To Vinh: Cái câu mà em trích dẫn nằm trong quyển Chân Thiền Zen. Chị nhớ trong đấy có trích kinh Bát Nhã. Em nói Thiền là Vô. Em giải thích sao về câu này trong kinh Bát Nhã: "không có cái vô minh cũng chẳng có cái hết vô minh"( vô vô minh diệc vô vô minh tận)
To anh Trung: Trong rất nhiều công án của Thiền có một công án nổi tiềng. Trong đó các vị sư trẻ hay hỏi các vị cao tăng già: Thưa thầy Thiền là gì ạ.
Câu trả lời thường là Thiền chẳng là cái gì cả. Hoặc một câu trả lời tưởng như không phải câu trả lời."Trước đây ta may một cái áo bằng vải gai dầu"
Có vẻ anh Trung rất muốn nổ ra một cuộc tranh cãi Thiền là gì, mục đích không có lẽ muốn tìm câu trả lời mà đơn giản chỉ muốn mọi người tranh cãi.
Quay trở lại câu chuyện em đã post. Quả là trong cái tinh sâu không thể nói cho đủ. Như câu trả lời ở trên là mọi người hãy cảm nhận bằng chính trực quan của mình. Tuy nhiên, em cũng xin giải thích tại sao mình post câu truyện đó lên . ( Xin mạn phép trước)
Tại sao bằng ba câu hỏi mà khiến vị học giả nọ phải lúng túng. Ông sẽ tiếp tục mang kiến thức của minh để trả lời hay quay về? Vị học giả nọ chính là chúng ta. Khi chúng ta đã có một kiến thức nhất định thì thường sinh lòng ngã mạn, cho rằng mình đã hiểu rất nhiều. Nhưng chân lý lại là bể học vô tận, càng học càng có nhiều thứ chưa học.
Vị học giả nọ nếu sinh lòng ngã mạn mà trả lời lung tung và sẽ tiếp tục bước đi. Còn nếu lúc đó, một chút khiêm nhường, một chút ham học hỏi mà bỏ đi cái kiêu mạn của mình, vị học giả nọ sẽ im lặng và quay về. Ông nghiền ngẫm trong im lặng, trong sự trải nghiệm. Đến cuối đời, khi đã trải nghiệm, câu trả lời sẽ đựoc sáng tỏ.
- Đáp án cho ba câu hỏi trên cũng không nhằm cho câu trả lời " Thiền là gì"
Trong dòng lưu chuyển cái gì ngăn lại mà dòng chảy phải ngừng?
Đó là cái bình thường Tâm trong Thiền. Người học Đạo đều biết mọi thứ có quy luật và nhân quả. Mọi vật trong cuộc sống không vượt ra ngoài quy luật của nó. Đời người như dòng sông, đến ngã rẽ là phải rẽ, đến điểm dừng là phải dừng. Như vậy mới gọi là Thuận. Ví như cái Tâm bình lặng và tự nhiên.Tôi lại nhớ đến các bậc Thiền sư không bao giờ cưỡng lại cái chết. Bởi sinh tử cũng là chuyện bình thường.
Trên đường hành Đạo cái gì ngăn lại mà vẫn phải vượt qua?
Cái này cho ngườ học Đạo. Con đường Đạo là con đượng gian khổ. Không cần biết vật cản là gì mà chỉ cần biết phải vượt qua. Còn người đã học, đã hiểu thì biết cái gì ngăn trở Đạo. Đó là Tâm của ngã mạn.
Thế gian bao chuyện khổ đau, nơi nào là chỗ chấm dứt?
Câu này người đã học Đạo cũng hiểu khá rõ. Đó là cái Tâm vô ngã. Khi Tâm tính trở nên tự nhiên, trong suốt thì mọi khổ đau thường không chạm tới.
Ba câu này không thể giải thích nhiều. Nhưng nó tượng cho ba giai đoạn. Học hỏi- ý chí (hành thiền) và giác ngộ.
Tại sao chị lại dẫn Kinh Bát Nhã để vặn lại em và mang công án để vặn anh Trung. Điều đó không nằm ngoài ý cho mọi người thấy là không có cái gì tuyệt đối. Mọi kinh văn chỉ để là phương tiện cho cái học hỏi ban đầu. Còn cái cốt lõi vẫn là Hành.Em Vinh nếu thích có thể mang Kinh Kim Cương, Kinh Cửu Phẩm hay các công án khác để vặn lại. Nhưng điều đó sẽ chẳng để làm gì . Vô nghĩa khi phân định Đúng và Sai khi kiến thức chỉ có trong mỗi người và là của mỗi người.