T2 Online:D

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
em học sinh tinh tướng 200% :))
Bình 15/1 về thì xem đ.c trận CK đấy nhỉ ;)) quan trọng là lớp mình có vào đ.c CK hay ko =))
 
'Bắt mạch' nền giáo dục Việt Nam



Nhận định nền giáo dục nước ta đang đi chệch hướng, theo xu thế "đại học hóa phổ thông", khiến học sinh ra trường thiếu kiến thức xã hội, khó hòa nhập cuộc sống, độc giả Vũ Mạnh Tiến (Hà Nội) đã đưa ra đề xuất giải pháp tổng thể cho giáo dục Việt Nam.


Thế nào là giáo dục phổ thông? Trước tiên, xin bắt đầu từ gốc rễ vấn đề, giáo dục là gì? Từ "Education" - tiếng Anh, có nghĩa là "giáo dục" - vốn có gốc từ tiếng La tinh "Educare" có nghĩa là "làm bộc lộ ra". Có thể hiểu "giáo dục là quá trình, cách thức làm bộc lộ ra những khả năng tiềm ẩn của người được giáo dục".

Ngoài ra, còn có nhiều định nghĩa khác về giáo dục, như "giáo dục là việc truyền dạy kinh nghiệm sống của thế hệ trước cho thế hệ sau", "giáo dục là dạy cho người ta biết hành động", "giáo dục thực sự là làm bộc lộ năng khiếu của trẻ ra chứ không phải nhồi nhét thông tin vào”...

Nếu đối chiếu với những định nghĩa này thì rất nhiều phần trong chương trình học phổ thông hiện nay không phải để "giáo dục" mà chỉ là sự nêu ra, trình bày, phổ biến những kiến thức hàn lâm, rời rạc, tản mạn, những nghiên cứu chuyên sâu. Những thứ này, đến lúc nhắm mắt, xuôi tay, phần đông người được học không thể áp dụng nó trong đời được, cho dù chỉ là... một lần. Do vậy, nó không phải là "kinh nghiệm" để có thể sử dụng trong cuộc sống thường ngày.

Còn thế nào là kiến thức phổ thông? Theo tôi, "những kiến thức tối thiểu, thông thường, đại chúng mà ai cũng cần và phải biết để có thể sống, hòa nhập, thích nghi tốt được với cộng đồng tại nơi và thời điểm mà họ đang sống", được gọi là kiến thức phổ thông.

Như vậy, có thể hiểu giáo dục phổ thông chính là việc truyền dạy những kiến thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết, sát thực nhất để người được dạy có thể áp dụng vào cuộc sống, nhằm thích nghi và hòa nhập tốt với xã hội hiện tại.

Nếu giáo dục phổ thông là như trên, thì sẽ phải loại bỏ rất nhiều những nội dung đang có trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay và cũng phải bổ sung rất nhiều những nội dung mới vào chương trình đó. Tất cả những kiến thức không hữu ích, không áp dụng được vào cuộc sống hoặc ở trình độ cao siêu, chuyên sâu, không phổ thông đều nên bỏ. Hãy "trả lại tên cho em", trả lại cho bậc học phổ thông những kiến thức đúng là phổ thông thôi.

Trước mắt, tôi đề nghị bỏ ở cấp Tiểu học 40%, cấp Trung học cơ sở 50% và cấp Trung học phổ thông 60 - 70% kiến thức về Văn, Toán, Lý, Hóa. Các môn còn lại cũng nên tinh giản tối đa để đưa về chỉ còn ở mức phổ thông mà thôi. Làm như vậy để "lấy chỗ" cho những kiến thức hữu ích hơn sẽ được bổ sung tới đây.

Chính các môn Văn, Toán, Lý, Hóa nặng về lý thuyết là những môn tiêu tốn rất nhiều thời gian, sức khỏe, tiền bạc của học sinh và gia đình. Những thứ đã dạy, nhất là ở chương trình THPT, hầu như không thể áp dụng được vào cuộc sống.

Hiện, hàng triệu học sinh phổ thông Việt Nam trong nhiều năm trời ngày đêm miệt mài, đánh vật với các con số để giải các bài Toán, Lý, Hóa... mà kết quả đã biết từ hàng trăm năm trước rồi. Kết quả này không cần cho tổ chức, cá nhân nào cả, hầu như không giúp gì cho cuộc sống sau này. Thật vô cùng lãng phí. Trong khi bản thân, gia đình, địa phương cũng như đất nước còn biết bao vấn đề, biết bao "bài toán" bức xúc từ cuộc sống hiện tại đang đòi hỏi phải suy nghĩ, giải quyết.

Theo đó, ở bậc học phổ thông, môn Toán chỉ cần thạo cộng, trừ, nhân, chia, đôi chút về đại số, hình học là đủ rồi. Lâu nay chúng ta cứ cho rằng những thứ đó là cần thiết, là cơ sở cho sau này, để rèn tư duy... Qua thực tế bản thân, tôi thấy đó chỉ là ngụy biện, lợi bất cập hại, lãng phí thời gian, tiêu hao sức lực, làm khổ biết bao thế hệ học sinh phổ thông.

Có một hiện tượng nữa, học sinh phổ thông sau 12 năm giùi mài kinh sử, khi tốt nghiệp, nếu không đi học tiếp đại học hoặc dạy nghề... mà phải bước vào đời sống tự lập thì đều như gà mắc tóc, lóng ngóng, thụ động không biết phải làm gì, làm thế nào. Học lên không được, trở về với đời thường cũng thật khó khăn, nhất là các em ở nông thôn, vì đã 12 năm chỉ quen với mỗi việc đến trường, ngồi nghe thầy cô và viết viết, chép chép. Điều này khiến các em thụ động, lười biếng, sợ việc, ngại lao động chân tay.

Kiến thức học được trong 12 năm phổ thông, hầu như không giúp được gì cho các em trong cuộc sống hiện tại. Chẳng cơ quan, cửa hàng, nhà máy nào cần các kỹ năng giải Toán, Lý, Hóa hay bình văn, luận thơ mà các em có. Những điều họ cần (như tính chủ động, tháo vát, khéo léo, khả năng giải quyết những tình huống thực tiễn...) thì các em lại rất yếu kém.

Các kỹ năng cần thiết nhất để bước vào cuộc sống tự lập được dạy quá ít, hời hợt. Các em thường rất thụ động, không biết phải làm gì để tự nuôi sống được chính mình chứ đừng nói đến việc gì to tát hơn. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, thi trượt đại học (chiếm đến 90%) các em bước vào đời với một tâm trạng hoang mang, lo lắng, bi quan, chán nản. Gia đình các em cũng không biết phải làm gì với tình trạng con mình "học không hay, cày không thạo" thuộc loại "dở ông, dở thằng" này.

Mười mấy năm trời liên tục đi học, sức khỏe thì đang ở tuổi "bẻ gãy sừng trâu" mà ra nông nỗi này ư? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó?

Theo tôi, chính là do trong trường phổ thông các em không được trang bị, huấn luyện những kiến thức, kỹ năng, điều thiết thực, cần cho đời sống nhất. Thiếu những thứ này người ta không thể tự tin mà hăng hái, phấn khởi bước vào đời.

Về tổng thể, việc cải cách giáo dục phổ thông những năm qua đã đi chệch hướng. Cụ thể là đã kéo dài, phức tạp hóa chương trình học từ 10 năm lên 12 năm, ngày càng thiên về "dạy lý thuyết, dạy chữ, dạy số, dạy nhớ ", kiến thức nặng về sách vở, dập khuôn, xa rời cuộc sống.

