[Tham khảo] Luận bàn về Ý và Khí trong Võ học

Re: [Võ luận] Luận bàn về Ý và Khí trong Võ học

Em rất thích khí công nhưng em biết mình chưa đủ sức để học.Nhất là trong thời điểm hiện tại.Trước đây, thầy dạy thiếu lâm có hướng dẫn em một bài cơ bản nó gần giống với phương pháp (cách dẫn khí) mà anh Hố Quý Ly viết ở trên, và em thấy có hiệu quả vô cùng .Đấy là em chỉ có tập trong thời gian rất ngắn.Hồi đó em bị gãy chân nên không thể tiếp tục nếu em muốn học lại và học lên cao nữa thì phải làm sao?
 
Re: [Võ luận] Luận bàn về Ý và Khí trong Võ học

Còn phần này em cũng không hiểu : người tập khí công đến một trình độ nhất định sẽ mở được huyệt.Nhưng nếu người mời tập mà được thầy mở luân xa cho thì có làm sao không? Và thầy có thể mở luân xa của người bình thường được không?Khi mở luân xa rồi thì có đóng vào được không? (Mà mở huyệt, và mở luân xa là cái gì? em cũng chưa rõ phần này lắm) Các anh ,các bạn có thể bảo cho em biết được không(Cái này cũng rất quan trọng đối với em).Em xin cảm ơn!
 
Re: [Võ luận] Luận bàn về Ý và Khí trong Võ học

Cái em này,giờ không lo ôn thi tốt nghiệp và thi đại học đi,lại còn cứ hỏi và đòi học khí công. Lạ ghê đấy.

Nếu em đã xác định tập khí công thì cần phải có 1 tư tưởng vững vàng,ý chí kiên quyết, bởi vì học khí công cần phải mất 1 thời gian dài mới có hiệu quả. Nó khác với tập quyền thuật nhiều lắm, quyền thuật bỏ tập 1, 2 hôm thì không sao, nhưng với khí công thì không chấp nhận được đâu. Ngày nào cũng tập thì trong cơ thể có sẽ có cảm nhận về đường đi của khí,cái nầy thì rất khó diễn tả,mỗi người tập có 1 cảm nhận khác nhau. Nó trở thành bữa ăn tinh thần của em, giống như ăn cơm đó, nếu bỏ dở sẽ thấy rất khó chịu.

EM muốn học lại thì tốt nhất là nên gặp lại thầy cũ của em để nhờ thầy hướng dẫn cho. Nhưng theo anh thì bây giờ em không nên tập vì công việc hàng ngày sẽ cản trở rất nhiều đấy.

Các huyệt đạo chính là nơi các luồng khí trong cơ thể đi qua. Trong quá trình tập khí công, khí sẽ đi theo các đường chính (anh Mai Thanh Hà đã trình bày ở trên) , để đến các huyệt đạo cở thể, có người bị tắc,huyệt đạo không khai thông nên khí đến đấy bị ngừng lại không đi được. Để nhận thấy điều này thì phải do chính người tập luyện cảm nhận thấy và cách mở các huyệt này chỉ có những người tập lâu năm mới có thể khai mở được (nhưng số người này rất ít), họ cảm nhận thấy được khi 2 người truyền khí cho nhau.

Còn sau khi đã mở ra rồi có đóng lại được hay không thì anh cũng chưa rõ, nếu sau này anh biết thì anh sẽ bảo cho.

Luân xa thì anh cũng không rõ lắm, hình như đấy là tiếng địa phương về tên gọi các huyệt đạo của con người.
 
Re: [Võ luận] Luận bàn về Ý và Khí trong Võ học

Mấy cái này hay ghê, thảo nào có đứa lớp em cứ mê muội muốn học nó.
Bảo đi học TKD với karate mà nó cứ nhất quyết đi học khí công cơ, chán ghê.
Em hỏi hộ nó vậy : Anh chị nào biết giờ muốn đi học khí công thì ai dạy ko ạ?
Thi xong thằng bạn em sẽ đi học, hỏi dần bây giờ là vừa :p
 
Re: [Võ luận] Luận bàn về Ý và Khí trong Võ học

Em xin lỗi vì đã hỏi anh quá nhiều như vậy.Nhưng tại em thích quá , em hỏi trước để thi xong là em bắt tay vào học ngay,cho đỡ mất thời gian thôi.Em sợ 1 tháng nữa thì em sẽ chỉ ở nhà thôi.
Cảm ơn anh nhiều lắm.
 
Re: [Võ luận] Luận bàn về Ý và Khí trong Võ học

muốn biết phải hỏi,muốn giỏi phải học. Đấy là lẽ tất nhiên thôi. Với lại mấy anh em mình ở trên này là để bàn luận với nhau mà
Cứ hỏi thoải mái,cái nào anh biết thì anh sẽ trả lời cho. Cong giờ thì lo mà đánh vật với tài liệu ôn thi đi nhé.
 
Re: [Võ luận] Luận bàn về Ý và Khí trong Võ học

:smile:
Anh Tuấn Anh ,ơi cho em hỏi nốt.Em có thể tập đồng thời cả khí công,thiền ,yoga được không ạ? Nếu phải chọn 1 thì anh bảo em chọn cái gì?
 
Re: [Võ luận] Luận bàn về Ý và Khí trong Võ học

Lưu Hồng Nhung đã viết:
:smile:
Anh Tuấn Anh ,ơi cho em hỏi nốt.Em có thể tập đồng thời cả khí công,thiền ,yoga được không ạ? Nếu phải chọn 1 thì anh bảo em chọn cái gì?
múa lưỡi nói bừa :) bác nào biết thì chỉnh sửa hộ

Khí công thiên về điều khiển khí
Thiền thiên về điều khiên tâm
Yoga thiên về "kiết xác"


Em thích khí công, thì chuyên tâm tập khí công, không nên kham nhiều thứ quá một lúc.

Có thể nói, khi tập khí công điều đầu tiên em cũng phải biết căn bản của thiền, và áp dụng một số phương pháp của thiền để hỗ trợ cho vận chuyển khí.

Thực ra, tập gì cũng sẽ tốn khá nhiều thời gian, và không thể tập gấp được. Gấp gáp ất sẽ gặp thất bại.

Trước đây, thầy dạy thiếu lâm có hướng dẫn em một bài cơ bản nó gần giống với phương pháp (cách dẫn khí) mà anh Hố Quý Ly viết ở trên, và em thấy có hiệu quả vô cùng
Thực ra nếu em đã biết về căn bản, kể cả bây giờ bận rộn, hàng ngày em vẫn có thể bỏ ra khoàng nửa tiếng đến một tiếng tập, có thể chỉ là thiền, là định tâm, cũng tốt. Nên tập cho tinh những gì em đã biết, mặc dù nó là căn bản, ở các mức độ tinh túy khác nhau, nó cũng vẫn có các hiệu quả khác nhau. Đến khi có điều kiện, em có thể tìm thầy và học cao lên nữa mà.


Nhưng nếu người mời tập mà được thầy mở luân xa cho thì có làm sao không? Và thầy có thể mở luân xa của người bình thường được không?Khi mở luân xa rồi thì có đóng vào được không? (Mà mở huyệt, và mở luân xa là cái gì? em cũng chưa rõ phần này lắm)
Theo cách nói của em, dường như là đang đề cập tới Nhâm Đốc đại mạch? Đả thông được 2 mạch này, là một thành tựu lớn của người tập khí, vì họ biết sử dụng nó để làm gì, biết cách điểu khiển các luồng khí trong người, theo mục đích của mình. Đối với người bình thường, không biết cách điều khiển khí, thiết nghĩ, mở ra được cũng không có tác dụng gì?
 
Re: [Võ luận] Luận bàn về Ý và Khí trong Võ học

Gửi Nhung!

Về khí công, thiền và yoga thì quan điểm của anh cũng như với anh Hà.

Hiện nay ở nước ta thì kiến thức yoga chưa được phổ biến nhiều, số người theo tập môn này cũng ít. Phương pháp, cách thức tập có được nêu trong một số sách báo nhưng mà hình như cũng không hấp dẫn người Á đông chúng ta lắm, đa số các võ sư Việt Nam đều tập khí công chứ không tập yoga.

Nếu em tập khí công thì em phải biết qua thiền, khi em tập khí công thì em phải biết cách dẫn khí theo ý của mình, lúc này tâm trí phải thật thoải mái, thanh thản, không nghĩ ngợi lung tung, nhờ vậy mà khả năng dẫn khí theo ý mới đặt hiệu quả cao. Nhiều người khi tập khí công rất khó tập trung được tư tưởng, vì vậy mà cần phải biết thiền, thiền giup ta định tâm thanh thản đầu óc, không suy nghi vẩn vơ, những người thiền cao cấp họ có thể đưa cơ thể hòa nhập với thực tại.

Tốt nhất là đừng nên tập yoga, kiến thức về mảng này ở đất nước mình ít nắm, sẽ không thuận lợi cho việc luyện tập của em đâu.
 
Re: [Võ luận] Luận bàn về Ý và Khí trong Võ học

Như vậy là em hiểu rồi.Bây giờ em sẽ chỉ chuyên tâm vào 1 thứ thôi.Em sẽ theo lớp thiền trước đã.Sau này (khoảng 1, 2 năm nữa có thể em sẽ chuyển sang khí công.
trước đây em rất phân vân về thiền, khí công, yoga, nghe các anh nói thế em có thể lựa chọn cho mình cách tập rồi
Em cảm ơn các anh.
 
Re: [Võ luận] Luận bàn về Ý và Khí trong Võ học

Đã tập là phải cẩn thận và kiên trì đến cùng đấy nhé. Chúc em thành công nhé, trở thành được chân sư thì quá tuyệt. Nhưng đừng để đến lúc anh gặp lại em thì em lại không nhận ra anh thì chết
 
Re: [Võ luận] Luận bàn về Ý và Khí trong Võ học

Hôm nay, thầy em đã giải thích :
+ Luân xa là các đại huyệt trong cơ thể con người, đó là nơi thu khí vũ trụ, để năng lượng cơ thể tăng lên.
+Khai mở luân xa để thu năng lượng vũ trụ, sau khi thu rồi ,sau này nếu cần ta có thể truyền năng lượng cho người khác.
+Khi thu năng lượng , ta chỉ được phép quay luân xa theo 1 chiều.Nếu quay sai sẽ bị bít luân xa lại.
+ Trên thực tế đã có rất nhiều bệnh sinh ra do bị bít luân xa.Vi vậy nếu người tập sai là rất nguy hiểm.

Và khi chung ta tập thiền cần tập đủ cả thiền động và thiền tĩnh.
Thiền động giúp ta có cơ thể vật lý khoẻ mạnh
Thiền tĩnh giúp cơ thể năng lượng chúng ta tăng cao.
Chỉ khi đủ cả 2 yếu tố trên con người mới dễ dàng vươn tới sự hoàn thiện, sẽ chống chịu được mọi sự rối loạn của xã hội hay của cơ thể.
 
Re: [Võ luận] Luận bàn về Ý và Khí trong Võ học

ơ nhưng mà tập thiền rồi mà em lại không nhận ra mọi người là sao? :-/ Anh nói vậy là trêu em hả. :((
 
Re: [Võ luận] Luận bàn về Ý và Khí trong Võ học

Lưu Hồng Nhung đã viết:
+ Luân xa là các đại huyệt trong cơ thể con người, đó là nơi thu khí vũ trụ, để năng lượng cơ thể tăng lên.
+Khai mở luân xa để thu năng lượng vũ trụ, sau khi thu rồi ,sau này nếu cần ta có thể truyền năng lượng cho người khác.
+Khi thu năng lượng , ta chỉ được phép quay luân xa theo 1 chiều.Nếu quay sai sẽ bị bít luân xa lại.
+ Trên thực tế đã có rất nhiều bệnh sinh ra do bị bít luân xa.Vi vậy nếu người tập sai là rất nguy hiểm..
Luân xa, theo nghĩa đen, phải là cái vòng bánh xe, xoay mãi không ngừng. Luân = luân chuyển, Xa = Xe? :)

xem thử vài trích dẫn:
"Luân xa tiếng Phạn là chakra, nghĩa là bánh xe hay vòng tròn xoay quanh trục của nó. Luân xa là những nhà máy thâu và phát năng lượng (centrale d'énergie)." (Đạo gì? - Thích Trí Siêu)

"Thân thể con người có 7 trung tâm năng lực. Người Tây Tạng gọi đó là những điểm xoáy trong khi người Hin-Đu gọi là LUÂN XA. Tuy không thể thấy nhưng 7 luân xa này là những điện trường cực mạnh và hoàn toàn có thực. Mỗi luân xa tập trung vào một trong số 7 tuyến nội tiết của cơ thể và nhiệm vụ của nó là kích thích sự sản xuất hóc-môn. Chính những hóc-môn này điều hành toàn bộ các chức năng của các cơ quan nội tạng và đồng thời điều hành cả tiến trình lão hóa.
Luân xa (1) hay luân xa thấp nhất tập trung ở tuyến sinh dục. Luân xa (2) tập trung ở tuyến tụy trong vùng bụng. Luân xa (3) tập trung tại tuyến thượng thân trong vùng đám rối dương (mạng dây thần kinh ở bụng). Luân xa (4) tập trung tại tuyến ức ở vùng ngực. Luân xa (5) tập trung ở tuyến giáp trạng nơi cổ. Luân xa (6) tập trung ở tuyến tùng, tại đáy sau của não. Luân xa (7) cao nhất, tập trung tại tuyến yên, nơi đáy trước của não.
Trong một cơ thể khỏe mạnh, cường tráng, hoạt động của những luân xa này thật mãnh liệt, giúp cho "prana", sinh lực chủ yếu của sự sống, được trôi chảy qua các tuyến nội tiết. Nhưng nếu sự hoạt động của một hay nhiều luân xa đó bị trì trệ thì dòng sinh lực của sự sống bị cản trở hoặc bế tắc và như thế đưa đến bệnh hoạn và già nua." (theo Nội Công Dưỡng Sinh)
 
Re: [Võ luận] Luận bàn về Ý và Khí trong Võ học

Anh có thể xác định chính xác vị trí các luân xa từ 1 đến 7 không ? Em chỉ biết co luân xa 6,7 thôi
Em thấy luân xa 6 không ở vị trí tuyến nội tiết nào cả(Đúng là ở người có 7 tuyến nội tiết, 7 luân xa) Nhưng mối liên hệ giữa chúng có thể rộng hơn chăng?
 
Re: [Võ luận] Luận bàn về Ý và Khí trong Võ học

Nội Công Nguyên Lý Cơ Bản.


Trong lĩnh vực võ thuật ở phưng Đông. Nội công được coi như là một trong những công phu cao cấp, và là khía cạnh bí truyền của nhiều môn phái võ thuật. Nhiều môn phái võ thuật đã áp dụng một số kết qủa của nội công trong kỹ thuật riêng của bản phái để giúp môn sinh duy trì được khí lực sung mãn trong giao đấu. Đặc biệt ở môn phái Thiếu Lâm thì nội công đã được quan tâm tối đa và giữ một vị trí chính yếu trong chưng trình luyện tập của môn phái.

Theo “ Võ thuật tùng thư ” viết giưới thời mãn Thanh thì nội công của môn phái Thiếu Lâm do tổ sư Bồ Đề Đạt Ma khai sáng, với mục đích giúp các môn đồ phát huy được sức mạnh tiềm ẩn trong mỗi bản thân, khắc phục những khó khăn nội tại cũng như ngoại tại trong quá trình tu dưỡng, rèn luyện võ thuật cũng như đạo hạnh. Càng về sau những bài tập nguyên thuỷ của tổ sư Bồ Đề Đạt Ma càng được các sư trưởng môn phái Thiếu Lâm kế tục bổ sung, hoàn chỉnh, trở thành một trong những công phu trấn môn của môn phái Thiếu Lâm.

Nguyên lý cơ bản của nội công võ phái Thiếu Lâm dựa trên hai nguồn chính sau đây: nguồn thứ nhất là tính cách quyết định của tư tưởng trong hành động và nguồn thứ hai là sự hiệu dụng tối đa của việc tập trung khí lực.

Thông thường ai cũng biết rằng sức mạnh gân cốt và sức chịu đựng của bản thân mỗi người sẽ tăng hay giảm tuỳ thuộc vào tình huống tinh thần của người đó đang hăng hái phấn khởi hay là đang buồn rầu dã dượi. Nói cách khác tinh thần đã có những ảnh hưởng nhất định đến trạng thái của thể chất. Cho nên có thể nói rằng ý chí sẽ quyết định một phần sức mạnh của con người trong khi chiến đấu, nếu không nói là quyết định toàn bộ ở nhiều trường hợp.

Ngoài ra mọi người cũng thừa hiều rằng các nguồn năng lực trong thiên nhiên cũng như trong bản thân từng con người nếu được tập trung đúng chỗ, đúng lúc, sẽ làm cho tầm hữu hiệu tăng tiến đến mức tối đa khi sử dụng.

Cho nên môn phái Thiếu lâm, qua các bài tập nôi công, người tập ( hành giả ) sẽ dùng tư tưởng mà điều khiển tạng phủ của mình, điều khiển các luồng khí lực tập trung về Đan Điền ( trọng tâm thăng bằng của cơ thể ), châu lưu khắp thân thể rồi lại tựu về nơi khởi điểm. Mặt khác, các tư thế tập luyện nội công của môn phái Thiếu Lâm sẽ giúp cho đường vận hành khí lực được điều hoà, liên tục. Nhờ đó mà hành giả tránh được những náo động bất thường, ức chế được cảm xúc của mình, giữ cho tinh thần được bình tĩnh, khí sắc tự nhiên, sức lực luôn sung mãn.

Đến khi công phu nội công đạt mức thành toại thì hành giả có thể nói đã tập trung vận dụng tư tưởng để điều khiển nội lực hoàn toàn như ý muốn. Lúc đó hanh giả có thể tập trung khí lực ngay tức khắc tại bất cứ điểm nào, vùng nào trên cơ thể, để hoặc sẵn sàng đối phó với các lực xung kích từ bên ngoài đưa tới, hoặc vận dụng toàn bộ kình lực triệt hạ đối thủ.

Vì thế trong môn phái Thiếu Lâm, nội công chính là một trong cài công phu mà các sư trưởng lựa chọn đệ tử thật kỹ lưỡng để truyền dạy. Bên cạnh tiêu chuẩn về võ thuật phải là một môn sinh cao cấp, còn phi đòi hỏi về mặt phẩm hạnh nữa. Do vậy môn sinh Thiếu Lâm phái chính thông sau khi đã hoàn tất chưng trình luyện tâp nội công ở mức đại thành rồi thì không bao giơ đem nội công ra biểu diễn một cách rẻ rúm để kiếm tiền độ nhựt như mấy chàng “ sơn đông mãi võ ” thường thấy….

ở môn phái Thiếu Lâm có hai bộ sách hướng dẫn luyện tập môn nội công nổi tiếng là : Dịch Cân Kinh và Tẩy Tuỷ Kinh. Cả hai bộ sách này khẩu truyền rằng do chính tổ sư Bồ Đề Đạt Ma trước tác. Kho sát các tư thế trong phưng pháp luyện tập nội công, có thể tạm phân làm hai loại tư thế nhằm hai mục đích khác nhau :

1) Những tư thế luyện tập nội công ở tư thế ngồi : giúp cho hành giả tập trung tư tưởng, điều hoà các bộ máy hô hấp và tuần hoàn, giúp cho máu huyết và khí lực không bị phân tán.

2) Những tư thế luyện tập nôi công ở vị thế đứng : giúp cho hành giả tăng cường và phát huy nội lực một cách tích cực.

Kể từ khi được tổ sư Bồ Đề sáng tạo và khỏang thế kỷ thứ 10, môn nội công của võ phái Thiếu Lâm đã tồn tại suốt trong mười thế kỷ, góp phần đưa vị trí của môn phái này trở thành ngôi sao Bắc Đẩu của nền võ thuật Trung Quốc. Tuy nhiên bề dày của lớp bụi thời gian đã làm cho tính nguyên gốc của môn nội công Thiếu Lâm mai một khá nhiều, tính cho đến ngày nay.


( sưu tầm )
 
Back
Bên trên