Thị trường chứng khoán và bàn tay hữu hình

Những số liệu được công bố cho biết trong 3 năm từ 2005 đến 2007 tăng trưởng GDP của Việt Nam là 27% (tạo ra thêm khoảng 434 ngàn tỷ đồng giá trị sản phẩm quốc nội) nhưng lượng cung tiền lại tăng tới 135%. Điều này có nghĩa rằng nhà nước đã phát hành thêm một lượng tiền lớn hơn gấp nhiều lần trị giá của cải mà xã hội làm ra được trong 3 năm trên. Nếu lượng tiền đó được lưu thông hết vào thị trường thì sẽ tạo ra khả năng lạm phát lên đến 80% trong quãng thời gian này.

Thế nhưng con số lạm phát danh nghĩa từ 2005 đến 2007 đã được công bố là 27,6% (2005: 8,4%, 2006: 6,6%, 2007: 12,6%), như vậy mức độ lạm phát thêm 52,4% nữa sẽ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào từ đầu năm 2008 trở đi. Nếu loại trừ các yếu tố lạm phát không do tiền tệ (giá đầu vào tăng, kỳ vọng của người dân, v.v..) trong con số 27,6% nêu trên thì mức độ lạm phát tiềm tàng còn cao hơn 52,4% nhiều. Con số này chưa xảy ra vào cuối năm 2007 nghĩa là có trên 600 ngàn tỷ đồng (tương đương 52,4% GDP của năm 2007) đã được phát hành nhưng đang bị ghim giữ bởi một số cá nhân và tổ chức nào đó chưa đẩy cho lưu thông vào thị trường.

Mình ko học chuyên ngành kinh tế, ngân hàng lại càng ko chuyên, nếu sai thì mọi ng hỏi giúp hộ, nhưng với những cái mình biết thì cái này là nhảm nhí :))

Có 2 loại lượng cung tiền dc nghiên cứu là M1 và M2. M1 là số tiền thực đưa ra lưu thông, còn M2 là tính sau khi đã qua các phép nhân tiền của các NH. Cái 135% kia là tăng M2 chứ ko phải M1, nên nói nhà nước phát hành cái chỗ đó thì theo hiểu biết của mình thì là chẳng hiểu cái gì cả. Và vì là M2, nên nó chẳng trong túi ai cả. Lật lại cái nhân tiền của NH, với lượng tiền ban đầu, sau 1 vòng thì có thêm (1-r), nhưng số tiền ban đầu ko còn trong túi ng ban đầu nữa mà đã kẹt trong NH. Tất nhiên NH ko tính toán đến nỗi kẹt, nhưng nếu ng đó rút thì có nghĩa ng vay phải trả ở 1 khâu nào đó. Khi tính tổng lượng tiền, thì ng thứ nhất và thứ 2 (ng vay vòng 1) đều thấy mình còn một đống tiền (M2), nhưng nếu nói toàn bộ M2 sẵn sàng tung ra thì chả hiểu cái quái gì cả. Cái này liên quan đến phần nói về tăng số vòng (trung bình) n ở bài trên. Nếu kết luận đó đúng thì mỗi vòng tăng n có thể sẽ làm giảm một phần tính thanh khoản của M2 (có thể hiểu một phần tiền bị “chết”, ko lưu thông). Đó có thể là nguyên nhân khiến tốc độ tăng M2, tăng hàng hóa, lạm phát ko trùng khớp với nhau. Toàn bộ bài viết này dựa trên 600 ngàn tỉ kia, nhưng thực tế là ko ai sờ dc vào nó cả, kể cả “bầy thú điện tử” :))

Thứ 2 là giải thích lạm phát theo nguyên nhân tiền tệ thì phải so sánh lượng tiền và lượng hàng hóa, cũng có thể so sánh lượng tăng tiền với lượng tăng hàng hóa lưu thông. Cái lượng hàng hóa lưu thông (hoặc tốc độ tăng) này sao lại có liên quan đến tốc độ tăng trưởng GDP nhỉ :-?? GDP là tính cái tạo ra, muốn tính cái hàng hóa tăng thêm thì phải tính trừ đi cái tiêu dùng là bao nhiêu (tức là tiết kiệm), rồi xuất nhập khẩu hàng hóa thế nào. Cách tính của tác giả có lẽ giả định tỉ lệ tiết kiệm trong GDP và chênh lệch XNK ko đổi, nhưng với 1 nước đang ở ngưỡng thoát đói nghèo mà giả định tỉ lệ tiết kiệm ko đổi thì quá mạo hiểm, XNK thì vừa vào WTO (cái này là cố hiểu thế, chứ đọc cả bài này thì ko chắc đây là ý tác giả). Cái này tính ở các nước đã phát triển, tương đối ổn định, thì ko vấn đề, nhưng áp vào VN thì chưa chắc. Tức là cách tính ra 600 ngàn tỉ theo 52.4% GDP là một dấu hỏi to đùng.

Thứ 3 là chắc chắn sự chênh giữa tốc độ tăng M2 với lạm phát ko phải chỉ mới xuất hiện 3 năm gần đây, vậy tại sao lại lấy ra 600 ngàn kia của 3 năm mà ko phải vài triệu tỉ nếu tính thêm vài năm trước đó nữa cũng với logic này?

Thứ 4: lý thuyết cho rằng M2 lớn có thể gây lạm phát còn 1 số điểm mình chưa thấy rõ ràng. Nếu là M1 thì dễ hiểu, vì nó là tiền thật cầm trong tay, M1 càng lớn bao nhiêu thì ng ta phải sẵn sàng đổi nhiều tiền bấy nhiêu để có 1 món hàng (quan hệ tuyến tính-theo cách hiểu ko có hệ thống NH). Nhưng khi giải thích theo M2 thì chỉ có thể nói vì ng ta cảm thấy mình có nhiều tiền nên sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho một món hàng. Khi tính theo M2 thì ko phải tất cả tiền nằm trong tay mà một phần nằm dưới dạng tiền gửi NH. Vì dựa theo cái “cảm thấy” này nên khó có thể nói nó có quan hệ tuyến tính mà có vẻ như nó phụ thuộc thêm tham số M2/M1 (tức liên quan n trung bình). Có thể thấy 1 doanh nghiệp vay dc số tiền là m ko thể cảm thấy mình có nhiều tiền để vung vãi dc trong khi M2 tăng lên vì có thêm 1 vòng n. Túm lại là tốc độ tăng M2 có tỉ lệ một cách tuyến tính với lạm phát khi nguyên nhân của nó là do n tăng (tức M2/M1 thay đổi) ko cũng là một dấu hỏi to đùng nữa. (Nếu M2 tăng là do M1 tăng và n ổn định thì lập luận này lại có thể đúng)

Hiện nay các chỉ số chứng khoán đã lùi về thấp hơn mức trước khi bầy thú tham gia vào thị trường, điều này đồng nghĩa với mấy trăm ngàn tỷ đồng không tự mất đi mà chỉ được dịch chuyển từ túi người dân và túi nhà nước vào túi bầy thú.
Mỗi phiên giao dịch thời đỉnh cao cả 2 sàn cũng mới tầm 1500 tỉ, nếu có thu lãi thì cũng ko phải toàn bộ số đó chui vào túi ai mà chỉ có thể bao nhiêu % đó. Tính tổng giá trị giao dịch từ khi có TTCK ở VN đến giờ và một tỉ lệ lợi nhuận nào đó, cho 1 nhóm nhà đầu tư, thì mọc đâu ra đến cả trăm nghìn tỉ lợi nhuận :-?? Còn nếu nói nước ngoài thì từ đầu 2007 đến nay chỉ có duy nhất 1 tháng 3 2007 là lượng mua ròng âm. Nó có bán mấy đâu mà thu lợi nhuận ngần kia????