Chúng ta đang theo xu thế "đại học hóa phổ thông", đưa những kiến thức ở bậc đại học vào chương trình phổ thông, chuyển từ phổ thông sang phân ban, chuyên sâu... lối dạy và học kiểu hàn lâm, thụ động, máy móc, khô cứng, không phù hợp lứa tuổi. Phương pháp dạy nặng về đọc - chép, rất ít thực hành. Những kỹ năng sống được dạy quá ít và hời hợt.

Trường phổ thông đang dạy theo lối "khép kín", ít liên hệ với xã hội xung quanh, tính xã hội hóa rất thấp. Mục tiêu dạy chú trọng tới số ít (khoảng 10%) là những học sinh khá, giỏi, những lớp chọn, trường điểm có tỷ lệ đỗ đại học cao. Đồng thời, chỉ tập trung vào dạy và học những gì phục vụ cho việc thi cử, nhất là thi đại học chứ không phải dạy và học những thứ cần cho cuộc sống.

Việc dạy, học, đánh giá, thi cử chưa khoa học, gây áp lực nặng nề cho cả người dạy, người học, phụ huynh... Và cảm giác mệt mỏi, chán nản là tâm trạng khá phổ biến hiện nay của mọi người liên quan tới giáo dục phổ thông.

Theo tôi, tới đây, giáo dục phổ thông cần đi theo hướng mới. Cụ thể, sẽ rút ngắn chương trình học từ 12 năm xuống còn 9 năm, chỉ còn hai bậc học, tiểu học (lớp 1 đến lớp 5) và trung học (lớp 6 đến lớp 9), giữa hai bậc học không có thi chuyển cấp. Tất cả các em trong tuổi đi học đều sẽ được đến trường và đều được học hết phổ thông. Do được rút gọn như vậy nên giáo dục phổ thông sẽ nhanh chóng được phổ cập trong cả nước.


Từ đó, chương trình giáo dục phổ thông sẽ được xây dựng theo hướng đơn giản, thiết thực, hữu ích, sát với cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh phổ thông. Chương trình dạy sẽ hướng tới số đông là 90% các em sẽ không học đại học, mà sẽ sống cuộc sống "phổ thông" ở địa phương.

Việc dạy sẽ thiên về "dạy thể chất, dạy phương pháp, dạy hành động, dạy làm người". Do vậy, cách dạy, học, đánh giá, thi cử sẽ khác hẳn trước đây, làm cho người dạy, người học đều hứng thú, chủ động, sáng tạo, tự tin. Học sinh đến trường để được giao tiếp, vui chơi, được bộc lộ năng khiếu, sở thích, được thể hiện mình, để thấy mình thành công, để phấn khởi, tự tin bước vào đời.

Nếu làm được như vậy, tôi tin rằng mục tiêu của học sinh phổ thông tới đây sẽ là học để sống tốt hơn, thay vì học để thi đỗ đại học như hiện nay. Trường phổ thông sẽ là trường "mở", được xã hội hóa cao, gắn chặt với xã hội xung quanh. Mỗi trường phổ thông sẽ là bộ mặt, là trung tâm đào tạo, văn hóa, thể thao, giao lưu, hướng nghiệp của địa phương đó.

Tổng số: 3,600 lượt
Tất cả những đổi mới này sẽ trả lại cho trường phổ thông bầu không khí luôn thoải mái, rộn rã, vui tươi, sống động và hữu ích như bản chất tự nhiên vốn có của nó, như lời bài hát "Nụ cười" mà các em học sinh hay hát: "Tiếng cười vui luôn luôn bên ta / Tiếng cười sẽ luôn luôn ngân xa / Tiếng cười là bạn đường tháng năm của tuổi niên thiếu ta / Tiếng cười vui luôn luôn bên ta / Tiếng cười sẽ luôn luôn ngân xa / Tiếng cười là bạn đường tháng năm không thể nào xóa nhòa".

