Thị trường chứng khoán??

Đỗ Hoàng Nam đã viết:
Em nghĩ là Fundamental vẫn luôn qt chứ
À chị có thể chỉ cho em nên tham khảo loại tài liệu nào là sát thực nhất k ?bi giờ thì vô thiên kủng k biết phải đọc cái nào???

Fundamental sẽ giúp em biết được nên mua hay bán chứng khoán nào đó nhưng mua/bán ở mức giá nào, thoát ra ở mức giá nào thì Technical sẽ giúp em rất tốt.

Em có thể tìm đọc các sách về kinh tế vĩ mô, vi mô, tài chính doanh nghiệp của trường ĐH Kinh tế quốc dân để bổ sung kiến thức về Fundamental.

Sách về Technical thì chị không chắc có bán ở đây không. Em thử search "Technical Analysis Explained" xem. Đọc cả quyển đấy bằng tiếng Anh với nhiều thuật ngữ chuyên môn cũng khoai lắm đó. Nếu không có chuyên gia giải thích cho thì sẽ khó hình dung là như thế nào.

Thực ra nếu đánh theo kiểu đầu cơ thì mới cần phải nghiên cứu kỹ như vậy. Còn với tư cách là nhà đầu tư thì em cứ theo dõi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp sát sao là được. Doanh nghiệp có thể kinh doanh không tốt năm này nhưng sang năm họ có thể kinh doanh tốt hơn thì mình cũng không cần thiết phải bán cổ phiếu của họ đi. Đầu tư cổ phiếu là dạng đầu tư lâu dài mà em.

Thêm một điều nữa, là nhà đầu cơ thì tuổi thọ chỉ đến 30 thôi vì đòi hỏi sự nhanh nhạy và trí tuệ rất cao.
 
Người bán phải có người mua chứ?

Tại sao người bán lại sẵn sàng bán ở cái giá đó và tại sao người mua lại sẵn sàng mua ở giá đó? :)

Ở đây còn cần có năng khiếu của một tay chơi chứng khoán nữa kia. :)
 
Đào Việt Nga đã viết:
Thêm một điều nữa, là nhà đầu cơ thì tuổi thọ chỉ đến 30 thôi vì đòi hỏi sự nhanh nhạy và trí tuệ rất cao.

Ông George Soros hình như năm nay mới có 75 tuổi thôi.

Bạn Nga có thể giải thích kỹ thêm một chút về nguyên lý đầu tư lũng đoạn thị trường được không?
 
Đinh Huy Anh đã viết:
Ông George Soros hình như năm nay mới có 75 tuổi thôi.

Bạn Nga có thể giải thích kỹ thêm một chút về nguyên lý đầu tư lũng đoạn thị trường được không?

Người ta nói là nói số đông chứ trường hợp của cái ông George Soros nào đó là thiên tài xuất chúng rồi.

Chẳng có nguyên lý nào đâu, thị trường vận động chẳng qua phản ánh behavior của người chơi thôi. Mà behavior thì mỗi người mỗi khác. Một đại gia nào đó nổi hứng chơi trội thì thị trường cũng bó tay.
 
Lưu Công Thành đã viết:
Người bán phải có người mua chứ?

Tại sao người bán lại sẵn sàng bán ở cái giá đó và tại sao người mua lại sẵn sàng mua ở giá đó? :)

Ở đây còn cần có năng khiếu của một tay chơi chứng khoán nữa kia. :)

Đúng là cung mà không gặp cầu hoặc ngược lại thì chỉ có mếu thôi :(( Cái chuyện sẵn sàng hay không phụ thuộc vào profit mong muốn của mỗi người. Thấy giá hợp lý và nằm trong target của mình thì chẳng có lý do gì để không sẵn sàng.

Anh Thành chỉ được cái nói đúng, không có năng khiếu thì tim phải rất to và khỏe mới chịu được áp lực của nghề chơi này :))
 
Có điều gì cảnh báo trước TTCK sẽ biến động mạnh k ?
VD : đợt vừa rùi chỉ số VN-index tăng kinh khủng .Vì sao vậy ?
À, em k bít fải tìm thông tin doanh nghiệp ở đâu (i' em nói là DNVN ,thông tin update rất chậm)
 
Đỗ Hoàng Nam đã viết:
Có điều gì cảnh báo trước TTCK sẽ biến động mạnh k ?
VD : đợt vừa rùi chỉ số VN-index tăng kinh khủng .Vì sao vậy ?
À, em k bít fải tìm thông tin doanh nghiệp ở đâu (i' em nói là DNVN ,thông tin update rất chậm)

Th­ường thị trường biến động mạnh là do Fundamental.

Em định đầu tư cổ phiếu ở thị trường Việt Nam à? Khó đấy vì thông tin rất ít, đặc biệt là các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự công khai báo cáo tài chính. Các thông tin về tình hình kinh tế của đất nước nói chung thì em có thể tìm đọc ở các tạp chí chuyên ngành hoặc trên báo đài. Chị nghĩ là do cuối năm tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp khá khẩm hơn nên lượng giao dịch cổ phiếu tăng dẫn đến VN-index tăng thôi. Có thể là do nguyên nhân khác nữa vì chị cũng không theo dõi TTCK ở Việt Nam đâu.

Em xem các phim về thị trường chứng khoán có thấy họ ngồi trước màn hình vi tính và theo dõi giá cổ phiếu lên xuống không? Vì thị trường có thể biến động mạnh bất cứ lúc nào nên cần phải theo dõi liên tục nếu không sẽ không kịp trở tay. Ở nước ngoài họ có hệ thống hiện đại, thuê kênh thông tin riêng ví dụ như thuê kênh của Reuters để update tin tức và có các phần mềm về đồ thị hỗ trợ.

Ở VN thì cái gì cũng khó khăn, nói chung là đã rủi ro lại càng rủi ro hơn. Nếu em yêu thích thì cứ tìm hiểu trước đi rồi sang Mỹ du học mà chơi :))
 
Đào Việt Nga đã viết:
Các bạn nào muốn tìm hiểu sâu hơn về kỹ thuật chơi chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung có thể tham khảo
https://entry4.credit-suisse.ch/csfs/research/p/d/de/techresearch/media/pdf/trs_tutorial_en.pdf

Đọc tài liệu này có vẻ dễ hơn quyển Technical Analysis Explained của Martin J. Pring.
Quyển này hay quá :) :) :) ....đọc quyển này rất dễ hiều, chị có quyển nào nữa share cho bọn em với
thanks
 
chau le minh đã viết:
Quyển này hay quá :) :) :) ....đọc quyển này rất dễ hiều, chị có quyển nào nữa share cho bọn em với
thanks

Em đọc trang 15 mục Moving Average Crossover sẽ thấy người ta chỉ ra các trường hợp BUY and SELL signals, nghĩa là tín hiệu cho mình biết khi nào có thể mua hoặc bán. Điều này quả là lợi hại đúng không vì mình biết quy luật giá chạy thì xác suất thành công sẽ rất cao.

Nghiên cứu Technical hay lắm, tiếc là chị không đủ sức để kham được lĩnh vực này, già rồi mà em :x
 
Đào Việt Nga đã viết:
Em đọc trang 15 mục Moving Average Crossover sẽ thấy người ta chỉ ra các trường hợp BUY and SELL signals, nghĩa là tín hiệu cho mình biết khi nào có thể mua hoặc bán. Điều này quả là lợi hại đúng không vì mình biết quy luật giá chạy thì xác suất thành công sẽ rất cao.

Nghiên cứu Technical hay lắm, tiếc là chị không đủ sức để kham được lĩnh vực này, già rồi mà em :x
hehe gừng càng già càng cay, có kinh nghiệm thì chia sẻ cho bọn em
À chị có nhiều sách về technical ko? em cũng đang tìm nhưng chưa tìm được cuốn nào đọc dễ hiểu cả.... đưa cho em tên sách cũng đuợc
thanks
 
Kinh nghiệm gì đâu em, chị nghèo rớt mùng tơi đâu có tiền để chơi mấy món xa xỉ đó :((

Ngày trước chị học khoa ba hoa, trường bốc phét, may mắn tốt nghiệp đạt loại ưu nên ra đời cũng phát huy được năng lực :))

Hôm nọ có cái hội thảo về chứng khoán chứng khiếc gì đấy thì nghe lỏm được mấy bác bàn tán về sách kỹ thuật, chị đã kịp thời ghi lại và post link cho em rồi đấy. Em kiếm được nhiều nhiều thì bày cách cho chị cải thiện cuộc sống với nhá, dạo này đói quá :((
 
Đỗ Hoàng Nam đã viết:
Chị Nga nói thật k đó
khó tin quá
Cụ thể là em k tin

Cuộc đời nhiều khi có những điều không thể ngờ được giống như thị trường chứng khoán vậy. Nếu em không tin cũng không sao vì không trúng cái này thì cũng trúng cái khác ;)

Một người am hiểu chứng khoán có thể hiểu được các thị trường tài chính liên quan khác và ngược lại. Ví dụ thị trường trái phiếu, vàng, tiền tệ...

Khi nền kinh tế phát triển người ta có xu thế đầu tư vào cổ phiếu, khi nền kinh tế suy thoái người ta có xu thế đầu tư vào trái phiếu, khi nền kinh tế có mức lạm phát cao người ta có xu thế đầu tư vào vàng. Em nghiên cứu về cổ phiếu cũng nên linh hoạt trong đầu tư để tránh rủi ro, kỹ thuật phân tích Fundamental hay Technical đều có thể áp dụng cho các loại hình thị trường tài chính. Các nhà đầu cơ vàng cũng nhìn đồ thị để mua/bán vàng đấy em thân yêu ạ.
 
Nga này - tiếp tục dòng suy nghĩ lần trước nhé - ai bán và ai mua?

Không thể có chuyện người này muốn lợi nhuận cao, người kia chấp nhận lợi nhuận thấp --> ai cũng tối đa hoá lợi nhuận (khi đã mua). May ra có một nhóm nhỏ sẽ bán hoặc mua do có sự thay đổi về độ rủi ro. Nhưng cái này tạm gác lại.

Em cũng thừa biết là người ta mua cổ phiếu là để ăn chênh lệch giữa giá mua và giá bán sau này. Trong điều kiện thông tin hoàn hảo, thông tin như nhau, nghiệp vụ như nhau (các nhà đầu tư sẽ dựa vào các công ty tư vấn), dự báo giống nhau.... --> vậy mỗi lần được cập nhật thông tin thì trừ mấy con gà :D chậm chạp là bị thiệt thôi chứ sau đấy có lẽ chả ai mua ai bán nữa!!!!

Thực ra thì không phải thế. Đến lúc đó thì mọi việc lại dựa vào intuition của bản thân. :) Giá chứng khoán là mức thăng bằng của sự phán đoán khác nhau, dựa trên các nền tảng về fundamentals với technical. Suy cho cùng, nó vẫn là đánh bạc :) (nếu chơi 1 loại cổ phiếu).

Còn nếu chơi nhiều cổ phiếu thì nó lại là bài toán về thăng bằng giữ lợi nhuận và rủi ro --> một bài toán của công ty bảo hiểm rồi :) Đến lúc đó, sẽ chả có thời gian đâu mà phân tích từng loại cổ phiếu mà dựa vào các chỉ số công bố để đưa về một phép toán hợp lý.

Chính trong việc mua nhiều cổ phiếu để thăng bằng giữa lợi nhuận và rủi ro --> mới đòi hỏi phải có đầu óc, và nó thực sự là một sự đầu tư chất xám.
 
Lưu Công Thành đã viết:
Nga này - tiếp tục dòng suy nghĩ lần trước nhé - ai bán và ai mua?

Không thể có chuyện người này muốn lợi nhuận cao, người kia chấp nhận lợi nhuận thấp --> ai cũng tối đa hoá lợi nhuận (khi đã mua). May ra có một nhóm nhỏ sẽ bán hoặc mua do có sự thay đổi về độ rủi ro. Nhưng cái này tạm gác lại.

Em cũng thừa biết là người ta mua cổ phiếu là để ăn chênh lệch giữa giá mua và giá bán sau này. Trong điều kiện thông tin hoàn hảo, thông tin như nhau, nghiệp vụ như nhau (các nhà đầu tư sẽ dựa vào các công ty tư vấn), dự báo giống nhau.... --> vậy mỗi lần được cập nhật thông tin thì trừ mấy con gà :D chậm chạp là bị thiệt thôi chứ sau đấy có lẽ chả ai mua ai bán nữa!!!!

Thực ra thì không phải thế. Đến lúc đó thì mọi việc lại dựa vào intuition của bản thân. :) Giá chứng khoán là mức thăng bằng của sự phán đoán khác nhau, dựa trên các nền tảng về fundamentals với technical. Suy cho cùng, nó vẫn là đánh bạc :) (nếu chơi 1 loại cổ phiếu).

Còn nếu chơi nhiều cổ phiếu thì nó lại là bài toán về thăng bằng giữ lợi nhuận và rủi ro --> một bài toán của công ty bảo hiểm rồi :) Đến lúc đó, sẽ chả có thời gian đâu mà phân tích từng loại cổ phiếu mà dựa vào các chỉ số công bố để đưa về một phép toán hợp lý.

Chính trong việc mua nhiều cổ phiếu để thăng bằng giữa lợi nhuận và rủi ro --> mới đòi hỏi phải có đầu óc, và nó thực sự là một sự đầu tư chất xám.

Nghe có vẻ hợp lý là không ai chấp nhận lợi nhuận thấp để người khác được lợi nhuận cao nhưng vấn đề ở chỗ người ta đã mua/bán ở các mức giá khác nhau và do đó vẫn có thể tìm được người để cùng tối đa hóa target của mình. Ví dụ tôi đã mua ở mức giá 10.1220, thị trường đang ở mức 10.1250 thì với người đã mua ở mức 10.1240 chưa chắc đã muốn bán ở mức 10.1250 nhưng với tôi lời 30 pips tôi đã thấy sung sướng lắm rồi và sẵn sàng bán ngay lập tức.

Khái niệm tối đa hóa lợi nhuận ở đây cũng chỉ tương đối thôi vì nếu ban đầu mình đặt target là 30 pips nhưng do thị trường chạy không theo tính toán của mình thì lời 20 pips đã phải thoát ra rồi.

Cứ cho là các điều kiện về môi trường kinh doanh giống nhau, dự báo giống nhau nhưng sự nhanh nhạy và quyết đoán (chứ không chỉ đơn thuần là trực giác) của mỗi con người lại khác nhau nên các mức giá vào là khác nhau. Ví dụ nhìn thấy đường MACD và đường giá cắt nhau và đang có xu hướng tách xa nhau thì có người thấy 2 đường tách xa 1 chút là vào, có người đợi cho tách xa thêm chút nữa mới vào. Nếu là đánh bạc thì mình sẽ không biết chắc là thua hay thắng còn ở đây biết là sẽ có lời vì dựa trên phân tích, chỉ có điều lời ít hay nhiều thôi.

Theo em thì dù chơi 1 hay nhiều cổ phiếu cũng vẫn cần phân tích tất cả các khía cạnh. Như lần trước anh nói là cần có năng khiếu, rất đúng vì người ta chỉ hơn nhau ở chỗ vào mức giá nào thì được lời nhiều nhất, nghĩa là cứ điểm support thì buy mà điểm resistance thì sell :))
 
Anh nghĩ việc quyết định bán cổ phiếu mà dựa vào thông tin mình mua bao nhiêu là một sai lầm hoàn toàn. Đã chơi cổ phiếu thì giá mua chỉ có ý nghĩa khi mua mà thôi, khi mình định bán thì mình cần nhìn về tương lai (tăng hay giảm so với hiện tại). Chẳng nhẽ - chỉ vì cái chứng khoán mình mua bị mất giá, nên mình cứ ôm mãi để chờ nó tăng giá, mà chờ 6 tháng nó cũng chả tăng --> có phải mình mất cơ hội đầu tư vào cái khác có thể sinh lời không? Cũng tương tự, mua một loại chứng khoán sau một thời gian lãi 20% --> thấy ổn rồi bán. Bán rồi thì sao? Lại phải mua gì đó để sinh lời phải không? Nếu chứng khoán đó vẫn tiếp tục sinh lời thì việc gì phải bán!!!!!

Đại loại, đã chơi chứng khoán thì không bao giờ được nhìn vào quá khứ, mà phải nhìn hiện tại và hướng về tương lai. BTW, điều này đúng với các mặt khác của kinh tế nữa ;)

Nói gì thì nói, chơi 1 loại chứng khoán đầy tiềm ẩn rủi ro. Nếu nó không phải là đánh bạc, thì anh hỏi em:

1. Chẳng nhẽ người khác không tính được?
2. Chẳng nhẽ mình khôn hơn người khác đến thế sao?

:)
 
Lưu Công Thành đã viết:
Anh nghĩ việc quyết định bán cổ phiếu mà dựa vào thông tin mình mua bao nhiêu là một sai lầm hoàn toàn. Đã chơi cổ phiếu thì giá mua chỉ có ý nghĩa khi mua mà thôi, khi mình định bán thì mình cần nhìn về tương lai (tăng hay giảm so với hiện tại). Chẳng nhẽ - chỉ vì cái chứng khoán mình mua bị mất giá, nên mình cứ ôm mãi để chờ nó tăng giá, mà chờ 6 tháng nó cũng chả tăng --> có phải mình mất cơ hội đầu tư vào cái khác có thể sinh lời không? Cũng tương tự, mua một loại chứng khoán sau một thời gian lãi 20% --> thấy ổn rồi bán. Bán rồi thì sao? Lại phải mua gì đó để sinh lời phải không? Nếu chứng khoán đó vẫn tiếp tục sinh lời thì việc gì phải bán!!!!!

Đại loại, đã chơi chứng khoán thì không bao giờ được nhìn vào quá khứ, mà phải nhìn hiện tại và hướng về tương lai. BTW, điều này đúng với các mặt khác của kinh tế nữa ;)

Nói gì thì nói, chơi 1 loại chứng khoán đầy tiềm ẩn rủi ro. Nếu nó không phải là đánh bạc, thì anh hỏi em:

1. Chẳng nhẽ người khác không tính được?
2. Chẳng nhẽ mình khôn hơn người khác đến thế sao?

:)

Hình như có sự lệch kênh 1 chút, em nói thiên về đầu cơ còn anh nói thiên về đầu tư. Nếu anh đầu tư, OK anh cứ ôm cổ phiếu đó mấy năm cũng được, đều đặn nhận cổ tức. Người đầu cơ ngoài cổ tức ra còn ăn thêm phần chênh lệch giá mua/giá bán. Thế nên người ta cứ mua rồi bán, rồi lại mua lại bán vì quy luật thị trường kiểu gì cũng có lúc lên lúc xuống.

Những điều anh phân tích ở trên là không sai nhưng chưa đủ. Người đầu cơ chứng khoán khôn ngoan bao giờ cũng phải đặt ra mức stop loss cho mình, ví dụ đặt ra mức lỗ 30 pips là phải thoát. Nếu thị trường không đảo chiều thì không nên kéo dài hy vọng mà phải thoát ra theo mức stop loss đã định vì ai mà biết được mình sẽ còn lỗ bao nhiêu nữa. Nhiều người phá sản hay nhảy lầu tự tử cũng là vì cứ hy vọng, rồi hy vọng thị trường sẽ đảo chiều và mình sẽ lại có lời bất chấp thời gian kéo dài bao lâu.

Xin trả lời 2 câu hỏi của anh ở trên:
1. Chứng khoán là một "trò chơi" đầy trí tuệ do vậy không phải ai cũng đủ trình độ để chơi tốt vì background của mọi người không giống nhau. Số người chơi chứng khoán thành công, tỷ lệ lời nhiều hơn lỗ là rất ít nếu không cả thiên hạ đã chuyển hết sang chơi chứng khoán rồi.

2. Mình không khôn hơn người khác, kinh nghiệm thương trường của mình không bằng người khác nhưng nếu mình có tố chất nhanh nhạy, phản ứng nhanh thì vẫn chớp thời cơ nhanh hơn người khác. Ví dụ thị trường đang biến động mạnh (giảm xuống hoặc tăng lên rất nhanh), cơ hội kiếm lời cũng rất cao do khoảng cách điểm tăng lên nhưng người 40 tuổi sẽ chùn tay ngồi nhìn thị trường chạy vì tâm lý e dè, sợ rủi ro của họ. Ngược lại người 20 tuổi chịu được áp lực tốt hơn, tính toán nhanh hơn sẽ nhanh tay chộp lấy cơ hội hơn. Cái đó chẳng nhẽ lại bị quy kết là tố chất của người đánh bạc sao? Thế thì tất cả các công ty đều săn những người đánh bạc rồi vì đấy toàn là những phẩm chất most wanted :))

Còn một điều nữa, chơi chứng khoán hay các loại hình tài chính khác lại càng phải nhìn vào quá khứ để tìm ra quy luật vận động của thị trường. Thời gian xem xét càng ngắn thì rủi ro càng lớn. Xem xét thời gian giá chạy trong 5 phút vừa qua chưa đủ để đưa ra quyết định bằng thời gian giá chạy trong 30 phút vừa qua hay trong 1 tiếng vừa qua, thậm chí là tính bằng ngày, bằng tháng, bằng năm. Sau khi xem xét, phân tích quá khứ rồi, kết hợp với các thông tin trong hiện tại mới có thể đưa ra dự đoán về giá sẽ chạy như thế nào trong tương lai để có quyết định mua hay bán.
 
CHị Nga đang làm gì
em k tin chị thất nghiệp đâu (trông 2 tiền bối đấu khẩu kìa)
Ở VN có tổ chức hội thảo về CK ah
ở đâu hả chị
liệu có nên đi k
hay ở nhà nằm khểnh chân đọc mấy quyển sách đầu tư
 
Hình như anh em mình chưa hiểu nhau lắm. Thôi đại loại thế này.

Trên thị trường chứng khoán, và nói chung trên tất cả các thị trường khác, đều có rất nhiều người chơi, gà có, vịt có và khỉ cũng có :D, nhưng những người thực sự gây ảnh hưởng trên thị trường lại là những nhà đầu tư lớn - những nhà đầu tư này thì không thể không có trình độ hay thiếu thông tin được. Trên thị trường chứng khoán (ở các nước phát triển), số nhà đầu tư lớn cũng rất nhiều - vì thế có thể tin tưởng được rằng giá của mỗi tờ chứng khoán sẽ luôn ở mức thăng bằng giữa lợi nhuận và rủi ro với những thông tin "có được" vào thời điểm đó. Sự biến động giá chỉ đơn giản là sự điều chỉnh lại với những thông tin được cập nhập thêm hàng ngày. Nhưng mà ai có thể tiên đoán được những cập nhật đó? Nếu người ta tính được trước thì... nó cũng đã được điều chỉnh ngay :D, và nó cũng không còn gì là... tiên đoán nữa! :) Tức là mọi sự biến chuyển là do trước đấy người ta không tính được. Mà làm sao tính được hết!

Kết luận: khi ta mua một loại chứng khoán, hòng kiếm được mức lợi nhuận do chênh lệch giá, tức là ta đặt cược vào việc giá của nó sẽ tăng trong tương lai do có một số ưu thế mà người ta chưa tính được vào thời điểm hiện tại. Bởi chính người ta không tính được nên việc đặt mua cũng chỉ là một sự may rủi mà thôi ;)

Ở đây, kiến thức về hành vi của các nhà đầu tư trên thị trường đôi lúc lại đóng vai trò quan trọng hơn các fundamentals - mặc dù fundamentals là cơ sở của mọi vấn đề. Cũng giống như đối với các thuỷ thủ - biết kỹ năng đi trên biển quan trọng hơn là hiểu về đại dương :)

Vậy nên chơi 1 loại chứng khoán thì sẽ không có gì là thông minh cả, đơn giản là liều :) Chơi nhiều loại chứng khoán mới là nghệ thuật. Nghệ thuật ở đây là bảo hiểm các rủi ro mà vẫn có thể thu được lợi nhuận cao hơn thị trường. :) Nó cũng giống như nấu ăn ấy, người biết nấu ăn ngon là người biết kết hợp hài hoà giữa các nguyên liệu và gia vị khác nhau :)

Anh không thạo chứng khoán lắm, riêng đối với thị trường VN anh thấy: nếu mua được giá nội bộ thì có lãi, chứ mua ở trên sàn thì không có mấy lãi, giá chỉ tăng khi có chính sách nới lỏng cho nhà đầu tư nước ngoài, chứ sau đó thị trường lại ỉu xìu và đi xuống.
 
Back
Bên trên