Thực tế là giá trị giao dịch chỉ cỡ 0.2% giá trị vốn hóa thị trường, nên cái chỉ số CK này đóng vai trò rất nhỏ trong việc ảnh hưởng đến lợi nhuận theo nghĩa đầu cơ lướt sóng ngắn hạn. Nói SCIC mất mấy trăm nghìn tỉ là nói chơi, chứ lúc ở đỉnh có muốn bán cũng chẳng bán dc, giờ có muốn mua ngần đấy với giá này cũng đừng mơ. Thế nên kể cả loại trừ Index đang thấp, thì cũng ko thể tính lợi nhuận theo kiểu giá trị vốn hoá dc. Túm lại là chẳng có cửa nào để tính ra cái con số trên :-??


Các quỹ đầu cơ này đang kiểm soát một lượng tiền đồng khoảng 500 ngàn tỷ và được giữ tại các ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam trong khi mức dự trữ trong dân đang dần cạn kiệt. Và đây chỉ mới là khúc dạo đầu của một kế hoạch. Sau giai đoạn chứng khoán bị làm giá rồi rơi tự do, sẽ đến giai đoạn tiền đồng bị làm giá. Đồng tiền quốc gia của 86 triệu dân đã bắt đầu bị lũng đoạn.
http://www.seabs.com.vn/Chitiettint...11372/ArticleID/107277/tid/11416/Default.aspx
Tổng tài sản của các NH TMCP trong nước mới có 1,2 triệu tỉ, chỉ có 1 phần trong đấy là tiền mặt vì đấy là tính theo kiểu M2. Thực tế là phải lấy số này, trừ số cho vay mới ra lượng tiền các NH đang giữ. Các NH nước ngoài còn rất rất xa mới so dc với các NH nội về mặt này vì bị kiểm soát rất chặt (tính VND, ko phải tính cả các ngoại tệ). Thế 500 ngàn tỉ kia từ đâu rơi xuống vậy :D

An sinh của gần 86 triệu dân hiện nay đang phụ thuộc hoàn toàn vào sự rộng lượng của “những con sói”. Nếu vài trăm ngàn tỷ đồng đang bị ghim giữ được tung ra đổi thành đô-la Mỹ thì lạm phát sẽ đẩy người dân đến thảm họa. Lượng đô-la này nếu bị đảo chiều – chuyển ra khỏi Việt Nam – thì toàn bộ dự trữ ngoại hối của quốc gia sẽ bốc hơi trong tích tắc nhưng cũng chỉ là muối bỏ bể trước sự thâm hụt cán cân thanh toán và thương mại quốc tế trầm trọng. Một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất không thua gì vụ giá–lương–tiền hồi giữa thập niên 80 của thế kỷ trước sẽ nổ ra ngay sau đó. Tiền đồng – VND sẽ mất giá và rơi tự do.
Ngoài đầu tư gián tiếp còn đầu tư trực tiếp, cái này bốc hơi bằng cách nào? Cái lượng đô-la đảo chiều này thì ng ta tính từ lâu rồi, thế mới có dự trữ, nói gì dễ nghe thế. Cái khủng hoảng 1997 này là bài học lớn, có phải toàn trẻ con đâu mà ko biết
http://tinchungkhoan24h.com/News/Vang-TienTe/16435
Thứ nữa là TQ hiện gắn kết với khu vực ASEAN hơn hồi 1997 nhiều do chuỗi cung ứng, nếu có vấn đề này với VN hay ASEAN nói chung thì nó cũng ko thể đứng ngoài, mà dự trữ ngoại tệ của nó thì ko phải hỏi, hình như đã vượt Nhật rồi......

:-?? Mình chẳng dám chắc cái gì trong đống trên, cứ phán theo cái đang có thôi (chắc còn sai nhiều :)) ). Còn nhiều cái vô lý nữa nhưng thế này chắc cũng tạm đủ. Cái bài này có cảm giác tác giả bị mắc hội chứng “sao cái chính phủ này ngu dốt thế” :( Kiến thức ko phải ko có, nhưng đã mắc cái hội chứng này thì ko cứu dc. Giải trí một tí, hy vọng ko làm tác giả buồn :">
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên