[Tham khảo] Luận bàn về Ý và Khí trong Võ học

Ho Quy Ly
(HoQuyLy)

Thành viên (sai email)
Luận bàn về Ý và Khí trong Võ học​

Bài này được viết vào năm 1990, sau khi tôi rời khỏi gia đình được một năm theo tiếng gọi của giang hồ, một mình một túi quần áo, một va li sách, một cặp côn nhị khúc và một cây đàn guitar, lang thang trên khắp các nẻo đường đất nước, từ dãy Hoàng Liên sơn, Hà Tuyên, Lạng sơn đến vùng châu thổ sông Cửu long, Đồng Tháp Mười và khắp miền Tây Nam bộ.

Từ ngàn xưa, trên các nước Ấn độ, Trung Hoa và Nhật bản đã lưu truyền các truyền thuyết về các yogi (pháp sư yoga) và các võ sư đã làm nên những công phu đặc dị. Ngay trong thế giới hiện nay, chúng ta cũng được chứng kiến những kỳ công của con người như võ sư Hohen Soken thuộc môn phái Karate Bạch hạc của đảo Okinawa có thể khinh công đi quyền trên một tấm ván mỏng thả nổi trên mặt nước. Những người tập yoga có thể chôn dưới đất hàng tháng trời vẫn khỏe mạnh bình thường. Ngay tại Việt nam, chắc phần lớn các bạn yêu thích võ thuật đều nghe danh võ sư Hà Châu, người đã dùng tay nắm hai chiếc xe đò đầy khách làm chúng không chạy được. Ông còn chịu được sức nặng của chiếc xe lu 12 tấn lăn qua người.
Vậy đâu là sức mạnh để tạo nên những kỳ công phi thường đó ? Mọi chuyện thoạt nhìn có vẻ huyền bí, nhưng thực ra có thể giải thích khá đơn giản : Đó là sức mạnh của Ý và Khí.
Để hiểu được vấn đề này, chúng ta phải tìm về căn nguyên tối cổ của triết học Cực Đông : Lý thuyết nhất nguyên phân cực của thuyết Âm-Dương. Lý thuyết này có một động lực hữu cơ, mà nếu chúng ta dùng cách phân tích để suy tầm nó, sẽ không thể nào thấy được.
Triết học Cực Đông quan niệm rằng vũ trụ là sự chấn động của hai hoạt động Âm và Dương và những sự tuần hoàn của nó. Cái sinh ra và tổng hợp nên vũ trụ được người Trung Hoa gọi là Thái cực, người Ấn độ gọi là Cũnyatâ, người Nhật gọi là Kù (Aiki), dịch nghĩa không phải bằng mặt chữ, mà bằng nghĩa của Triết học là "bản chất" hay "vũ trụ tinh khí tiền phân cực", khi nó phân cực phát sinh ra vũ trụ và vạn vật. Người ta chỉ có thể hiểu được Thái cực bằng trực giác, chứ không ngôn ngữ nào có thể miêu tả được, vì ngôn ngữ là quy ước của con người, còn Thái cực là nguồn gốc phát sinh và bao trùm lên tất cả. Đại khái có thể diễn tả Thái cực như một thể thống nhất, vô cùng, vô tận, vô thủy, vô chung. Trong Thái cực không có khái niệm nóng-lạnh, không có độ xa-gần không gian, không có sự lâu-mau thời gian, không có đứng yên, không có chuyển động… Thái cực là một uy lực uyên nguyên tự tại, thường hằng, vĩnh cửu. Chỉ sau khi phân cực tạo thành vũ trụ, các khái niệm nhị nguyên nóng-lạnh, xa-gần, đứng yên-chuyển động mới hình thành.
Trong bài viết này, chúng ta không quan tâm đến khía cạnh triết học, mà chỉ luận bàn về Thái cực với vai trò là nguồn gốc sức mạnh phi thường và công phu đặc dị trong võ học. Thái cực là sự phát sinh, là nguồn gốc của tất cả nên sức mạnh của Thái cực là vô cùng. Mỗi con người chúng ta đều là một phần của Thái cực, đều mang trong mình sức mạnh của Thái cực. Đó là sức mạnh chân chính và siêu đẳng. Nhưng khi sống trong cuộc đời, mối liên hệ giữa Thái cực và con người bị bản năng, nhận thức, vật chất và vô vàn những điều khác đè nén, chồng chất, làm cho bị chìm lấp dưới lớp bụi thời gian. Do đó, giữa vũ trụ bao la rộng lớn, con người cảm thấy mình nhỏ bé và yếu ớt. Thật ra họ chưa sử dụng hết khả năng của mình. Con người cần phải tìm lại mối liên hệ của mình với Thái cực, để sử dụng được sức mạnh đích thực của mình.
Vậy chìa khóa để mở ra sức mạnh Thái cực của con người là gì ? Và tìm nó ở đâu ? Đã bao thế kỷ nay, từ thời kỳ tiền sử xa xôi, mông muội, trên các mảnh đất Đông phương, có không biết bao nhiêu nhà tu hành, đạo sĩ, pháp sư và các cao thủ võ lâm tìm kiếm cách trả lời các câu hỏi này. Cuối cùng, dù bằng cách này hay cách khác, theo con đường này hay con đường khác, từ các pháp môn yoga tối cổ đến môn hatha yoga hiện đại, từ các môn kungfu, Thái cực quyền, Nga mi của Trung Hoa đến jiujitsu, judo, aikido của Nhật bản, tất cả đều chung một câu trả lời thống nhất : ý và Khí.
