Tự ti-căn bệnh dễ nhiễm mà khó chữa!

Phạm Hải Ly
(haily)

New Member
Căn bệnh này lại thường gặp ở những đứa bé thiếu thốn tình cảm của gia đình! Điều này dẫn chúng đến cảm giác cô đơn, tự thu mình và dại dột hơn là tìm đến tình yếu rất sớm để mong tìm 1 vòng tay che chở nơi người bạn mà chúng cho là đáng tin cậy nhất! Chúng những tưởng vậy là đã an tâm nhưng lại hoàn toàn ngược lại,vì nó chỉ có cảm giác nhất thời thôi chứ sau đó sẽ kéo theo rất nhiều rắc rối cùng với lo lắng nữa!
Vậy chẳng nhẽ căn bệnh đó vô phương cứu chữa????Có ai giúp tui với ko?????:cry:
 
chị muốn kể về ai thế chị Ly? ở lớp em cũng có một bạn như thế đấy, nhưng biết làm sao được, do hoàn cảnh mà, dù sao sau một hồi chơi với em, bạn ấy cũng bớt tự ti nhiều đấy:D
 
Thế à, nhưng theo mình, đâu cứ phải những đứa bé thiếu thốn tình cảm gia đình mới có thể mắc bệnh tự ti, cũng có thể là một cú sốc về tâm lý nào đó chẳng hạn...
Thực tế là vẫn có cách để giúp những con người tự ti trở nên hòa nhập hơn, cái chính là bạn bè có thật lòng muốn giúp đỡ hay không thôi :)
 
pham hai ly đã viết:
Căn bệnh này lại thường gặp ở những đứa bé thiếu thốn tình cảm của gia đình! Điều này dẫn chúng đến cảm giác cô đơn, tự thu mình và dại dột hơn là tìm đến tình yếu rất sớm để mong tìm 1 vòng tay che chở nơi người bạn mà chúng cho là đáng tin cậy nhất!

Chúng những tưởng vậy là đã an tâm nhưng lại hoàn toàn ngược lại,vì nó chỉ có cảm giác nhất thời thôi chứ sau đó sẽ kéo theo rất nhiều rắc rối cùng với lo lắng nữa!


Vậy chẳng nhẽ căn bệnh đó vô phương cứu chữa????Có ai giúp tui với ko?????:cry:

Không cần phải làm nhà tâm lí học,ai cũng hiểu rằng hầu hết những trường hợp tự ti-sống cách biệt ,bị coi như ufo ... là xuất phát từ gia đình sóng gió...Nhưng chỉ có người nào đã từng có giai đoạn như vậy mới hiểu được cảm giác rất lạnh đó.
Theo chị thì cái cách tìm đến TY sớm để hi vọng một chốn nương tựa tinh thần đó,ko phải là giải pháp tối ưu nhưng cũng ko hẳn là" dại dột"-với điều kiện mình đủ tỉnh để xác định rỏàng thế nào là"đáng tin cậy".TY thật sự khó mà tìm thấy được khi người ta mới qua năm đầu PTTH...còn TY thật sự ko cho cái gọi là"cảm giác nhất thời".Còn nếu như tình cảm đó khiến em có thêm rắc rối,bất an thì hãy biết tự bảo vệ mình,quên đi ko vấn vương,thế thôi mà.Những đứa bé thiếu thốn tình cảm gđ(nhiều kiểu...!) rất đáng thương nhưng ko thể để thiên hạ thương hại mình được(còn những đứa đểu nó cười nửa miệng thì sao em?)--tuyệt đối không.Hãy đứng thẳng lên và cố gắng tìm niềm vui trong học hành hoặc một niềm đam mê riêng,để sau này quay đầu nhìn lại ko phải nuối tiếc
Ly còn nhỏ mà trăn trở nhiều quá em,hãy tin rằng mỗi con người là một tiềm năng lớn, lo khai thác cái tiềm ẩn đó thì hơn là thu mình tự ti,chúc em vui và sớm tìm thấy bản thân.
 
pham hai ly đã viết:
Căn bệnh này lại thường gặp ở những đứa bé thiếu thốn tình cảm của gia đình! Điều này dẫn chúng đến cảm giác cô đơn, tự thu mình và dại dột hơn là tìm đến tình yếu rất sớm để mong tìm 1 vòng tay che chở nơi người bạn mà chúng cho là đáng tin cậy nhất! Chúng những tưởng vậy là đã an tâm nhưng lại hoàn toàn ngược lại,vì nó chỉ có cảm giác nhất thời thôi chứ sau đó sẽ kéo theo rất nhiều rắc rối cùng với lo lắng nữa!
Vậy chẳng nhẽ căn bệnh đó vô phương cứu chữa????Có ai giúp tui với ko?????:cry:
Căn bệnh này ko chỉ có ở những người thiếu thốn tình cảm gia đình. Có thể đó là do sự ghen tị từ việc luôn bị so sánh, chê bai dẫn đến tâm lí bất an, ... Người tự ti tìm an ủi, tìm sự cân bằng trong tình yêu, song lại luôn phủ nhận, luôn tìm đến những cái mới lạ (tâm lí bất an mà). Họ dễ bị người ngoài đánh giá là hời hợt, thiéu nghiêm túc. Phương thuốc tốt nhất cho họ có lẽ là sự thông cảm, quan tâm một cách có giới hạn của mọi người xung quanh. Chị chả hiểu tại sao lại có phần "có giới hạn", chỉ là kinh nghiệm bản thân chị, chị nghĩ là nếu không, người sẵn tự ti có thể có biểu hiện hystérique . Chị chỉ nghĩ thế thôi, cũng chẳng biết gì nhiều. Mọi người đừng cười nhé! :p
 
Chỉnh sửa lần cuối:
LỜI KHUYÊN CỦA TRƯỜNG THI DÀNH CHO CÁC THÍ SINH TRƯỚC MÙA THI ĐẠI HỌC NĂM 2003 đã viết:
....

Thế nào là suy nghĩ tích cực?

Bạn nói những gì, làm những gì, cảm thấy những gì - tất cả đều có nguồn gốc từ trong tâm trí bạn, chúng ta bắt đầu bằng một ý nghĩ.Những suy nghĩ có thể tạo nên một điều gì đó, có thể huỷ hoại, có thể mang đến sự yêu thương, căm ghét, hạnh phúc hay phiền não.

Khi chúng ta hiểu và học cách kiểm soát những ý nghĩa của chúng ta thì chúng ta sẽ có một sự bình an “lớn hơn” của tâm hồn, một hạnh phúc, một sự ổn định lớn hơn.Suy nghĩ tích cực – Suy nghĩ mang lại ích lợi cho chính bản thân bạn và cho những người khác. Đó là những suy nghĩ về sự chấp nhận, hoà bình, lạc quan, khoan dung,... Suy nghĩ tích cực là thấy một chiếc ly “đầy nửa ly” thay vì “rỗng nửa ly”; nghĩa là thấy cái gì mà bạn có và tập trung vào đó thay vì cảm thấy thất vọng về những cái mà bạn không có. Suy nghĩ tích cực giúp bạn hạnh phúc hơn nhiều trong cuộc sống.Suy nghĩ tích cực dạy chúng ta cách hành động thay vì phản ứng, “hướng dẫn” cuộc đời ta thay vì để cho hành vi của người khác và của hoàn cảnh hướng dẫn tinh thần của ta.

Vậy thì làm thế nào để có được những suy nghĩ tích cực? Để có được những suy nghĩ tích cực các bạn nên có thói quen tập thư giãn. Khi ta dành vài phút để ngồi yên lặng và thư giãn cơ thể, tâm trí, ta có thể quan sát rõ ràng hơn ở những loại tư duy mà ta đã tạo ra trong tâm trí ta. Khi ta ngồi thư giãn, ta thực hành tạo nên những suy nghĩ tích cực về sự bình an và hạnh phúc. Trong tình trạng thư giãn này số nhịp tim đập, huyết áp, tốc độ tư duy; việc tiêu thụ ôxy đều giảm đi. Thay vào đó tinh thần của ta được “làm mới” và nạp năng lượng. Bài tập thư giãn: Ta ngồi thoải mái... Ta thư giãn cơ thể ta ... Ta thở sâu vào ... và khi ta thở vào ta cảm thấy chính ta đang mang vào sự bình an và thư giãn ... khi ta thở ra xua tan bất cứ sự căng thẳng nào trong tâm trí và cơ thể ta ... Ta cảm thấy cơ thể ta nhẹ nhõm và thư giãn ... Tâm trí ta bình tĩnh ... Tự do khỏi bất cứ sự lo lắng nào ... Bình an... Giờ đây những suy nghĩ của ta chậm hơn ... Ta nhẹ nhàng mang tâm trí ta trở lại với căn phòng và những cảnh vật xung quanh ta nhưng ta vẫn duy trì cảm giác bình an này... Bên cạnh đó các bạn có thể tiến hành thực hiện những bước sau để giúp thay đổi những phản ứng tiêu cực sang tích cực: Ngày 1: Tôi chú ý những gì tôi nói và cách tôi phản ứng người khác. Tôi kiểm tra và thay đổi chính tôi - chứ không phải những người khác. Ngày 2: Nếu tôi thấy chính tôi chỉ trích và phản ứng những người khác, tôi thay thế những ý nghĩ này bằng những ý nghĩ, phản ứng hữu ích và tích cực. Ngày 3: Bất cứ khi nào tôi có những ý nghĩ tiêu cực về chính tôi, người khác và hoàn cảnh, tôi tập trung nhìn vào những khía cạnh tốt và tích cực. Ngày 4: Khi tôi đối mặt với những thử thách, tôi chấp nhận rằng tôi không thể thay đổi và tập trung tìm kiếm những giải pháp có lợi và hiệu quả. Với những bài tập trên đây, chúng tôi hy vọng giúp các bạn bớt được lo lắng, căng thẳng phần nào trong thời gian “nước sôi lửa bỏng” này................

-Trường Thi-



!!!!!!!!!!!!!
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên