[Tham khảo] Bài Nhị lộ của Lão Giá Tân Giá Thái Cực Quyền

Phạm Minh Tuấn
(namhongson)

New Member
post lên để mọi người tham khảo
thái cực quyền họ trần
0a30ba50.jpg

f2dbd224.jpg

a4e1b21b.jpg

8184fb1a.jpg
 
Bài Nhị lộ của Lảo Giá Tân Giá Thái Cực Quyền

Chút nguồn gốc :
Người biểu diễn bài võ là Trần Phát Khoa. Hình chụp khoảng 1950 lúc cuối đời ông.
Hình chụp nầy được sử dụng trong quyển Trần thức Thái Cực Quyền do Trầm Gia Trinh và Cố Lưu Hinh soạn và xuất bản năm 1963. Cùng lúc với bốn quyển khác : Dương thức, Ngô thức, Võ thức và Tôn thức.
Cách đây mấy năm tôi có thấy bản dịch Viết văn của cuốn Trần thứ TCQ trong các tiệm bán sách Sài Gòn và Hà Nội.

Hình Trần Phát Khoa sau được đăng lên báo Tinh Võ (Trung Quốc), rồi từ đó lên Web site. Chắc Tuấn lấy từ đó ?

Trở lại sách của hai họ Trầm và Cố. Hai tác giả, từ lời giảng dạy của Trần Phát Khoa, và từ Thái Cực quyền kinh, có chọn lọc 8 nguyên tắc tiêu biểu cho môn võ nhà họ Trần. Trong sách, hai bài Nhất lộ và Nhị lộ được diễn tả băng hình của Trần Phát Khoa và con trai Trần Chiếu Khuê.
Nhiều tác giả sau nầy lấy lại 8 nguyên tắc đó nhưng lại quên không nói rỏ nguồn gốc.

Đặc điểm :
Trần Gia phân chia thành hai chi nhánh lớn : Đại Giá và Tiểu Giá.
Vào đầu thế kỷ 20, ta phân biệt trong Đại Giá : Lảo Giá của Trần Chiếu Phi và Tân Giá của Trần Phát Khoa. Hai nhân vật đó cùng với Trần Tử Minh (thuộc Tiểu Giá) có công truyền bá môn võ gia truyền ngoài làng Trần Gia câu, tại Bắc Kinh, Nam Kinh, Thuợng Hải...

Bài thứ nhứt chuyên luyện Triền ty kình : động tác nhu nhuyển, chậm đều như quay tơ. Bài thứ nhị còn có tên là Pháo trùy, chuyên dùng Phát kình (động tác cương ngạng và nhanh).
Đặc điểm Triền ty và Phát kình là theo đường xoắng ốc, và đều áp dụng nguyên lý eo và cột xương sống dẩn kình ra tay.
Riêng Phát kình, vừa xong động tác cương ngạnh là buông lỏng bắp thịt nên gây ra tình trạng thân thể rung động nên còn có tên là Đẩu kình (kình làm cho thân thể rung chuyển).

Tân Giá hơi khác Lảo Giá là có nhiều động tác ngắn (có tên là Tiểu kình), chen lẩn giữa động tác rộng, có Phát kình nhiều hơn, vừa có đoản và trường kình, và hai bài phức tạp hơn.
 
Re: thái cực quyền

nhưng đúng là chỉ có ảnh nên rất khó tập
giá mà có videoclips thì hay quá
tiếc là thời đó không hiện đại như bây giờ
 
Lâu lắm mới thấy anh Quý vào diễn đàn, cho em hỏi cái Tân giá mà anh nói ở trên có phải là Tân Giá Thức mới bây giờ không, vì bây giờ các bài TCQ em thấy có thay đổi 1 số động tác so với các bài TCQ ngày trước. Chẳng hiểu cái nào đúng nữa. Còn Hốt Lôi Giá thì thuộc Tiểu giá hay Đại giá hả anh.

Anh vẫn đang ở nước ngoài à, anh nghiên cứu và tập về TCQ này nhiều không, em muốn tập phần Hóa Kình và Thôi thủ của phái Trần quá mà không được, ở HN này chẳng nơi nào dạy. Anh có bạn bè nào chỉ dẫn hoặc phương pháp tập thì giúp em với
 
Tập TCQ thì phải có người hướng dẫn, hoặc xem video cơ. Trên đây để mọi người tham khảo thêm về kiến thức thôi, nếu đã tạp rồi thì xem ra còn hiểu đôi chút, khó tập lắm
 
Bài Nhị lộ của Đại Giá Tân Giá Thái Cực Quyền

Lâu lắm mới thấy anh Quý vào diễn đàn, cho em hỏi cái Tân giá mà anh nói ở trên có phải là Tân Giá Thức mới bây giờ không, vì bây giờ các bài TCQ em thấy có thay đổi 1 số động tác so với các bài TCQ ngày trước. Chẳng hiểu cái nào đúng nữa. Còn Hốt Lôi Giá thì thuộc Tiểu giá hay Đại giá hả anh.
Tân giá đây là của Trần Phát Khoa và con trai Trần Chiếu Khuê truyền tại Băc Kinh, Nam Kinh, Thượng Hải từ 1928. Theo dân trong làng họ Trần, Phát Khoa thay đổi Lảo Giá, nên mới có tên Tân Giá. Tên đúng của chi nhánh nầy là Đại Giá Tân Giá Thái Cực Quyền, nhờ admin sửa lại dùm !
Tân Giá Tuấn Anh nói chắc là mấy bài mới chế sau nầy : 1 bài Giản hóa chế tại Bắc Kinh, 1 bài Giản hóa của Trần Tiểu Vượng (cháu nội Phát Khoa), 1 bài
dành cho thí sinh dự thi đoạt mề đai (bài nầy thịnh hành nhứt)... Tuấn Anh có hình không, gởi lên diẽn đàn, thì tôi mới trả lời được.

Hốt Lôi Giá gốc từ đệ tử của Trần Thanh Bình (Tiểu Giá) nhưng được nhìn như một chi phái riêng biệt, tuy không được phổ biến như ba chi chánh.

