Tự do báo chí nhìn từ hai phía

Đoàn Trang
(Ms_Independent)

Điều hành viên
Tự do báo chí nhìn từ hai phía

Nguyễn Đa Linh
Viết cho BBC

Rolling Stone đăng ảnh hai nhân vật nhạy cảm, ca sỹ Cui Jian và nhà văn Muzimei, khiến nhiều người Trung Quốc phẫn nộ. Báo động giả về sóng thần khiến người dân Chi Lê hoảng loạn. Và cộng đồng Hồi giáo đập phá các sứ quán Tây Âu vì bức biếm hoạ Nhà Tiên tri.

Tự do ngôn luận nghĩa là gì? Những người đấu tranh cho Quyền Được Nói theo kiểu phương Tây thường lờ đi chương cuối của câu chuyện cổ tích: tự do không có nghĩa là được phép làm ảnh hưởng đến người khác, đến lợi ích cộng đồng.

Trong khi ấy, “bảo vệ an ninh quốc gia” là cây bài chiến lược để các chính phủ hạn chế bớt sự phóng túng của công dân. Điều này không chỉ diễn ra ở những nước bị coi là “chậm phát triển” mà ngay cả ở Mỹ, nơi người ta thường khoe khoang khắp thế giới về tự do và nhân quyền.

Tổng thổng Bush từng tuyên bố :“nếu trong chính quyền của tôi xảy ra tiết lộ thông tin, tôi sẽ sa thải kẻ chịu trách nhiệm”. Nhưng mặt khác, thỉnh thoảng ông xúi phó tổng thống Cheney thò ra một vài “thông tin mật” có hại cho đảng Dân chủ.

Để đến nỗi danh hiệu kẻ tiết lộ thông tin hàng đầu” (leaker in chief) giờ đây thuộc về ông. Bảo vệ lợi ích quốc gia hay lợi ích của đảng cầm quyền? Điều này còn cần được làm sáng tỏ. Nhiều nhà nghiên cứu thường dẫn lời của Russeau, của Mill để tuyên truyền cho tự do mà không để ý rằng, đa số nhân dân không biết những người ấy là ai. Triết lý của Sen về mối quan hệ giữa Phát triển và Tự do, là những thứ khó hiểu, xa vời đối với họ.

Nhu cầu về một thứ tự do mơ hồ sẽ bị đè bẹp ngay khi cây bài “an ninh quốc gia” được hạ xuống chiếu. Như thường thấy, người dân được phỏng vấn thường tỏ ra lưỡng lự, tán thành tự do, nhưng tự do đến mức nào?

Ở Việt nam, không phải chính phủ không ý thức được rằng những thuyết triết của các nhà tư tưởng nọ thật hay. Nhưng đó mới là lý thuyết. Các nhà lãnh đạo quốc gia chậm rãi dõi theo hiện thực đang diễn ra ở những nước lớn, Nga và Trung Quốc, với hi vọng không cần đến tự do theo kiểu phương tây vẫn có thể đưa nước ta trở thành một quốc gia giàu mạnh.

Nên chăng chúng ta cần nói với Đảng, với nhân dân bằng những ngôn từ thực tế hơn? Nên chăng nói với họ rằng, ở Philippines, công nghiệp truyền thông hoàn toàn do tư nhân nắm giữ. 70% cơ sở đào tạo truyền thông cũng thuộc về tư nhân.

Ở Campuchia, người nước ngoài cũng được ra báo, điển hình là tờ Phnom Penh Post. Đến như vương quốc hồi giáo Brunei chỉ có 3 đài truyền hình thì một là của tư nhân với 13 kênh. Không phải chính phủ các nước này không quan tâm đến các thế lực chống đối mà chỉ vì báo chí tư nhân không đáng sợ đến thế.

Cấm đoán sẽ chỉ gây tò mò

Nhóm công chúng quan tâm đến chính trị sẽ tìm thấy những thông tin họ muốn và những thứ “trên cả sự mong muốn” từ vô vàn các website trên Internet mà tường lửa ngăn không xuể. Ấy là chưa kể những tin đồn lan từ vỉa hè này sang quán nước nọ. Càng cấm đoán, trí tò mò của người dân càng bị kích thích và họ! càng tin là thật.

Báo giấy đang bị báo mạng lấn át trên toàn cầu

Còn những người khác, dù chán ngấy mỗi tháng cũng phải nhận hàng tấn spam e-mail chứa đựng tin tức thật giả lẫn lộn. Sự ra đời của một vài tờ báo tư nhân chẳng vì thế mà thay đổi được lề lối quan tâm của công chúng. Nên chăng nói với họ rằng, những kẻ tung tin không có bằng chứng gây hoang mang trong cộng đồng hoặc xâm hại lợi ích quốc gia cần phải bị xử phạt. Tuy nhiên ở nước ta, việc giáo dục công dân về giới hạn của Quyền Được Nói còn chưa tốt.

Đôi khi chỉ vì tinh thần ái quốc, quá tin vào những nguồn tin vỉa hè hoặc không hiểu rõ vấn đề nào có thể bày tỏ chính kiến, vấn đề nào hàm chứa những ẩn ý ngoại giao phức tạp không nên lạm bàn, một số người đã sử dụng Quyền Được Nói một cách quá đà. Nên chăng giảm hình phạt đối với những người như vậy, đặc biệt là những người trẻ?

Ngoài ra, một cách làm mang tính giáo dục sâu rộng là tạo ra những diễn đàn chính thức trên các tờ báo lớn (bao gồm cả báo điện tử và báo giấy), để nhân dân có thể tranh luận về các vấn đề học thuật nhạy cảm trong khuôn khổ lý thuyết, làm sáng tỏ những trường hợp liên quan đến “an ninh quốc gia” và “lợi ích cộng đồng”. Nên chăng nói với họ rằng, học sinh Việt nam thường bị đánh giá là thụ động. Không thiếu trí thông minh, sự cần cù nhưng khả năng sáng tạo kém.

Trong khi Bộ Giáo dục cố gắng nhồi nhét thật nhiều kiến thức khiến trẻ học mờ mắt mới theo kịp chương trình, một cách làm đơn giản hơn là giảm chương trình chính khoá, để trẻ có nhiều thời gian tự đọc, thời gian để tự do tư duy, sáng tạo thì chẳng được mấy ai quan tâm. Và cũng với cung cách không khuyến khích sáng tạo như thế, người ta áp dụng vào báo chí người lớn.

Dưới sự kiểm duyệt khắt khe, chỉ những bài báo làng nhàng, khác nhau chỉ là văn phong, còn nội dung thì na ná; những bài thường được gọi là “thiếu cũng chả chết ai”, không chứa đựng những ý tưởng “trái chiều” mang tính đột phá; được phép ra đời.

Liệu điều này có liên quan đến việc cả năm 2005, cả nước chỉ có MỘT đơn xin đăng ký sáng chế với Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO)? Nên chăng nói với họ rằng, 500 tờ báo nhà nước với 600 triệu bản phát hành trên toàn quốc mỗi năm tưởng là nhiều, nhưng kỳ thực bình quân mỗi người Việt chỉ được đọc 7.5 tờ báo/năm.

Riêng đợt đóng góp cho Đại hội Đảng X vừa rồi, VietnamNet cho biết: có hàng nghìn kiến nghị gửi về nhưng toà báo chỉ đủ sức đăng 300 bài. Vậy còn những ý kiến khác đi đâu? Nhu cầu được “thấy tên mình trên báo”, được tranh luận, chia xẻ của dân rõ ràng là rất lớn. Khu vực báo chí quốc doanh hiện nay chưa đáp ứng kịp. Ấy là chưa kể, các nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội đều mong muốn có tiếng nói riêng để bảo vệ quyền lợi cho mình, thoát khỏi sự cắt xét theo quan điểm của báo chí nhà nước.

Nên chăng nói với họ rằng, giống như những sản phẩm vật chất, báo chí - sản phẩm tinh thần, cũng có hàng tốt, hàng kém chất lượng. Nhưng không nên vì thế mà cấm đoán cả một loại mặt hàng. Cần phải có một khu vực báo chí tư nhân bên cạnh khu vực nhà nước để tăng cường nguồn cung thông tin; tạo sự cạnh tranh lành mạnh trong giới báo chí; góp phần đẩy lùi tham nhũng; tăng cường hình ảnh ngoại giao cởi mở của Việt Nam trên trường quốc tế và cuối cùng là tạo thêm nhiều công ăn việc làm.

Như là một bước đi thận trọng, đầu tiên, chính phủ có thể cho phép một số nhà báo đã có kinh nghiệm, am hiểu những vấn đề nhạy cảm và có thâm niên công tác 5-10 năm ở các toà báo lớn đứng ra làm chủ bút báo tư nhân. Mục tiêu do Đại hội Đảng IX đề ra và được tiếp tục ở Đại hội Đảng X là phấn đấu đến năm 2020 Việt nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, dựa trên nền tảng kinh tế tri thức, với 50% GDP do tri thức tạo ra. Trong nền kinh tế ấy, thông tin trở thành tài nguyên quan trọng nhất.

Tăng nguồn tài nguyên thế nào nếu không phải là tăng nguồn cung cấp thông tin và tạo ra môi trường cởi mở để cho các tư tưởng sáng tạo được tự do phát triển, đóng góp vào kho tàng tri thức quốc gia. Nếu nhà nước không tăng kịp nguồn cung thì hãy để cho nhân dân cùng làm. Những quốc gia nhỏ như Việt nam nên lấy việc thoả mãn nguyện vọng của nhân dân làm mục tiêu tối thượng, thay vì theo gương các nước lớn.

Bởi lẽ, các quốc gia như Nga, Trung quốc có cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hoá cũng như vị thế trên vũ đài quốc tế tốt hơn ta nhiều. Họ không dễ gì bị những áp lực quốc tế làm điêu đứng. Còn các nước nhỏ, nếu không theo kịp những dòng chảy lớn của thế giới, lòng người trong nước không thuận thì hẳn là tự chuốc lấy những hiểm hoạ bất ổn.

