bị đánh trúng, trong 3-7 ngày tự khỏi, muốn trị khỏi ngay: châm bản huyệt và Hiệp cốc (GI 4).

Huyệt Thủ Tam Lý (GI 10):

Vị trí:
Huyệt Khúc trì (GI 11) trực hạ 2 tấc.

Chủ trị:
Khạc ra máu, phế viêm, màng bụng viêm, các bệnh cổ, cùi chỏ đau.

Thao tác:
Trực châm 1-2 tấc. Cứu 1 tráng, ôn cứu 5-15 phút.

Lược khảo:
Như Thượng liên (GI 9).

Huyệt Khúc Trì (GI 11):

Vị trí:
Gập tay lại, huyệt vị nằm trên khúc gập, đầu lằn chỉ.

Hiệu năng:
Sơ phong giải biểu, thanh nhiệt lợi thấp, điều hòa lao huyết.

Chủ trị:
Phía trên tay từ cùi chỏ trở lên đau nhức, ma tý, bán thân bất toại, áp huyết cao (HTA), cao nhiệt, bệnh sởi, bần huyết, bệnh quá mẫn, giáp trạng tuyến sưng lớn, bệnh ngoài da.
So sánh với sách cổ : Mắt đỏ đau, đau răng, hầu tý, bì phu khô táo, kinh nguyệt không đều, bán thân bất toại.

Phối hợp:
Phối Đại Trùy (VG 14), Hiệp Cốc (GI 4), Ấn Đường (Ky), Thiếu Thương (P 1) trị bệnh sởi. Phối Đại Trùy (VG 14), Thập Tuyên trị cao nhiệt.

Thao tác:
Châm pháp : 1/ Trực châm sâu 2-2,5 tấc. Cảm ứng : cục bộ căng trướng, đôi khi cảm giác như điện giật lan tới vai, dưới tới ngón tay. 2/ Trực châm hướng đầu cùi chỏ sâu 1,5-2,5 tấc. Cảm ứng : khi đắc khí, tê lan khắp tay. 3/ Gập tay, trực châm, trị cánh tay tê. Cứu 3-7 tráng, ôn cứu 5-20 phút.

Loại huyệt:
Thủ Dương Minh Kinh, "Sở Nhập Vi Hiệp".

Lược khảo:
Huyệt vị dùng để khống chế tay, nắm trúng, dùng kình lực, tê liệt tay.

Huyệt Thủ Ngũ Lý (GI 13):

Vị trí:
Huyệt Khúc Trì (GI 11) đo lên 3 tấc.

Chủ trị:
Khạc ra huyết, phế viêm, màng bụng viêm, bệnh về cổ, cùi chỏ đau nhức.

Thao tác:
Trực châm 1-2 tấc. Cứu 7 tráng, ôn cứu 5-15 phút.

Lược khảo:
Trong võ học gọi là "hành thử huyệt" bởi khi đánh trúng bản huyệt thường nổi lên như con chuột chạy trên bắp tay. Đánh trúng đau đớn, căn bản võ công tự tuyệt ít phút. Sau đó như thường. Đánh trúng không hại gì, tự khỏi.

Huyệt Thiên Đỉnh (GI 17):

Vị trí:
Tuyến cổ, giữa cổ đo ra 3 tấc, dò xuống 1 tấc.

Chủ trị:
Sưng amygdal, cổ hầu đau, bệnh xương cổ, bệnh lưỡi.

Thao tác:
Trực châm 0,5-1 tấc. Cứu 3-5 tráng, ôn cứu 5-10 phút.

Lược khảo:
Huyệt vị tối trọng yếu, đánh, điểm trúng nhẹ thì trọng thương, nặng thì chết. Dùng âm kình thì trọng thương, dương kình thì chết ngay, không trị được. Người không biết khí công, điểm nguy hơn đánh.
 
Cái này có vẻ hay đấy 8-| em chỉ tìm được vị trí các huyệt và tác dụng của nó trong y học còn khi bị đánh vào ra sao thì em không biết nên anh biết gì thì cứ post lên đi, nhưng có vài từ em không hiểu lắm như :trực châm, cứu 1 tráng, ôn cứu,... mong anh giải thích rõ hơn :-s
 
cái này thì bạn phải tìm các sách về châm cứu sẽ hiểu rõ hơn chứ
nói ra thì rất khó>_<
 
Tự giải huyệt:
- Tư thế chuẩn bị: Nằm thẳng, hai chân bằng vai, bàn chân hướng ra bên ngoài, tay duỗi thẳng tự nhiên, thả lỏng người, lưỡi áp lên hàm trên
- Ý niệm: Theo kinh mạch, ý dẫn khí từ huyệt Đan Điền lên đến huyệt Đại Chùy (nằm trên Mạch Đốc, ở chỗ lõm ngay dưới mỏm gai đốt sống cổ số 7), phân ra hai vai, đến huyệt Lao Cung (nằm trên kinh thủ quyết tâm bào, ở chính giữa lòng bàn tay, khi nắm bàn tay lại huyệt ở giữa đầu ngón giữa và áp út)
-Động tác: dùng lòng bàn tay phát nhiệt, ngón tay giữa dùng lực ở bụng(dạ dày), đè, ấn, xát lên huyệt bị thương
(tức là tự mình truyền khí từ các huyệt đến huyệt bị thương, để tạo sự phát sinh biến hóa trong cơ thể, điều hòa âm dương. Vận khí từ ngoài vào trong, ngón tay đưa khí từ trong ra ngoài đi đến chỗ bị thương)
Đây là một trong những phương pháp, thủ thuật giải huyệt dựa trên nguyên lí chung là khai thông âm dương, điều hòa khí huyết [-o< .
Nhưng mà muốn sử dụng phương pháp trên phải có một trình độ khí công nhất định (để phát nhiệt ), còn tập khí công như thế nào, bằng cách gì (đứng hay nằm hay ngồi, động hay tĩnh thì tùy :D )
 
Back
Bên trên