Anh vẫn đang ở nước ngoài à, anh nghiên cứu và tập về TCQ này nhiều không, em muốn tập phần Hóa Kình và Thôi thủ của phái Trần quá mà không được, ở HN này chẳng nơi nào dạy. Anh có bạn bè nào chỉ dẫn hoặc phương pháp tập thì giúp em với
Tôi may mắn được học qua hai chi Tân và Lảo Giá, có dịp xem qua Tiểu Giá và Hốt Lôi.
Trần Gia TCQ rất khó học. Cách xoay eo, xoay tay chân rất đặc biệt nên nhìn video chắc học củng không đúng. Quyền sáo tuy lộ tuyến giống Dương thức, nhưng cách luyện kình khác xa. Phần Thôi thủ không khác lắm Thôi thủ của Dương Gia. Ở VN hình như không có ai biết Trần Gia TCQ.
Hóa kình là từ tổng quát trong võ thuật, học mấy môn có niêm thủ đều có.
Hai bài Nhất và Nhị Lộ lúc đánh nhịp độ rất giống bài của Bát Cực Quyền...
 
Trần thức Thái Cực Quyền Tân giá nhị lộ
01. Dự bị thức
02. Kim cương đảo chùy
03. Lãm trát y
04. Lục phong tứ bế
05. Đơn tiên
06. Ban lan chùy
07. Hộ tâm chùy
08. Ảo bộ tà hành
09. Sát yêu áp trừu quyền
10. Tĩnh lãm trực nhập
11. Phong tảo mai hoa
12. Kim cương đảo chùy
13. Tí thân chùy
14. Phách thân chùy
15. Trảm thủ
16. Phiên hoa vũ tụ
17. Yểm thủ quăng chùy
18. Phi bộ ảo loan trừu
19. Vận thủ (tiền tam)
20. Cao thám mã
21. Vận thủ (hậu tam)
22. Cao thám mã
23. Liên chu pháo (1)
24. Liên chu pháo (2)
25. Liên chu pháo (3)
26. Đáo kỳ lân
27. Bạch xà thổ tín (1)
28. Bạch xà thổ tín (2)
29. Bạch xà thổ tín (3)
30. Hải đế phiên hoa
31. Yểm thủ quăng chùy
32. Chuyển thân lục hợp
33. Tả quả tiên pháo (1)
34. Tả quả tiên pháo (2)
35. Hữu quả tiên pháo (1)
36. Hữu quả tiên pháo (2)
37. Thú đầu thức
38. Phách giá tử
39. Phiên hoa vụ tụ
40. Yểm thủ quăng chùy
41. Phục hổ
42. Mạt my hồng
43. Hữu hoàng long tam giảo thủy
44. Tả hoàng long tam giảo thủy
45. Tả đăng nhất căn 46. Hữu đăng nhất căn
47. Hải đế phiên hoa
48. Yểm thủ quăng chùy
49. Tảo đường cước
53. Đáo tháp
50. Yểm thủ quăng chùy
51. Tả xung
52. Hữu xung
54. Hải đế phiên hoa
55. Yểm thủ quăng chùy
56. Đoạt nhị quăng (1)
57. Đoạt nhị quăng (2)
58. Liên chu pháo
59. Ngọc nữ xuyên thoa
60. Tứ đầu đương môn pháo
61. Ngọc nữ xuyên thoa
62. Tứ đầu đương môn pháo
63. Phách thân chùy
64. Bạch ảo loan trừu
65. Thuận lan trừu
66. Xuyên tâm trừu
67. Oa lý pháo
68. Tỉnh lãm trực nhập
69. Phong tảo mai hoa
70. Kim cương đảo chùy
71. Thu thức
 
em không có hình đâu, vì đượck nghe nói lại nên hỏi vậy thôi. Bài hốt lôi giá thì em được nhìn trong sách, xem cách đánh rất mạnh mẽ, nên em thích bài này.

Hóa kình là cách gọi chung à, em cứ tưởng chỉ có riêng biệt trong TCQ, em thấy mấy quyền sư TCQ nói quan trọng nhất là phần hóa kình này. Vậy thì tập Vịnh Xuân cũng có thể luyện HK rồi.

Anh vẫn đang ở nước ngoài à, không có người bạn nào cùng tập TCQ với anh ngày xưa ở Hà nội à. Khi nào anh về VN chơi thì phone cho em cái nhé, em đến học anh chút ít. Học được tí nào hay tí đấy
 
Hóa kình

Từ Hóa kình có trong TCQ, nhưng củng có trong môn phái khác. Mấy môn đó lấy lại hay đã có trước rồi ?
Không biết Tuấn Anh hiểu sao về Hóa kình ?
Hóa kình là nhửng phương pháp, đòn thế đưa địch thủ vào tư thế không thể phát đòn được, hay đưa đòn đối thủ đã phát, vào khoảng không.
Cái hay của TCQ là có nguyên lý tóm gọn đòn thế, và định nghỉa tổng quát. Tuy rằng lý đó lấy lại từ Tôn Tử binh pháp hay sách võ xưa.
Thôi thủ của TCQ hiện nay chú trọng tới kỷ thuật kéo và đẩy. Nghe nói hồi xưa có tập thêm đấm với đá trong Thôi thủ nhưng vì nguy hiểm nên không còn luyện nửa.
Đây là sự khác biệt giữa TCQ với các môn khác có phần Niêm thủ. Vịnh Xuân chuyên đả hơn thôi. Các môn như Hoàng Phi Hồng Hồng Gia, Bắc Đường Lang, Thông Bối... đều có kỷ thuật niêm thủ nhưng lại không chuyên tập như VX hay TCQ. Và có môn không có lý thuyết (ca quyết, tự quyết) về Niêm thủ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trả lời tiếp Tuấn Anh

Tôi còn ở nước ngoài. Mấy người bạn tập ở VN đều mất liên lạc. Nếu có về VN, sẻ kêu Tuấn Anh.

Hốt Lôi Giá hơi giống Tân Giá ở chổ là có nhiều Phát kình hơn hai chi Tiểu Giá và Lảo Giá.
Tuấn Anh có dịp xem Bát Cực chưa ? Hai môn BCQ và TGTCQ có cách đánh giống nhau ở chổ là lúc chậm lúc lẹ, lúc mềm mại lúc cứng rắn. BCQ củng ưa đánh cận thường tiến vào hất, vật ngả đối thủ.
 
