[Thảo luận chung] Đòn đá xoay 360 độ - Có nên sử dụng không?

Rite,

Đang say đòn hoặc mất cảnh giác, đb là khi tiến vào. Khi đối phương đã ngấm đòn, chỉ chăm chăm áp sát để đánh (bất kỳ đòn gì) mà thiếu tỉnh táo, lãnh 1 đòn đá quay như thế thì chỉ có bắn ra thôi. Mình lãnh 1 lần rồi, ngã ngồi chắc phải đến vài chục giây mới đứng dậy nổi. Mạnh kinh khủng! <kinh nghiệm đau thương :D )

Hwr, đòn này khó thực hiện & cần cả sự nhanh nhạy lẫn khả năng giữ thăng bằng.
 
Hy Trang đã viết:
Rite,

Đang say đòn hoặc mất cảnh giác, đb là khi tiến vào. Khi đối phương đã ngấm đòn, chỉ chăm chăm áp sát để đánh (bất kỳ đòn gì) mà thiếu tỉnh táo, lãnh 1 đòn đá quay như thế thì chỉ có bắn ra thôi. Mình lãnh 1 lần rồi, ngã ngồi chắc phải đến vài chục giây mới đứng dậy nổi. Mạnh kinh khủng! <kinh nghiệm đau thương :D )

Hwr, đòn này khó thực hiện & cần cả sự nhanh nhạy lẫn khả năng giữ thăng bằng.
bà chị nói chí lý đấy nhưng em nghĩ cũng không cần thiết phải sử dụng đòn đá này lúc đó đâu
một đòn đấm bạt cũng có thể khiến đối phương lăn luôn(nhưng mà dùng chân thì bớt đau tay hơn :)) )
theo em nghĩ thì đòn này cũng có thể sử dụng khi đối phó với nhiều đối phương
VD khi mình đá vòng cầu vào tên thứ nhất rồi tiếp tục đòn đá 360 độ này vào tên thứ 2
nhưng để đá được như thế này thì phải có kĩ thuật tốt và khả năng tính toán khoảng cách hợp lý
 
hum ,theo tôi thì khi đá xong 1 thằng rồi thì thằng kia cũng có thời gian để tránh hoặc đá lại rồi trừ khi nó xếp hàng dọc để tập cho đá thôi :))
 
Theo mình thì đá xoay hay không cũng còn tùy trường hợp. Tốt nhất là nên tự đưa ra một vài đòn liên hoàn trong đó có đá xoay để dứt điểm để tránh bị mất thăng bằng hay địch thủ né được. Đó cũng là cách tự phân thế một đòn mà mình mạnh nhưng nên đánh kép độ hai đòn trở lên.
Không nên kép hai đòn chân mà không có tay xen giữa hoặc trước đó vì thế là hơi mạo hiểm.
Nếu thích dùn đòn đá thì hãy tập để cho chân bạn dùng được như tay thì lúc đấy đá gì cũng được
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguyễn Thế Vinh đã viết:
Theo mình thì đá xoay hay không cũng còn tùy trường hợp. Tốt nhất là nên tự đưa ra một vài đòn liên hoàn trong đó có đá xoay để dứt điểm để tránh bị mất thăng bằng hay địch thủ né được. Đó cũng là cách tự phân thế một đòn mà mình mạnh nhưng nên đánh kép độ hai đòn trở lên.
Không nên kép hai đòn chân mà không có tay xen giữa hoặc trước đó vì thế là hơi mạo hiểm.
Nếu thích dùn đòn đá thì hãy tập để cho chân bạn dùng được như tay thì lúc đấy đá gì cũng được
nói như ông anh cũng đúng đấy
tốt nhất nếu mình tập chưa thạo thì đừng nên dùng những kĩ thuật khó
đánh các đòn đơn giản thôi
 
Đá xoay đúng là khó thật! Em thấy nó khá đẹp và hiệu quả!
Tuy vậy, gần như cả lớp võ của em đều không đá được hoặc không đat mặc dù đòn này có trong chương trình thi lên đai của đai xanh.
Em lại ít thấy nó dược dùng trong thi đấu, chắc là do dễ mất thăng bằng vì
nguyên tắc đá là phải hạ thấp trọng tâm về sau
 
Đá xoay thì không chỉ có việc hạ trọng tâm và đá mà thực ra quan trọng là đá xong bạn làm gì để không ngã. Phần đông tập đòn đá xoay là đá gió nên đến khi va chạm hoặc đá hụt đòn chạm vào vật cứng (tường chẳng hạn) thì chào chú.
Đòn đá xoay cũng như mọi đòn khác tùy vào tố chất bản thân mà sử dụng. Ví dụ như bác nào hay chóng mặt mà cứ đá xoay thì.....
Võ thuật đòn đá là quan trọng nhưng cũng nên hiểu 1 đòn đá là quá ít ỏi so với hàng trăm đòn đá có thể sử dụng mà không xoay. Chung quy lại là cứ tập cứ đá nếu hụt thì bảo chỉ trách ta học nghệ chưa tinh....
 
nói chung đòn đá này chỉ dùng nhiều trong phim ảnh
hoặc là nhưng cao nhân có tốc độ ra chiêu nhanh kinh khủng thì mới có hay sử dụng thôi
còn nếu những ai tốc độ ra chiêu chưa cao thì tốt nhẩt là tập luyện thêm và tập chớp thời cơ nhanh, vì chiêu này có thể sử dụng khi đối thủ bị choáng hoặc không tập trung thôi
 
He he đạo lí võ học: Nhanh quá lại thành chậm, chậm đôi khi lại thành nhanh.
Ví dụ đánh quá nhanh, địch thủ là 1 cao thủ rèn luyện kiểu quen tay chắc chắn gạt bừa đỡ hay né được.
Đánh chậm địch chả buồn phản xạ mà có khi băn khoăn không biết ta đánh đòn nào.
Ra trận 1 giây băn khoăn bằng 1 lít máu cam he he thế là bẹp.
(Đoạn này không nói về đòn chân xoay đâu đấy, đó xoay 360 mà chậm quá thì tự ngã trước)
 
anh Vinh đã viết:
Đá xoay thì không chỉ có việc hạ trọng tâm và đá mà thực ra quan trọng là đá xong bạn làm gì để không ngã. Phần đông tập đòn đá xoay là đá gió nên đến khi va chạm hoặc đá hụt đòn chạm vào vật cứng (tường chẳng hạn) thì chào chú.
Đúng ạ :)) có lẽ tập đá xoay thế này để luyện thăng bằng, và biểu diễn là chính. Còn nếu giao đấu thực sự, để có thể đứng vững khi (và khi không) chạm vào đích (địch thủ) thì cú đá phải thật sự có trọng lượng. Tập nổi thì hẵng xài :D

Vũ hỏi "có nên sử dụng ?" là cho trường hợp nào ?
Để biểu diễn thì không nói làm gì, còn nếu để giao đấu, thì nên chọn những đòn chắc chắn và hiệu quả. Bởi:
anh Vinh đã viết:
đòn đá là quan trọng nhưng cũng nên hiểu 1 đòn đá là quá ít ỏi so với hàng trăm đòn đá có thể sử dụng mà không xoay
 
Đá đòn này phải hạ thấp trọng tâm
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Không cứ là hạ thấp trọng tâm đâu bạn ạ. Trọng tâm hạ thấp là để khi ta mới tập thì trọng tâm thấp sẽ đỡ bị mất thăng bằng thôi.
Còn dĩ nhiên trọng tâm cao rướn nhiều, độ nguy hiểm cao nhưng phải nói là lực đá sẽ là dạng quên sầu.
 
Ý tôi nói là phải hạ người về sau nếu ko sẽ không đưa chân lên cao được.
Đòn đá khó chính là vì ko biết hạ thấp người và đưa chân lên đúng cách, ở lớp võ của tôi, các em nhỏ chẳng đá được là vì thế.
Trong thi đấu đối kháng thì đòn này chỉ dùng để phản lại khi đói thủ xông tới thôi
 
He he đại ca phải tập tới đòn đá cũng xoay như thế nhưng mà bay của đám Teakwondo thì sẽ thấy lực lăng sướng lắm.
Còn cái gọi là hạ thấp người mà bạn nói thì thực ra chỉ là nghiêng người thôi đề giữ thăng bằng cho chân đá thôi, đá càng cao độ nghiêng càng lớn. Còn trọng tâm thực ra là ở độ cao không đổi vì chân trụ của bạn không trùng xuống chút nào.
Bạn hiểu trọng tâm là điểm tựa của 1 cái bập bênh mà trong đó 1 bên là thân trên của bạn, 1 bên là chân đang đá. Đây là đặc điểm chung của mọi đòn đá chứ không cứ đá xoay 360.
Còn các em nhỏ không đá được chung quy là vĩ chữ xoay vì khi xoay thì không còn như cái bập bênh 2 đầu nữa mà bạn phải xoay và thay đổi độ cao của chân theo hình xoắn ốc. Nên các em không đá được 1 phần vì chân trụ chưa vững 2 là vì yếu quá đá thế thì cũng không có lực nổi.
 
Em thấy món này thường đc gọi là đá Lưu Vân , có cả đòn đá compa quay lại càng khó hơn vì phải nhảy lên trên ko rùi mới thực hiện đòn này chứ ko đơn giản là đá ở ngay trên mặt đất. Khổ cái em chưa bao h đá cho ra hồn cái đòn compa quay cả, cứ nhảy lên là có vấn đề ngay, thg` là ko nhấc chân đủ cao để thực hiện đòn đá, và rất dễ mất thăng = nữa. Còn đá Lưu Vân trên mặt đất thì còn tí tớn đá đc vài quả, ko đến nỗi tệ như cái kia...
 
.......mặt đất thì còn tí tớn đá đc vài quả, ko đến nỗi tệ như cái kia...

hehehehe
tập võ mà lại còn có chuyện tí tớn đá vài quả thì vô trận ăn no đòn là cái chắc
 
He he ngoại giao là điều mà người ta dùng đến trước khi tìm thấy 1 hòn đá.
 
Back
Bên trên