Teen đi xe máy?

Lê Nguyễn Ngọc Tâm
(Youngexplorer)

New Member
Bây giờ trên đài báo đang nói liên tục về vấn đề an toàn giao thông. Các bác trong chính phủ lần này có vẻ được thể mạnh tay làm nhiêu thứ (tuy có hơi nông dân tẹo). Hôm trước lại nghe mấy thằng cu ngồi bốc phét trên tivi cổ động việc teen đi xe phân khối nhỏ, nói linh tinh về "tự do trong khuôn khổ". Vậy việc cấm teen đi xe máy phân khối lớn này có nên hay không ?

Theo mình thì việc cấm đi xe máy phân khối lớn cho teen là chuyện rất vớ vẩn và không thực chất. Giờ tưởng tượng có luật cấm teen phải dùng điện thoại cố định thay vì điện thoại di động, chắc chắn chẳng có ai ủng hộ. Người ta có phương tiện để đi lại tốt, bắt người ta phải xuống đời chả vì một ý nghĩa gì cả. Nhu cầu đi xe máy là một nhu cầu cực kỳ rõ ràng và cần thiết như là ăn uống, nghỉ ngơi. Hà Nội ngày càng mở rộng, xã hội hoạt động ngày càng nhanh. Bây giờ tìm được xe dưới 50 phân khối cũng là một vấn đề vì thị trường đã đào thải loại xe đó do quá lỗi thời rồi. Trói chân teen bằng cách không cho đi xe máy phân khối lớn là đi ngược với sự phát triển và nhu cầu thực tế phát sinh => rất vớ vẩn

Điểm thứ 2, an toàn giao thông là phần lớn là do khả năng thi hành luật. Ở nước ngoài cũng vậy thôi. Học sinh cấp 3 đi xe oto đầy, chẳng bị làm sao cả. Ở Mỹ thì miễn là học sinh còn trong trường học và chấp hành một số giới hạn nhất định là được đi xe oto. Nếu công an ở VN làm việc tử tế một chút thì teen đi xe phân khối gì cũng thế thôi. Bây giờ bị bắt lỗi gì thì bắt, cứ đưa độ 150K ra là thoát hết thì teen cũng thế mà người lớn cũng vậy, luật khối lớn với khối nhỏ thì làm gì được nhau. Vấn đề quan trọng ở đây là đi như thế nào chứ không phải là đi bằng gì. Thay vì tự nhận thức rằng hệ thống hành pháp cho mảng giao thông là yếu kém, trì trệ, nhiều tiêu cực thì chính phủ lại đổ lỗi ngược lại là do người dùng ít tuổi dùng xe lớn => rất không thực chất.
 
Thực ra khả năng điều khiển xe cơ giới đúng luật của teen ( nếu coi đây là một nhóm tuổi ) vẫn không hoàn toàn giống như người trưởng thành. Các bạn teen có ít kinh nghiệm đi đường, ít hiểu biết hơn về xe cộ, và thường hay có nhu cầu phóng nhanh. Phần lớn các tai nạn giao thông xảy ra là do tài xế phóng nhanh, và không làm chủ được tình huống. Ý thức tôn luật lệ giao thông của teenager cũng không bằng người lớn. Hơn nữa ở các thành phố lớn ở VN còn có hiện tượng các học sinh tụ tập vào ban đêm để tổ chức đua xe trái phép, không chỉ gây nguy hiểm cho người đi đường mà còn gây hưởng đến trật tự công cộng.

Theo thống kê của bộ GTVT California ( Department of Motor Vehicle ) thì tính trung bình teenager gây tai nạn nhiều gấp đôi người trưởng thành, trong khi số dặm đường trung bình chỉ bằng 1 nửa. Nghĩa là nếu cùng đi 1 dặm đường thì khả năng gây tai nạn của 1 teeager là cao gấp 4 lần người trưởng thành.

Việc cấm teen đi xe máy cũng có 1 số ảnh hưởng phụ có tính tích cực. Đầu tiên là giảm được lưu lượng xe máy. Xe máy là phương tiện giao thông gây hầu hết các vụ tai nạn. Cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam không đáp ứng được 1 cách hiệu quả cho lưu lượng xe máy hiện nay. Học sinh nếu không được đi xe máy sẽ chuyển sang đi xe đạp điện, một giải pháp tốt về mặt tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường. Việc phổ biến hơn xe đạp/xe đạp điện sẽ có thể khiến mọi người nhìn nhận được tốt hơn những yếu tố tích cực của nó.
 
cũng còn tùy xem teen ấy như thế nào...nếu là đứa ngoan ngoãn thì chả sợ nó đua xe,đánh võng,lạng lách đâu...Chỉ có mấy đứa vớ vẩn thì khi đi xe máy mới hay thik ra oai,làm trò thôi.... Toàn bọn láo toét.....Nhưng tóm lại cấm teen đi xe máy là đúng....
 
Giảm đi xe máy thì ra đường thấy mấy ông mãnh vừa đi xe đạp vừa bốc đầu suýt nữa tông cả vào mình 8-}
 
Theo quan điểm của cá nhân mình . Ai có bằng lái xe thì đi. Ko có thì nên cấm :D. ko riêng gì teen hay mature cả :D
 
Teen = 13->19 :|
Cấm học sinh đi xe máy chứ đâu có cấm teen :|

Em thấy cấm cũng không có gì sai.
Học sinh đi xe đạp còn thi xem ai bốc đầu, thả 2 tay, etc giỏi hơn ( nói 1 cách thô thiển là đú )
Xe máy cũng kiểu đấy thì ... :|
 
Chỉnh sửa lần cuối:
em là thằng đi xe máy từ năm lớp 11 đi học ~ 16 tuổi. Em đồng ý với các nghĩ là quan trọng mình đi thế nào chứ không phải là mình bao nhiêu tuổi. Cấm thế trói chân rất nhiều học sinh.
Trường hợp em nhé :
Nếu đi xe máy thì giữa ca học chính kết thúc lúc 12h trưa và 1 ca học thêm lúc 3h chiều sẽ có thời gian nghỉ trưa là 2h
Nếu đi xe đạp thì thời gian đó là 1 tiếng + siêu mệt
Nếu đi bus thì là 1 tiếng và đỡ mệt hơn, nhưng không bằng xe máy.
Đơn giản là cái gì tiện hơn thì mình làm.
Đồng ý rằng vẫn có tình trạng đi xe máy rồi tụ tập , đua đòi ,phá hoại v.v.v nhưng mà nếu đã là ở tình trạng ăn chơi trên thì có luật hay không thì nó vẫn thế thôi :D
Em không đồng ý là cấm teen đi xe máy thì giảm ách tắc đâu. Xe đạp thì cũng mỗi thằng một xe, đi dàn hàng 3 hàng 4 ra thì còn gây tắc đường gấp vạn lần.
Có chăng thì tiết kiệm được xăng và giảm ô nhiễm thôi. Mà muốn giảm ô nhiễm thì trước hết là đưa ra các quy định về chất lượng xăng và khí thải đi đã, vì số lượng teen được gia đình cho phép đi xe máy không nhiều.
Xe đạp điện là 1 giải pháp thay thế cho xe máy, nhưng có ai nghĩ đến việc xe đạp điện hay hỏng hóc thế nào không? Và với 1 người như em , 50km / 1 ngày ngang dọc Hà Nội thì liệu xe đạp điện có thể thay thế xe máy ?
Xe máy dung tích <50km thì giờ rất khó mà kiếm được. Chally 50 giờ tìm được cũng hộc máu ra. Mà đi Chally em nghĩ chưa chắc đã yên với mấy vị đấy đâu :-j
Nếu có ra luật cấm, có chăng chỉ nên cấm mấy thằng nhà quê cả đời chưa ra phố bao giờ, đi vừa ẩu vừa ngu thôi. Chứ còn người bình thường chả ai đi ngu đến mức để bị tai nạn đâu ( trừ phi bị thằng nhà quê ở trên nó đâm thì không đỡ được )
 
Cấm xe máy các em chuyển sang xe đạp điện. Mà quy định tốc độ tối đa các phương tiện trong nội thành 40km/h. Nhưng xe đạp điện có thể đạt đến và hơn 40km/h. Không biết sau này xe đạp điện có cấm nữa không?
 
Trường hợp em nhé :
Nếu đi xe máy thì giữa ca học chính kết thúc lúc 12h trưa và 1 ca học thêm lúc 3h chiều sẽ có thời gian nghỉ trưa là 2h
Nếu đi xe đạp thì thời gian đó là 1 tiếng + siêu mệt
Nếu đi bus thì là 1 tiếng và đỡ mệt hơn, nhưng không bằng xe máy.

ông em này nói rất có lý, đề nghị anh Nghĩa nghiên cứu đề án xây nhà nghỉ cạnh trường học, dành cho tuổi teen nghỉ trưa =))
 
VN có cái kiểu ko kiểm soát đc là cấm, kệ xác các lý do lý trấu.:))
 
vác cái áo theo khi đi học.
đi trên đường nhìn trước nhìn sau chạy cẩn thận tránh va chạm là ổn hết.
cấm = cái niềm teen.
 
Em thấy ngoài đường đâm xe toàn các ông ba ngơ với mấy chị trùm khẩu trang chân tay yếu. Chẳng mấy khi thấy ai mặc đồng phục nằm trên đường.
Thực ra thì vẫn có. Nhưng mặc đồng phục mà đã đâm xe thì ít khi đứng dậy được ^_^
 
hôm qua thằng bạn em vừa bị đâm xe,hôm nay mặt quấn đầy băng rồi. Chắc là đua...
 
Chưa chắc. Mình đi cẩn thận chứ người khác đi ẩu thì làm sao cấm được người ta, xui thì bị những thằng như thế nó va chạm :D
Học sinh giờ có cấm cũng chẳng được, thiếu gì cách lách luật :))
 
ông em này nói rất có lý, đề nghị anh Nghĩa nghiên cứu đề án xây nhà nghỉ cạnh trường học, dành cho tuổi teen nghỉ trưa =))

* Đề án này đi chậm thời đại, bị phá sản ngay từ khi có ý tưởng vì lý do: không thể hoãn sự sung sướng để chờ dự án, teen đã chủ động thuê nhà gần trường.

* Cá nhân anh cấm là không hợp lý vào thời điểm này vì bất tiện cho học sinh: Hệ thống giao thông công cộng chưa đáp ứng, nào là nhu cầu học của các em rất lớn, đi học cực nhiều...
 
làm cái kiểu mấy trường cấp 1 ở xa xa ý, nhà trường có xe bus riêng, đưa đón học sinh, đặt trạm ở một số khu vực nhất định.

VN bị 1 cái trò là học sinh ở đầu này thành phố chạy ra đầu kia để đi học. ở đây đi học các em toàn đi bộ.

và nếu làm sao cho ko fải đi học thêm nữa thì càng tốt
 
anh Nghĩa đang ở nước nào thế ạ :D :D :D
Để đc như anh nói thì ít ra phải 10 năm nữa :D
 
anh ở Ba Lan. ở đây học sinh và sinh viên 99% là đi bộ, bus, tầu điện (tramwaj) và tầu điện ngầm (metro). thậm chí một bộ phận những ng đã đi làm cũng sử dụng phương tiện giao thông công cộng. nói chung, muốn ko tai nạn giao thông, ko tắc đường thì chỉ có đi các phương tiện giao thông công cộng thôi. còn nếu cứ xe đạp xe máy, với cái ý thức chấp hành luật giao thông như ở VN thì chẳng phải 10 năm, có khi 30 năm vẫn chưa ăn thua :D
 
nói đi nói lại em thấy nó vẫn cứ quanh quẩn ở cái vòng tròn :
Chính phủ ra luật và thực hiện luật ngu --> dân không chấp hành ---> ra luật mới ngu hơn --> lặp lại bước 2 :))
cái ước muốn có bus đưa đón học sinh đi học còn xa vời lắm anh ạ. Bus chung còn chả ăn ai nữa cơ mà, nói gì bus riêng của trường.
Mà nếu mà để tránh ách tắc sao không cấm ô tô 1 thằng ngồi 1 xe to bằng 5 cái xe máy từ 5- 10 người ngồi hoặc 1/2 cái xe bus ~ 40 người đứng nhỉ ?
thật là khó hiểu :D
 
Dù nói thế nào đi xe máy mà không có bằng là không đúng luật, mà phải 18 tuổi mới có bằng, tức là teenager đi xe máy trên 50 cm3 là phạm luật. Việc có bằng cũng cho thấy người đi xe cũng đã có hiểu biết cơ bản về luật giao thông và cách lái xe. Điều này rất cần thiết cho an toàn của bất kì ai đi xe, chứ không riêng gì teenager.

Về phía người ra luật thì bên cạnh tính chặt chẽ còn cần phải xem xét đến tính khả thi của luật nữa. Luật hiện tại chỉ cho phép 18 tuổi mới có thể thi lấy bằng lái, nhưng tình hình hiện tại là nhu cầu đi xe của học sinh cấp 3 khá lớn, nên học sinh phạm luật đi xe máy nhiều. Điều đó có nghĩa là luật ra khó khả thi vì không phù hợp với tình hình thực tế.

Mình nghĩ có thể ra một phương án khác, có thể áp dụng để quản lý tình hình hiện tại là cấp một bằng lái xe thanh niên (junior licence) cho thanh niên 16-18 tuổi điều khiển xe máy đến ~100 cm3 sau khi đã đảm bảo một số điều kiện nhất định như hiểu biết cơ bản về luật và cách lái xe, v.v. Đến 18 tuổi thì thi lấy bằng lái xe chính thức. Điều này có thể làm giảm bớt tình trạng học sinh đi xe máy không có bằng. Nhưng điều này cũng đòi hỏi các chi phí tài chính, thời gian cũng như nhân lực cho việc tổ chức cấp bằng cho thanh niên. Bên cạnh đó, người ta cũng phải xem xét đến cách xử lý về pháp luật trong trường hợp vi phạm luật giao thông gây tai nạn hay bị tai nạn.

Một giải pháp triệt để (radical) hơn là thay đổi độ tuổi cấp bằng xuống 16 tuổi, điều này đòi hỏi các biện pháp thích hợp trong việc học lấy bằng của thanh niên trong độ tuổi 16-18. Điều này có thể thực hiện được nếu đã tìm hiều về tâm lý và thói quen đi xe của lứa tuổi này, và có các biện pháp điều chỉnh phù hợp. Phương án này cũng đòi hỏi xem xét cách xử lý trong trường hợp vi phạm, gây tai nạn và bị tai nạn. Vì theo Hiến pháp có sự phân biệt giữa thanh niên 16-18 tuổi với người trưởng thành cũng như trẻ em dưới 16 tuổi.

Theo quan điểm của riêng mình, cho phép thanh niên dưới 15 tuổi (tức là hết lớp 9 vào lớp 10) đi xe máy, kể cả dưới 50 cm3, là không tưởng. Đối với những em dưới 15 tuổi mà đi xe máy, có lẽ cần có những biện pháp giáo dục đặc biệt hơn.

Thói quen chấp hành luật pháp ở nơi công cộng là một yếu tố không thể thiếu của xã hội hiện đại và phát triển (hay nói bằng từ khác là văn minh). Tất nhiên Việt Nam mới chỉ là một nước đang phát triển, nên việc chưa có điều này có thể chấp nhận được. Nhưng đây là điều cần phải sửa, nếu như hiện đại và phát triển là cái mà Việt Nam muốn hướng tới.
 
Back
Bên trên