Thấy mọi người bàn luận sôi dộng về "thái cực quyền " tuần xin giới thiệu 1 bộ quyền phổ về thái cực cho mọi ngừơi
thái cực quyền phổ của vương tông nhạc đời thanh
“Thái cực giả, vô cực nhi sinh, Âm Dương chi mẫu dã. Động chi tắc phân, tĩnh chi tắc hợp. Vô quá bất cập, tùy khúc tựu thân. Nhân cương ngã nhu vị chi “tẩu”, ngã thuận nhân bối vị chi “chiêm”. Động cấp tắc cấp ứng, động hoãn tắc hoãn tùy. Tuy biến hóa vạn đoan, nhi lý duy nhất quán. Do trước thục nhi khiên ngộ đổng kình, do đổng kình nhi giai cập thần minh. Nhiên phi dụng lực chi cửu, bất năng khoát nhiên quán thông yên!

Hư lãnh đỉnh kình, khí trầm Đan điền, bất phiến bất ỷ, hốt ẩn hốt hiện. Tả trọng tắc tả hư, hữu trọng tắc hữu diểu. Ngưỡng chi tắc di cao, phủ chi tắc di thâm. Tiến chi tắc dũ trường, thoái chi tắc dũ xúc. Nhất vũ bất năng gia, doanh trùng bất năng lạc. Nhân bất chi ngã, ngã độc chi nhân. Anh hùng sở hướng vô địch, cái giai do thử nhi cập dã.

Tư kỹ bàng môn thâm đa, tuy hữu thế khu biệt, khái bất ngoại tráng khi nhược, mạn nhượng khoái nhĩ ! Hữu lực đả vô lực, thủ mạn nhượng thủ khoái, thị giai tiên thiên tự nhiên chi năng, phi quan học lực nhi hữu vi dã ! Sát “Tứ lượng bạt thiên cân” chi cú, hiển phi lực thắng; quan mạo mạo năng ngự chúng chi hình, khoái hà năng vi ?!

Lập như bình chuẩn, hoạt tự xa luân. Phiến trầm tắc tùy, song trọng tắc trệ. Mỗi kiến số niên thuần công, bất năng vận hóa giả, soái giai tự vi nhân chế, song trọng chi bệnh vị ngộ nhĩ !

Dục tỵ thử bệnh, tu chi Âm Dương. Chiêm tức thị tẩu, tẩu tức thị chiêm; Dương bất ly Âm, Âm bất ly Dương; Âm Dương tương tế, phương vi đổng kình. Đổng kình hậu, dũ luyện dũ tinh, mặc thức sủy ma, khiên chí tòng tâm sở dục.

Bản thị “Xả kỷ tòng nhân”, đa ngộ “Xả cận cầu viễn”. Sở vị “Sai chi hào lý, mậu dĩ thiên lý”. Học giả bất khả bất tường biện yên ! Thị vi luận.
lược giải như sau:

Nguyên văn: “Thái cực giả, vô cực nhi sinh, Âm Dương chi mẫu dã”
Chú giải: Câu này nói nên nguồn gốc tên của Thái Cực Quyền. Từ “Thái cực” xuất hiện từ rất sớm trong Kinh dịch, cụ thể là : “ Dịch có Thái cực, Thái cực sinh lưỡng nghi”. Khổng Thuận Đạt ( 574 - 648) đời nhà Đường giải thích rằng: “ Thái cực được gọi kể từ trước khi phân thiên địa, nguyên khí hỗn hợp thành một thể, đó là Thái sơ hay Thái ất. Lưỡng nghi đó là thiên địa, thiên địa chính là Âm và Dương”. Vì vậy có thể nói Thái cực là mẹ của Âm Dương (Âm Dương chi mẫu). Ở đây bao hàm phương pháp biện chứng cổ điển hết sức giản đơn, đó là “ Vạn vật trong vũ trụ có thể chia thành Âm và Dương”. Nhưng câu “Vô cực nhi sinh” lại có chung một mệnh đề với “Hữu sinh vu vô” của Lão Tử, thuộc quan điểm của chủ nghĩa duy tâm khách quan. Người xưa đã lấy Thái cực để đặt tên cho quyền nghệ, nhấn mạnh đến phương pháp biện chứng đối lập thống nhất của Âm và Dương và ứng dụng chúng vào lĩnh vực võ thuật.

Nguyên văn: “ Động chi tắc phân, tĩnh chi tắc hợp”.
Chú giải: “Thủ tượng vu thiên” trong Thái Cực Quyền cổ điển không chỉ dùng những động tác thực hiện theo hình vòng cung, kình lộ cương nhu tương tế tương hợp với “Thái cực đồ”. Nhìn một cách tổng thể, trước tiên ta ví dụ coi cơ thể của người luyện quyền là “Thái cực”, một khi thân thể cử động thì chia lập tức được chia thành Âm và Dương, điều này không chỉ hạn chế ở mức độ động tác viên hoạt và kình lộ cương nhu nữa, mà còn bao gồm những hiện tượng mâu thuẫn, đối lập nhau có thể được xuất hiện trong thực tiễn quyền thuật. Ví dụ như: đánh quyền coi là Động , thu quyền lại coi là Tĩnh. Tên cũ gọi “Thu thế” là “Hợp thái cực”, đó là đã lấy nghĩa “Tĩnh chi tắc hợp”. Ngoài ra, đi quyền tuy thuộc Động, nhưng trong Động này cũng cần phải có sự hợp của Tĩnh. Tĩnh trong vận động không giống như Tĩnh sau khi thu thế hoặc trước khi khởi thế. Trong “Thái cực đồ thuyết”, Trần Hâm có nói : “ Thái cực động thì sinh Dương, động đến đỉnh điểm thì sinh tĩnh, tĩnh sinh ra Âm, tĩnh đến đỉnh điểm thì lại quay về động. Nhất động nhất tĩnh, cùng lấy làm gốc, có Âm có Dương”. Câu nói này chính là căn cứ chứa đựng ý nghĩa triết lý trong “Thái Cực Quyền luận”.

Nguyên văn: “ Vô quá bất cập, tùy khúc tựu thân”
Chú giải: Bất luận là đi quyền hay thôi thủ, động tác và kình lực không được quá mức hoặc bất cập, hai yếu tố này đều thuộc “bệnh” trong Thái Cực Quyền. Vì thế, đối với người mới học Thái Cực Quyền yêu cầu phải chú trọng đến sự chính xác của tư thế, động tác đủ độ, kình lộ xác đáng. Khi luyện Thái cực thôi thủ phải nắm chắc Tứ yếu “ chiêm, niêm, liên, tùy”, tránh Tứ bệnh “Đỉnh, kháng, phiến, điêu”. “Đỉnh” (Đỉnh ngưu) , “Kháng” (kháng cự) là thái quá, còn “Phiến” (ý nói song trọng, song khinh), “Điêu” (mất kình lực) là bất cập. Khi đi quyền, thân thể trên dưới phải tương tùy, phân rõ hư và thực, vận thủ hay mại bộ cần lúc co lúc duỗi liên tục, biến chuyển hư thực cần tránh hiện tượng trì trệ, nặng nề mà cần phải thanh thoát, khoáng đạt. Khi thôi thủ cần “ nhanh nhạy nhận biết, tùy nhân mà động, tùy co mà duỗi, không được điêu, không được đỉnh”.

Nguyên văn: “Nhân cương ngã nhu vị chi “tẩu”, ngã thuận nhân bối vị chi “chiêm”
Chú giải: Khi đối phương dùng cương kình tấn công thì ta dùng nhu để hóa giải, thuật ngữ gọi là “tẩu” (đi), người sau gọi nó cụ thể hơn là “tẩu hóa”. Khi ta thuận thế chiêm tùy, ngầm ép đối phương vào thế bí, thuật ngữ gọi là “Chiêm”, sau này gọi là “chiêm bức” hay “chiêm tùy” cũng vậy. “Chiêm” hàm nghĩa gắn chặt vào vật thể tựa keo sơn. Nhưng nói “ chiêm tẩu tương sinh, cương nhu tương tế” thì “Chiêm” tương đối thuộc một phương pháp dĩ cương chế nhu, đồng thời “tẩu” và “chiêm” là một sự tuần hoàn liên tục. Nói chung, ý trước là dĩ nhu chế cương, dẫn hóa thông qua tẩu, làm vô hiệu hóa lực của đối phương, đồng thời chuyển cơ thể từ nghịch sang thuận, từ đó xuất hiện tình thế mới đó là ta thuận sau lưng (nghịch) của đối phương. ý sau là dĩ cương chế nhu, tức tiến hành bức (ép) thông qua thuận thế chiêm tùy, tạo điều kiện để phát kình, một khi cảm thấy chắc chắn là có thể phát phóng, đúng như người luyện Thái Cực Quyền thường nói: “Lấy nhu làm chủ, cương nhu tương tế”. Học giả thông qua thực tiễn, thể nghiệm thì có thể lĩnh hội được hai chữ “chiêm”, “niêm” có ý nghĩa quan trọng như thế nào trong quá trình thôi thủ.
 
Nguyên văn: “Động tắc cấp tắc ứng, động hoãn tắc hoãn tùy”
Chú giải: Bất luận là thôi thủ hay tán thủ thì đều dựa vào thực tế động tác của đối phương mà định đòn thế. Chẳng hạn, đối phương động nhanh thì ta phải ứng nhanh, đối phương động chậm thì ta cũng chậm tương tùy. Điều này hay còn gọi là “Xả kỷ tòng nhân” (Bỏ ta theo người), từ đó chứng minh rằng Thái Cực Quyền pháp không phải chỉ có chậm hay nhanh một mặt mà thôi. Trong phần Cương Nhu của “Quyền luận” có nói: “ Khắc địch chế thắng, toàn tại dụng chiêm”, ý này hoàn toàn hợp với nội dung nói trên. Nếu nói theo lý luận cổ điển võ thuật thì ngay từ những năm Gia Tĩnh nhà Minh ( 1522 - 1566), Du Đại Du trong “Kiếm kinh” đã từng nhắc đến chữ “Chiêm”. Dụng “chiêm” thì bất tất phải thuần thục nhu hóa. Vì thế, “Quyền pháp” cũng nói thêm: “ bất âm nhu hóa, hà lai dụng chiêm? “, nhằm luyện được chiêm kình, đạt được chiêm tẩu tương sinh, nhanh chậm tương tùy, qua đó khắc địch chế thắng thì không những cần chú trọng luyện cách thả lỏng, yêu cầu còn phải “thính kình”, “vấn kình”, “đáp kình””.

Nguyên văn: “Tuy biến hóa vạn đoan, nhi lý duy nhất quán”
Chú giải: Người xưa nói: “ Pháp hữu vạn đoan, lý tồn vu nhất” (Phương pháp thì có nhiều, nhưng nguyên lý thì chỉ có một). Liên hệ với Thái Cực Quyền pháp thì thấy rõ tuy phương pháp có biến hóa đa dạng, nhưng xét về mặt lý luận thì chỉ có thể quy nạp tổng hợp thông qua phân tích. “Thái cực Quyền luận” cho rằng bất kể Thái Cực Quyền pháp có thiên biến vạn hóa trong ứng dụng như thế nào đi chăng nữa thì những nguyên lý cơ bản như động phân tĩnh hợp, vô quá bất cập, tùy khúc tựu thân, tẩu chiêm tương vọng đều là nhất quán. Trong đó các hiện tượng mâu thuẫn nhưng thống nhất như “Tĩnh”, “Động”, “Khúc”, “Thân”, “Tẩu”, “Chiêm”, “Hoãn”, “Cấp” thì đều quy về hai chữ “Âm Dương” mà thôi. Âm Dương là đều thống nhất trong Thái cực, cho nên gọi quyền pháp này là Thái Cực Quyền là cũng có lý do của nó.

Nguyên văn: “Do trước thục nhi khiên ngộ đổng kình, do đổng kình nhi giai cập thần minh”
Chú giải: Trước thục mang nghĩa luyện có phương pháp, luyện thuần thục. Đổng kình tức hiểu được quy luật của kình lực. Thần minh là đạt được sự thần diệu và cao minh. Tục ngữ có câu: “ Thục năng sinh xảo” (Thuần thục rồi tất sinh sự ảo diệu). Vì vậy, học Thái Cực Quyền pháp bắt buộc phải bắt đầu từ việc thuần thục, một khi tinh thông quyền pháp thì dần dần sẽ hiểu được quy luật thay đổi của kình lực. Đương nhiên, nếu chỉ dựa vào đi giá thức và thôi thủ thì không đủ. Phàm là luyện võ thì phải bắt đầu từ mức độ sơ cấp, nói chung yêu cầu phải thuần thục cơ bản công một cách có phương pháp, tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc. Đến giai đoạn cao cấp, thông qua sự thuần thục, đổng kình thì có thể tùy cơ ứng biến, hình thành nên phản xạ có điều kiện.

Nguyên văn: “Nhiên phi dụng lực chi cửu, bất năng khoát nhiên quán thông yên”
Chú giải: Dụng lực nghĩa là dụng công. Có người còn gọi là “xuất kungfu” hoặc “dụng lực khí”. Nhưng kungfu có được là dựa vào tích lũy. “Khoát nhiên quán thông” mang nghĩa tự nhiên thông hiểu. Điều này nghe ra có vẻ hơi vô lý , bởi vì luyện kungfu Thái cực không phải là chuyện một sớm một chiều. Do vậy ý trước có nói đến việc “dụng lực chi cửu”, tức là cần phải có thời gian tu luyện thì công pháp sẽ tự nhiên thông đạt.

Nguyên văn: “Hư lãnh đỉnh kình, khí trầm Đan điền”
Chú giải: “ Hư lãnh đỉnh kình” được Dương Trừng Phủ ( 1883-1936) coi là Điều quan trọng thứ nhất trong “ Thái Cực Quyền thuyết Thập yếu”. Nhưng ông đã đem từ “lãnh” viết thành từ “linh”, hàm nghĩa khi đỉnh đầu khởi hướng lên trên thì cần phải kinh linh nhẹ nhàng, tự nhiên. Theo nguyên văn của Vương Tông Nhạc thì giải thích “hư lãnh” là “hư hư lãnh khởi”. Xét chung thì hai điều này đều đồng nghĩa, không có mâu thuẫn. Trong “ Thập tam thế hành công ca” viết: “ Mã thân khinh lợi đỉnh đầu huyền” cũng là chỉ ý “hư lãnh đỉnh kình”.

“Khí trầm Đan điền” là chỉ hình thức thở bụng, khống chế khí ở phần bụng dưới. Muốn làm được điều này thì cần phải có một quá trình luyện tập lâu dài. “Thái Cực Quyền luận” đưa hai câu này đứng cạnh nhau là bởi vì khi hư lãnh đình kình thì thần và khí quán đỉnh, tâm tĩnh, mắt sáng, khí thuận; khí trầm Đan điền nghĩa là khí hành xuống phía dưới, khí ổn cố làm thân vững chắc, kình lực được tích tụ. Vì vậy, trên là hư lãnh đỉnh kình, dưới là khí trầm Đan điền đều có mối quan hệ nội tại khăng khít với nhau, nó bắt buộc người học Thái Cực Quyền phải nắm bắt đầy đủ và làm được điều đó.

Nguyên văn: “ Bất phiến bất ỷ, hốt ẩn hốt hiện”
Chú giải: Thân thể tuyệt đối không được nghiêng ngả, cúi ra trước hay ngửa ra sau. Hư thực của kình lộ phải lúc ẩn lúc hiện để làm cho đối phương khó có thể nắm bắt được đường đi nước bước kình lộ của ta.Về mặt tâm lý là ta có thể chiếm ưu thế và tự nhiên sẽ là trợ lực giúp ta chế ngự được đối phương. “Bất phiến bất ỷ” là việc cân bằng cơ thể thông qua giữ trọng tâm nằm tại trung bàn, nhưng nó không có nghĩa là lúc nào cũng phải giữ trọng tâm như vậy nếu không thì sẽ trở thành tĩnh công.

Nguyên văn: “ Tả trọng tắc tả hư, hữu trọng tắc hữu diểu”
Chú giải: Khi giao đấu với đối phương, nếu ta có cảm giác các chi bên thân trái hơi nặng thì ngay lập tức phải chuyển biến thành hư. Bên phải cũng vậy, khi đó cần phải giấu kình đi làm cho đối phương khó bề công lại ta. “ Diểu” nghĩa là vô hình vô ảnh. Như ta đã biết khi phát kình thì cần nhằm vào phần thực của đối phương mà tiến hành nếu không sẽ là vô hiệu, vô lực. Vì thế, phàm lúc đối phương đắc thực thì ta cần nhanh chóng biến hư biến nhu ngay ở phần tiếp giáp, tiếp xúc với đối phương. Việc này chủ yếu là dựa vào khả năng nhạy cảm của các chi hay các bộ vị cơ thể, qua đó có những phản ứng nhanh chóng và chuẩn xác.

Nguyên văn: “Ngưỡng chi tắc di cao, phủ chi tắc di thâm”
Chú giải: Đối phương ngửa người tránh thì ta tiếp tục dâng cao , đối phương tấn công tầm thấp thì ta hạ thấp thân pháp. “Di” mang nghĩa thêm vào, đồng nghĩa với từ “ dũ” ở câu tiếp theo.
 
Nguyên văn: “ Tiến chi tắc dũ trường, thoái chi tắc dũ xúc”
Chú giải: Khi đối phương tiến lên thì ta dẫn thân, lùi ra phía sau làm cho đối phương cảm thấy càng tiến lên trước thì kình lực càng trở nên hư không. Khi đối phương thoái bộ, ta lập tức tiến tới, sáp vào để tạo sức ép.

Nguyên văn: “Nhất vũ bất năng gia, doanh trùng bất năng lạc”
Chú giải: Câu này dùng để hình dung mức độ nhạy cảm, nhạy bén của xúc giác khi thôi thủ. Thực tế chứng minh rằng, năng lực cảm nhận của mỗi người là dựa vào sự luyện tập thôi thủ và sự khác biệt về thể trạng của từng người, đặc biệt là khả năng “thính kình”. Những người có khả năng này kém hơn thường dễ bị chế ngự.

Nguyên văn: “ Nhân bất chi ngã, ngã độc chi nhân. Anh hùng sở hướng vô địch, cái giai do thử nhi cập dã”.
Chú giải: Sau câu “ hốt ẩn hốt hiện”, tiếp theo là biện luận là làm thế nào làm cho đối phương cảm thấy xa vời, hư vô, khó đoán mức độ kungfu của ta từ nhiều góc độ như: bên trái, bên phải, cao hay thấp, tiến hay thoái cho dù đối phương có sức mạnh đến như nào chăng nữa thì cũng chỉ là nhìn thấy được, sờ thấy được nhưng đánh không được. Câu văn này nhấn mạnh ý nghĩa của khả năng cảm nhận và khả năng lượng địch. Tóm lại, ta phải làm cho đối phương khó phán đoán được phương hướng, kình lộ của ta, còn chỉ có bản thân ta mới là người hiểu rõ và nắm chắc đối phương, giống như câu nói: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” vậy.

Nguyên văn: “Tư kỹ bàng môn thâm đa, tuy hữu thế khu biệt, khái bất ngoại tráng khi nhược, mạn nhượng khoái nhĩ !”
Chú giải: Nghĩa là các môn phái võ thuật khác với kiểu quyền kỹ này thì có rất nhiều. Tuy giá thức, tư thế, động tác có sự khác biệt nhưng không phải là người mạnh thắng kẻ yếu, tay nhanh thắng tay chậm mà là hơn nhau ở chỗ khéo léo vận dụng phương pháp mà thôi.

Nguyên văn: “Hữu lực đả vô lực, thủ mạn nhượng thủ khoái, thị giai tiên thiên tự nhiên chi năng, phi quan học lực nhi hữu lực dã!”
Chú giải: Người có sức mạnh đánh bại người yếu, tay chân chậm thua tay chân nhanh, điều này chỉ phản ánh khẳ năng thiên phú của con người, còn phải là do kungfu cao thấp khi học quyền pháp định đoạt.

Nguyên văn:” Sát “ Tứ lượng bạt thiên cân” chi cú, hiển phi lực thắng; quan mạo mạo năng ngự chúng chi hình, khoái hà năng vi ?!”
Chú giải: Phân tích kỹ câu “Tứ lượng bạt thiên cân” (Bốn lạng mà đánh bạt được cả ngàn cân), hiển nhiên không chủ trương nhằm vào kẻ mạnh.; xem những người già bảy tám mươi tuổi mà vẫn có thể chế ngự được một lúc nhiều người. Vấn đề là nằm ở chỗ dụng lực ra sao mà thôi. Mọi người vẫn thường nói: “Thái Cực Quyền pháp từ xưa đến nay là môn học kỹ xảo”. ở đây nói đến vấn đề cải tạo, cải biến” tiên thiên tự nhiên chi lực”, theo thuật ngữ Thái cực thì gọi là “hoán kình”. Thông qua “hoán kình” thì tích tụ được nội kình, cho nên gọi là “Thái cực nội kình” thì cũng không có gì là thần bí cả, mà chỉ là những yêu cầu phù hợp với Thái Cực Quyền pháp như: cương nhu, nhanh chậm, lớn nhỏ và động lực, định hình mà thôi.

Nguyên văn: “ Lập như bình chuẩn, hoạt tựa xa luân”
Chú giải: Câu này ý rằng: Thân thể phải thẳng, trung chính tự nhiên; các chi linh hoạt, khi vận động phải tự bánh xe quay, viên hoạt mà nhẹ nhàng.

Nguyên văn: “Phiến trầm tắc tùy, song trọng tắc trệ”
Chú giải: Đối phương dụng kình, thì ta cũng đem kình của mình chuyển trầm xuống một đầu tương ứng chứ không dùng kình để kháng lại kình của đối phương. Ngược lại, nếu ta dùng lực để kháng cự thì dễ biến thành “song trọng” , điều này gây trở ngại cho kình lộ. Nói cách khác, phiến trầm (trầm về một bên) sẽ nhẹ nhàng linh hoạt hơn, kình lộ thông đạt, hai lực tương tùy, lực lớn đánh không được lực nhỏ còn hai lực mà cùng kháng cự lẫn nhau thì hiển nhiên lực lớn sẽ thắng.

Nguyên văn: “ Mỗi kiến số niên, bất năng vận hóa giả, soái giai tự vi nhân chế, song trọng chi bệnh vị ngộ nhĩ!”.
Chú giải: Phiến trầm tương tùy sẽ tránh được lực mạnh của đối phương. Nhiều người mất bao năm khổ luyện mà vẫn không vận dụng được nhu hóa nên dễ bị người khác chế ngự, điều này chính là việc chưa nhận biết được bệnh “song trọng” gây nên.

Nguyên văn: “Dục tỵ thử bệnh, tu chi Âm Dương. Chiêm tức thị tẩu, tẩu tức thị chiêm; Dương bất ly Âm, Âm bất ly Dương; Âm Dương tương tế, phương vi đổng kình”.
Chú giải: Muốn tránh được bệnh “song trọng” thì cần phải hiểu được quy luật biện chứng đối lập thống nhất giữa Âm và Dương. “Chiêm” tức là “Tẩu”, “Tẩu” cũng chính là “Chiêm”; Âm không thể tách rời khởi Dương, Dương cũng không thể tách rời khỏi Âm; Âm Dương tương phản tương thành, cùng hỗ trựo cho nhau, như vậy mới gọi là hiểu được quy luật của kình. “Tẩu” và “Chiêm” tuy mâu thuẫn, nhưng trong điều kiện nhất định thì vẫn chuyển hóa lẫn nhau cho nên mới nói: “ chiêm tức thị tẩu, tẩu tức thị chiêm”. Trong đoạn này nói đến Âm, Dương là ý muốn đề cập tới những hiện tượng mâu thuẫn trong quá trình vận động Thái Cực Quyền như: cương nhu, động tĩnh, khai hợp, hư thực, khinh trọng, xúc phát, tẩu chiêm” trong đó “chiêm, tẩu” là cặp đối lập tương đối quan trọng trong Thái Cực Quyền pháp. Không hiểu được “chiêm”, “tẩu” thì miễn nói đến “đổng kình”, đương nhiên việc khắc phục bệnh “song trọng” cũng sẽ trở nên khó khăn. Nhưng khi đạt đến trình độ “đổng kình” thì cũng dễ dàng xử lý tốt các hiện tượng đối lập mâu thuẫn khác có liên quan.

Nguyên văn: “Đổng kình hậu, dũ luyện dũ tinh, mặc thức sủy ma, khiên chí tòng tâm sở dục”.
Chú giải: Sau khi đã hiểu được quy luật của kình, quyền nghệ càng luyện càng trở nên tinh thâm, đồng thời không ngừng chiêm nghiệm, nghiên cứu và thể nghiệm thực tiễn thì sẽ dần đạt được trình độ vận dụng tự nhiên.

Nguyên văn: “Bản thị “ Xả kỷ tòng nhân”, đa ngộ “Xả cận cầu viễn”. Sở vị “ Sai chi hào lý, mậu dĩ thiên lý”. Học giả bất khả bất tường biện yên ! Thị vi luận”
Chú giải: Nguyên tắc kỹ thuật cũng như chiến thuật của Thái Cực Quyền vốn dĩ là “Xả kỷ tòng nhân” (Bỏ ta theo người) , nhưng nhiều người lại ngộ nhận thành “Xả cận cầu viễn” (Bỏ gần tìm xa), điều này cũng giống như tục ngữ có nói :” Sai một li, đi một dặm”, người luyện quyền không thể không cẩn thận phân tích nó, cho nên mới luận ra những điều như trên.
“Xả kỷ tòng nhân” là chỉ tùy người mà động, chiêm tắc tương tùy, tẩu tắc dẫn hóa, chiêm tẩu tương sinh, tùy cơ ứng biến.Về bề ngoài xem ra dường như lâm vào thế bị động, nhưng thực tế lại là hoàn toàn chủ động. “Xả cận cầu viễn” giống như ý: “ Đường gần không đi, đi đường xa, thật hoang phí sức lực”. Vì thế nó tương phản với “Xả kỷ tòng nhân”, bề ngoài tựa như chủ động, dùng lực để kháng cự, nhưng kết quả thì ngược lại, dễ bị đối phương lợi dụng, mượn đà, mượn lực để phản công
 
Theo em được biết thì hóa kình là 1 phương pháp hóa giải đòn thế rất hữu dụng, nó có 2 nguyên tắc là làm lệch hướng tấn công của đối phương và đưa đối phương vào trạng thái mất trọng tâm để mình phản công. Nên hóa kình thường được áp dụng để đối phó với lối tấn công nhanh, mạnh.

Bài hốt lôi giá em thấy cách đánh rất mạnh mẽ, hào phóng, hợp với tính cách nam nhi. Trong TCQ mà lại có bài như vậy nên em thích.

Bát cực quyền em cũng chỉ được xem sách, chưa nhìn thật bao giờ, lối đánh cận chiến đặc biệt nguy hiểm, đòn Trửu (cùi chỏ) sử dụng như tuyệt chiêu, lại có đòn Kháo nữa, đòn này vì đá bóng cũng hay dùng nên em tập cũng thuần phục. Nói chung về Bát cực quyền, hay TCQ, bát quái quyền, đường lang quyền, em đều xem sách và học 1 số kĩ thuật thôi, chưa bao giờ được gặp và tập nghiêm chỉnh cả.

Võ thuật Trung quốc rất lớn, thật thú vị, nếu được sang TQ thì phải về Thương Châu 1 chuyến để biết quê hương võ thuật. Võ cổ truyền Việt Nam cũng hay chẳng kém, nhưng tài liệu và cách thức tuyên truyền còn hạn chế, nên tâm lỹ mọi người vẫn thích đồ ngoại nhiều hơn.
 
Trò chuyện

Tuấn Anh có biết qua khái niệm : Đại môn, Tiểu môn, Tý ngọ tuyến, Trung tâm tuyến, tiệt ?

Đại Giá, Tiểu Giá, Hốt Lôi Giá giống nhau, chỉ khác ở chổ vận kình hẹp hay rộng (lúc mới luyện tập !). Lộ tuyến và đòn thế bài Nhất lộ các chi nhánh không khác lắm. Hình như HLG (như các chi nhánh khác tại Triệu Bảo chấn) không có bài thứ nhì, Pháo Trùy.

Bát Quái Quyền TA đề cập chắc là Bát Quái Chưởng của Đổng Hải Xuyên ? Còn Đường Lang là chi nhánh nào ? Mai Hoa, Thất Tinh hay Thái Cực ? Ở VN có sách dịch từ sách TQ ?

Ở TQ có mấy chổ đáng đi xem : chùa Thiếu Lâm (tìm hiểu lịch sử) tại tỉnh Hà Nam, tỉnh Sơn Đông, tỉnh Hà Bắc (Thương Châu có nhiều môn phái, nhưng thấy có vẻ ít môn còn tính võ), tỉnh Quảng Đông, tỉnh Phước Kiến (nhiều môn võ có tính cách nghịch lại môn miền Bắc, tấn hẹp, đòn cận chiến, chuyên Trầm phù...).
Còn đi Võ Đang thì cốt ý tìm vết tích Trương Tam Phong và Trương Vô Kỵ luyện TCQ !
 
đại ca tuấn anh: đòn chỏ của em là lấy từ bát cực quyền đấy
nó đặc điểm là nhanh và trúng điểm tử
 
Tuấn Anh có biết qua khái niệm : Đại môn, Tiểu môn, Tý ngọ tuyến, Trung tâm tuyến, tiệt ?
Mấy khái niệm ở trên em không biết. Có mỗi từ Lộ Tuyến theo em hiểu chắc là hướng đánh của bài quyền.

Bát quái quyền em nói chính là Bát quái chưởng đấy, môn này là nội gia, hình như cách tập cũng rất nhẹ nhàng, không đòi hỏi nhiều thể lực, chủ yếu là dùng nhu, phù hợp với con gái. Lối đánh cũng bền bỉ như 1 cuộn tơ chảy mãi không dừng, em thấy 1 kỹ thuật tập luyện trong vòng tròn của họ rất hay, hình như là theo trận đồ bát quái.
Cái môn bát quái chưởng này em thấy nội dung cũng rất phức, phải hiểu về bát quai, kinh dịch thì mới nắm tường tận được.

Võ thuật TQ nói chung là thế, vì mục đích của họ là muốn hòa nhập vào thiên nhiên, hầu như môn phái nào cũng vận dụng đến sức mạnh của vũ trụ, chứ không dùng cơ bắp như phương tây, nên càng về già thì càng giỏi

Đường lang là võ bọ ngựa nói chung đó anh, thịnh hành ở sơn tây. Em vẫn thích Thương Châu nhất, tuy tính cách họ hơi lập dị, nhưng tinh thần cầu võ và tập luyện thì rất đáng khâm phục, lại có rất nhiều dòng họ, thành lập các môn phái riêng của mình. Nghe nói ngày xưa, khi quân Nhật xâm chiếm TQ, họ sơn nhất khi chiếm đánh Thương Châu, vì bị các võ sư chống lại, tổn thất rất nặng nề. Còn Thiếu Lâm thì sách báo nói nhiều lắm, đọc mãi cũng hiểu phần nào.

Ở VN cũng có sách ghi lại các tài liệu võ thuật của TQ, nhưng không biết có phải là nguyên bản không nữa anh ạ, cũng có thể do các võ sư VN sang TQ học tập rồi về biên soạn lại theo ý mình
 
To Tuấn: Đòn chỏ của em lấy từ Bát cực quyền à, đòn mà đánh vào đầu gồi anh rồi phản công luôn à.
Kĩ thuật đánh chỏ của võ cổ truyền hay thật, trong thủ có công, và các đòn đánh được phối hợp với nhau liên tục, liền thành một chuỗi.
Anh tập cách đánh chỏ của quyền thái, được cái mạnh nhưng mà chưa biết cách ứng dụng cho phù hợp với tình huống.
 
Mấy khái niệm ở trên em không biết. Có mỗi từ Lộ Tuyến theo em hiểu chắc là hướng đánh của bài quyền.
Tuấn Anh đọc bài Thích Kế Quang chưa ?

Bát quái quyền em nói chính là Bát quái chưởng đấy, môn này là nội gia, hình như cách tập cũng rất nhẹ nhàng, không đòi hỏi nhiều thể lực, chủ yếu là dùng nhu, phù hợp với con gái. Lối đánh cũng bền bỉ như 1 cuộn tơ chảy mãi không dừng, em thấy 1 kỹ thuật tập luyện trong vòng tròn của họ rất hay, hình như là theo trận đồ bát quái.
Không phức tạp như TA tưởng đâu. Và không nhẹ nhàng như TA nói. Bát Quái Chưởng củng có phát kình, lúc chạy vòng tròn củng chạy lẹ lắm ! Cách đi vòng tròn không riêng gì BQC.
Còn định nghĩa Nội Gia và Ngoại Gia, rất mơ hồ. TA có đọc bài Sự phân chia võ thuật Trung Hoa ?
Và không cần hiểu bát quái, kinh dịch mới luyện thành BQC. Có một bài cao cấp BQC dùng nhiều đường thẳng !

Võ thuật TQ nói chung là thế, vì mục đích của họ là muốn hòa nhập vào thiên nhiên, hầu như môn phái nào cũng vận dụng đến sức mạnh của vũ trụ, chứ không dùng cơ bắp như phương tây, nên càng về già thì càng giỏi.
Lúc tôi mới học võ củng nghe người ta nói chuyện này…

Đường lang là võ bọ ngựa nói chung đó anh, thịnh hành ở sơn tây.
Sơn Tây hay Sơn Đông ? Hiện nay có nhiều chi phái ĐL. Tại VN có Thái Cực ĐL do Triệu Trúc Khê lưu lại. Hình như có bài về các chi nhánh ĐL trên diễn đàn.

Còn Thiếu Lâm thì sách báo nói nhiều lắm, đọc mãi cũng hiểu phần nào.
Đi TL chỉ để coi di tích chớ trong giới võ thuật Trung Quốc ai củng biềt thực trạng hiện nay tại chùa.

Ở VN cũng có sách ghi lại các tài liệu võ thuật của TQ, nhưng không biết có phải là nguyên bản không nữa anh ạ, cũng có thể do các võ sư VN sang TQ học tập rồi về biên soạn lại theo ý mình.
TA có thể cho biết sách ĐL do ai viết và tựa là gì ?
 
Cái định nghĩa nội gia và ngoại gia thì cũng cong nhiều tranh cái lắm, em nói ở trên là theo quan điểm nhận định của em thôi, vĩ môn võ này do người gốc TQ sáng tạo ra nên gọi là nội gia.

Anh có biết cái vòng tròn để tập bát quái chưởng có đường kính là bao nhiêu không, em có sách hướng dẫn tập nhưng cũng chưa hiểu sâu, khi tập BQC cái phần di động xung quanh vòng tròn em thấy còn thiếu, khi thi đấu em rất ít di chuyển được ra sau lưng đối phương vì không muốn quay lưng lại đối phương. BQC có kĩ thuật di chuyển này rất hay, hình như người ta còn gọi là Biến Ảo Thuật hay sao ấy.

Em nghĩ nếu tập BQC thì cũng nên hiểu về bát quái 1 chút, cũng giống như muốn tập TCQ thì phải hiểu về cách điều chỉnh hơi thở, vận khí.
Đường lang là ở sơn đông chứ, em nhớ nhầm, sách DL em cũng chưa có quyển nào, đọc tài liệu lại thôi.

Anh Quý tập những môn nào rồi, anh có thể kể được không. Tiện thể anh nói cho em luôn về cách điều chỉnh hơi thở khi tập TCQ nói chung với, em được biết rằng mỗi động tác trong TCQ đều dựa trên cơ sở vận khí.
 
Back
Bên trên