Ý thì có lẽ chúng ta đều hiểu. ( Thực ra vì khuôn khổ của bài viết dành cho độc giả của một tạp chí, nên tác giả đã bỏ qua phần luận bàn, rất quan trọng về mặt triết học cũng như võ học, về mối tương quan giữa nhận thức và trực giác, ý thức và tiềm thức) Chỉ cần nói thêm là để sử dụng được Ý và Khí một cách tự do, cần phải có sự thống nhất hoàn toàn giữa ý thức và tiềm thức, phải có một tinh thần trong sáng và ý chí cực kỳ mạnh mẽ, cứng rắn, một tâm hồn bình tĩnh, phẳng lặng. Điều này chỉ có thể đạt được thông qua luyện tập lâu dài và bền bỉ.
Khí ở đây không có nghĩa như khí hóa học, mà nó mang một ý nghĩa trừu tượng, rộng lớn. Người Ấn độ gọi khí là PRANA, người Nhật gọi là KI, dịch sát nghĩa tức là "Khí lực của vũ trụ". Đây chính là sự biểu hiện ra thành vật chất sức mạnh của Thái cực. Một cao thủ sử dụng được sức mạnh này sẽ là vô địch. Người sáng lập ra môn aikido, võ sư Morihei Uyeshiba có nói : "Kẻ nào giao đấu với tôi, tức là giao đấu với toàn vũ trụ."
Khi luyện tập thành công về Ý và Khí, sức mạnh của cơ bắp không còn ý nghĩa gì so với khí lực của vũ trụ. Những gì mà thể xác con người không làm nổi, vũ trụ lại làm được dễ dàng. Do đó những việc chúng ta quan niệm là phi thường hoàn toàn có thể đạt được thông qua một quá trình luyện tập nghiêm túc, lâu dài và gian khổ. Các cao thủ võ lâm chân chính, xứng đáng được nhận danh hiệu võ sư, đều phải có một hiểu biết nhất định về ý và Khí, và phải có đủ công phu bản lĩnh để huấn luyện về vấn đề này cho các môn đồ cao cấp của mình.
Tất nhiên việc luyện tập không phải không nguy hiểm, vì cái gì đem lại sức mạnh cũng có thể đem lại sự tàn phá. Nếu tập luyện thiếu nghiêm túc, không tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ dẫn của các bậc tiền bối, sự tích tụ năng lực sẽ hủy hoại cơ thể người luyện tập, có thể dẫn đến tử vong. Do đó để đạt được thành công trong công phu, cần phải có một người thầy chân chính, và người luyện phải có một tinh thần nghiêm túc, trong sáng, có thiên tư về võ thuật.
Để luyện Ý và Khí có nhiều phương pháp. Các yogi Ấn Độ chủ trương luyện thông qua 7 huyệt đạo cơ bản trong cơ thể, gọi là 7 luân xa. Khi khai mở được 7 luân xa này (chu kỳ 6 năm, 12 năm, 24 năm …) một yogi chân chính có thể đạt được mọi kỳ tích phi thường nhất : khi đề khí, thân pháp nhẹ như hơi thở, đi trên cát không để lại dấu chân; khi trầm khí, thân pháp nặng ngàn cân, muôn người khôn chuyển, chịu được mọi tác động khắc nghiệt của thiên nhiên và con người. Người Trung Hoa chủ trương luyện bằng cách dùng Ý dẫn Khí qua huyệt Bách hội ở đỉnh đầu, dọc theo các huyệt đạo ở cột sống, qua đốt xương cùng, tích tụ tại đan điền, sau đó qua các huyệt tchongkoann, tsiukoann, tsiu-oe phóng ra ngoài. Đòn đánh của các cao thủ Trung Hoa có kèm theo nội lực đã trở thành huyền thoại, được võ sư John F. Gilbey (8 đẳng Judo, 6 đẳng karatedo, 4 đẳng kiếm đạo, võ sư Thiếu lâm) ghi nhận trong cuốn Những môn võ bí truyền trên Thế giới của ông. Chỉ một cử chỉ mơn trớn nhẹ nhàng, đối phương hầu như không nhận thấy, khí lực truyền đi rất êm đềm, có thể gây ra tử vong ngay tức khắc hoặc sau một khoảng thời gian nhất định do người đánh định trước. Người Nhật chủ trương luyện Ý và Khí bằng cách tập trung năng lực vào Seika-tanden (tương đương với huyệt đan điền của Trung Hoa). Môn aikido còn đưa ra một khái niệm mới là seika-no-itten, là nơi để tập trung tinh thần. Kỳ công của các samourai trên đất nước Hoa anh đào đã lừng danh khắp thế giới. Niềm tự hào của họ là tiếng thét bí truyền "Kiai". Một cao thủ với tiếng thét đúng độ có thể khiến cho địch thủ bất tỉnh hoặc bỏ mạng, cũng tiếng thét "Kiai" với một âm sắc khác có thể làm cho một người đang chết giấc hồi tỉnh.
Nói tóm lại, nhờ sức mạnh của Ý và Khí, sức mạnh và khả năng của con người trở nên vô cùng vô tận, giúp cho con người có thể lập nên mọi kỳ tích phi thường nhất.
Dù bằng phương pháp này hay phương pháp khác, theo chủ trương cương hay nhu, tất cả các trường phái Ấn độ, Trung Hoa, Nhật bản đều thống nhất giữa tinh thần và thể xác, giữa ý thức và tiềm thức, giữa con người và vũ trụ, đưa con người về với căn nguyên bản thể của mình, để hấp thụ được sức mạnh đích thực và chân chính của sự phát sinh ra vạn vật : Thái cực.
Sài gòn 1990
 
