Em Phương đừng nói thế,nên giở lại trang trước xem nơi đánh rồi đến đó mà thử nghiệm đã..Cứ nói thế,anh thấy hơi vô lễ đấy...
bắt đầu từ đây,em xin nói thêm về các news tennis để topic khỏi bị rơi vào lãng quên....
Quần vợt nam đầu năm 2006 qua các con số
(VietNamNet) - Một phần ba mùa giải quần vợt 2006 đã trôi qua. Những số liệu thống kê cho thấy Roger Federer vẫn là số một...
Chưa ai bắt kịp "tàu tốc hành"
23 giải đấu trong hệ thống ATP từ đầu năm nay đã tôn vinh 16 nhà vô địch khác nhau. Không ngạc nhiên khi Roger Federer tiếp tục dẫn đầu bảng thành tích với 4 danh hiệu, tất cả đều đến từ các mặt sân cứng. Cùng sở hữu hai chức vô địch, Rafael Nadal, James Blake, Tommy Haas và Ivan Ljubicic chia sẻ vị trí thứ hai.
Từ đầu năm 2006, Federer đã đánh bại mọi đối thủ...
Nhìn vào bảng thống kê dưới đây, có thể thấy độ chín của các tay vợt nam năm nay đang rơi vào khoảng 24-27 tuổi. Chưa có lão tướng "tuổi băm" nào đủ sức "hồi xuân". Ngược lại, bên cạnh Rafael Nadal (19 tuổi 9 tháng khi vô địch Dubai Open và Monte Carlo Masters), Andy Murray góp phần thổi luồng gió mới vào sân chơi của phái mạnh. Tài năng trẻ người Scotland giành danh hiệu ATP đầu tiên trong sự nghiệp khi mới 18 tuổi 9 tháng.
Tuổi vô địch đầu mùa giải 2006
Tuổi 18 19 20 21 22 23
24 25 26 27 28 29 30
Số lần VĐ 1 2 1 0 0 1
7 1 5 3 1 1 0
Trận chung kết trẻ nhất vừa diễn ra tại Valencia giữa Nicolas Almagro (20 tuổi) và Gilles Simon (21). Tổng số tuổi của hai gương mặt vô danh này kém chỉ số tương tự của trận chung kết già nhất tới 14 năm. Ivan Ljubicic (26) gặp Carlos Moya (29) ở trận đấu cuối cùng giải Chennai Open vẫn đang là trận chung kết cao tuổi nhất năm. Đúng là chưa có chỗ cho các tay vợt 30 tuổi.
Murray và Almagro đang là hai trong số 5 tay vợt mới lần đầu tiên vô địch một giải đấu ATP trong sự nghiệp. Có một chi tiết thú vị, 3 người còn lại trong danh sách này cũng rơi vào độ tuổi từ 24-27 gồm: Jarkko Nieminen (24 tuổi), Luis Horna (25) và Radek Stepanek (27).
Trong khi 5 cái tên kể trên vừa được trải qua lần đăng quang đầu tiên, Roger Federer lại quá quen thuộc với cảm giác nâng cúp vô địch. Tay vợt số một thế giới người Thuỵ Sĩ đang là ngôi sao duy nhất bảo vệ được các danh hiệu của mình. Federer 3 lần bảo vệ ngôi vị thành công tại Doha, Indian Wells và Miami. Chưa hết, Federer còn là nhà vô địch duy nhất từ đầu năm 2006 lên ngôi mà không để mất một set nào. Anh thắng tuyệt đối 10 set ở Doha.
"Tàu tốc hành" cũng đang sở hữu mạch thắng dài nhất năm. Trước khi để thua Nadal tại chung kết Dubai Open, Federer trải qua 16 trận thắng liên tiếp.
Nếu như Federer tiếp tục thống trị nội dung đơn, Jonas Bjorkman lại đang làm mưa làm gió nội dung đôi. Với 4 chức vô địch đôi nam, Bjorkman qua mặt một loạt gương mặt đánh đôi sáng giá như anh em nhà Bryan, Mark Knowles hay Max Mirnyi.
Jose Acasuso thì có sự cân bằng tuyệt vời giữa hai nội dung đơn và đôi. Acasuso lập cú đúp tại Vina del Mar, thành tích chưa có ai sánh được trong hơn 3 tháng qua.
