To anh Tuấn:
Đòn irimi mới kết hợp cả tenchi a? Mà E hỏi 1 chút, đòn irimi cổ điển ấy, khi di chuyển ra sau lưng uke thì áp sát rồi quay tròn hay kéo uke xuống + quay là đúng nhỉ?! (E thấy thày Horii dạy khác mấy anh ở lớp!)
@ Trang:
Đến bây giờ thì riêng 1 đòn trong nhóm đòn iriminage có rất nhiều cách triển khai kỹ thuật mà vẫn đảm bảo hiệu quả đòn lẫn nguyên tắc lý thuyết cơ bản của đòn.
Trong đòn iriminage cổ điển, sau khi áp sát, song song với uke ,còn 1 điểm quan trọng nữa là vị trí tay kiểm soát cổ Uke.
-Nếu em đặt tay vào giữa cổ bạn tập thì trong động tác quay, nage thường có xu hướng đẩy uke cắm đầu xuống khi quay, điều này làm giảm đi khả năng kiểm soát bạn tập và trọng tâm của minh. Khi đấy để kết thúc đòn, Nage thường phải cúi thấp người xuống để nâng cổ bạn tập lên, điều đấy thường mất nhiều lực hơn và thường không kiểm soát được toàn bộ động tác ngã của bạn tập do cổ của bạn tập nằm xa vai của Nage.
- Điểm đặt tay chuẩn thường là : dùng hổ khẩu kiểm soát điểm trên vai và dưới tai bạn tập, hướng đẩy lực song song với cánh tay giang thằng còn lại, từ trên xuống dưới. Khi đấy bạn tập trong khi quay luôn có xu hướng bị sát vào Nage. Chuyển tay để khống chế cổ Uke sang phía vai kia để khi di chuyển vào động tác kết thúc đòn, cổ bạn tập càng sát vai bao nhiêu thì hiệu quả kiểm soát đòn và kiểm soát bạn tập tốt bấy nhiêu.
Đây là kỹ thuật cơ bản của khống chế, còn tùy thuộc vào góc quay, cách tấn công, vị trí kiểm soát mà em sẽ thấy rất nhiều sự khác biệt.
Đợt vừa rồi anh không được xem thầy Horrii đánh kỹ thuật đấy nên không so sánh được, sodi nhá
Có rất nhiều thay đổi trong cách tập iriminage, khi nào vể em có thể tập đấy, chỉ nói thì rất khó hình dung.
Thế nhé, em thử tập với đồng chí người Đức xem sao nhe!