Thế giới, thời gian, vũ trụ và con người

Cảm ơn Giang đã tham gia vào chủ đề. Em và mọi người khác cứ viết về mọi chủ đề được suy nghĩ, nếu thấy có thời gian. Gấn đây bận làm project nên không thể tiếp tục chủ đề... mọi người thông cảm.

Giang không đồng ý với anh, chắc là ở khía cạnh con người là "rốn vũ trụ". Thực sự con người là nhỏ bé. Nhưng chính những ý nghĩ của em Giang hay của anh Dinh Tran Phuong trên kia cũng đều là suy nghĩ của con người đấy thôi. Chúng ta bị giới hạn trong chính tính con người của chúng ta, điều này cũng tương tự như định lý Godel về sự không hoàn thiện vậy.
Và thế giới của con người cũng giống thế giới của loài cá? Vậy loài cá có khát vọng vươn cao nhận thức để tìm hiểu không? Có thể là có lắm chứ? Hãy tượng tượng một sinh vật 4 chiều đang hiện hữu quanh ta mà chúng ta không thể nhận biết được... Rồi bỗng nhiên, xuất hiện trong đầu chúng ta là một rừng ý nghĩ đáng để mỉm cười và suy ngẫm.

Ý trên của Giang được anh Chí Thanh dẫn ra cũng giống với một ý tưởng trong tính không Phật giáo. Đó là vấn đề không có chủ thể và khách thể. Con người thực chất không được tách ra khỏi tự nhiên mà đã là một bộ phận của tự nhiên, có những thực tại của riêng từng cá nhân, từng sinh vật (thử giải thích nhưng nói ra dài dòng mà tối nghĩa quá). Anh có nói đến câu ... không phải người thường... cũng không hiểu là có ý gì...??


Nói lăng nhăng một hồi mà không giải quyết được gì. Mọi người tiếp tục phát biểu suy nghĩ của mình nhé. Hẹn gặp lại trong một thời điểm đỡ bận hơn.
 
Theo quan điểm Triết học phương Đông, thì con người là một bộ phận không thể tách rời của tự nhiên, là một trong ba chỉnh thể : " Thiên - Địa - Nhân ", và con người chỉ có thể tồn tại và phát triển khi tìm cách sống hài hòa với các yếu tố tự nhiên ấy. Còn theo những quan niệm phương Tây thì con người lại là một yếu tố vượt trội, là chủ thể để chinh phục thiên nhiên và vũ trụ, bắt thiên nhiên phải phục vụ mình. Theo tôi, sống hài hòa với thiên nhiên hay chinh phục thiên nhiên cũng đều đúng cả. Tại sao con người lại có những quan niệm khác biệt như vậy, câu trả lời có lẽ là do hoàn cảnh tự nhiên nơi sinh sống của họ quá khác biệt nhau: Nếu ở châu Á - phương Đông, thì cuộc sống khá dễ dàng, với những đồng bằng màu mỡ và khí hậu ôn hòa; vì vậy, con người ở đây có xu hướng muốn giữ vững cái đã có ban đầu, tức là thiên nhiên. Trong khi đó, những người châu Âu - phương Tây cổ lại phải chịu cảnh sống khắc nhiệt hơn nhiều: đồng bằng không có, khí hậu lạnh giá, khô cằn ..., do đó, họ có xu hướng muốn chinh phục và vượt qua những giới hạn của tự nhiên... Chỉ tiếc là thế giới hiện đại lại được tạo ra từ những thành tựu phương Tây, nên Thế giới mới bị hủy hoại như ngày nay.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Triết học phương Đông có ý nghĩa sâu xa, minh triết. Thiên, địa, nhân là Tam tài, giống như khái niệm tự nhiên, xã hội, loài người của phương Tây.
Sống hài hòa chính là thuận theo tự nhiên, chinh phục tự nhiên cũng không thể không theo tự nhiên. Tư tương có lẽ chỉ có 1, cách tư duy rồi diễn đạt mới làm nó khác nhau thôi.
 
Em có vài ý nghĩ về thời gian.

Thời gian, vốn gắn liền với chuyển động. Thời gian bắt đầu có từ khi xuất hiện vụ nổ Big Bang. Con người cảm nhận được thời gian trôi qua là do ngày và đêm nối tiếp nhau - chuyển động của Trái đất so với Mặt trời, do kim đồng hồ quay - chuyển động quay của kim đồng hồ, hoặc do hoạt động của mọi người, và của chính mình. Người ta già đi, thường vẫn bảo là do sự tàn phá của thời gian, nhưng đó cũng là do các tế bào bào thay đổi, do chuyển động của các hạt cấu thành con người mà ra. Bây giờ, giả sử 1 con người hoàn toàn ko chuyển động, bất động đến cả từng hạt 1. Thì người đó sẽ chẳng bao giờ già đi, ko chết (dù cũng chẳng sống). Thời gian đóng băng đối với người đó.

Hì... chả biết sao nữa. Chắc em qua chơi với bác Tuấn bên Sai lệch toán học cũng được đó chứ! :p
 
Thú thật tôi rất thĐã từ lâu khi con người tự thiết lập trật tự xã hội cho riêng mình, họ cũng đã đi ngược lại với tự nhiên. Và rồi con người cũng sẽ rời bỏ cái nôi của mình, như xưa kia sinh vật đã từ dưới nước lên sống ở trên cạn.
Tôi không biết là từ bao giờ, nhưng con nguời là sinh vật thích nhìn ngắm bầu trời nhất, đặc biệt là bầu trời đêm. Trong hằng hà sa số những vì lấp lánh trên kia… chúng ta quá cô đơn trong vũ trụ. Trái đất và con người còn bé hơn những hạt cát trong vũ trụ bao la kia, nhưng dường như chúng ta là những thực thể duy nhất biết được những điều nhỏ nhặt về vũ trụ. Những bộ phim khoa học viễn tưởng có liên quan đến du hành vũ trụ hay người ngoài Trái đất luôn làm tôi thích thú. Thật đáng ngạc nhiên là con người có thể tự vẽ ra tương lai cho mình.ích thú với nguyên lý vị nhân,


Anh Duy à ,em cũng là Fan của nguyên lý vị nhân nhưng theo em những điều anh nói bên trên không phù hợp với nguyên lý này cho lắm,anh nói rằng con người đang đi ngược lại với thiên nhiên và thiết lập trật tự xã hội cho riêng mình nhưng theo nguyên lý vị nhân thì đó chỉ là ý nguyện của đấng tối cao để hướng tới một sự tiến hóa ưu việt hơn ,có thể do những hành động tàn phá thiên nhiên mà con người sẽ phải diệt vong nhưng đó sẽ là một sự khởi đầu của một nền văn minh mới với trí tuệ ưu việt hơn đồng thời với cái tôi sẽ lớn hơn .con người thực ra chỉ là một khoang nhiên liệu trong tên lửa lịch sử ,nó không có quyền quyết định số phận của mình mà trong mọi suy nghĩ ,hành động của mình đều thể hiện sự tồn tại của trí vũ trụ nhằm hướng đến một mục đích mới cao đẹp hơn.từ xa xưa con người luôn tự hỏi mình đến từ đâu ,trứng có trước hay vịt có trước ,câu hỏi muôn thủa ấy là câu hỏi thông minh nhất và cũng là câu hỏi ngu ngốc nhất trong lịch sử loài người bởi nó đánh dấu những tiến bộ trong khoa học giúp nền văn minh con người phát triển như ngày nay nhưng đồng thời cũng kìm hãm tư duy của con người không chấp nhận mọi điều như nó phải có mà luôn tự hỏi nó đến từ đâu và sinh ra từ cái gì chính vì thế phần lớn mọi người đều công nhận Bigbang và không tin vào các tôn giáo hay truyền thuyết xưa.Thực ra đó chính là nguòn tư liệu quí giá về giả thuyết khoa học về nguồn gốc vũ trụ hay đấng tối cao
và việc công nhận nguyên lý vị nhân đồng nghĩa với việc lật đổ Bigbang hay thuyết tiến hóa .Theo cuốn "Những bức thông điệp bi thảm của cổ nhân",tác giả EronoMundasep đã tìm hiểu các thư tịch Tây Tạng và đưa ra giả thuyết về các chủng tộc truóc đay trên thế giới là Lêmuri ,Atlan con người ngày nay
thuộc chủng tộc Arirang hậu kỳ ,qua đó phủ nhận học thuyết tiến hóa của Dacuyn và công nhận sự thăng lợi của nguyên lý vị nhân .ngay cả A.Einstein cũng luôn tin vào trí vũ trụ hay đấng sáng tạo.mọi người có thông tin gì mới về nguyên lý vị nhân xin hãy gửi cho tôi qua email:[email protected](accoun trong H-A-O là của thằng bạn)
 
Back
Bên trên