Bác HQL, có 3 giai đoạn, thôi thì bác post cái giai đoạn 3 của bác lên nốt.
 
Chú Huynh Khac Tung,
Hình như anh cũng viết ở đâu đó về 3 giai đoạn khác nhau của việc luyện võ.Thật thà mà nói thì anh chưa đủ trình độ để viết về giai đoạn 3 chú ạ. Bài viết về giai đoạn 2 của anh cách đây hơn 8 năm rồi, còn về giai đoạn 3 thì 30 năm nữa không biết liệu có đủ trình độ để viết không.

Cũng có thể đạt tới một trình độ nào đó, thì sẽ chả còn muốn viết gì, nói gì nữa. Lão Tử có câu "Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri".
 
Đúng là đến một trình độ nào đó thì không muốn viết muốn nói gì nữa. Nếu có viết có nói, chỉ là giúp người. Lão Tử cũng vẫn còn lưu ngôn qua Đạo Đức Kinh.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Anh Hồ Quý Ly bàn về vấn đề này quả thật rất hấp dẫn, phục anh rồi đấy! Thế cho em hỏi nhé!
Con người khi tập luyện có thể dẫn khí vào từ huyệt Bách Hội, nhưng ngoài ra em không biết còn chỗ nào khác có thể là 1 con đường dẫn khí không...
Khí khi đã tích ở Đan Điền thì có thể giữ ở đó luôn hay phải đưa đi đâu nữa?
Mấy cái này phức tạp quá, anh bảo em với !!!
 
Mạn phép bác Ho Quy Ly, em xin nói leo về chân khí, dựa theo tài liệu của Hoàng Vũ Thăng về vẫn đề này.

Nói đến khí, người ta còn nói đến "chân khí", là khí "tiên thiên", cùng với khí "hậu thiên", nuôi dưỡng toàn thân. Chân khí, vận hành trong cơ thể con người, nuôi dưỡng, cũng như duy trì sinh mạng con người.

Theo quan niệm của các đạo sĩ, thì Chân khí chính là khí tiên thiên, còn được gọi là Hỗn nguyên khí, mà con người hấp thụ được của vũ trụ. Khí tiên mạnh, thì con người khoẻ mạnh, còn khí tiên thiên yếu, thì con người cũng ốm yếu.
Song song với khí tiên thiên là khí hậu thiên, là khí do ăn uống, hít thở tạo thành. khí hậu thiên cũng là cơ sở để con người có thể duy trì, và vận hành khí tiên thiên.

Trong cơ thể luôn có chân khí. Với người bình thường thì chân khí thường sinh ra ít và hay gián đoạn. Nếu chạy nghịch đường hay loạn là sinh bệnh.
Với người khoẻ mạnh, có nhiều khả năng kì lạ thì chân khí dồi dào, liên tục nảy sinh, chạy đúng đường, hành đúng hướng.

Người luyện khí công là người luyện cho chân khí luôn sinh ra, chạy luôn đúng đường tản ra toàn cơ thể, đả thông kinh mạch, giải toả bế tắc là cho cơ thể đi dần vào thế ổn định, đi đến đồng bộ, và quá trình Tâm Sinh Lý ngày càng tốt hơn, ổn định hơn và từ đó ngày càng phát sinh các khả năng tiểm ẩn trong con người.

Trong Phong Hoả Kinh có nói:
"Hấp giáng hô thăng là tính cách chung của khí tiên thiên và hậu thiên, hậu thiên hấp giáng khí thì tiên thiên hô thăng khí. Thăng là ở cung càn, hâu thiên hô thì tiên thiên khí giáng, giáng là ở cung Khốn. Tuần hoàn như vậy. Luyện Thái cực nội qua quyền khí công không gì ngoài việc luyện tinh hoá khí, luyện khí hoá thần, luyện thần hoàn hư. Nếu tinh hoá khí được thì thể phách kiên cường, ngoại lực không xâm nhập được. Luyện khí hoá thần được thì biến hoá phi đẳng, ý động hình theo. Nếu luyện thần hoá hư được thì quên cả người lẫn ta, tinh thần và thể xác siêu thoát, muốn gì đạt nấy"
...

Đỗ Việt đã viết:
Con người khi tập luyện có thể dẫn khí vào từ huyệt Bách Hội, nhưng ngoài ra em không biết còn chỗ nào khác có thể là 1 con đường dẫn khí không...
Khí khi đã tích ở Đan Điền thì có thể giữ ở đó luôn hay phải đưa đi đâu nữa?
Mấy cái này phức tạp quá, anh bảo em với !!!
Dựa theo "Khí công Công phu Trung hoa", để vận hành khí trong cơ thể, có thể nói đến 2 đường vận khí chính của khí công Thiếu lâm ngoại gia quyền, và khí công Thái cực nội gia quyền (Võ đang)

đối với khí công Thái cực nội gia quyền Võ đang, khí trầm xuống Đan điền, chuyển ra sau lưng, từ đó đi lên theo mạch Đốc rồi đi khắp cơ thể. còn đối với khí công ngoại gia quyền thiếu lâm, khí từ đan điền, còn đi xuống hội âm và trường cường, trước khi đi lên theo mạch đốc.

noigia.jpg


ngoaigia.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Các anh thử đọc "Đông Y - chẩn đoán và trị bệnh" của TS NHKhai xem, có thêm 1 số lý thuyết về Khí đấy!
Anh Hà ơi, Đan Điền là nơi chứa khí nên việc "khí trầm xuống Đan điền, chuyển ra sau lưng, từ đó đi lên theo mạch Đốc rồi đi khắp cơ thể..." thì em biết rồi. Em muốn hỏi là trước tiên đưa khí vào cơ thể theo đường nào rồi mới đưa đến Đan Điền ý chứ!!
 
Lại nói leo theo kinh nghiệm bản thân thôi, không theo sách vở nào hết, có sai thì các bác sửa cho nhé.

Loanh quanh đâu đó, có một câu "dùng ý khiển khí, nếu ý loạn, thì khí cũng loạn theo". Không hiểu có thể sử dụng câu này để nói "Dùng ý sinh khí" được không. Thực ra từ "sinh" ở đây, cũng chỉ lả để tập trung khí, để điều khiển nó theo ý mình mà thôi.

Khởi nguồn của khí, không nhất thiết phải là từ bách hội, mà có thể tùy theo tự nhiên (lưu ý, đây chỉ là quan điểm riêng của anh, dựa theo những cảm nhận trong giới hạn kiến thức của anh thôi, nên chỉ đưa ra để thảo luận chứ không phải là đưa ra để giải thích cho em).

Theo quan niệm của các đạo sĩ, thì Chân khí chính là khí tiên thiên, còn được gọi là Hỗn nguyên khí, mà con người hấp thụ được của vũ trụ.
Nếu đã gọi là hấp thụ tinh khí của vũ trụ, thì có thể hấp thụ từ bất kỳ đâu, hoặc là cũng có nhiều phần có sẵn trong cơ thể.
Cũng có sách nói, có thể hấp thụ qua đường hô hấp, chân khí cùng với khí hậu thiên, được thu vào cơ thể qua hô hấp.

Điều quan trọng nhất là có thể tụ khí về đan điền, để có thể "đốt cháy" nó, mà truyền đi khắp cơ thể. Vậy sao không thu khi từ khắp cơ thể? cũng là một quá trình "hợp - tách - hợp", tập trung khí từ khắp cơ thể về một điểm, tôi luyện nó, rồi lại truyền đi khắp cơ thể.

Như bản thân anh, dùng ý, hấp thụ (hay phát huy) khí từ 2 tay, 2 chân, và đình đầu, có thể kết hợp với hô hấp từ miệng, để truyền về đan điền. Ở đây "khí" được tôi luyện, đốt cháy, để vận hành theo vòng quay của nó, hay truyền đi khắp cơ thể.

Nhưng đây cũng chỉ là bước đầu để luyện khí mà thôi. Mình phải kích động, cố gằng để dồn được khí về đan điền. Sau một thời gian, có thể khiển khí tùy ý, khi đó muốn tụ khí đan điền, là khí lập tức tự có thể dồn về đan điền, không mấy khó nhọc, và phải có nhận thức là khí được truyền đến từ đâu.

Khi điều khiển được đến mức độ này, em cũng có thể kích hoạt được một số khả năng của bản thân rồi.

Chúc em thành công.


nhưng chú ý, rất cẩn thận khi luyện tập, môi trường luyện tập, và giờ tập cũng có hỗ trợ/ảnh hưởng phần nào.
Nếu không cẩn thận, có thể tẩu hỏa nhập ma đấy. Cái cảm giác đó không sung sướng gì đâu.
 
Re: Luận bàn về Ý và Khí trong Võ học

Phan biet giua khi cong duong sinh,thai cuc quyen va khi cong trong vo thuat nhu the nao?
 
Re: Luận bàn về Ý và Khí trong Võ học

Khí công trong dưỡng sinh và khí công võ thuật ? tôi nghĩ 2 cái này không khác biệt lắm, thậm chí chỉ là một (vì chưa đọc nhiều nên không dám khẳng định, chỉ nghĩ thế thôi).
Thế nên tôi sẽ tóm chung 2 loại khí công trên thành 1: Khí công.

Về cơ bản, "Khí công" là môn chủ về ý và khí (đọc thêm bài viết của anh Ho Quy Ly ở trên), còn "Thái Cực Quyền" thì lại là một môn quyền thuật Trung Hoa.

Giữa Thái Cực Quyền và Khí công, ta có thể dễ dàng tìm thấy những điểm chung hơn là những điểm riêng. Vì trình độ có hạn nên tạm thời tôi chỉ nói được chủ yếu về điểm giống nhau, còn điểm khác nhau thì thỉnh thoảng điểm đôi chút, còn thì để sau này đọc thêm sách, hoặc các anh có kinh nghiệm sẽ truyền thụ sau.

- Động tác trong cả 2 môn này đều chậm rãi, khoan thai, thong thả, mềm mại..., chủ yếu "dụng ý bất dụng lực". Tức là không được phát lực ra cơ bắp mà phải thả lỏng cơ thể. Thời gian tập Thái Cực Quyền (tức là đi hết 1 bài quyền) thường khá dài, khoảng 10 phút trở lên; còn tập khí công thì còn tùy bài tập.
- Khác với khí công, Thái Cực Quyền đòi hỏi sự di chuyển, dù chậm rãi, nhưng một khi động là toàn thân sẽ động, vận hành cả cơ thể. Thế nên trong khi tập Thái Cực Quyền, vận động một chỗ mà không vận động được cả thân người, trên cơ thể vẫn có chỗ tĩnh thì như thế có thể nói là một thiếu sót trong luyện tập.
- Cả ở Khí công và Thái Cực Quyền, yếu tố điều hòa hô hấp, vận khí đều vô cùng quan trọng.

Tạm thời chưa biết viết gì thêm. Mong được mọi người dạy bảo.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Luận bàn về Ý và Khí trong Võ học

Về vấn đề này em không dám nói.Em muốn hỏi : thế nào la tẩu hỏa nhập ma? Tác hại ? Và cách xác định các huyệt mà anh Mai Thanh Hà viết ở trên?(Các anh ,các bạn có thể miêu tả cụ thể ra được không ạ)Em thật sự đang rất cần.Em mới chỉ biết
Bách hội là giao của đường kéo từ sống mũi lên và đường khéo từ đỉnh tai lên.Em xin cảm ơn.
 
Re: Luận bàn về Ý và Khí trong Võ học

Về cách xác định các huyệt thì ấy nên đọc thêm một số sách Đông Y (châm cứu và bấm huyệt), có thời gian thì tớ sẽ viết sau.
Còn về tẩu hỏa nhập ma, tớ nói qua một chút nhé. À nhưng tẩu hỏa nhập ma trong khí công thì tớ chưa rõ lắm, tạm nói trong Thái Cực Quyền vậy.
Khi tập Thái Cực Quyền, do sự vận động chưa trôi chảy, đôi khi chưa buông lỏng hết các cơ, đây là lỗi mà người mới tập thường mắc phải.
Cũng có người bình thường thì đi quyền khá trôi chảy, không căng thẳng. Nhưng đến khi đi quyền kém hơn thì tinh thần hơi bị "ức chế", dẫn đến có bộ phận cơ thể bị run. Lâu ngày tập quen như thế sẽ là 1 thói quen khó sửa.
Sự "run" đó chính là một biểu hiện của tẩu hỏa nhập ma.
Sự run rẩy làm ảnh hưởng đến vẽ mỹ quan của tư thức, sự chính xác của động tác, và khi đến mức độ nghiêm trọng là thành thói quen tật rồi thì lúc cầm bút, nắm đồ vật, giơ tay giơ chân cũng run run, thì đây là điều tai hại vô cùng.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Luận bàn về Ý và Khí trong Võ học

Mai Thanh Hà đã viết:
Mạn phép bác Ho Quy Ly, em xin nói leo về chân khí, dựa theo tài liệu của Hoàng Vũ Thanh về vẫn đề này...
đấy là cuốn sách cüa hoàng vũ thăng chứ không fai là thanh chị ạ!!!!!
viết sai tác giả như thế là không tôn trọng người ta rồi!!!!!!
eo ôi!!!!!em có nghe bố kể về 1 người bị tẩu hỏa nhập ma khi tập khí công!!!
đúng là kinh khủng thật!!!!!!!!

(ĐV lược bỏ phần trích dẫn dài vì tốn diện tích)
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Re: Luận bàn về Ý và Khí trong Võ học

nghe nói bác í không tập trung tư tưởng trong khi tập cho nên bị tẩu hỏa nhập ma!!!!!
 
Re: Luận bàn về Ý và Khí trong Võ học

Gửi em Lưu Hồng Nhung
Tầu hỏa nhập ma là trạng thái ngươi tập khí công không đúng phương pháp,hướng dẫn nên dẫn đến cơ thể bị rối loạn mệt mỏi,khí huyết không vận hành theo đúng các đường kinh mạch trong cơ thể,làm cho cơ thể mệt mỏi,suy nhược,không những không khoẻ ra mà còn yếu đi,dễ bị phát bệnh,Tinh Khí Thần bị giảm sút.Điêu cơ bản của cơ thể con người là giữ vững tinh khí thần,vì tập sai phương pháp làm cho nó bị thất thoát,không giữ lại được.Cở thể con người lại không sản sinh gia kịp để đáp ứng,nên bị suy nhược.Kéo dài thì dẫn tới tử vong.
Không đúng phương pháp ở đây có nghĩa là tập sai theo sụ chỉ đạo của thầy giáo hoặc không đúng hướng dẫn của sách,tập trong môi trường không thuận lợi,ăn uống không đủ chất,tập không đúng thời điểm.
Ngoài ra tầu hỏa nhập ma còn có 1 trường hợp khác là khi các cao thủ võ thuật tập nội công,đây là lúc họ tập trung tinh thần đến mức cao nhất,gọi là cảnh giới của võ thuật(chính là lúc họ sang tạo ra nhiều thế võ tuyệt chiêu mới).Nếu lúc này họ mà bị tác động đột ngột của ngoại cảnh có thể làm tinh thần rối loạn,khí huyêt đảo ngược,vần hành lung tung dẫn đén toàn thân mất sức lục,sức khoẻ giảm sút ngay túc khắc.Chứ không thể có chuyện bi điên điên,khùng khùng như trong phim chưởng được.
 
Re: [Võ luận] Luận bàn về Ý và Khí trong Võ học

Cảm ơn anh Tuấn Anh và Việt nhưng cho em hỏi tiếp: người bị tẩu hỏa nhập ma có thể chữa được k?
Và người luyện khí công đạt đến 1trình độ nào đó có thể truyền khí cho người khác được k?
 
Re: [Võ luận] Luận bàn về Ý và Khí trong Võ học

Ồ, về việc "chữa" cho người bị tẩu hỏa nhập ma thì tớ không dám chắc. Có lẽ cũng còn tùy mức độ nghiêm trọng của những sai sót trong tập luyện. Phải người "trong nghề" mới trả lời chính xác được câu hỏi này.
Về "trình độ" để có thể truyền khí cho người khác. Khởi đầu tớ nghĩ là người đó phải mở được những huyệt quan trọng, và có khả năng dẫn khí một cách lưu thông. Ừm.. cũng lại đành chờ người trong nghề mách bảo :)
 
Re: [Võ luận] Luận bàn về Ý và Khí trong Võ học

Người bị tấu hoả nhập ma có chữa được hay không thì anh không dám chắc,theo anh la rất khó,bản thân lúc đó cần có sự cố gắng cực lớn vì phải bắt đầu lại từ số 0.
Bên cạnh đó còn phải có sự hỗ trợ nhiều mặt,đặc biệt sự giúp đỡ của những người luyện tập khí công nhiều năm đã trở thành cao thủ.Người bị tầu hoả nhập ma thì cách chữa trị cũng phải bằng khí công là chủ yếu.
Vì vậy nếu em có định tập khí công thì phải có thầy giáo kinh nghiệm lâu năm,độ tin tưởng cao thì mới học được.Tuyệt đối không học theo bạn bè hay sách vở,những người tập được khí công,nội công theo sách hướng dẫn mà thành công thì chỉ nghìn người mới có 1,họ là những thiên tài võ thuật rồi.Đã tập môn khí công này rồi thì đừng tập môn khác sen vào,cực kì nguy hiểm.
Những người luyện tập khí công đến 1 trình độ cao thủ hoàn toàn có thể phát khí chữa bệnh cho ngườI khác.
Tập khí công thường chia theo 3 tầng luyện tập.
-Tầng 1 thành công sẽ giúp chúng ta có sự phốI hợp hài hoà giữa hô hấp và động tác.có thể tập trong mọI lúc kể cả khí ngủ,chơi,học, điều quan trọng là tập trung được tinh thần.
-Tầng thứ 2 là biết dẫn khí đi theo sự chỉ đạo của ý nghĩ,có thể tập trung khí vào 1 bộ phận nào đó của cơ thể.
-Tầng thứ 3 là có thể phát khí chữa bệnh hoặc dùng khí để khắc chế đốI thủ.
Những ngườI được truyền khí tù ngườI khác sang sẽ có cảm giác vô cùng dễ chịu,cơ thể nong dần nên,như có những luồng hơi đi xuyên qua.
Trong phim chưởng chung ta nhìn thấy họ đánh vào tảng đá cách xa làm cho nó nổ là sự cách điệu của phim làm cho thêm hấp dẫn,nhưng những cảnh truyền khí để đấy chất độc ra khỏI cơ thể là hoàn toàn có thật.Những điều này nhũng võ sư tập khí công lâu năm đều làm đựơc.
Hiện nay tập khí công được coi là môn mà mọI ngườI yêu thích nhất,nó có tác dụng rất nhiều mặt đốI vớI cơ thể và trong đờI sống.
NgườI luyện võ nào hầu hết cũng tập khí công,khi thi đấu mỗI ngườI cũng dè chừng nhất các chiêu đánh chưởng của đốI phương.Những môn võ cổ truyền của Việt Nam hay Trung Quốc đều có những tuyệt chiêu bí truyên vè nộI công,nhũng chiêu này chỉ trúng lần đều có thể tử vong,hoặc bán thân bất toại.
Trúng 1 đòn tuyệt chiêu nộI công(nộI công cao hơn khí công,nhũng ngườI tập khí công cao thủ sẽ chuyển sang tập nôi công)thì công phu 20 năm tập luyên THIẾT BỐ SAM cũng sẽ bị vứt bỏ.
Chính vì lẽ đó ngườI được chọn để võ sư truyền thụ cách tập khí phảI là những đệ tử chân truyền,về đạo đức võ học họ đã thấm nhuần trong cơ thể.Nếu không sẽ có những hậu quả khó lường.
 
Re: [Võ luận] Luận bàn về Ý và Khí trong Võ học

Tuấn Anh đã viết:
Hiện nay tập khí công được coi là môn mà mọI ngườI yêu thích nhất,nó có tác dụng rất nhiều mặt đốI vớI cơ thể và trong đờI sống.
NgườI luyện võ nào hầu hết cũng tập khí công,khi thi đấu mỗI ngườI cũng dè chừng nhất các chiêu đánh chưởng của đốI phương.Những môn võ cổ truyền của Việt Nam hay Trung Quốc đều có những tuyệt chiêu bí truyên vè nộI công,nhũng chiêu này chỉ trúng lần đều có thể tử vong,hoặc bán thân bất toại.
Trúng 1 đòn tuyệt chiêu nộI công(nộI công cao hơn khí công,nhũng ngườI tập khí công cao thủ sẽ chuyển sang tập nôi công)thì công phu 20 năm tập luyên THIẾT BỐ SAM cũng sẽ bị vứt bỏ.
Những điều anh nói em chỉ thấy trong phim chưởng chứ chưa tận mắt chứng kiến bao giờ. Em tập võ cũng khá lâu rồi. Hồi trước tập karate-do, mấy năm gần đây thì tập TKD. Nhưng chưa bao giờ nghe nói tới khí công hay nội công có thể làm được mấy chuyện như vậy, chỉ có một vài lần được xem biểu diễn nhưng cũng khá nghi ngờ.
Theo hiểu biết của em thì ngoài mấy cái hơi thở đó chỉ duy nhất điều hòa hoạt động của cơ thể, lấy lại sức đã mất, giúp tập trung tinh thần. Đến thế là hết còn mấy cái như cổ tích thế kia thì em chưa được thấy.
Nghe nói Việt Nam cũng có ông Châu gì Cường đó, được xem mấy tiết mục của ông ý, khiếp thật. Em nghĩ tập khí công cũng có tác dụng thật, nhưng cũng vừa phải thôi. Với lại vẫn phải tập theo kiểu truyền thống nữa, khí công ko thôi mà được đến như thế quả là khó tin.
 
Re: [Võ luận] Luận bàn về Ý và Khí trong Võ học

Những người tập khí công luôn luôn tập vào những thời điểm nhất định và họ thường tập bí mật để tránh bị phân tán tư tưởng. Đặc biệt là họ chẳng mấy khi biểu diễn cho mọi người xem. Để luyện thành công khí công phải mất đến khoảng 10 năm liên tục không bỏ giở, nếu cùa 1 ngày không tập thì phải mất 3 ngày tập mới lấy lại được đấy, nên những người tập ngắt quãng thì không bao giờ thành công được.

Vì vậy mà chúng ta rất ít được biết đến,võ sư Hà Châu là một đại diện tiêu biểu cho khí công Việt Nam, ông ta để cho xe lu nặng 12 tấn đi qua người mà không sao,lúc đó ông ta đã rất cao tuổi rồi đấy.

Nếu em muốn tận mắt chứng kiến thì cứ vào miền nam gặp ông ý hỏi xem,nếu không thì sang chùa thiếu lâm ý, ở đấy muôn nhìn thấy lúc nào mà chẳng được,các đại sư Thiếu Lâm cả đời chỉ có ăn, luyện võ, hoc phật pháp thôi.

Nhờ khí công có thể làm được rất nhiều chuyện mà tưởng chừng không nổi. Giữa cái xã hội bây giờ, mọi người chỉ lo làm ăn kiếm sống, chịu sự tác động của rất nhiều mặt thì còn mấy ai để tâm đến tập khí công, chỉ có các cụ già là chủ yếu mà thôi.
 
Back
Bên trên