"Cánh én đơn độc" Federer vẫn đủ sức giữ mùa xuân ở lại Thuỵ Sĩ. Xứ đồng hồ và nhà băng đang sánh ngang xứ bò tót về số danh hiệu trong mùa giải 2006. 4 chức vô địch của Federer vừa bẳng tổng số lần đăng quang của Nadal, Almagro và Moya. Các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Mỹ (3), Croatia, Pháp và Đức (mỗi quốc gia hai chức vô địch). Việc Argentina mới có một đại diện được nâng cúp vô địch có thể coi là bất ngờ. Nhưng rất có thể xứ tango cùng Tây Ban Nha sẽ bứt lên mạnh mẽ sau khi mùa giải đất nện khép lại.
Ngày 30 tháng 1 năm nay, Federer trở thành tay vợt số một thế giới có tổng điểm cao nhất trong lịch sử. Thời điểm đó, tay vợt Thuỵ Sĩ có 7 275 điểm trên bảng xếp hạng ATP.
Các kỷ lục khác
Từ đầu năm 2006, người hâm mộ đã được chứng kiến hai double bagel (trận thắng trắng 6-0, 6-0). Cả hai double bagel này đều diễn ra tại Miami (Carlos Berlocg thắng Donald Young ở vòng một và James Blake vượt qua... Carlos Berlocq tại vòng hai). Số double bagel năm nay mới bằng một phần ba số liệu tương tự của năm ngoái (6) nhưng lại rất đáng kể nếu đem so với các năm trước (1 trong 2004, 2 trong 2003, 3 trong 2002 và 1 trong giai đoạn 1999-2001).
...trừ Nadal!
Trận chung kết chênh lệch nhất năm chỉ diễn ra trong vỏn vẹn 46 phút. Radek Stepanek "huỷ diệt" Christophe Rochus 6-0, 6-3 tại Rotterdam để giành danh hiệu đầu tiên trong sự nghiệp.
Ngược lại, Nadal cần tới 43 ván mới hạ được Federer ở Monte Carlo. Ông vua sân đất nện chặn đứng "tàu tốc hành" sau 4 set đấu kéo dài 3 giờ 50 phút.
Trận chung kết dài nhất vẫn chưa đáng kể gì nếu đem so với cuộc đua marathon tại Australian Open. Trận tứ kết giữa Nicolas Kiefer và Sebastien Grosjean, phần thắng 6-3, 0-6, 6-4, 6-7 (1-7), 8-6 chỉ nghiêng về tay vợt người Đức sau 4 giờ, 48 phút.
Kỷ lục về loạt tie-break được chia sẻ bởi Igor Andreev và Robin Soderling. Loạt đấu súng set hai phải phân định qua 30 điểm (Andreev thắng 16-14).
19 trên 23 lần (82,6%) nhà vô địch lên ngôi sau khi thắng set đầu. Tỷ lệ này cao hơn mức 76,1% (51 trên 67 lần) của mùa giải 2005.
Một chỉ số khác cũng có bước tiến đáng kể so với mùa giải trước. Tỷ số trong các trận chung kết của những tay vợt hy vọng lần đầu tiên đăng quang đang là thắng 5 - thua 4. Chỉ số tương tự của năm ngoái là 8-15.
Trong khi đó, các tay vợt thuận tay trái đang có bước lùi. Mùa giải 2005, họ sở hữu thành tích 15-7 sau 22 trận chung kết. Năm nay, những người thuận tay trái mới có được thành tích 3-2.
Nhưng Nadal lại vừa đạt thành tích rất tự hào. Nhà đương kim vô địch French Open trở thành ngôi sao thi đấu tốt nhất trong các trận chung kết.
Kỷ lục về tỷ lệ thắng trận chung kết
STT
Tay vợt
Tỷ số thắng thua trong chung kết
Tỷ lệ thắng trận chung kết
1
Rafael Nadal 14-2 87,5 %
2
Thomas Muster
44-11 80,0 %
3
Roger Federer 37-11 77.1 %
4
Thomas Enqvist 19-7 73,1 %
5
Pete Sampras 64-24 72.7 %
Các chỉ số thống kê chắc chắn sẽ còn thay đổi nhiều sau mùa giải đất nện.
Hạnh Nguyễn
Em cám ơn mọi người sẽ góp ý kiến cho topic...
Cám ơn nhiều!