Thánh vật ở sông Tô... :-s

Trần Lê Hưng
(fronzen_eagle)

Active Member
oạt bài "Chuyện khó tin: Thánh vật ở Sông Tô Lịch" của báo Bảo vệ pháp luật cuối tuần.

Cty liên doanh XD VIC trúng thầu gói thầu 07 dự án cải tạo hệ thống thoát nước HN. Công việc cụ thể là nạo vét và kè đá dọc bờ sông Tô Lịch. Tác giả bài viết này là ông Nguyễn Hùng Cường đội trưởng đội XD số 12 trực tiếp chỉ huy thi công đoạn sông qua làng An Phú, P. Nghĩa Đô, Q. Cầu Giấy. Và mọi việc kỳ bí và đáng sợ bắt đầu từ đây. Có thể là sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng cũng có thể là chuyện tâm linh chúng ta chưa giải thích được.

Trước khi thi công, với tư cách chỉ huy công trường tôi có mời ông Phạm Ngọc Anh kỹ sư thủy lợi làm chuyên viên kỹ thuật. Ngay ngày đầu tiên khi khảo sát thực địa, ông Anh phát hiện một ngôi Đền rất lớn ở bờ sông phía An Phú. Đó là ngôi Đền Quán Đôi có từ thời Lý. Ông Anh nói luôn: "cậu không nên nhận thi công đoạn sông này. Nguy hiểm lắm". Rất ân hận, tôi đã không nghe theo lời khuyên này.

Ngày 15/8/2001 tôi vừa làm lễ trong đền Quán Đôi, vừa cho máy xúc, máy ủi xuống bờ sông khởi công. Vừa thắp được mấy nén hương thì tự nhiên lửa trong nắm hương cứ bùng bùng cháy rực, đồng thời ngực tôi đau buốt. Mãi mới dập được lửa, cắm lên bát hương thì công trường báo có sự cố. Vái vội mấy vái, tôi chạy ra ngoài. Thì ra ngoài công trường sau khi đắp đê bơm nước ra, anh em phát hiện rất nhiều cọc gỗ lim đóng theo những hàng ngắn, bố trí rất lạ. Cũng là vô sự, vô sách, tôi chỉ huy cho máy nhổ cọc lên. Máy vừa nhổ được hai chiếc cọc, thì tự nhiên như có một lực gì đẩy, chiếc máy xúc tự trôi xuống sông, không có cách gì giữ được. Đồng thời đê ngăn nước vỡ, nước tràn vào ngập kín chiếc máy xúc. Cũng gần như cùng lúc ấy có tiếng người hét lên. Trong đống bùn mà máy xúc đã xúc lên bờ có lẫn rất nhiều xương người, xương thú vật, rất nhiều đồ gốm, đồ sắt, đồ dùng như bát đĩa, dao, liềm, kim khâu, tiền đồng, tiền cổ. Biết là gặp chuyện lớn, tôi cho dừng thi công, yêu cầu công nhân gom tất cả đồ cổ, xương người lại và báo với Bảo tàng HN. Ông Phạm Kim Ngọc GĐ Bảo tàng HN và nhiều nhà khoa học đã đến hiện trường thu nhặt cổ vật mang về bảo tàng. Tối hôm đó, anh Hùng, người lái máy xúc nhổ cọc, đang khoẻ mạnh vừa về đến nhà chợt lên cơn động kinh, mắt trợn, miệng sủi bọt mép, người cứ quay tròn như gà bị cắt tiết. Cả nhà anh Hùng biết có sự lạ, sắm lễ ra bờ sông vừa khóc vừa lễ. Thật sợ, vừa lễ xong, đốt vàng mã được một nửa thì điện thoại ở nhà báo tin anh Hùng đã tỉnh lại.

Không biết làm cách nào, nghe bạn bè mách, tôi phóng xe đi Hải Phòng mời một thầy pháp nổi tiếng về trừ tà. Vừa nói chuyện với thầy, tự nhiên thầy trừng mắt: "Này, chỗ ấy âm khí nặng nề, sức tôi không trừ được". Năn nỉ mãi thầy mới đi về HN mà cũng chỉ dám làm lễ cầu an ở bờ sông và ngay đêm đó về HP.
Mấy ngày sau, Bảo tàng HN tổ chức 1 hội thảo khoa học, hội tụ rất nhiều các nhà khoa học cả về sử học, bảo tàng, tâm linh... Kết luận của giáo sư Trần Quốc Vượng được chấp nhận: đây là trận đồ bát quái yểm trấn giữ cửa thành Đại La từ thế kỷ IX. GS cũng đề cập đến lực lượng âm binh tại đây và dặn tôi phảỉ cẩn thận kẻo ảnh hướng đến sức khoẻ và tính mạng công nhân.

Tôi cùng anh em công nhân thu nhặt hết tất cả xương người liệm vào tiểu và chôn ở bờ sông, hàng ngày cắt cử người hương khói. Nhưng công việc không tiến triển được. Cứ đắp đê lên, lại vỡ. Anh em công nhânở công trường thì luôn mơ thấy ma quỷ và thường gặp tai nạn lao động. Vét được chút bùn nào lên thì cũng thấy xương người, có khi cả đầu lâu. Chúng tôi liệm hết vào tiểu đêm chôn gần đó.

Một mặt tích cực đổi mới kỹ thuật thi công, mặt khác tôi vẫn tiếp tục mời thầy cúng trừ tà giải hạn. Nhưng tất cả các thầy bắc, nam đều bất lực. Công nhân toàn nằm mơ thấy những người mặc áo the, khăn xếp đánh đuổi không cho nằm. Nhiều người đã bỏ việc không dám ở lại. Anh Thưởng quê ở Nghệ An là công nhân xây lắp ngủ ở lán công trường, đêm nào cũng mơ thấy một bà cụ hiện lên nắm tóc đuổi đi và nói:"Đây không phải chỗ kiếm ăn của mày, về quê mà sống". Anh Thưởng không chịu bỏ đi, còn khuyên nhiều công nhân ở lại làm. Được 3 hôm vợ anh làm cấp dưỡng cho công nhân bị bỏng độ 3 toàn thân. Sợ quá anh đưa vợ đi bệnh viện và bỏ việc luôn.
Đến tháng 11/2001 nhờ tích cực vận động tôi đã mời được thượng toạ Thích Viên Thành ở chùa Hương về làm lễ cúng cho tôi ở hiện trường. Vừa đến hiện trường thầy đẫ ngồi xuống nhắm mắt niệm phật. Niệm một lúc thầy đứng lên nói. Đây là trận đồ trấn yểm rất nguy hiểm. Vì các đệ tử thầy sẽ lập đàn tràng hoá giải. Sau đó thầy lập đàn tràng ở bờ sông hoá giải trấn yểm. Lễ xong thầy Thích Viên Thành nói với mọi người, "Mặc dù thầy đã cố hoá giải nhưng anh em phải cẩn thận, còn anh Cường thì phải chịu nhiều hậu quả, gia đình, anh em con cháu cũng gặp hoạ". Rồi buồn buồn thầy nói: vì cái đàn tràng này tính mạng thầy cũng khó giữ", Ba tháng sau thầy Thích Viên Thành hoá. Các đệ tử nói trước khi mất thầy còn nói thầy mất vì trận đồ yểm ở sông Tô Lịch.

Nhưng công việc cũng không tiến triển được. Đê đắp lên là vỡ, kè thép không vỡ thì nước xói từ dưới lên. Đặt đá xuống thì đá chìm nghỉm. Để kiểm tra địa tầng tìm kiếm biện pháp thi công mới tôi thuê một dàn khoan thăm dò đến khoan mấy mũi. Dàn khoan dựng ở giữa sông, đội khoan hạ mũi khoan. Lạ thay cứ hạ mũi khoan xuống một đoạn là mũi khoan gãy. Ba lần như vậy họ lẳng lặng tháo dàn khoan đi mất, không cần đòi tiền. Công nhân thì vẫn hoang mang vô cùng. Anh Hoàn quê ở Ninh Bình làm đốc công, có hôm vừa dẫm chân lên đầu cột gỗ thì ở quê nhắn lên bố anh ốm thập tử nhất sinh phải cấp cứu. Anh Nguyễn Văn Nông, thủ kho là người tích cực trong việc thu lượm các hài cốt và di vật thì mẹ bị tai biến mạch mãu lão. Sau khi thầy Thích Viên Thành làm lễ hoá giải yểm trừ, anh Trần Văn Lợi người Bắc Giang xông xáo nhất nhẩy xuống lòng sông vét bùn. Vừa lên bờ tắm rửa xong thì nghe tin nhà ở quê bị cháy rụi, một đứa cháu rất thân với anh đột nhiên chết.
Các công nhân sợ hãi nghỉ việc cả. Chiều chiều đứng bên bờ sông hoang vắng lòng tôi bỗng chua xót. Tôi có tội gì đâu mà thánh thần hại tôi đến nỗi này....


Yem bua`

Ngày 21/9/2002, Báo Kinh Tế và Xã Hội đã đăng một bài về sự phát hiện trên sông Tô lịch, phía cửa Tây của La Thành, một hiện tượng chấn yểm của người xưa.
Hiện tượng này đã gây xôn xao dư luận của Hà Nội và cả nước về những kỳ bí đang xẩy ra vào đầu thế kỷ 21 - Khi mà KHKT đang phát triển như vũ bão.
Tóm lược sự việc như sau :Vào ngày 27/9/2001, đội thi công số 12 -Thuộc Công ty xây dựng VIC ,trong khi nạo vét sông Tô Lịch,thuộc địa phận làng An Phú - Phường Nghĩa Đô - Quận Cầu giấy - HÀ NỘI đã phát hiện được di vật cổ rất lạ và huyền bí. Đó là 7 cây gỗ được chôn đứng dưới lòng sông, tạo thành một đa giác đều,tại đó có các bộ hài cốt bị đóng đinh bả vai, táng giữa các cọc gỗ đó. Ngoài ra còn phát hiện được tấm gỗ Vàng tâm có hình Bát quái, một số đồ Gốm, xương Voi, Ngựa, dao, tiền đồng.

Sau khi đã rút những cọc gỗ đó lên, lấy các bộ hài cốt đem lên Bát Bạt -Hà tây ( là nơi nghĩa trang chôn cất chung của TP.Hà nội ), thấy có rất nhiều hiện tượng kỳ lạ xẩy ra.Nào là các việc chuẩn bị tiến hành thi công bị rối tung lên, máy xúc KOMATSU tự nhiên lao xuống sông;. Nào là một số người đang làm việc tự nhiên ngã lăn ra đất, chân tay co rúm, cứng đờ, lưỡi thè ra ngoài và trở nên hoàn toàn mất tư thức trong nhiều giờ;. Địa tầng của cả khu vực thi công tự nhiên biến đổi, không giống như khảo sát ban đầu; Thử đưa la bàn vào khu vực đó thấy kim la bàn quay tít.
Một năm sau sự việc trên,có hàng loạt sự kiên ngẫu nhiên xẩy ra ,gây kinh hoàng cho toàn đội xây dựng số 12,là đội đă trực tiếp thi công khu vực trên. Bản thân, gia đình, anh em của những người công nhân trực tiếp ngụp lặn vớt hài cốt, nhổ cọc đóng dưới lòng sông liên tục bị các tai nạn thảm khốc như chết, bệnh tật, tai nạn. Sự việc lên đến đỉnh cao khi có tới 43 người thợ bỏ không dám tiếp tục làm việc tại công trường nữa. Trong số đó nhiều người không nói rõ lý do, cũng không đòi hỏi vật chất mà đáng ra họ được hưởng.
Ngày 9/10/2001 những người thợ đã mời một thày theo đạo Tứ phủ đến giải thich, theo nhận định của Thày thì đây là một đạo Bùa Bát quái trận đồ được chôn yểm lâu đời để chấn yểm Long mạch của khu vực này. Sau đó các công nhân lại tiếp tục mời Thượng tọa Thích Viên Thành tới. Thượng tọa Thích Viên Thành đã cho 5 đệ tử lập đàn tràng, làm lễ Hàn lại Long mạch.Theo một số người nói lại ( tôi không có điều kiện kiểm tra ): Chỉ hơn 1 tháng sau, Thượng tọa Thích Viên Thành đã bị bệnh chết.

Các nhà khoa học đã có những đánh giá sơ bộ, song cho đến nay vẫn chưa có kết luận nào khả dĩ có thể lý giải và khắc phục các sự việc trên.


Giáo sư Trần Quốc Vượng có kết luận như sau :" Trước đây, cổng Hoàng thành ngoài lính còn có Thần chấn giữ 4 cửa (Thăng Long Tứ trấn ) và có yểm bùa hay còn làm lễ Hiến Sinh. Như vậy đây là cổng thành phía Tây của La thành. Thông qua tính tương đối thống nhất giữa niên đại của Tiền và đa số đồ gốm cho thấy niên đại của địa điểm này trong khoảng thế kỷ 11 cho đến 14, thuộc vào thời Lý -Trần Việt Nam hay thời Tống của Trung Quốc.

Sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa hiện tượng sông Tô bị lở do đổi dòng và mắt nhà Vua bị đau, đã tạo ra một lễ trấn yểm, trong đó có những bộ xương người cùng những hiện vật khác chăng.( Ở đây GS Trần Quốc Vượng muốn nhắc đến sự tích Ông Dầu bà Dầu trong chuyện cổ tích Việt nam - Người viết ). Đó là một phần của những gì đã đăng tải trên tờ báo. Gần đây,một người bạn của tác giả có cho biết : Đài truyền hình có phát tin người ta đã chuẩn bị khôi phục lại hiên trạng di vật như lúc ban đầu.

Người viết bài này lại có ý kiến khác hẳn : Theo thiển ý của người viết, đây là một hiện tượng chấn yểm nhằm cắt và bế Long Mạch, chận đường của Khí. Ai đã chấn yểm vị trí này và mục đích sự chấn yểm này để làm gì ?. Theo thiển ý của người viết : Đây là tác phẩm của Cao Biền, Tiết độ sứ của TQ vào thế kỷ 8 -Tức là trước thời nhà Lý khoảng 200 năm.

Người viết xin được chứng minh như sau : Trước hết nói về ý kiến của GS Trần Quốc Vượng; người viết cũng đồng ý rằng đây là một sự chấn yểm sông Tô lịch, song không chỉ căn cứ vào niên đại của một số đồ gốm nhặt được mà cho rằng sự việc xẩy ra vào thời Lý - Trần. Nếu theo Truyền thuyết " Tại sao sông Tô lịch và sông Thiên Phù hẹp lại " hay truyền thuyết " sự tích Ông Dầu bà Dầu ", tác giả của sự việc trên là các vị Vua nhà Lý, nhằm trấn yểm sự Báo thù của Ông bà Dầu, thì không có sự việc sông Tô Lịch và Thiên Phù cứ ngày càng hẹp lại,đến nay chỉ còn là một con sông nhỏ xíu, làm nhiệm vụ thải nước bẩn cho Hà Nội. Ta nhớ rằng theo sử sách sông Tô lịch ngày xưa rất rộng, trên bến, dưới thuyền, là trục Giao thông chính thủa ấy. Mặt khác thời Lý Trần có rất nhiều nhà Phong Thủy Việt nam tài giỏi như : Thiền sư Định không làng Cổ pháp (Sư thọ 79 tuổi -Năm Bính tư 808 ), Sư La chân Nhân (852 -936 ), Sư Vạn Hạnh..

Dĩ nhiên các vị sư đó không thể nào để cho các Vua Lý chấn yểm sông Tô Lịch và Thiên Phù, để đến nỗi sông Tô Lịch và Thiên Phù cứ ngày càng hẹp lại và Ngôi báu Vua Lý chẳng bao lâu về tay nhà Trần. Dòng họ Lý bị tuyệt diệt đến nỗi chỉ có người nào đổi qua họ Nguyễn mới thoát khỏi.

Bây giờ ta xét sự việc dưới một góc độ khác qua các sự kiện Lịch sử và các truyền thuyết còn lưu lại trong dân gian.

Theo Việt sử lược : Thành Đại La được xây dựng vào thế kỷ 7 có tên là Tống Bình. Năm thứ 2 niên hiệu Trường khánh (Nhâm Dần -822 ), Vua Mục Tông nhà Đường dùng Nguyên Hỷ làm quan đô hộ. Nguyên Hỷ thấy cửa thành có dòng nước ngược sợ rằng dân ở thành có ý đồ phản nghịch, liền sai Thầy bói gieo 1 quẻ. Thầy bói nói rằng : Sức ông không đủ để bồi đắp thành lớn, 50 năm sau, có một người họ Cao đóng đô tại đây mà xây dựng Vương phủ .

Tới đời vua Đường Y Tôn (841 -873 ), Cao Biền được cử sang đất Việt làm Tiết Độ sứ. Cao Biền là một con người đa hiệu: Vừa là một vị Tướng,vừa là một nhà Phù thủy, một Đạo sĩ, cũng là một nhà Phong thủy có tài. La Thành được Cao Biền sửa chữa, chỉnh đốn lại cho hợp Phong Thủy vào các năm : 866, 867, 868. Theo truyền thuyết, khi Cao Biền xây dựng lại thành Đại La, thì khu vực thi công có hiện tượng sụp lở đất. Cao Biền liền tiến hành chấn yểm Thần sông Tô lịch và một số điểm khác như đền thờ Thần Bạch mã, núi Tản Viên. Sau đó công viêc xây dựng mới có thể hoàn tất.

Tới đây, ta nhớ lại một truyền thuyết khác của dân tộc Việt nam. Đó là " Truyền thuyết Thành Cổ Loa " Tương truyền rằng khi xây dựng thành Cổ loa, An Dương Vương cũng xây mãi mà thành vẫn bị đổ. Khi đó Rùa Thần hiện ra chỉ cách cho xây và cho một cái móng chân, lúc đó thành Cổ loa mới có thể xây dựng xong".

Về mặt địa lý, La thành và Thành Cổ loa cách nhau không xa ( Theo đường chim bay chỉ vài chục km ).
Tới đây, ta buộc phải tự đặt câu hỏi : Có sự trùng hợp giữa hiện tượng sụp đất của Thành Cổ loa, sự sụp đất của thành Đại la và sự sụp lở đất không thể khắc phục được trên công trình nạo vét sông Tô Lịch ?.

Qua hai truyền thuyết trên, bỏ qua các sự việc có tính chất dị đoan, chúng ta phải chấp nhận một sự thực là: Vùng đất từ đầu nguồn sông Tô Lịch kéo dài đến Cổ Loa - Đông Anh HÀ NỘI là một vùng đất có địa tầng địa chất không ổn định. Ta cũng cần phải nhớ rằng : Núi Tản viên nằm ở hướng Tây Hà Nội. Mặt khác phía Tây và Tây Bắc của La Thành là một vùng núi non trùng điệp của các tỉnh HÒA BÌNH, SƠN LA, LAI CHÂU...Theo định nghĩa của môn Phong Thủy, Long Mạch xuất phát từ những rặng núi cao. Núi mà từ đó khởi nguồn Long mạch gọi là Tổ sơn. Ngoài ra Long mạch còn xuất phát từ những khu vực khác gọi là Thiếu sơn. Ta cũng biết rằng thiên khí từ trên trời luôn có tính chất giáng xuống, các đỉnh núi cao là những antena tiếp thu sinh khí. Từ những sự việc trên, ta cảm nhận được rằng có một Long mạch rất lớn bắt nguồn từ núi Tản Viên và các rặng núi phía Tây, Tây bắc của Thành Đại la kéo dài qua thành Đại La theo dọc sông Tô Lịch (khí thường đi theo nước ), chạy qua khu vực Hồ Tây bây giờ (Hồ Tây trước kia là một khúc của dòng sông Hồng ), sau đó sang tới tận địa phận Cổ Loa -Đông Anh - HÀ NỘI và còn theo hướng Đông, Đông Bắc đi tiếp .

Chính vì có Long mạch này mà Cao Biền phải vô cùng bận tâm, khổ trí nhằm tiêu diệt hoặc chấn yểm. Có rất nhiều tryền thuyết về Cao Biền liên quan đến các khu vực khác nhau của Long mạch này. Ta có thể kể ra đây những hoạt động của Cao Biền liên quan đến các khu vực của Long mạch này : Đầu tiên là truyền thuyết Cao Biền chấn yểm núi Tản Viên, hắn đã sử dụng đến 8 vạn cái tháp bằng đất nung để chấn yểm núi Tản viên. Tới gần đây người ta còn đào được những cái Tháp đất nung đó tại khu vực Hà nội. Tiếp theo là truyền thuyết Cao Biền dùng hơn 4 tấn sắt, đồng...chôn để chấn yểm đền Bạch Mã là nơi vị thần sông Tô Lịch trú ngụ. Cao Biền còn nhiều lần dựng đàn tràng, dùng 4 thứ kim loại : sắt, đồng, vàng, bạc chấn yểm nhiều nơi trên bờ sông Tô Lịch. Theo sử sách, Cao Biền đã đặt Bùa chấn yểm tới 19 nơi dọc theo sông Tô Lịch.

Thời bấy giờ nước Nam có nhiều vị đại sư tài ba lỗi lạc, hiểu biết rất giỏi về Nho,Y, Lý số và thuật Phong Thủy đã hóa giải sự trấn yểm của Cao Biền bằng phép Huyền môn. Các đại sư thường tụ tập tại ngôi đền SƠN TINH THỦY TINH ở núi Ba vì, hay ở đền BẠCH MÃ, dùng những hiểu biết về Phong Thủy để chấn áp bùa phép của Cao Biền.

Trở lại, đạo bùa tìm thấy trên lòng sông Tô Lịch, có rất nhiều lý do để có thể kết luận rằng : Đó là tác phẩm của Cao Biền, chứ không phải là của các nhà vua Lý. Tác phẩm đó là của Cao Biền đời nhà Đường, thuộc về thế kỷ 9, tức là trước thời các nhà Lý khoảng 200 năm (Lý thái Tổ -Năm 1010 ). Nếu xét về niên đại của cổ vật tìm thấy, thì trong khoảng 200 năm các cổ vật trên cũng không có sự thay đổi nhiều. Cũng không loại trừ trường hợp các cổ vật ở trên đất liền rớt xuống lòng sông thời gian sau khi Cao Biền trấn yểm.

Bây giờ ta lại xét đến mục đích của Cao Biền khi trấn yểm sông Tô Lịch. Cho tới tận giờ phút này, khi các bạn và tôi đang ngồi bên máy vi tính,người ta vẫn sử dụng các thủ thuật : Châm cứu, điện chẩn, xoa bóp, bấm huyệt ... để chữa bệnh. Tất cả các thủ thuật đó đều dựa trên lý thuyết về hệ thống kinh mạch, huyệt, lạc trong cơ thể con người. Người ta xác định được hàng ngàn vị trí Huyệt đạo trong cơ thể con người. Tùy theo từng trường hợp khi châm cứu, người ta dùng kim tam lăng để châm vào các huyệt khác nhau, với thời gian và độ nông sâu khác nhau. Trong dân gian còn lưu truyền các biện pháp bấm, điểm huyệt có thể làm cho một bộ phận nào đó của cơ thể không còn khả năng cử động, hoặc nặng hơn là bộ phận đó không còn sử dụng được. Ta vẫn biết rằng :THIÊN ĐỊA NHÂN là hợp nhất. Mọi vật thể từ Vi mô cho đến Vĩ mô đều phải tuân theo những quy luật chung của sự tương tác vũ trụ. Phải nói dài dòng như vậy để có thể tạm kết luận rằng, trên Trái đất này cũng phải có những đường kinh mạch, huyệt, lạc như trong cơ thể con người. Trái đất này là một cơ thể sống chứ không phải là một cục đất chết như nhiều người vẫn nghĩ. Ta cũng có thể suy ra một hệ quả rằng :Tại một điểm nào đó, người ta có thể dùng một thủ thuật nào đó, có thể ngăn, bế hoặc chặn đường đi của một Long mạch như Cao Biền đã làm. Thủ thuật này người xưa gọi là trấn yểm.

Bây giờ ta tạm thời đưa ra các nhận định như sau :

1. Đạo Bùa trấn yểm trên dòng sông Tô Lịch là của Cao Biền -Tiết độ sứ của nhà Đường, dùng để chấn yểm long mạch, khi tiến hành xây dựng thành Đại La vào thế kỷ 9. Đó là 1 trong 19 nơi mà Cao Biền đã thực hiện trấn yểm.Đạo Bùa đó hoàn toàn không phải do các Vua thời nhà Lý chấn yểm trong Truyền thuyết Ông Dầu, bà Dầu khoảng 200 năm sau khi Cao Biền thực hiện chấn yểm.

2. Chấp nhận có một Long mạch rất lớn xuất phát từ phía Tây của thành Đại La (Các dãy núi thuộc các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, và gần nhất là dãy núi Tản Viên); Long mạch này đi qua thành Đại La, cụ thể theo dọc sông Tô Lịch, qua khu vực Hồ Tây, kéo dài sang Cổ Loa - Đông Anh - HÀ NỘI; Long mạch này còn kéo dài tới dãy Yên Tử và theo hướng Đông Bắc tới tận Quảng Ninh. Đây chỉ là nhánh Thanh Long của đồng bằng Bắc Bộ. Nhánh Bạch Hổ khi có điều kiện tôi xin chứng minh tiếp.

3. Cao Biền đã thực hiện biện pháp chấn yểm Long mạch, nhằm bế dòng khí của Long mạch này. Thủ thuật trấn yểm tương tự như thuật điểm huyệt trong đông y học.

Đến đây,ta lại tiếp tục đặt ra câu hỏi :

1. Tại sao có hiện tượng kỳ lạ và bí ẩn đã xẩy ra cho các công nhân trong đội xây dựng số 12. Bản chất hiện tượng đó như thế nào ?

2. Tại sao sau khi Cao Biền trấn yểm sông Tô Lịch, kể từ đó tới tận ngày hôm nay, trong lịch sử ta không còn nghe có vụ sụt lở đất nào khác ngoại trừ trường hợp trên sông Tô Lịch đã nêu ở trên sau khi người ta đã rút các cọc trấn yểm lên.

3. Hậu quả của việc rút bùa trấn yểm lên sẽ như thế nào đối với khu vực dọc theo sông Tô Lịch nói riêng và cả khu vực HÀ NỘI, các vùng phụ cận nói chung. Hậu quả sẽ như thế nào đối với Long mạch đi qua thành Đại la ?

4. Biện pháp khắc phục sự việc trên như thế nào ?. Người ta có thể hàn lại Long mạch như Thượng Tọa Thích Viên Thành đã thực hiện hay không ?. Trường hợp khôi phục lại Bùa chấn yểm đó xấu hay tốt ?.

Người viết bài này xin mạo muội lý giải các câu hỏi trên. Vì tình yêu đối với HÀ NỘI, quê hương của người viết, vì trách nhiệm một người Việt nam đối với quê hương rất mong được cùng các bạn trao đổi, hầu tìm ra những giải pháp khắc phục hiện tượng kể trên. Đó là trách nhiệm chung của chúng ta không chỉ phải của riêng ai.

Người viết xin được lần lượt lý giải các vấn đề trên như sau :

1. Tại sao có hiện tượng kỳ lạ và bí ẩn xảy ra cho các Công nhân trong đội xây dựng số 12
-Bản chất của hiện tượng đó như thế nào ?.
/-------------------------------/
Thấy các nơi bàn tán ghê quá,post sang đây tán phét+ dọa các chú yếu bóng vía vậy ^^.Sau đây là kiến giải của Lê Tồn Tiên sinh:
Trích dẫn:
Thế này nhé
-anh Hùng lái máy xúc nhổ cọc đúng ko, ai cũng biết lòng sông toàn bùn nhão, máy xúc bị lún khá sâu, mặt khác việc xúc nhổ có thể dẫn đến việc thủng 1 hố khí độc nào đấy dưới mặt bùn, mà tất nhiên người chịu nặng nhất là bác Hùng này rồi.
-việc công nhân mơ thấy có thể lí giải như sau: họ sợ và họ tin, chính vì thế họ có xu hướng tự ảo tưởng ra như vậy, chỉ cần 1 người vào 1 ngày xấu trời nào đấy mơ thấy ác mộng, anh ta sẽ tưởng tượng rằng người đuổi đánh mình áo the khăn xếp rồi anh ta sẽ kể lại, làm 1 phản ứng dây chuyền ai ai cũng mơ thấy vậy là điều hết sức bình thường. Nên nhớ giấc mơ mà con người có thể nhớ đc là giấc mơ lúc gần sáng, gần tỉnh giấc ấy, lúc này não bộ bắt đầu làm việc và nó chi phối giấc mơ của họ <như em mơ thấy qua Triết là vì em muốn thế...>
-về việc anh ... vừa giẫm chân lên cọc thì ở quê báo lên bố đang ốm, thế có phải bố ốm trc khi giẫm lên cọc ko
-việc cấp dưỡng bị bỏng là rất bình thường, ko tin các bác đi hỏi các cô trong căng tin xem có ai chưa bị bỏng bao h ko...
còn thắc mắc gì ko
ko bít có nên tin ko..... :-ss:-ss em sợ lắm :(( :((
 
Keke , trên này thật là lắm tin giật gân=:)
Tớ cũng đọc bài này ở báo rồi--->sợ lắm:((
Nhưng mà tớ vừa bị ăn 1 quả lừa to chuyện di hài tiên nữ>:p
Nên tớ sẽ ko bàn tán j hết, kẻo lại bị thêm 1 quả lừa nữa thì:(
 
cái này ko lừa đâu, Nhung àh.. :-s ko biết các nhà khoa học giải thích thế nào đây .. :-s bí hiểm quá.. :-ss
 
cái ông "Lê Tồn tiên sinh" kia là ở đâu ra thế :)| chắc ở diễn đàn nào đó nói linh tinh, cái nick đọc xuôi đọc ngược cũng linh tinh quá :)|

btw, chẳng tin có mấy chuyện này :))
 
nghe kinh thật :-ss ...VN dạo này xuất hiện nhiều chuyện lạ quá :|
 
thật sự mình rất mê tín :"> nên là đọc phát là tin luôn :"> thiếu j` những chuyện liên quan đến yểm bùa v.v... trước đây đã từng đc nhắc đến mình đều tin hết :">

rồi các nhà KH sẽ giải thik đc những hiện tượng đó bằng các lý giải KH cả thôi :D

VD như việc mà có ng` nói chuyện đc với ng` ở cõi âm ý :) cũng đang dần đc lý giải đấy thôi < nghe đâu là do trước khi chết , những ng` cõi âm đã để lại những sóng từ trg` hay cái j` mà đại khái là 1 tín hiệu nào đó , ko phải bộ não của ai cũng tiếp nhận và hỉu đc những tín hiệu đó mà chỉ có 1 số rất ít những ng` mà bộ não có khả năg tiếp nhận và hỉu đc :D ---> chỉ có 1 số rất ít những ng` "nói chuyện" đc vs những ng` ở cõi âm :D>

cuộc sống nhìu điều bí ẩn đáng sợ nó mới thú vị chứ ;)) sống chết có số duyên số bởi trời rồi :p lo sợ làm jè :p
 
báo pháp luật dạo này đắt xô vì lắm người tò mò mua về xem ,để đáp ứng yêu cầu mọi người còn fotô ra thành nhiều bản đọc nữa ,nói chung bi giờ đi đâu cũng thấy bàn tới mấy vụ này ,nhất là các bà ,các mẹ là hơi bị khoái
 
đọc thì thấy cũng hay ho kì bí đấy nhưng bảo tin thì chắc chả tin đâu. Mà mấy cái báo kia hay đăng tin lá cải bỏ xừ :-j
 
chẳng biết có nên tin hay ko... mà sợ lắm, tâm lý ai nghe mà chả sợ.. nhưng nó lại rất cuốn hút.. >:) càng nghe càng khoái :)) thôi, tin 80 % :)>- :))
 
Tin.
Trên đời làm gì có gì là tuyệt đối.Tâm linh không phải là trò đùa. :(
 
Cái này em được nghe kể lại lâu rùi :D Nói chung là khá tin :)
 
Sáng nay mới đọc qua bài báo trên báo Pháp luật.
Cái này đáng tin chứ ko phải đùa đâu <mặc dù em vô thần.:((>
Cao Biền hồi xưa làm thái thú Giao Chỉ, đi khắp đất này, chỗ nào có long mạch tốt thì lấy bùa trấn yểm hết đi, cho tuyệt đg` nhân tài nước Nam.
<Làng em bây h đào lên đc ấy cái cọc như thế ở ao làng.:-<>
Theo em thì mấy cái bộ xương kia là người dân bị Cao Biền giết, chôn ở đó làm bùa trấn yểm. Đoạn sông chỗ đó cong là chỗ sông Tô mới uốn, trấn ở đấy cực tốt.
Hơn nữa có cái đền, thò ra ngay đâm vào lòng sông.
Sông Tô thì ôm lấy cái thành Đại La, việc trấn yểm cũng là đương nhiên. Nó như con rồng (Long mạch) bao lấy thành, thi công theo kiểu hiện đại, cứ đào đắp thì chả trách phạm long mạch.
Từ xưa đến h chưa có ai nước ta dám sánh bằng Cao Biền, Cao Biền đc phong làm Cao Vương cơ mà.
Tóm lại là mấy cái vụ này các ông đừng có lý cố, có ngày toi cả nhà thì khốn.:-<
 
Hôm nọ thấy cả tập photo bài ảnh về vụ này nhưng nghĩ vớ vẩn ko xem, h mới bít :-ss

Đầu óc ngu muội ko hiểu hết thâm ý sâu xa 8-|

sao ko dừng ko làm nữa là xong 8-|
 
Lâu lâu đi làm những việc không phải việc của mình. Tự nhiên học thêm được nhiều điều lạ. Đúng là đi một ngày đàng học vài sàng khôn.

1. Nói chung là ở Việt nam thì gần như ai từ bé tí đến lúc lớn tướng kiểu gì cũng đọc báo nghe đài về Israel khá nhiều lần. Tôi cũng thế. Nhưng gần đây mới có bạn người Israeli. Thật bất ngờ là có nhiều điều về đất nước này mà mình hoàn toàn không biết, mà toàn là điều rất đơn giản. Ví dụ như weekend của họ là thứ 6 và thứ 7 và họ bắt đầu một tuần mới vào chủ nhật. Những người mang hộ chiếu Israel thì đương nhiên là không được vào các nước hồi giáo, kể cả Malaysia. Nhưng vào Indonesia thì lại được. Họ cũng phân biệt rất rõ Jewish và Israeli. Ví dụ như Einstein thì họ bảo là Jewish nhưng không nhận ông ấy là Israeli. Họ cũng bảo Bill Gates và Lenin là gốc Do thái. Họ hoàn toàn mù tịt về cây lúa nước của Việt nam.