Nguồn: Vnexpress.net
 
Tâm sự của một phụ huynh có con là 9X
Hằng ngày, buổi tối cháu học đến 12h và dậy lúc 5h hôm sau. Nhiều lúc, tôi tự sau này học ĐH hay học nghề mới cần đầu tư nhiều. Tôi bị giằng co nửa muốn nói con không cần học nhiều, nửa lại lo con thua kém bạn bè. (Tran Thi Minh Huong)


Người gửi: Tran Thi Minh Huong

Tôi là mẹ của một học sinh lớp 10. Trong lớp, các con học rất giỏi và tranh đua rất cao. Đồng thời, thầy cô cũng thấy đầu vào giỏi nên không giảng nhiều.

Với tư cách cha mẹ, tôi cũng không biết tính thế nào khi cháu đòi học thêm với lý do trong lớp thầy cô dạy rất nhanh và kiểm tra bài thì đòi hỏi rất nhiều kiến thức mà không thể làm được nếu không học thêm.

Hằng ngày, buổi tối cháu học đến 12h và dậy lúc 5h hôm sau. Lắm lúc, tôi tự hỏi học phổ thông thì cần gì học giỏi vì sau này học đại học hay học nghề mới cần đầu tư nhiều. Tôi bị giằng co nửa muốn nói con không cần học nhiều, nửa lại lo con thua kém bạn bè trong lớp thì sẽ mất niềm tin.

Tôi suy từ bản thân và thấy đi làm sau này chủ yếu sử dụng nhiều kỹ năng sống và kỹ năng làm việc, mà tuổi phổ thông đáng ra phải được học và tập tành tính tự lập, bản lĩnh. Còn với cuộc sống, chỉ có học để trả bài và thi kiểm tra như hiện nay không trang bị cho các cháu kiến thức là bao nhiêu.

Tôi xem chương trình "High School" trên truyền hình thì thấy các cháu cùng tuổi 9X trên thế giới thật năng động, mạnh mẽ và đa năng. Nhưng nhìn lại con mình thật sự thấy quá lo lắng khi đi học mà cha mẹ theo từng bước, quần áo, ăn uống cha mẹ lo hết, chỉ mỗi học và học. Cuộc sống mà chỉ thế thì thật đáng chán.

Tôi viết ra đây thực sự không hy vọng có sự đổi mới một sớm một chiều cho cả nền giáo dục nước nhà mà chỉ mong thầy cô và Ban Giám hiệu các trường hiểu và linh động thay đổi cách dạy trong khuôn khổ cho phép.

Nguồn Vnexpress.net
 
Bắt trẻ học nhiều mà quên văn hóa ứng xử

Đi học về, thay vì chào ông bà, trẻ đã khoe ngay hôm nay cháu được điểm 10, còn ông bà thấy thế vui quá mà quên bảo các cháu phải chào... Rồi lâu dần, điều này thành thói quen, các cháu chẳng thèm chào hỏi ai bao giờ chỉ dương dương khoe về bản thân. (Phi Thiên Vũ)

Người gửi: Phi Thiên Vũ

Sau khi đọc những bài báo nói về tình trạng cha mẹ bắt con đi học sớm, trẻ em vào lớp 1 cũng phải thi, tôi thấy thật là buồn cười.

Trẻ em đang ở độ tuổi ăn và chơi, chưa có ý thức được việc mình làm là đúng hay sai, nhưng để chạy theo xu thế hiện đại hay chính xác hơn là trào lưu "con mình phải giỏi nhất" nên nhiều cha mẹ đã bắt con mình học quá sức. Mục đích duy nhất của việc này là cho con bằng với con của bạn bè, làm cha mẹ nở mày nở mặt tự hào rằng: cháu biết đọc, biết viết sớm và cháu hơn người.

Nhưng có bao giờ cha mẹ tự hỏi việc mình làm là đúng hay sai, việc mình làm có đúng với mơ ước của cháu hay không? Tôi nghĩ rằng cha mẹ nên dành thời gian nói chuyện với con còn hơn bắt các cháu phải học suốt ngày.

Hiện nay, trong khi văn hóa sống xuống cấp, tôi nghĩ rằng cũng một phần do các bậc phụ huynh đã quá háo danh, bắt các cháu học nhiều mà không dạy các cháu văn hóa ứng xử. Đi học về, thay vì chào ông bà, trẻ đã khoe ngay hôm nay cháu được điểm 10, còn ông bà thấy thế vui quá mà quên bảo các cháu phải chào...

Rồi lâu dần, điều này thành thói quen, các cháu chẳng thèm chào hỏi ai bao giờ chỉ dương dương khoe về bản thân. Đi học mẫu giáo thì bé nào cũng được phiếu bé ngoan mục đích cho bõ tiền bố mẹ các cháu bỏ ra. Đi học thì em nào cũng được học sinh giỏi, thử hỏi sao mà lấy đâu ra nhiều phiếu bé ngoan với học sinh giỏi thế?Trong khi thi tốt nghiệp, hễ coi chặt là trượt mà điều đáng lo ngại hiện nay lại là khá nhiều em trượt tốt nghiệp lại là học sinh giỏi.

Điều tôi muốn nói là các vị nên hiểu rằng các cháu còn nhỏ đi học vì chịu áp lực của bố mẹ, đến trường thì chịu áp lực về thành tích của thầy cô giáo, về nhà chịu áp lực với hàng xóm nếu cháu không giỏi bố mẹ ngượng, hàng xóm chê cười.

Từ đó, trẻ sinh ra trầm cảm và cách cư xử cũng bắt đầu thay đổi trở thành chủ nghĩa cá nhân, chơi với bạn xấu vì thấy ở đó được tự do, thích làm gì thì làm...
 
Trung bình khoảng 3 tháng, tôi dạy hết cuốn Let’s go 1A, sau đó học sinh phải mua Let’s go 1B, sau 3 tháng lại mua một cuốn gần 40.000 đồng. Nếu cả nước có 1 triệu học sinh tiểu học thì sau 3 tháng, chúng ta phải bỏ ra gần 40 tỷ đồng để mua giáo trình Let’s go cho con em học.

Người gửi: Nhà giáo Trần Lê Văn

Tôi là giáo viên lâu năm chuyên về tiếng Anh cho thiếu nhi ở Quy Nhơn. Tôi có 5 vấn đề cần chia sẻ về việc dạy học tiếng Anh hiện nay tại các trường và các Trung tâm ngoại ngữ.

Vấn đề thứ nhất, thật quá tốn kém khi đưa giáo trình Let’s go vào giảng dạy đại trà thay cho Let’s learn tại các trường tiểu học. Trung bình khoảng 3 tháng, tôi dạy hết cuốn Let’s go 1A, sau đó học sinh phải mua Let’s go 1B, sau 3 tháng lại mua một cuốn gần 40,000... Nếu cả nước có 1 triệu học sinh tiểu học thì cứ sau 3 tháng, chúng ta phải bỏ ra gần 40 tỷ đồng để mua giáo trình Let’s go cho con em học. Thật là quá tốn kém.

Giáo viên không nghĩ rằng dạy tiếng Anh quan trọng nhất là phương pháp, sau đó mới đến giáo trình. Let’s go hay có hình ảnh nhưng có cần thiết không khi ta phải bỏ ra số tiền quá lớn? Trong khi tôi đang dạy Let’s learn rất thành công (học sinh học qua là có thể thuộc hết những gì đã học bằng phương pháp mới của tôi).

Cái sai của Let’s go 3 là dạy những từ không thực tế như: skateboard, sled, snowboard, ice skating... (ván trượt tuyết, giày trượt tuyết, xe trượt tuyết...) rất khó nhớ và để làm gì? Hãy lấy phương pháp làm cái quyết định, đừng lấy giáo trình làm cái quyết định. (Nếu giá mỗi quyển Let’s go khoảng 20.000 đồng thì có thể chấp nhận được).

Vấn đề thứ hai, phương pháp dạy tiếng Anh tại các trường tiểu học dành cho các em lớp 3, 4, 5 hoàn toàn lạc hậu và cổ hủ. Bằng chứng là khi tôi kiểm tra 20 em lớp 4, 5, dù đã qua lớp 3 nhưng không em nào đọc lại được từ vựng lớp 3.

Vấn đề thứ ba, tôi kiểm tra sách vở của các em lớp 6, 7 học tiếng Anh của trường thì thấy, 20 năm trước tôi học sao, giờ các em vẫn học như vậy. Ví dụ, từ mới, ngữ pháp... học sinh ghi chép vào vở quá nhiều trong khi những cái đó giáo viên có thể soạn ra giáo trình, photo đóng thành tập (như tôi đã làm) và học sinh không cần phải viết, hãy dành thời gian cho các em đọc và giao tiếp thì sẽ hay hơn.

Vấn đề thứ tư, rất nhiều em đi học tiếng Anh nhưng khi tôi hỏi "Con đi học tiếng Anh là học cái gì?" thì không em nào trả lời được câu hỏi này (ngay cả nhiều gia sư cũng vậy).

Nói ra điều này vì tôi thấy nhiều giáo viên không biết định hướng cho các em, mà mấu chốt là do người dạy không nắm được các nền tảng căn bản trong tiếng Anh: phát âm chuẩn, từ vựng thuộc nhiều, nắm ngữ pháp căn bản và nghe nói nhiều. Từ đó, các em không có định hướng trong việc học tiếng Anh, mà giáo viên lại dạy không hiệu quả.

Vấn đề thứ năm, tôi ước gì mình là hiệu trưởng (hoặc ít nhất là cộng tác viên) của trường Lương Thế Vinh hay Lê Hồng Phong, Lý Thường Kiệt ở Quy Nhơn... Trong thời đại công nghệ ngày nay mà các em học tiếng Anh lại không có phòng Lab, không có hệ thống âm thanh, máy móc hoặc các phương tiện tối thiểu cho việc học ngoại ngữ... trong khi đó tôi có thể làm việc này với chi phí nhỏ nhất và tất cả các em có cơ hội học tiếng Anh với máy móc phương tiện nghe nhìn.

Thử tính: trường có 1.000 học sinh, mỗi em (phụ huynh) đóng 50.000 đồng được tổng cộng 50 triệu đồng. Trong đó, 25 triệu mua màn hình LCD, 15 triệu đồng mua laptop, 10 triệu đồng mua micro, âm li, băng đĩa và tủ lưu trữ. Còn phòng ốc, bàn ghế do trường đầu tư...

Việc phụ huynh đóng 50.000 là quá nhỏ nếu chúng ta dùng đúng mục đích cho việc học tập tiếng Anh của các em. Người học sẽ hài lòng và chấp nhận. Xin chia sẻ những tâm huyết của nhà giáo, rất mong được lắng nghe và đóng góp ý kiến.

Ý kiến của bạn?
Người gửi: Nguyễn Huy Hoàng,

Tôi rất hoan nghênh và cảm động khi đọc những dòng suy nghĩ tâm huyết của nhà giáo Trần Lê Văn. Là một phụ huynh có con đang theo học các bậc tiểu học và THCS, tôi cũng nhận thấy giáo trình và phương pháp dạy học không chỉ môn Tiếng Anh mà nhiều môn khác có rất nhiều vấn đề, không chỉ khó khăn đối với học sinh mà cũng là vấn đề trăn trở đối với nhiều giáo viên.

Đối với môn Tiếng Anh, những vấn đề mà thầy giáo nêu là rất chính xác. Nếu như không đi học thêm thì các con học ở trường về hầu không nghe nói và không viết bài được, mà căn bản của ngôn ngữ ứng dụng là phải nghe nói đọc viết tốt. Thử hỏi bài tiếng Anh chỉ kiểm tra đánh dấu xem cách phát âm của từ này từ kia có âm gì, hay đi vào các bài tập ngữ pháp không thôi thì có thể nghe hiểu và viết bài tiếng Anh được hay không? Các con đâu phải là các nhà nghiên cứu ngôn ngữ mà phải học ngữ pháp kỹ ; và khó như thế? Tiếng Việt các con cũng không nắm được ngữ pháp kỹ đến thế đâu. Và như thế để rèn luyện kỹ năng nghe, nói đọc, viết các phụ huynh phải cho con đi học thêm và sự tốn kém lại tiếp tục nhân lên, không những về tiền bạc mà cả công sức và thời gian.

Đối với một số môn khác như lịch sử chẳng hạn thì lại quá vụn vặt với nhiều số liệu như trận đánh này bao nhiêu quân địch bị tiêu diệt, thu bao nhiêu súng... nhưng vấn đề quan trọng là các con phải hiểu nguyên nhân chủ quan, khách quan và ý nghĩa của nó đối với từng mốc lịch sử hào hùng của đất nước thì không nêu được. Hoặc ở môn Sinh vật, phần kiến thức SGK cung cấp rất ít ỏi, chủ yếu nêu câu hỏi và hiện tượng và có sách bài tập yêu cầu học sinh phải giải thích; tôi không hiểu cứ phải soạn trước bài Sinh vật như vậy thì ở lớp các cô giảng gì mà học sinh thì quá tải bài vì môn nào cũng bắt soạn bài (Lịch sử, địa lý, sinh vật, soạn văn, giáo dục công dân). Tôi cảm thấy bộ SGK trước cải cách mà chúng tôi được học hay hơn bây giờ rất nhiều. Chúng tôi được cung cấp các kiến thức cơ bản cần thiết và giáo viên cho nâng cao bằng cách 1 năm có thể cho chúng tôi tự tìm hiểu, sưu tầm và viết về một đề tài nào đó liên quan đến chưng trình học (VD: học giải phẫu sinh lý người có thể làm tiểu luận về quá trình phát triển của loài người...). Như vậy, học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, không bị quá tải, biết cách tự nghiên cứu, hiểu sâu, có sự sáng tạo, thấy vui và say mê trong học tập.

Nói chung chương trình giáo dục của chúng ta còn rất nhiều vấn đề cần có sự thay đổi để đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng và kiến thức của con người cho sự phát triển của đất nước, nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng và văn hoá đạo đức truyền thống của dân tộc. Tiến trình đó rất cần sự tham gia tích cực của những nhà giáo có tâm huyết như nhà giáo Trần Lê Văn.

Người gửi: Nguyễn Minh Lan,

Tôi thấy Nhà giáo Trần Lê Văn nói rất đúng việc học tiếng Anh không chỉ là ghi chép nhiều mới tốt, mà quan trọng là các em học sinh phải được nghe, nói, đọc nhiều trên lớp hay chính là phải có phương pháp đặc thù riêng như Nhà giáo Văn đã nói. Điều quan trọng nhất để học được tiếng Anh tốt thì phải có phòng Lab. Nếu như các thầy cô giáo dạy tiếng Anh đều có những suy nghĩ như Nhà giáo Văn thì tôi tin rằng học sinh Việt Nam sẽ có một vốn tiếng Anh rất vững chắc.




=)) Cho 1 ai đó cổ hủ và lạc hậu :-j
 
no :( Sau khi thi Văn vẫn còn cơ hội nhưng thi Toán Hóa xong thì hết >.<
 
Chiếc khăn gió ấm [mp3]http://media.chacha.vn/85619600cbfeb91959d21942d269e948/495f705a/media/artist/1168/81638.mp3[/mp3]
Muốn nghe click chuột phải rồi chọn play
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mai lớp mình nhớ thắng nhé hy vọng t ko đi lớp mình sẽ thắng đậm =)) vẫn đau chân =((
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Back
Bên trên