2. Từ bé tôi đã đi Chùa Hương. Lúc còn bé tí đã được gặp động chủ Chùa Hương là hòa thượng Thích Thanh Chân. Cụ xoa đầu tôi và cho một quả chuối tiêu. Lúc đó Chùa Hương rất nghèo. Lớn lên một chút tôi lại hay được gặp thượng tọa Thích Viên Thành là học trò cụ Thanh Chân. Lúc đó thượng tọa còn là một thanh niên gầy gò, mắt sáng mũi cao, nhìn thoáng đã biết là cực kỳ thông minh. Lúc thượng tọa còn sống, mùng 3 Tết lên Thiên Trù bao giờ tôi cũng đến thăm thượng tọa. Phật tử xếp hàng dài ở cửa để được vào gặp thượng tọa, nhưng chỉ cần nhìn thoáng thấy tôi ở cửa sổ, thượng tọa vẫy tay cho vào trước.

Thượng tọa Thích Viên Thành theo phái mật tông, rất giỏi ấn chú. Cái này tôi biết từ trước rồi. Hôm bố tôi mất, thượng tọa biết tin sớm nhất và đến nhà tự tay lập bàn thờ. Hôm 35 ngày bố tôi, thượng tọa cử hai đệ tử giỏi nhất của mình là sư ông Giá và sư ông Kết đến làm lễ. Thượng tọa còn rất giỏi phong thủy. Có một cư sỹ là học trò ruột của thượng tọa về phong thủy nay rất nổi tiếng. Anh này nhận tôi làm ...anh.

Thế nhưng hôm nay mới biết thượng tọa mấy năm cuối đời trình độ phật pháp đã lên tới đỉnh cao. Thượng tọa có thể gọi được thổ địa mảnh đất mình đang đứng lên nói chuyện phải trái. Về nguyên tắc thì phật pháp vô biên, thổ thần hay thủy quái mà có làm gì sai thì có thể quở trách ngăn cấm. Nhưng với lũ ma quỷ độc ác thì mỗi lần trấn trạch, người làm lễ trấn trạch có thể bị tổn thọ. Trước khi làm các lễ lớn trấn trạch cho cầu Hàm Rồng, sông Tô Lịch và đường Láng Hòa Lạc, Thượng Tọa biết làm các lễ này sẽ ảnh hưởng sức khỏe rất nhiều nhưng vẫn làm vì đây là việc đất nước. Sau đó vài tháng Thượng Tọa ốm nặng, hai năm sau thì mất.

---------------

Mấy hôm nay dư luận lại ồn ào về việc sông Tô Lịch. Liền viết thêm một đoạn sau đây nữa về Mật Giáo và việc Hàn long mạch của Thượng Tọa Thích Viên Thành.

Mấy hôm nay thiên hạ xôn xao về vụ Trấn Yểm sông Tô Lịch, trong đó có nhiều ý kiến khác nhau về cố Thượng Tọa Thích Viên Thành. Vậy nên chỉ xin lưu ý mọi người một chi tiết thế này: Thượng Tọa không chỉ là sư trụ trì Chùa Hương mà còn cả Chùa Thầy nữa.

Chùa Thầy là chùa của Thiền Sư Từ Đạo Hạnh. Từ Đạo Hạnh vừa là tăng, vừa là pháp sư, vừa là Vua (Lý Thần Tông), vừa là Phật. Ông còn là tổ sư của nghề múa rối nước. Bản thân bức tượng cốt của ông ở chùa Thầy hiện nay cũng có hệ thống dây để cử động. Tuy Từ Đạo Hạnh không phải là Sư tổ của Thiền Tông Giao Chỉ nhưng cũng qua tận Tây Trúc để học phép. Khi về Việt nam, ông đọc 18 vạn lần câu kinh "Đại Bi tâm kinh đà la ni" thì Trấn Thiên Vương hiện lên ra mắt. Có khả năng là Từ Đạo Hạnh là một trong những lứa pháp sư đầu của phái Thiền tông Giao Chỉ.

Có thuyết nói Sư tổ của Thiền Tông là Tì ni đa lưu chi (Diệt Hỉ) người gốc Tây Trúc, tu ở chùa Dâu (Bắc Ninh). Vậy nên Thiền tông Việt nam còn có các tên gọi khác như Thiền nam phương hay Thiền tì ni đa lưu chi. Mọi người để ý là tượng Phật và tượng La Hán trong chùa Việt nam có nhiều vị mắt to, râu quai nón, da đen (rất khác mặt mũi dân Giao chỉ nhà mình).

Thiền Tăng Tì ni đa lưu chi (Diệt Hỉ) tu ở chùa Dâu vào thế kỷ thứ 6. Trong khi thiền phái Mật Tông (gốc gác ở Tây Tạng) được người Ấn mang đến Tây Tạng vào thế kỷ thứ 8 (sau chúng ta tới 2 thế kỷ).

Như vậy có khả năng phái thiền Mật Tông mà Thượng Tọa Thích Viên Thành là pháp sư đỉnh cao nhất gần đây KHÔNG PHẢI ĐẾN VIỆT NAM QUA CON ĐƯỜNG TRUNG QUỐC. Mà là đến trực tiếp từ Tây Trúc thông qua thiền sư Diệt Hỉ và thiền sư Từ Đạo Hạnh. Do Mật Tông không sử dụng kinh viết mà chỉ có làm lễ, ngồi thiền, niệm thần chú ... cho nên chúng ta sẽ khó có thể biết Thượng Tọa học phép thuật như thế nào. Nhưng xác suất cao là có một cách bí mật nào đấy để truyền thế nào đấy từ thời Từ Đạo Hạnh đến nay. (Thượng Tọa có xuất bản một số sách, ai có điều kiện mà muốn tìm hiểu thì cũng nên đọc)

Còn Cao Biền đến Hà nội là thế kỷ thứ 9. Có thể đoán là Cao Biền thời điểm đấy tuy là cao thủ ấn chú và phong thủy của vua Đường nhưng đến Việt Nam vẫn là trẻ con, bị các cụ nhà mình lừa. Bản chất của việc lừa này là dùng một pháp sư Trung Quốc đóng cọc xây kinh đô cho triều Lý nhà mình về sau này. Việc đóng cọc trấn yểm xây thành này tất nhiên là mang tai họa cho người trấn yểm, các cụ lừa cho một chú Tàu khựa đóng hộ. Thật là cao tay. Cao Biền lúc về lại TQ báo cáo lên vua Đường. Vua vỗ đùi và bảo: chú ngu lắm, bị lừa rồi, anh dặn chú mãi rồi mà vẫn tinh tướng không nghe lời anh, anh khép chú tội chết. Nói xong sai tướng quân Tư Ngạn chém bép một cái. Hết đời thằng phù thủy.

Truyền thuyết có nói là Cao Biền cười diều giấy đi trấn long mạch của nước mình. Đến núi Tản bị Tản Viên Sơn Thánh tát cho mấy cái đuổi đi. Có thể sự thật là thế này: các pháp sư Giao Chỉ nhà mình hồi đấy hay họp ở Đền thờ Sơn Tinh. Cao Biền biết trình mình kém nên lọ mọ lên đấy xin học lóm, các cụ nhà mình biết tỏng bụng dạ nham hiểm của Cao Biền, liền tát cho mấy cái đuổi đi. Truyền thuyết bơm vá lên thành Sơn Tinh hiện lên tát.

Về mặt công việc thì Cao Biền chắc có trình độ thật. Cao Biền là người đầu tiên xây dựng đô thị đầu tiên ở Việt Nam (thành Đại La). Chính sách cai trị khá ổn. Lại còn lấy vợ bản địa (người Hà Đông) rồi truyền nghề dệt cho vợ. Vợ lại truyền cho dân. Dân mình hồi đó gọi Cao Biền là Cao Vương là vì thế, đại khái thấy người tàu mà tốt bụng, nên gọi là Vương cho nó thích. Còn các cụ pháp sư nhà mình có vision ác hơn, gí ngay cho quả trấn yểm Tô Lịch để xây thành Đại La, sau thành thủ đô của nhà Lý.


Đến gần đây, dân xây dựng vốn ẩu, lúc thi công đúng đoạn trấn yểm, liền nhổ mẹ nó cọc trấn yểm lên. Thượng Tọa Thích Viên Thành phải ra tay hàn long mạch. Hàn xong thì Thượng Tọa ốm rồi mất. Chi tiết đại khái như sau:

"Trấn trạch sông Tô Lịch là mùa hè 2000. Cao Biền giết 19 người, trói vào 19 cái cọc, để làm bùa. Để trấn trạch sông Tô Lịch, Thượng Tọa phải quy tụ mấy trăm sư về chùa Thầy tụng kinh 21 ngày. Sau đó mới ra Tô Lịch lập đàn thất tinh. Trước khi lập đàn, vẫn còn tai họa. Một người mang cá ở Chùa Thầy ra sông Tô Lịch để phóng sinh, trên đường đi bị xe ô tô đâm chết. Cái ô tô này còn đâm thêm mấy người nữa. Công an ra lập biên bản, bị xe khác đâm chết luôn. Hôm lập đàn thì Thượng Tọa và sư ông Thủy làm lễ. Ông Minh Bạo tính bát quát. Làm lễ xong thì bát quái tính vào cung Cấn. Thượng Tọa thấy bào cung Cấn biết là mình đoản thọ (vào cung Khảm thì sống). Sau đó 2 năm Thượng Tọa mất. Ông Minh Bạo ốm đếnn hè vừa rồi mới khỏi. Sư ông Thủy hiện vẫn ốm nặng. Cuối năm vừa rồi anh lên Chùa Thầy không gặp được ông vì ông nằm mệt ở trong nhà."

Lần cuối tôi vào thăm Thượng Tọa là ở bệnh viện. Thượng Tọa nằm quay lưng ra ngoài, tôi không được nhìn mặt. Lần cuối cùng gặp mà có nói chuyện là ở chùa Đỏ. Thượng tọa, theo thói quen, nhìn qua cửa sổ thấy tôi, vẫy tay bảo: anh vào đây. Nhưng cả buổi hôm đấy gần như không nói được gì với Thượng Tọa vì thượng tọa đang bận lớp Hạ.

Có nhiều người nói Thượng Tọa có hai cái Mercedez. Tôi thấy buồn cười. Vì Thượng Tọa chỉ có một xe, và là Toyota lọai tốt chứ không phải loại sành điệu. Thượng Tọa có rất rất nhiều tiền , nhưng là tiền của Chùa Hương, Thượng Tọa không bao giờ dùng vào việc riêng.
(Nguồn:http://blog.360.yahoo.com/blog-I2fNXX8_Y7P2gmTrf6kfnQ--?cq=1&p=263)
 
ko biết bây h chỗ này thế nào rồi.. :-s chẳng biết có ai dám đi ngang qua đó ko.. :-s
 
anh ơi, e có trong tay tờ báo đây này, nhưng dài lắm, ngại type.. .:"> :"> đang kiếm trên mạng có ko, sop vào cho ổn :))
 
Cám ơn bạn. Nếu ko tìm thấy thì chịu khó chạy ra hàng photo scan phát. Cũng ko mất nhiều tiền đâu ;));));))
 
Back
Bên trên