Bộ trưởng Phạm Quang Nghị đã nói: “vấn đề báo chí tư nhân còn phụ thuộc vào quốc hội và ý nguyện chung của nhân dân”. Chúng ta có quyền hi vọng nhà nước sẽ sớm hỏi ý dân về vấn đề này, phải không?

Nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5, xin gửi đến 47 nhà báo quốc tế đã ngã xuống trong khi làm nhiệm vụ năm 2005, lòng biết ơn sâu sắc nhất. Xin gửi đến các nhà báo Việt nam lòng kính trọng vì sự dũng cảm, tinh thần cương quyết đấu tranh của các anh chị vì sự nghiệp phòng chống tham nhũng và đổi mới nước nhà.

(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Quý vị có ý kiến gì về đề tài này xin gửi email cho chúng tôi ở địa chỉ [email protected] hoặc dùng hộp tiện ích bên phải)

---------------------------------------------------------------
Không nêu tên
Bạn Linh ngây thơ quá. Những nước như Brunei, Phillippines hay Campuchia có báo chí tư nhân là đúng rồi, vì họ không có nhu cầu bảo vệ cho một hệ tư tưởng nào đó được xem là chính thống hay kim chỉ nam cho dân tộc họ.

Vũ Thị Kim Thoa, HCMC
Bộ trưởng Phạm Quang Nghị đã nói: “vấn đề báo chí tư nhân còn phụ thuộc vào quốc hội và ý nguyện chung của nhân dân”. Chúng ta có quyền hi vọng nhà nước sẽ sớm hỏi ý dân về vấn đề này, phải không? Theo tôi, những người ủng hộ báo chí tư nhân sẽ chính là các cán bộ lãnh đạo nhà nước VN. Bởi vì :

1./ Hiện nay,VN luôn có sẵn lực lượng an ninh tinh nhuệ và 1 hệ thống tư pháp đủ mạnh để giám sát các hoạt động của báo chí tư nhân.
2./ Nếu báo chí tư nhân phanh phui những hành vi phạm pháp của các cán bộ Đảng viên thì lập tức những cán bộ này sẽ được thay thế bằng những cán bộ trẻ hơn, năng động hơn .
3./ Báo chí được tư nhân hóa thì Ngân sách quốc gia sẽ tiết kiệm những khỏan tài trợ cho mỗi tờ báo như hiện nay

Và những người không ủng hộ báo chí tư nhân sẽ gồm :

1./ Những cán bộ tham nhũng, nếu những vụ bê bối của họ bị báo chí tư nhân phanh phui thì họ không thể ngăn cản hoặc dàn xếp cho êm chuyện
2./ Những cán bộ có quyền lợi gắn liền với lợi nhuận của hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên báo Nhà nuớc. Khi báo chí tư nhân hoạt động thì sẽ có sự cạnh tranh gay gắt trong thi trường dịch vụ quảng cáo. Những người có nhu cầu quảng cáo thường có xu hướng tìm đến những tờ báo có đông độc giả.

Tôi nghĩ rằng, mấu chốt của vấn đề báo chí tư nhân chính là lợi ích từ dịch vụ Quảng cáo. Tôi hy vọng rằng báo chí tư nhân sẽ góp sức với Chính Phủ VN trong cuộc chiến chống tham nhũng.

James Trần, USA
Tự do ngôn luận là quyền căn bản của con người trong 1 xã hội văn minh tiến bộ. Nói đến tự do ngôn luận là nói đến bãi bỏ sự kiểm duyệt của chính quyền với dân chúng mà thể hiện qua tự do báo chí tư nhân. Cho dù tự do ngôn luận cũng có những mặt xấu của nó khi nó bị lạm dụng bởi từ hai phía - chính quyền và người dân, không có nó sẽ nói lên nhân quyền của con người bị chà đạp, 1 nhà nước độc tài sợ hãi dư luận. Một quốc gia khi đàn áp người dân không cho tự do ngôn luận quá lâu sẽ làm dân trí thấp kém dù có muốn thay đổi sẽ phải rất khó khăn và sẽ có nhiều xáo trộn trong xã hội.

Khi dân trí còn thấp, như Việt Nam, khi cho phép tự do ngôn luận vấn đề lạm dụng sẽ càng nhiều hơn dẫn đến tình trạng xã rác trong báo chí. Dù muốn dù không các xáo trộn sẽ xảy ra trong tất cả các quốc gia, ngay cả các quốc gia tự do nhất, cho nên dùng các xáo trộn xã hội để ngụy biện cho phép nhà nước dùng quyền kiểm duyệt cấm tự do ngôn luận chỉ nói lên sự độc tài của nó. Nhà nước Việt nam cần phải nâng cao dân trí bằng cách giáo dục người dân hữu hiệu hơn, cho phép báo chí tư nhân, sẵn sàng chấp nhận "xả rác" rồi dọn rác, và từ đó sẽ dẫn đến một quốc gia thực sự dân chủ như tên của nó.

Khang, Hà Nội
Bài này của ông Linh thật hay. Người ta hay nói "nói phải củ cải cũng nghe" ông nói phải lắm, rất có tinh thần xây dựng. Báo chí ở nước ngoài viết về Việt Nam cần những bài như thế này thay vì chửi bới quá lời như mấy nhà "dân chủ". Con người có nhu cầu về vật chất nên phải sản xuất nhiều hàng hoá, về mặt này chính phủ kêu gọi cổ phần hoá (tư nhân hoá một phần). Con ngừi có nhu cầu tinh thần cần phải thoả mãn bằng hàng hoá ( thông tin báo chí là một loại hàng hoá đó)tại sao lại không tư nhân hoá chứ. Chỉ cần có luật để chống hàng giả là được thôi mà.

Tuấn Khoa, Houston
Đọc câu: “Như là một bước đi thận trọng, đầu tiên, chính phủ có thể cho phép một số nhà báo đã có kinh nghiệm, am hiểu những vấn đề nhạy cảm và có thâm niên công tác 5-10 năm ở các toà báo lớn đứng ra làm chủ bút báo tư nhân” của Nguyễn Đa Linh, tôi có cảm tưởng như là nếu tôi ra một tờ báo, in vài cái tin gà, tin vịt vớ vẩn thì nước VN sẽ trải qua một cuộc khủng hoảng về tài chính, xã hội loạn lạc mất ổn định, cướp bóc tham nhũng khắp nơi, giáo dục xuống cấp thê thảm, kinh tế trì trệ và cuối cùng là dân phải xếp hàng lãnh bo bo hàng ngày. Khiếp quá, thôi cho không tôi cũng không dám làm báo đâu.

Nguyễn Sơn, New York
Bài tự do báo chí của tác giả NĐ Linh nhìn từ hai phía chính quyền, truyền thông mà không xuất phát từ phía người dân!
 
Tranh luận của chị Evil (N.Đ. Linh):




Saint: Chị Vìu, em đặc biệt khuyến cáo chị lên library kiếm cuốn From third world to First của anh Lee Kuan Yew. Chị nên chú ý đọc phần I cái getting the basics right, chú ý phần gần cuối đọan chương 14 Managing the Media nhé.

Dạo này em ngại chép sách chị thông cảm.




QUOTE
Thu Hương: Chú làm gì mà sùng bái anh Diệu thế. Có nhiều con đường để đi đến đích chú ạ. Cách của anh Diệu chỉ là 1 cách áp dụng vào nước anh ấy. Nước thì bé bằng lỗ mũi, dân 1 nhúm, điều khiển cũng dễ hơn nước to 83 triệu dân chú ạ. Anh Diệu có phải dân lý thuyết quái đâu mà có đầu óc khái quát.



QUOTE
Saint: Chính vì 83 triệu dân, 83 triệu cái mồm, mỗi thằng mỗi ý nên quản lý nó khốn nạn hơn nhiều. Tạo một kênh thông tin thảo luận và có access tới chính phủ không nhất thiết phải là báo chí. Nhất là báo chí chỉ để phục vụ những đồng chí như đồng chí Thuhuong.



QUOTE
Evil: Gớm cu Sên cứ khéo lo. Thực ra báo chí tư nhân bây giờ thì khác đếch gì mấy cái diễn đàn thảo luận ghẻ này. Công an vẫn kiểm soát tất đấy chứ.Thích firewall lúc nào là firewall. Thế mà mạng thì cho, báo thì không. Thực ra ở đâu cũng là tiền trảm hậu tấu. Sợ báo chí tư nhân đăng nhạy cảm á. Thế thì khác đếch gì sợ chúng nó tung truyền đơn. Cấm báo chí chúng nó vẫn tung truyền đơn được. Mà không thì chúng nó đăng lên mạng. Thực ra bây giờ vẫn có các thể loại báo núp bóng nhà nước rồi. Nhưng mà danh chính ngôn thuận báo tư nhân thì chưa có. Báo hay không báo thì cũng làm sao mà ngăn được tin vỉa hè, tin Internet, E-mail các kiểu. Nó spam e-mail 1 phát thì cả triệu người nhận được.Vấn đề không phải chỉ là thông tin cho chính phủ mà giữa người dân với nhau.

Có báo thì VN đẹp mặt hơn thôi. Điểm tự do báo chí cao hơn, và dân cũng có vẻ phấn khởi hơn vì có vẻ tự do hơn về khoản tự do ngôn luận. Thế thôi.

Mọi con đường đều có thể đến Rom béo ạ. Có điều là 10 năm, hay 20 năm hay 50 năm và lâu hơn nữa.



QUOTE
Saint: Chị Vìu em nhắc nhở chị đọc anh Diệu là bởi vì ở thời anh Diệu ngoài báo chí thì các phe phái được backed bởi nước ngoài không có con đường nào khác để phá rối public. Bây giờ thì internet đã có firewall. Chị cứ thử để ý quả BBC Vnmese ấy, firewall on & off, nói phải thì củ cải cũng nghe, điều quan trọng nhất là biết lựa lời và biết điểm cân bằng.

Dân trí thấp và không đồng đều, thời buổi connect nên thông tin càng khó kiểm sóat độ chính xác, giữ uy tín khó đấy chị gái ạ. Em chả dám khuyên chị nhiều nhưng chị nên đọc nhiều sách lịch sử hơn, lịch sử cận đại lại càng cần.



QUOTE
Evil: Chú cứ lôi cái thời không internet ra làm đếch gì. Chị đã nói rồi, đứa nào quan tâm đến chính trị lên Internet vẫn đọc được tất. Vẫn thảo luận được. Tin vỉa hè quán nước thì lúc nào cũng sẵn. Chỉ cần 1 thằng trên Internet quăng ra, firewall là trò trẻ con, vài phút sau ra vỉa hè, quán nước. 1 buổi sau là lan ra toàn thành.

Cấm báo là chuyện hết sức nhố nhăng ấu trĩ. Dân trí ở đâu mà chả thấp. Chú cứ vớ vẩn. Dân Mẽo nhiều đứa cũng ngu bỏ mẹ, phát biểu ủng hộ cái nọ, phản đối cái kia linh tinh xoè. Nhưng thực ra bọn ngu không phải là bọn đáng sợ. Bọn khôn, có khả năng gây rối, thì lên Internet hết rồi. Firewall là cái con vịt gì. Chả nhẽ chị lại viết trong bài của chị như thế thì quá quắt, bọn khác nó cười vào mũi.


QUOTE
Saint: Chị Vìu lại muốn làm giặc phỏng?

Nói thật với chị Vìu chị đừng so Việt Nam với Mỹ, buồn cười cực. Em khuyên chị nên đọc lịch sử vì chị nên biết qua cái thời dân Paris nó ưa xuống đường thế nào, thời đó nếu anh Napoleon mà không bắn đại bác vào đòan biểu tình thì Phú Lang Sa chắc cũng không có cửa sau này sang bảo hộ An nam quốc chị gái ạ.

Chị coi thường dân xã hội quá nên không thèm đọc sách lịch sử, thiếu sót lớn đấy, không phải cái gì cũng mang khoa học thực tiễn ra áp dụng được đâu chị gái ơi, lấy thêm lớp đi chị ơi.
 
Hãy thử tham khảo Nền báo chí Việt Nam và Hoa Kỳ

I. Việt Nam

Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo VN

1-. Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

2-. Luôn gắn bó với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân.

3-. Hành nghề trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật.

4-. Sống lành mạnh, trong sáng, không được lợi dụng nghề nghiệp để vụ lợi và làm trái pháp luật.

5-. Gương mẫu chấp hành pháp luật, làm tròn nghĩa vụ công dân, làm tốt trách nhiệm xã hội.

6-. Bảo vệ bí mật quốc gia, nguồn tin và giữ bí mật cho người cung cấp thông tin.

7-. Tôn trọng, đoàn kết, hợp tác giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp.

8-. Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ, khiêm tốn cầu tiến bộ.

9-. Giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc các nền văn hóa khác..“

II. Nền báo chí Hoa Kỳ

QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM

Robert H. Estabrook, cựu phóng viên thường trú ở nước ngoài của tờ Washington Post, là biên tập viên và chủ bút danh dự của tờ Lakeville Journal, một tuần báo cộng đồng tại Connecticut.

Điều bổ sung sửa đổi thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ thường được trích dẫn như sau: “Quốc hội sẽ không ban hành một đạo luật nào nhằm… hạn chế tự do ngôn luận hay báo chí”. Xuất phát từ nguyên lý cơ bản đó trong Tuyên ngôn Nhân quyền, theo tôi có lẽ nguyên tắc đạo đức quan trọng nhất của nghề làm báo tại Hoa Kỳ là: Báo chí độc lập với Chính phủ.

Những người sáng lập ra nước Mỹ đã nghi ngờ xu hướng chính phủ, dù là một chính phủ với những ý định tốt nhất, đôi khi cũng trở nên chuyên chế. Chính phủ bao gồm những con người, và con người có thể sẽ phạm sai lầm. Vì lý do đó, các tác giả của Điều bổ sung sửa đổi thứ nhất đã thấy trước được báo chí, dù với tất cả những khiếm khuyết của nó, như một người phê bình, có vai trò khác biệt so với chính phủ.

Rõ ràng là, trong Tuyên ngôn Nhân quyền, không có điều nào nói rằng báo chí và chính phủ không thể hợp tác với nhau. Song ý định của những nhà lập quốc là báo chí và chính phủ không nên là những đối tác về mặt thể chế của nhau. Đây là nhữngđối thủ tự nhiên với những chức năng khác nhau và mỗi bên phải tôn trọng vai trò của bên kia. Đôi khi một nền báo chí tự do có thể gây tức giận và làm mất mặt một chính phủ nào đó, song đó là cái giá của tự do. Một nền báo chí tự do chịu trách nhiệm trước độc giả của mình và chỉ chịu trách nhiệm trước họ mà thôi.

Sự độc lập luôn là trọng tâm của bất cứ tuyên bố về các nguyên tắc đạo đức khi hành nghề báo chí. Những người chủ sở hữu của một tờ báo có thể lựa chọn là đồng minh của một đảng chính trị hay nhóm lợi ích nào đó, song ngày càng có nhiều tờ báo và tạp chí tại Hoa Kỳ độc lập về mặt chính trị cũng như độc lập với chính phủ. Điều này không có nghĩa là họ không ủng hộ một đảng chính trị hay một ứng cử viên cho một chức vụ trong chính quyền song họ không có bổn phận phải trung thành và sự ủng hộ đó là tự nguyện như là một phần của việc thực hiện sự độc lập của họ.

Xuất phát từ điều này, một nền báo chí độc lập phải luôn gìn giữ vai trò đó thông qua việc chống chọi với đủ loại áp lực – áp lực từ chính quyền địa phương hoặc chính phủ, từ những nhóm lợi ích nào đó trong cộng đồng, từ những cá nhân có quyền lực hay người quảng cáo. Đây là một chuẩn mực cao cả mà đôi khi khó thực hiện hơn trong một cộng đồng nhỏ so với trong một cộng đồng lớn. Một tờ báo lớn, có đủ khả năng tài chính có thể tương đối dễ dàng chấp nhận sự không hài lòng của một nhóm lợi ích hoặc của một nhà quảng cáo nào đó. Song đối với một tờ báo nhỏ, nơi mà sự ủng hộ của một nhóm lợi ích hoặc một nhà quảng cáo như vậy có một ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng trả lương của tờ báo thì phải can đảm mới có thể chống chọi với các áp lực.

Một điểm nữa cũng xuất phát từ điều này là tờ báo và đội ngũ nhân viên của nó nên làm gương trong việc thực hiện sự độc lập của mình trong hoạt động. Họ không chỉ nên độc lập trên thực tế mà cũng nên được mọi người nhìn nhận là mang tính độc lập. Một tờ báo cung cấp cho bạn bè mình những câu chuyện không chính xác mang tính tâng bốc hoặc những bài bình luận mang tính bợ đỡ sẽ không còn được tôn trọng nữa. Một tờ báo có phóng viên của mình nằm trong danh sách trả lương của một nhóm lợi ích nào đó hoặc là người nhận những chuyến du lịch miễn phí hoặc những món quà hậu hĩnh thì các bài phê bình của anh ta về tham nhũng hoặc những việc làm phi đạo đức khác trong chính phủ sẽ không có tính thuyết phục nữa.

Đôi khi, có những tờ báo tìm cách thanh minh cho việc nhận quà hoặc dịch vụ của mình. Một phóng viên có lương tâm sẽ rất khó bị mua chuộc bởi một bữa ăn miễn phí, vé mời đến một sự kiện thể thao hoặc tới nhà hát. Có lẽ là không. Tuy nhiên, hình thức thể hiện bên ngoài lạiquan trọng. Tôi có biết một tờ báo chấp nhận tất cả các chuyến du lịch và các món quà được mời, với lý lẽ là bằng việc nhận mọi thứ, tờ báo sẽ được coi là không tham nhũng. Tôi thì có quan điểm khác, và tôi nghi ngờ việc một số độc giả của tờ báo cũng sẽ nghĩ: các tờ báo nên tự tìm cách trang trải cho riêng mình.

Phải thừa nhận rằng, trong các cộng đồng nhỏ, đôi khi các nhà báo cũng gặp khó khăn trong việc duy trì một vai trò độc lập. Đó là những áp lực của việc phải tham gia các hoạt động tự nguyện, vào các câu lạc bộ hoặc hiệp hội kinh doanh và thậm chí là cả vào chính quyền địa phương. Và xung đột lợi ích có thể xảy ra thường xuyên.

Các nhà báo không thể chờ đợi được tách biệt với cộng đồng nơi mình sống, song họ cũng không thể cùng lúc phục vụ hai ông chủ với những lợi ích đối lập nhau. Một nhà biên tập hay một phóng viên có lương tâm, tối thiểu phải nhận thức được những xung đột này và phải giữ được trách nhiệm nghề nghiệp của mình.

Vậy đâu là những trách nhiệm đặc biệt mà báo chí phải gánh vác để đổi lấy địa vị được bảo vệ mà sự tự do mang lại? Không có trách nhiệm nào được nêu một cách rõ ràng. Một tờ báo có quyền được soi mói, mang tính đảng phái, không đáng tin cậy, bảo thủ hay bất cứ quyền nào khác mà nó muốn. Và mặc dù báo chí phải chịu sự điều chỉnh của các đạo luật về chống phỉ báng, song trong một phạm vi rộng, báo chí tiếp tục tự đề ra cho mình các trách nhiệm. Lý do sâu xa của điều này là, xuất phát từ sự xung đột giữa những ý kiến và các ý tưởng khác nhau được trình bày trong một nền báo chí tự do, cuối cùng thì một điều gì đó gần như sự thật phải hiện ra.

Tuy nhiên, trong thực tế, sự thật không phải lúc nào cũng hiện ra trừ khi có ai đó làm cho nó lộ ra. Và không phải chỉ có một cách hiểu được chấp nhận về thế nào là sự thật. Trong một cộng đồng chỉ có một tờ báo tồn tại - một mô hình đang diễn ra ngày càng nhiều tại Hoa Kỳ - một độc giả sẽ không đọc được những ý kiến khác nhau trừ khi tờ báo quyết định đăng chúng. Đài phát thanh và truyền hình không phải lúc nào cũng là những phương tiện thay thế hiệu quả.

Song đây không phải là một thảm hoạ như đã từng một lần xảy ra bởi vì các nhà báo Hoa Kỳ ngày càng có tính chuyên nghiệp cao hơn. Điều này có nghĩa là sự thừa nhận về tầm quan trọng của việc đưa tin công bằng trong đó có những ý kiến khác với của người viết, hoặc việc tờ báo hoặc một quan chức chính phủ được mô tả một cách chính xác.

Rất khó để có thể tìm được một tờ báo của Hoa Kỳ ngày nay không tách biệt một cách có chủ định những quan điểm riêng của họ với phần đưa tin khách quan về sự thật. Các câu chuyện và phần phân tích được đăng trong các trang tin tức với nguồn thông tin được xác định (bất cứ khi nào có thể). Những ý kiến của riêng tờ báo được trình bày tại trang xã luận, trong đó có thể có những bài viết có chữ ký của các tác giả hoặc các nhân viên của tờ báo.

Các tờ báo của Hoa Kỳ hiện nay thừa nhận trách nhiệm phải mở các mục thư bạn đọc và các trang đưa quan điểm đối lập với với trang xã luận để mọi người cùng đọc. Có nhiều tờ báo nhận được nhiều thư của bạn đọc mà họ không thể đăng tải hết được, do đó họ phải lựa chọn những lá thư thích hợp, mang tính đại diện và có quan điểm đúng đắn. Có nhiều tờ báo thuê các thanh tra viên, những người hoạt động như luật sư của công chúng trong việc lắng nghe các phàn nàn, đề xuất các giải pháp và đánh giá hoạt động của tờ báo. Hầu hết các tờ báo cũng thừa nhận trách nhiệm của họ trong việc sửa chữa tức thì các sai sót, thường được in trong khung xuất hiện trong cùng trang với vấn đề được sửa chữa.

Tất nhiên, một tờ báo có thể ủng hộ những chuẩn mực đạo đức nghề nghiêp cao nhất song uy tín của nó vẫn có thể bị vấy bẩn bởi hành động của một ai đó trong đội ngũ nhân viên. Sự kiêu ngạo và coi thường các quyền của người khác thường là một trong những cách rõ ràng nhất gây ra điều này. Các tờ báo luôn phải cảnh giác trước sự xâm phạm quyền riêng tư của những người mà họ đưa tin. Một bức ảnh của một ai đó nhảy ra khỏi một tòa nhà hay nhảy vào lửa có thể gây ấn tượng mạnh, song các biên tập viên sẽ phải thảo luận căng thẳng để quyết định xem liệu đó có phải là việc xâm phạm quyền hay nhân phẩm của một ai đó khi cho xuất bản bức ảnh hay không. Việc xuất bản có phục vụ mục đích tự bảo vệ mà rồi khán giả sẽ hiểu? Hay đó lại là một cách làm phi nhân phẩm đánh vào sự tò mò của độc giả?

Các phóng viên cũng không có quyền gì đặc biệt so với quyền của những công dân khác. Họ luôn phải xông xáo trong việc theo đuổi sự thật. Thực tế, một trong những chức năng quan trọng của một nền báo chí tự do là phục vụ như một người giám sát. Song các nhân viên của nó không có sự miễn trừ nào để được trở nên bất lịch sự. Truyền hình có rất nhiều sai sót của nó, song một trong những điều nó có thể rất nhanh chóng chuyển tải tới người xem là liệu một phóng viên tại một cuộc họp báo có cư xử một cách kiêu ngạo hay cục cằn một cách không cần thiết hay không. Thật tồi tệ là một số người còn có vẻ như là trở thành những người coi chức năng của mình là làm ra tin tức chứ không chỉ là đưa tin.

Không kể các hành động mang tính cá nhân, các tờ báo còn có thể bị ảnh hưởng bởi một hiện tượng mà tôi gọi là “vì giải thưởng” – đó là cách trình bày các câu chuyện của một phóng viên hay rộng hơn là quyết định của ban trị sự báo, theo cách được tính toán để nhận được một trong các giải thưởng được dành cho các tờ báo và cá nhân các nhà báo. Vài năm trước đây, tờ Washington Post, nơi trước đây tôi làm việc, dành được giải thưởng Pulitzer nhờ một câu chuyện về một em nhỏ tám tuổi nghiện ma tuý. Các cuộc điều tra sau đó đã buộc người phóng viên phải thừa nhận là cô ta đã dựng lên câu chuyện nhằm minh hoạ cho một thực tế. Cô đã phải nghỉ việc và tờ báo đã phải hoàn lại giải thưởng một cách bẽ bàng. Tôi không nghi ngờ gì việc có những câu chuyện bịa tương tự mà không được xác minh. Thậm chí, cho dù là bạn không phát minh ra “sự việc” thì cũng tương đối dễ để trình bày chúng theo cách gây ấn tượng đối với những người quyết định giải thưởng.

Giải thưởng không phải là điều xấu. Nhưng giải thưởng quý giá nhất là những giải được trao bởi những người ngoài cuộc không hề biết hoặc có quan hệ với nhà báo hoặc tờ báo. Các nhà báo hoặc tờ báo có lương tâm phải cưỡng lại việc thể hiện hoặc thay đổi câu chuyện nhằm những mục đích không liên quan trực tiếp đến tin tức.

Còn có một nguyên tắc khác nữa trong bộ quy tắc ứng xử trong nghề làm báo của riêng tôi, bên cạnh sự độc lập, không dính líu, khách quan, công bằng và sẵn sàng sửa chữa sai lầm, đó là thừa nhận khả năng có thể mắc sai lầm của mình. Chúa không có đòi hỏi gì đặc biệt đối với các nhà báo và chỉ một sự khiêm tốn nho nhỏ của chúng tôi cũng có thể giúp đưa mọi thứ vào trật tự.

Sự thật đôi khi có nhiều mặt. Không ai có được sự độc quyền đối với sự thật. Cho dù là tâm huyết trong cuộc tìm kiếm sự thật, sai lầm vẫn xảy ra thường xuyên, và những người vô tội có thể phải chịu hậu quả. Theo tôi, một sai lầm dễ mắc phải và nên tránh trong nghề báo chí là việc các nhà báo chúng tôi tự coi mình là quá quan trọng. Vì vậy tôi muốn được nhìn thấy trên bàn của mọi thành viên của báo giới lời khuyên mà Oliver Cromwell dành cho Đại hội đồng nhà thờ Scotland năm 1650: “Tôi cầu xin quý vị, với lòng vị tha của Chúa, hãy nghĩ rằng quý vị cũng có thể mắc sai lầm”.

Chào Đoàn Trang!
 
Nói chuyện báo chí Việt Nam
Nguyễn Hùng - Biên tập viên BBC

Cách đây gần hai tháng, Việt Nam tưng bừng tổ chức kỷ niệm 80 năm 'báo chí cách mạng Việt Nam'.
Báo chí Việt Nam trích lời Chủ tịch Trần Đức Lương nói rằng ''Mỗi nhà báo hãy là ngọn lửa của cái tâm''.
Nhà báo Trần Bạch Đằng nói ''Mỗi nhà báo phải là một Lục Vân Tiên''.
Nhân Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam từ ngày 11-13 tháng Tám, nhiều nhân vật cao cấp trong ngành văn hoá cũng đã lên tiếng về nghề báo và ngành báo.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin Phạm Quang Nghị nói với báo Tuổi trẻ rằng ''đất nước 80 triệu dân như ta hiện có 600 cơ quan báo chí không phải là nhiều so với bình quân trung bình của thế giới.''
Ông Nghị nói thêm: ''Tôi đọc lịch sử báo chí thế giới thấy cách đây 100 năm nước Pháp đã có 1.500 tờ báo, trong đó hàng trăm nhật báo.''
Điều đáng chú ý là ông Bộ trưởng của bộ chịu trách nhiệm quản lý báo chí nhà nước cũng tuyên bố ''Chắc chắn là phải thay đổi cách quản lý.''
''Chúng ta hiện đã và đang thay đổi, không thể chỉ quản lý bằng mệnh lệnh hay biện pháp hành chính như cách đây mấy chục năm.''
'Quản lý báo chí hay nói chung quản lý xã hội hiện nay phải trên cả ba phương diện; trước hết là bằng luật pháp. Nước nào cũng thế.''
Nhưng báo chí Việt Nam cũng không chỉ được nhà nước quản lý.
Trả lời phỏng vấn Vietnamnet, Phó trưởng Ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương Đào Duy Quát nói:
''Ở ta thì Đảng trực tiếp lãnh đạo báo chí, nên Đảng ủy quyền cho Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương định hướng chính trị tư tưởng cho báo chí.''
''Nhà nước là cơ quan quản lý pháp luật cho báo chí theo đúng luật''.

Một mô hình khác
Những nhận xét công khai của những người quản lý văn hóa và báo chí của Việt Nam đã cho thấy những khó khăn mà Đại hội Hội Nhà báo Việt Nam sẽ gặp phải.
Thay vì bị quản lý chỉ bởi hệ thống luật pháp như ở các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc hay xa hơn như Anh Quốc và Hoa Kỳ, báo chí Việt Nam chịu nhiều tầng quản lý hơn.
Trên thế giới những nước mà báo chí có thể được quản lý thậm chí bằng những mệnh lệnh 'miệng' như Việt Nam có lẽ cũng không còn nhiều.
Tại nước Anh, một nước có nền báo chí phát triển vào bậc nhất trên thế giới, chỉ có hai lĩnh vực phát thanh và truyền hình, hai loại hình truyền thông được cho là có ảnh hưởng nhất phải chịu những quy định khắt khe.
Họ phải đảm bảo công bằng trong mọi lĩnh vực nhất là trong chính trị, mà cụ thể là mỗi khi có bầu cử.
Các đài phát thanh và truyền hình thông thường được yêu cầu phải đảm bảo có sự hiện diện đúng mức và công bằng của tất cả các đảng chính trị.
Các chương trình phát thanh truyền hình cũng phải đảm bảo các chương trình phát trước 9h tối phải đủ 'kín đáo và lịch sự' để kể cả trẻ em cũng có thể xem được
Nhưng đối với báo chí, có thể nói họ được tự do hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật.
Các cơ quan chính phủ có quyền thông tin cho các báo, hay phản đối vì cách đưa tin mà họ cho là thiên vị nhưng không có quyền ra lệnh và đóng cửa các tờ báo, tất cả đều do tư nhân sở hữu.
Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền ra lệnh cho các cơ quan báo chí, chẳng hạn phải trả tiền bồi thường nếu vô tình hay cố ý 'thóa mạ' một người có tên tuổi.

Mô hình 'tài trợ'
Tập đoàn BBC là cơ quan duy nhất được cho nhận 'tài trợ'.
Nhưng cũng không phải là chính phủ trực tiếp cung cấp tiền cho BBC.
BBC được phép thu của mỗi hộ gia đình có TV mỗi năm khoảng 200 đô la Mỹ và đem lại cho BBC khoản thu chừng bốn tỷ đô la.
Nhưng trong suốt năm năm làm việc cho BBC, tôi chưa một lần nhìn thấy công văn của chính phủ, hay nghe truyền lại những mệnh lệnh của chính phủ.
Và nếu có những mệnh lệnh như vậy, chắc chắn nó sẽ gây ra sự phản đối, chứ không phải sự chấp hành.
Dĩ nhiên chính phủ Anh cũng đã ''khốn khổ'' vì báo chí và trong thâm tâm có lẽ cũng muốn kiểm soát báo chí.
Nhưng kênh duy nhất để chính phủ có thể ảnh hưởng tới báo chí vẫn chỉ là các vị quan tòa mà từ trước tới nay vẫn nổi tiếng là chí công vô tư và không thiên vị chính phủ.
Người Anh tin rằng quyền lực của chính phủ đã quá lớn và báo chí phải là cơ quan độc lập, có toàn quyền giám sát các hoạt động của chính phủ, những người được dân bầu ra và người dân có quyền giám sát.
Và cách giám sát tốt nhất các hoạt động của bộ máy công quyền vẫn là qua báo chí độc lập và qua các đảng đối lập.

Kỷ niệm Việt Nam
Tôi vẫn nhớ những ngày đầu làm báo ở Việt Nam.
Sếp tôi thực sự là một ông vua trong tòa soạn.
Dĩ nhiên trên sếp tôi cũng có nhiều những ông vua khác mà có lần sếp nói đùa là 'ông trời'.
Nhiều khi nhận những bài viết mà xếp gạch đỏ khoảng ba phần tư, nhiều khi gần hết tôi chỉ muốn khóc.
Bài đã dự định sẽ được đăng trang nhất, mà nay chỉ còn bằng bao diêm, bé hơn cả tấm ảnh đi kèm thì làm sao đăng.
Tôi kính trọng sếp vì ông cũng là người hiểu biết và tiếng Anh vào hàng 'oách'.
Tôi cũng biết ông phải đọc kỹ và nhiều khi là gạch kỹ để còn có thể làm sếp tôi lâu lâu.
Nhưng quả thực không khí khá ngột ngạt.
Vấn đề của chúng tôi nhiều khi không phải là độc giả thích gì. Nó là Ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương thích gì và các sếp to hơn nữa thích đọc gì, nghe gì, hay nói đúng hơn là không thích đọc gì, không thích nghe gì.
Nhưng tôi tự hào là chưa bao giờ tôi phải tự 'kiểm duyệt'.
Tôi cứ viết cho thoải mái và phần kia tôi dành riêng cho sếp.
Khi tôi sang Mỹ học báo chí, người ta dạy đạo đức nghề báo và nhấn mạnh rằng nguyên tắc chung vẫn là 'do the greatest good to the greatest number of people'.
Dịch thì hơi khó, nhưng đại ý là phải làm những điều tốt nhất cho nhiều người nhất mỗi khi phải có quyết định mà sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới một số người.
Dĩ nhiên sự thật luôn gây mất lòng. Làm báo nhiều khi mất quan hệ.
Nhưng tôi không nghĩ làm những điều tốt nhất cho những người quản lý báo chí luôn đồng nghĩa với việc làm những điều tốt nhất cho công chúng.

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Tư liệu dịch: Báo chí, truyền thông và công nghệ thông tin

NỀN BÁO CHÍ HOA KỲ
Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, năm 1994


Ngành công nghiệp truyền thông là khu vực tư nhân sử dụng nhiều nhân công nhất tại Hoa Kỳ và lĩnh vực thông tấn là bộ phận lớn nhất của ngành công nghiệp đó. Tạo ra thông tin chứ không chỉ truyền bá thông tin là một ngành kinh doanh tăng trưởng nhanh tại Hoa Kỳ.


Trước đây, các hãng kinh doanh tin tức Hoa Kỳ thường là các hãng trong nước, nhưng hiện nay thì không còn như vậy. Việc truyền tin tức thông qua hệ thống vệ tinh của hãng CNN 24 giờ một ngày và việc xuất bản Tạp chí Wall Street trong cùng ngày tại châu Á và châu Âu thể hiện rõ nét tầm vóc toàn cầu của ngành truyền thông Hoa Kỳ.


Tuy vậy, đã có những thay đổi trong những khía cạnh khác của ngành này bên cạnh sự tăng trưởng. Báo chí Hoa Kỳ đã trải qua một sự chuyển đổi cơ bản trong những năm gần đây, một phần do công nghệ mới và một phần do những thay đổi trong xã hội mà báo chí lựa chọn để phản ánh. Đây không phải là điều đáng ngạc nhiên bởi vì chính sự thay đổi là một đặc trưng của nền văn hóa Hoa Kỳ. Cho dù có tự coi mình là một người quan sát hay không thì ngành công nghiệp tin tức Hoa Kỳ vẫn là một bộ phận đầy đủ trong nền văn hóa đó, cũng như trong hệ thống chính trị dân chủ và nền kinh tế thị trường tự do của đất nước này.


Được bảo vệ bởi sự can thiệp của chính phủ bằng một điều luật đã tồn tại 200 năm trong Hiến pháp Hoa Kỳ, báo chí đã tự mình trở thành một người giám sát đối với đời sống chính quyền, người ghi lại các sự kiện công cộng và thậm chí là người phân xử không chính thức các hành động của công chúng. Ngành công nghiệp tin tức của Hoa Kỳ cũng là một ngành kinh doanh rất lớn. Chỉ riêng báo chí đã tạo ra khoảng 32 tỉ đô-la doanh thu từ quảng cáo trong mỗi năm. Các tạp chí, với hơn 11.000 loại, cũng phát hành với số lượng nhiều hơn cả số người Mỹ đọc chúng. Mỗi hộ gia đình có ít nhất là ba chiếc đài thu thanh và hơn 95% số hộ có tivi.


Không cần phải nói, báo chí không phải luôn luôn là một phương tiện thông tin đại chúng. Báo chí Hoa Kỳ ra đời vào thế kỷ XVIII, là một công cụ nhỏ của giới trí thức tinh hoa và là một đại biểu vô tư trong đời sống chính trị của các đảng phái. Đó là các tờ báo in khổ nhỏ, được điều hành bởi những người phụ trách bưu điện thuộc địa và những nhà in với chính kiến riêng. Phải ít nhất là một thế kỷ sau, báo chí Hoa Kỳ mới tự chuyển đổi hình thức thành một phương tiện truyền thông không bị lệ thuộc bởi ý thức hệ, phù hợp với những nhu cầu, sự năng động và đa dạng của đất nước.


Tuy vậy, dù có sự thay đổi, báo chí Hoa Kỳ vẫn duy trì hai yếu tố cơ bản trong hơn hai thế kỷ qua là: (1) sự độc lập của nó đối với chính phủ và (2) tồn tại về mặt tài chính sự, nếu không muốn nói i là của công chúng để có thể ủng hộ.


Ngày nay, báo chí được biết dưới cái tên đa phương tiện truyền thông, danh từ số nhiều của phương tiện truyền tải, và là một sự phản ánh của nhiều thành tố của báo chí trong thời đại điện tử. Điều này là do ký tự viết không còn thống trị nghành công nghiệp thông tin như trước nữa mà thay vào đó là hình ảnh và âm thanh.


Một số nghiên cứu gần đây cho rằng, 65% người Mỹ phụ thuộc vào truyền hình để thoả mãn nhu cầu tin tức hàng ngày của họ. Tuy vậy, số liệu này có thể gây hiểu lầm bởi vì như thế có nghĩa là truyền hình hoàn toàn làm thoả mãn nhu cầu tin tức của công chúng. Trong 65% số người đó, có nhiều người đọc báo và tạp chí, nghe đài, nhận được rất nhiều thư từ và sách quảng cáo (phần lớn trong số đó là những quảng cáo không theo yêu cầu được gửi vào hộp thư của họ). Ngày nay, mọi người phải làm quen với thành viên mới nhất của gia đình truyền thông: máy fax. Thêm vào đó là thiết bị xem băng hình, thư điện tử và một công cụ mới được gọi là hình ảnh tương tác, do vậy có gì ngạc nhiên khi người dân Mỹ than phiền rằng “không có thời gian trong ngày” để làm tất cả những thứ mà họ muốn hoặc cần làm.


Một trong những hệ quả của tất cả các lựa chọn này là việc gia tăng cạnh tranh trong thị trường thông tin và quảng cáo nhằm giành được sự chú ý của mọi người, và việc tranh giành này cũng đã góp phần làm mờ nhạt ranh giới từng một thời rõ ràng giữa thông tin, giải trí và thương mại. Báo chí không còn dễ dàng được định nghĩa như một thập kỷ trước đây. Ngành kinh doanh tin tức Hoa Kỳ đang phải đối mặt với cái mà giới tâm thần học gọi là “sự khủng hoảng bản sắc”. Điều này đặc biệt đúng trong lĩnh vực báo chí, khi vai trò (và cả doanh thu) của nó đang bị thu hẹp trong thời đại điện tử. Liên quan tới vấn đề này là sự lo ngại cũng như một số bằng chứng nhất định cho thấy thói quen đọc của người Mỹ đang suy giảm, chủ yếu là do có truyền hình và thiết bị xem băng ghi hình tại nhà.


Tuy nhiên còn quá sớm để kết thúc thời đại của các phương tiện truyền thông dưới hình thức ấn phẩm. Hầu như tất cả các thị trấn của nước Mỹ với mọi quy mô dân số (10.000 người hay nhiều hơn) đều có tờ báo riêng của mình, cũng như được tiếp cận với một tờ nhật báo lớn.


Câu chuyện về nền báo chí Hoa Kỳ là một câu chuyện phức tạp phản ánh chủ nghĩa đa nguyên của chính đất nước. Một trong những miêu tả được ưa thích là: sự đa dạng. Tuy nhiên, vẫn có những sự liên kết mỏng manh ràng buộc các phương tiện truyền thông tại Hoa Kỳ. Dưới đây là một số nét chung quan trọng nhất:


+ Ngành công nghiệp tin tức Hoa Kỳ là một ngành kinh doanh.
+ Ngành này tự coi là sự đại diện của công chúng.
+ Ngành công nghiệp tin tức hầu như không bị quản lý của nhà nước.
+ Không có một định nghĩa chung nào về tin tức.
+ Báo chí chủ đạo nhìn chung không mang tính ý thức hệ.
+ Truyền thống báo chí Hoa Kỳ là dựa vào cộng đồng.
 
Một ngành kinh doanh: Ngành công nghiệp báo chí và phát thanh, truyền hình Hoa Kỳ chủ yếu gồm các doanh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận và phải có tình hình tài chính khoẻ mạnh để có thể tồn tại. Chỉ một số lượng nhỏ trong số này là được trợ cấp (dưới 20% ngành truyền thông và dưới 1% ngành báo chí). Hầu hết phụ thuộc vào quảng cáo thương mại để tạo ra phần lớn thu nhập (khoảng 75%). Năm 1991, ngành truyền thông đã thu được tổng cộng 130 tỉ đô-la doanh thu từ quảng cáo.


Chủ tòa báo hoặc nhà in thường là một doanh nhân nhiều hơn là một nhà báo, trong khi đó, biên tập viên lại luôn là người phụ trách các công việc về tin tức của tờ báo. Chủ nhà in, người có tiếng nói cuối cùng đối với sản phẩm, có thể không muốn đưa những tin tức có thể gây hại đến công việc kinh doanh của mình trong khi biên tập viên trong giới báo chí Hoa Kỳ lại thường bị chi phối bởi câu nói: “Nếu đó là tin tức, hãy cho xuất bản”. Trong điều kiện kinh doanh khả quan nhất, chủ nhà in sẽ trao cho biên tập viên thẩm quyền cuối cùng đối với các tin tức đó.


Một trong những cách mà khu vực thông tin của ngành báo chí tự bảo vệ mình không bị ảnh hưởng bởi sự xung đột về động cơ lợi nhuận là việc tách biệt rõ ràng bộ phận kinh doanh và bộ phận tin tức, cách ly mỗi các bộ phận để tránh ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, gần đây, sự phân cách mang tính truyền thống đó đã bị phá vỡ trong một chừng mực nào đó do việc các tờ báo, các tạp chí mới và các chương trình tin tức phát sóng đang đẩy mạnh cuộc chiến giành thêm “thị phần”.


Với số lượng các hãng truyền thông nhiều như vậy và thêm vào đó là việc các nhà quảng cáo có thể tiếp cận khách hàng của mình bằng nhiều cách khác, cuộc cạnh tranh giữa các hãng truyền thông để có được những đồng đô-la từ quảng cáo là rất gay gắt. Các nhà phê bình cho rằng điều này đã góp phần vào chính sách chiều theo mong muốn và những thị hiếu không lành mạnh của một số khán giả hơn là những gì mà khán giả cần. Nhưng mặt khác, những người chủ trương chính sách này lại nói rằng dành sự chú ý cho thị trường của mình là cách hiệu quả nhất để phục vụ công chúng, và rằng, vai trò của báo chí không phải là ra lệnh hay thuyết giảng độc giả của mình.


Trung tâm của sự tận tâm “phục vụ khách hàng” này là sự ra đời của hình thức sở hữu nhóm và sự suy tàn của cuộc cạnh tranh giữa các tờ báo trong cộng đồng. Kết quả là ngành công nghiệp này đã trở nên đồng nhất hơn. Hầu hết các tờ báo thuộc “sở hữu gia đình” và các đài phát sóng địa phương đã bị các tập đoàn truyền thông lớn mua lại, và điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến tính chất cá nhân. Đây cũng là một xu hướng không chỉ trong ngành truyền thông.


Tiêu chuẩn chủ đạo đánh giá thành công của các hãng truyền thông thuộc sở hữu tập đoàn của Hoa Kỳ chính là khả năng sinh lợi nhuận. Tiêu chuẩn này, đi đôi với sự lo ngại rằng người Mỹ đang dành ít thời gian hơn cho việc đọc tin tức, đã thay đổi căn bản hình thức của báo chí Hoa Kỳ. Giống như cách trình bày của tờ USA Today thuộc sở hữu của Gannette khởi xướng, hầu hết báo chí ngày nay đều sử dụng nhiều màu sắc hơn, nhiều hình hoạ hấp dẫn hơn, những câu chuyện ngắn hơn và nhiều tin tức giải trí hơn nhằm thu hút thế hệ xem truyền hình.


Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng sở hữu tập đoàn và sự quan tâm ngày càng lớn vì lợi nhuận về bản chất là có hại đối với nghề làm báo. Thật mỉa mai là, một số hãng tin có ợi nhuận cao nhất lại cũng là những hãng tin tốt nhất bởi vì họ đã sử dụng nguồn thu nhập ngày càng tăng của mình để cung cấp tài chính cho các chương trình có chất lượng tốt hơn. Cũng giống như với các hệ thống báo chí phổ biến rộng rãi khác, những lời buộc tội thường xuyên rằng các phương tiện thông tin đại chúng có xu hướng đưa tin giật gân nhằm “bán báo” là những lập luận khó bác bỏ. Nhưng có một điều quan trọng cần ghi nhận là các nhà báo đang làm việc của Hoa Kỳ không quan tâm tới lợi nhuận của tòa báo của mình; để được in bài trên trang nhất: có, còn việc bán báo: không. Và những gì xuất hiện trên những cột tin tức của các tờ báo ngày nay vẫn chủ yếu là quan điểm của các nhà báo chứ không phải của các nhà kinh doanh.
 
Đại diện cho niềm tin công chúng: Tự coi mình vừa là một ngành kinh doanh, vừa là đại diện cho niềm tin của công chúng có thể gây nên xung đột, nếu không muốn nói là một sự lẫn lộn, ngay trong ngành công nghiệp tin tức, không nên đề cập dưới con mắt của công chúng.


Tuy vậy, “quyền được biết của công chúng” vẫn là hạt nhân của triết lý báo chí tự do Hoa Kỳ và nó định hướng con đường đi cho báo chí, đặc biệt là trong mối quan hệ với chính phủ. Có người gọi mối quan hệ này là “đối địch”. Người khác lại nghĩ về mối quan hệ này một cách ôn hòa hơn, chỉ đơn giản là báo chí có vai trò giám sát chứ không có vai trò đối lập.


Đó là mối quan hệ mà trong đó các quan chức cố gắng nói về cách nhìn của họ đối với các sự kiện hoặc là tìm cách lảng tránh sự công khai, trong khi báo chí cố gắng tìm ra những sai lầm và chiến đấu chống lại những cố gắng nhằm che đậy những sai lầm đó. Nói chung, để đối phó với những áp lực từ phía các phương tiện truyền thông đại chúng, rất nhiều các cơ quan lập pháp của các bang đã thông qua các đạo luật “Ánh dương”, yêu cầu các cuộc họp của chính quyền bang phải được tổ chức công khai. Bên cạnh đó còn có Đạo luật Tự do Thông tin của liên bang (FOIA), trao cho các công dân có yêu cầu - thường là các nhà báo - quyền được tiếp cận các hồ sơ và tài liệu của chính quyền bang không cần bảo mật vì lý do an ninh.


Tóm lại, nền báo chí Hoa Kỳ đảm nhiệm vai trò như là “người giám sát chính phủ”. Quyền lực có được từ vai trò chủ yếu là tự nhận này đã mang đến cho báo chí một danh hiệu đáng kính là “quyền lực thứ tư”, sau ba nhánh quyền lực chính thức của nhà nước (lập pháp, tư pháp và hành pháp). Đây cũng chính là vai trò đã truyền cảm hứng cho Thomas Jefferson, một trong những người sáng lập ra nền dân chủ Hoa Kỳ, khi tuyên bố cách đây khoảng 200 năm rằng: nếu ông phải chọn giữa một bên là một chính phủ không có báo chí và một bên là báo chí không có chính phủ, ông sẽ “không do dự một giây mà chọn cái thứ hai”.


Chính tầm nhìn như vậy về cách thức vận hành của một nền dân chủ như vậy nên đã thúc đẩy những tác giả của Hiến pháp Hoa Kỳ quyết định vấn đề tự do bày tỏ quan điểm là Điều bổ sung sửa đổi thứ nhất trong chương “Tuyên ngôn Nhân quyền” (Bill of Rights). Trên thực tế, điều luật sửa đổi này chỉ đơn giản nói rằng Quốc hội không thể ban hành các đạo luật vi phạm quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. Điều khoản ngắn gọn này đã là kim chỉ nam cũng như là tấm lá chắn bảo vệ cho báo chí Hoa Kỳ trong hơn hai thế kỷ qua, song nó không phải là điều bất di bất dịch. Điều quy định này hầu như được thử thách hàng ngày tại các tòa án, trên các con phố và tại các cơ quan quyền lực. Cho đến nay, sự bảo vệ của Điều bổ sung sửa đổi thứ nhất này đã vượt qua được những thử thách trên.


Chính một phần nhờ sự bảo vệ này mà các phương tiện truyền tin Hoa Kỳ có được sự miễn trừ nhất định trước sự trả đũa từ phía chính quyền. Ví dụ: quan chức chính quyền cực kỳ khó khăn nếu muốn dành thắng lợi trong một vụ kiện giới truyền thông về bôi nhọ danh tiếng bởi vì các tòa án đã phán quyết rằng, công chức chính phủ phải công khai trước sự giám sát cũng như có trách nhiệm đặc biệt trong một hệ thống dân chủ. Các nhà báo Hoa Kỳ cũng đã dành thắng lợi trong nhiều cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ sự bí mật của nguồn tin trước yêu cầu của chính phủ, tuy nhiên những cuộc chiến tranh như vậy vẫn thường hay xảy ra.


Một lĩnh vực vẫn chưa được khẳng định i chính là vấn đề an ninh quốc gia và bí mật của chính phủ. Trong lịch sử, các nhà báo Hoa Kỳ có nhiều quyền tự chủ hơn so với các nhà báo Anh chẳng hạn. Thường thường, chính phủ liên bang vẫn cảnh báo các nhà báo rằng họ có thể bị truy tố theo quy định của những đạo luật hiện hành về tội thu thập tin tức tình báo về Hoa Kỳ. Tuy nhiên, việc này cũng đã không được thực hiện hay theo đuổi một cách nghiêm túc trong những năm gần đây.
 
Các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ dễ bị tổn thương hơn nhiều trước những vụ kiện cá nhân, những người mà quyền riêng tư của họ có thể đối đầu trực tiếp với cái mà báo chí gọi là “quyền được biết” của công chúng. Tại Hoa Kỳ, bôi nhọ danh tiếng là sự xâm phạm mang tính dân sự chứ không phải là hình sự, tuy nhiên, theo lời của nhiều người trong ngành công nghiệp tin tức, số lượng tiền thưởng hoặc tiền phạt khổng lồ mà tòa án đặt ra trong những năm gần đây đã tạo ra hiệu ứng “lạnh gáy” đối với các hãng kinh doanh tin tức.


Sự gia tăng của các vụ kiện về bôi nhọ danh tiếng chỉ là một ví dụ về những gì mà báo giới Hoa Kỳ cho là sự ủng hộ đang ngày càng giảm đi từ phía công chúng. Một cuộc khảo sát năm 1991 do Hội các nhà biên tập tin Hoa Kỳ tiến hành đã cho thấy, có ¼ số người được hỏi ý kiến nói rằng sẽ không ủng hộ bất kỳ một sự bảo vệ nào cho báo giới nếu như Hiến pháp được xem lại vào ngày hôm nay, và chưa đến một nửa số người được hỏi đồng ý có một sự bảo vệ nào đó cho báo giới. Đây là sự phản ánh quan niệm tiêu cực coi các phương tiện truyền thông là : kiêu ngạo, định kiến, không chính xác và tọc mạch.


Các cuộc khảo sát về độ tin cậy đã xoay quanh câu hỏi: Người dân Mỹ tin tưởng vào ai hơn – báo giới hay chính phủ nước họ. Câu trả lời cũng thay đổi tuỳ theo thời điểm và hoàn cảnh. Sau vụ tai tiếng Watergate đầu những năm 1970, báo giới nhận được sự tin tưởng rất cao của công chúng. Tuy nhiên, sau việc đưa tin gây tai tiếng dẫn đến việc một thượng nghị sĩ rút khỏi cuộc đua tranh cử tổng thống năm 1988, báo giới lại chịu sự chỉ trích nặng nề vì đã vượt quá chuẩn mực của nội dung và vi phạm sự riêng tư.


Nhìn chung, báo giới Hoa Kỳ tin rằng có quá nhiều người dân lẫn lộn giữa lợi ích của giới truyền thông với lợi ích của công chúng. Trong khi các nhà báo lo ngại về những quan niệm này, họ lại có xu hướng coi đó là một thách thức trong quan hệ với công chúng nhiều hơn là một đòi hỏi để có những thay đổi quan trọng.


Không bị quản lý : Một ấn bản nghiêm túc như tờ New York Times hay một tờ báo lá cải được bày bán ở siêu thị đều tự coi là những tờ báo. Không có đạo luật hay cơ quan chính phủ hoặc cá nhân nào phản đối chuyện đó, bởi vì không có yêu cầu nào về xin phép hoạt động đối với các tờ báo và cũng không có một định nghĩa hay quy định nào về một ấn bản cung cấp tin tức chính thống.


Ngoài ra, ngành công nghiệp tin tức cũng như nghề làm báo tại Hoa Kỳ không tự điều tiết giống như nghề luật và nghề dược. Báo chí không đòi hỏi một chuẩn mực tối thiểu nào về tư cách thành viên, không cấp hay huỷ bỏ giấy phép hoạt động và cũng không quy định các tiêu chuẩn nghề nghiệp. Mỗi hãng tin hay hiệp hội nhà báo tự đề ra cho mình bộ quy tắc ứng xử và chuẩn mực riêng.


Việc quyết định liệu một người có đủ tư cách và khả năng để trở thành một nhà báo hay không tại Hoa Kỳ cũng chỉ phụ thuộc vào người thuê anh ta. Tuy vậy, ngày càng có nhiều nhà báo Hoa Kỳ tốt nghiệp từ các trường báo chí, một xu hướng giúp chuẩn hóa các tiêu chí tối thiểu trên toàn quốc.


Mặc dù mang đặc trưng là chủ nghĩa cá nhân và đa dạng, vẫn có một sự giống nhau đáng kể về các giá trị cũng như cách làm việc trong ngành công nghiệp tin tức chính thống. Những giá trị này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phục vụ công chúng, việc đưa tin vô tư và sự cân bằng về quan điểm. Hầu hết các tờ báo Hoa Kỳ đều rất cố gắng tách thông tin khỏi các ý kiến đưa ra bằng việc phân định rõ ràng các cột tin tức và phần bình luận.


Mặc dù không có sự quản lý chính thức nào đối với báo chí, song vẫn có cơ chế “kiềm chế” và “đối trọng” chống lại sự thái quá của nhà báo ở cả trong và ngoài ngành. Sự kiềm chế từ bên ngoài bao gồm các đạo luật về chống bôi nhọ danh tiếng và sự giám sát của các tổ chức giám sát do báo giới thành lập. Sự cạnh tranh cũng có xu hướng giúp cho các hãng tin giữ được sự “trung thực”. Sự kiềm chế từ bên trong là việc một số tờ báo chỉ định một “thanh tra viên” có nhiệm vụ điều tra những ý kiến phàn nàn của công chúng, xuất bản các bài tự phê bình và thi hành những chuẩn mực nội bộ.


Khác với các phương tiện thông tin in ấn, các phương tiện phát sóng truyền thông tại Hoa Kỳ cần phải có giấy phép hoạt động của chính phủ (liên bang), bởi vì không gian phát sóng có hạn được coi là tài sản công. Tuy nhiên, vẫn có những sự bảo vệ chống lại việc phân biệt đối xử mang tính chính trị trong quá trình cấp phép và chỉ có rất ít các trường hợp về định kiến chính trị hay tư tưởng ảnh hưởng đến việc cấp hoặc thu hồi giấy phép. Các quyết định của chính phủ về cấp phép phát sóng chủ yếu hướng tới việc bảo đảm cạnh tranh và sự đa dạng.
 
Tin tức: Không có một định nghĩa hay một tập hợp các định nghĩa nào về “tin tức” được chấp nhận một cách phổ biến trong giới truyền thông Hoa Kỳ. Sở dĩ như vậy bởi vì báo chí không phải chỉ được trao một vai trò duy nhất. Trong số những vai trò mà báo chí Hoa Kỳ đảm nhận gồm có vai trò thông tin, giáo dục, đổi mới, giải trí, khuyến khích, hoặc tất cả các vai trò này.


Tuy nhiên, trong khuôn khổ phạm vi rộng rãi các định nghĩa, có một sự nhất trí chung rằng cái gì đáng là tin tức và cái gì không. Trong đó những đặc trưng tiêu biểu bao gồm: hoạt động của các quan chức và các nhân vật nổi tiếng; bất kỳ hành động nào của chính phủ; các sự kiện mới hoặc lạ kỳ (như tội phạm hay thảm hoạ); những phát giác mang tính kích động hoặc gây sốc (liên quan đến tình dục hoặc các vụ tai tiếng); và những xu hướng xã hội mới.


Nhấn mạnh đến tính lạ kỳ chính là đặc điểm chính của báo chí Hoa Kỳ hiện đại, như người ta giải thích bằng câu châm ngôn: “Nếu chó cắn người, đó không phải là tin tức; nếu người cắn chó, đó là tin tức”. Công chúng có xu hướng có một quan hệ yêu – ghét đối với định nghĩa này. Một mặt, độc giả được giải trí hoặc bị kích động bởi tin tức; mặt khác họ cũng không bằng lòng khi “đời sống thường nhật” có xu hướng làm ngơ.


Đã có một thời ở Hoa Kỳ rất ít người sẽ tranh cãi với một biên tập viên khó tính khi người này tuyên bố: “Tin tức là cái mà tôi gọi là tin tức”. Ngày nay, với sự chú ý tới nhu cầu của độc giả mua báo, rất khó có thể tìm được những biên tập viên như vậy.


Với nỗ lực nhằm trở nên hữu ích và phù hợp hơn với người mua, một trong những cải tiến thành công trong những năm gần đây là báo chí cũng phải có dịch vụ khách hàng – điều tra về những phàn nàn của người mua, phơi bày những sự lừa gạt trong nghề và đưa ra lời khuyên cho khách hàng về thị trường.


Có lẽ, niềm tự hào lớn nhất của nền báo chí Hoa Kỳ là truyền thống đưa tin điều tra, chủ yếu là nhằm phơi bày việc lạm dụng quyền lực. Giải thưởng Pulitzer, giải thưởng có uy tín nhất trong báo giới Hoa Kỳ, hàng năm được trao cho các tác phẩm điều tra hoặc dịch vụ công có ảnh hưởng lớn. Trong những năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp đã trở thành đối tượng bị báo giới giám sát (bên cạnh đối tượng truyền thống là chính phủ) mặc dù việc tiếp cận thông tin của doanh nghiệp thường là khó hơn rất nhiều.


Không mang tính ý thức hệ: Trong thế kỷ này, các phương tiện truyền thông chủ đạo của Hoa Kỳ phần lớn vẫn không mang tính ý thức hệ. Rất ít các tờ báo, tạp chí được phát hành rộng rãi trong công chúng hay các hãng phát sóng có sự liên kết với các tổ chức chính trị, các đảng phái hay phong trào nào đó. Dù không phải lúc nào cũng là như vậy, song sự không liên kết đó đã trở thành một đặc điểm nổi bật của nền báo chí Hoa Kỳ hơn một thế kỷ qua. Chính đặc điểm này - vừa là niềm tự hào nghề nghiệp, vừa là kết quả của sự đầy đủ về kinh tế - là một trong những đặc trưng chính phân biệt nền báo chí Hoa Kỳ với rất nhiều nền báo chí khác trên thế giới.


Mặc dù hầu hết các tờ báo và một số đài phát sóng có bày tỏ một xu hướng nào đó mang tính chính trị trong các bài xã luận của mình, song việc đưa tin nhìn chung là không mang tính đảng phái. Ý kiến bình luận thường căn cứ vào nội dung của một vấn đề và cũng không có gì bất thường khi những ý kiến này vượt ra khỏi một khuôn khổ ý thức hệ nào đó.

Không phải tất cả mọi người đều tin rằng báo chí Hoa Kỳ không mang tính ý thức hệ. Các nhà phê bình bảo thủ nói rằng các hãng thông tấn - đặc biệt là những hãng có trụ sở tại New York hay Washington - thường phản ánh quan điểm “tự do”. Điều đó có nghĩa là báo chí thường quá nhanh chóng trong việc chỉ trích chính quyền và không ủng hộ những lợi ích của Hoa Kỳ.


Mặt khác, những nhà phê bình cánh tả lại cáo buộc báo chí thiên vị chính phủ và đưa tin tức không mang tính phê bình về các chính sách và việc làm của chính phủ. Các nhà báo Hoa Kỳ lại có vẻ cảm thấy thoải mái nhất khi bị tấn công từ cả hai phía về vấn đề ý thức hệ. Họ tin rằng điều đó chỉ khẳng định sự vô tư của họ mà thôi.


Trên thực tế, vẫn có một kiểu ưa thích chính trị trong nội bộ ngành truyền thông. Các nghiên cứu cho thấy: các nhà báo Hoa Kỳ có xu hướng tự do hơn các nhà biên tập và các nhà đạo diễn chương trình, những người có xu hướng tự do hơn các chủ tòa báo hay đài phát sóng. Công chúng dường như không nhận ra điều này, song đây là một phần sự căng thẳng đang xảy ra trong các phòng tin tại Hoa Kỳ.


Theo truyền thống, Chính phủ Hoa Kỳ đứng ngoài ngành kinh doanh tin tức. Chính phủ chỉ sở hữu hoặc kiểm soát những hãng phát sóng ra nước ngoài như Đài tiếng nói Hoa Kỳ (Voice of America). Theo luật định, đài này không được phép phát sóng bên trong lãnh thổ Hoa Kỳ, vì thế hầu hết người dân Mỹ nằm ngoài vùng phát sóng của các chương trình này.


Các đài phát thanh và truyền hình tại Hoa Kỳ cũng nhận được một phần trợ cấp, song người ta cũng có những sự bảo vệ nhằm chống lại sự can thiệp tính chính trị. Trên thực tế, các chương trình tin tức và phát sóng công cộng thường có xu hướng chống đối thiết chế hơn các chương trình phát sóng thương mại và do đó được coi là mang tính phê phán chính phủ nhiều hơn.
 
Dựa vào cộng đồng: Báo chí Hoa Kỳ luôn mang tính chất địa phương hơn là khu vực hay quốc gia. Mặc dù công nghệ mới đã mở rộng giới hạn này một cách đáng kể, song các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ vẫn tập trung với một mức độ lớn vào nhu cầu và sự quan tâm của người xem, người nghe và người đọc ở ngay tại địa phương mình. Có những lý do kinh tế quan trọng giải thích điều này song nó cũng phản ánh chủ nghĩa địa phương ở Hoa Kỳ.


Lịch sử của Hoa Kỳ được đặc trưng bằng chủ nghĩa biệt lập và báo chí cũng thường phản ánh sự hướng nội này. Thực tế, các nghiên cứu cũng cho thấy hầu hết các hệ thống báo chí của thế giới cũng có xu hướng mang tính địa phương hơn là quốc tế.


Một trong những phàn nàn thường thấy của du khách khi đến thăm nước Mỹ là có quá ít tin tức quốc tế liên quan đến sự hiện diện của Hoa Kỳ ở khắp nơi trên thế giới. Trên thực tế, có rất nhiều tin tức quốc tế đến với Hoa Kỳ song chỉ một phần nhỏ trong số chúng được đăng tải bởi các phương tiện thông tin đại chúng lấy cộng đồng làm trung tâm. hơn nữa một phần nhỏ tin tức đó được đăng tải ở một cộng đồng có thể không thấy xuất hiện ở một cộng đồng khác vì những lợi ích khác nhau của người dân sống trong cộng đồng.


Chẳng hạn như tại Chicago, nơi có đông người Mỹ gốc Ba Lan thì báo chí ở đó dành ưu tiên cho việc đưa tin về Đông Âu. Hay ở New York nơi có đông người Do Thái nên tin tức ở đây chủ yếu là về Trung Đông. Tương tự như vậy, các tin tức quốc tế đến Mỹ bằng những cách khác nhau được đưa vào các ấn phẩm chuyên môn với số lượng phát hành hạn chế.


Đúng là các phóng viên thường trú của Hoa Kỳ có mặt ở gần một nửa số quốc gia trên thế giới. Hầu hết trong số khoảng 700 phóng viên thường trú tại nước ngoài đều tập trung tại những nơi được coi là những thủ đô lớn. Do đó, hầu hết tin tức về nước ngoài thường là về những nơi này và vào thời gian ở những địa điểm đó y.


Các phóng viên Hoa Kỳ cũng thường là những mục tiêu của sự phê phán rằng họ không có sự chuẩn bị đầy đủ về ngôn ngữ và những hiểu biết cơ bản để đưa tin có chiều sâu ở a nước ngoài. Song những ngày đó đã qua lâu khi có một phóng viên phải trốn khỏi sự giám sát của cảnh sát để đưa tin về một sự kiện ở một khu vực xa xôi.


So với 10 năm trước, các phóng viên Hoa Kỳ giờ đây có được sự chuẩn bị tốt hơn để thực hiện nhiệm vụ của mình mặc dù những người thuê họ làm việc vẫn có xu hướng vẫn muốn họ có năng lực nghề nghiệp tổng hợp hơn là chuyên sâu vào một khu vực địa lý nào đó. Một trong những lý do cho việc này là yêu cầu di chuyển của công việc. Một phóng viên ở Cairo chẳng hạn, cần phải luôn sẵn sàng để đưa tin về một sự kiện lớn nào đó ở bất cứ đâu thuộc khu vực Bắc Phi hoặc Trung Đông bởi vì đội ngũ phóng viên thường trú Hoa Kỳ bị dàn quá mỏng trên toàn cầu.


Số lượng và quy mô của đội ngũ báo chí ở nước ngoài phụ thuộc chủ yếu vào vấn đề kinh tế. Chi phí để có một phóng viên thường trú ở nước ngoài phải tốn khoảng 250.000 đô-la một năm.


Theo lệ thường, báo chí Hoa Kỳ thường làm một công việc khá chu đáo là đưa tin về “những câu chuyện lớn” ở nước ngoài và điều chỉnh cho phù hợp với độc giả Hoa Kỳ. Song báo chí ít chú ý đến những tin tức hàng ngày ở nước ngoài và vì thế không thoả mãn được các khán giả ngoại quốc.


Hơn 90% các tờ nhật báo của Hoa Kỳ phụ thuộc vào các hãng thông tấn thuộc Hiệp hội Báo chí (Associated Press) để có được tin tức về thế giới bên ngoài khu vực của họ. Đó là bởi vì chỉ có một ít các tờ báo lớn có được cả đội ngũ phóng viên trong nước và nước ngoài. Trong số những tờ báo lớn đó có: New York Times, Wall Street Journal, Washington Post, Chicago Tribune, Los Angeles Times, Baltimo Sun, Boston Globe và Christian Science Monitor. Hầu hết trong số này đều cung cấp các dịch vụ tin tức, do đó mang đến cho các tờ báo khác nhiều lựa chọn hơn so với trước đây. Chính vì sự dồi dào trong lựa chọn nguồn tin này mà United Press International đã mất đi nhiều khách hàng trong những năm gần đây.


Một số nhà phê bình về việc đưa tin nước ngoài ở Hoa Kỳ đã phát hiện thấy việc ưu tiên đưa tin quá mức về những quốc gia đang nằm trong chương trình nghị sự chính thức của Washington. Nhưng những nhà phê bình này đã trở nên yếu thế khi lập luận rằng những tin tức và bình luận này chủ yếu là để phù hợp với những mục tiêu chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Trên thực tế, có quá nhiều những ví dụ ngược lại với những phê bình của họ từ Trung Phi hay quay trở lại vấn đề Việt Nam.


Dù sao đi nữa, các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ vẫn sẽ là một lực lượng mạnh trong đời sống xã hội. Xã hội hiện đại đã trở nên quá phụ thuộc vào thông tin nhanh và đáng tin cậy mà không thể khác được. Song người ta cũng chưa biết được chắc chắn tương lai của ngành truyền thông.


Chỉ trong vòng một vài năm, ngành công nghiệp tin tức Hoa Kỳ đã trải qua những thay đổi lớn do những biến đổi trong công nghệ, các lực lượng thị trường và thị hiếu của công chúng. Có quá nhiều chủ thể mới tham gia vào lĩnh vực thông tin của báo chí như trước đây. Nhưng dẫu sao thì nghề làm báo cũng không bao giờ ở trạng thái tĩnh trong một thời gian dài.


Các tờ nhật báo, trong khi cố gắng bắt kịp các phương tiện điện tử và các phương tiện mới khác, có vẻ như phải chịu đựng nhiều nhất do sự biến đổi gần đây. Song chừng nào mà báo chí Hoa Kỳ về cơ bản vẫn không chịu sự can thiệp của chính phủ thì vẫn luôn luôn có những cơ hội mới cho các hãng này cũng như những lựa chọn mới cho công chúng.


Cho dù có điều gì xảy ra thì người quyết định tương lai của ngành công nghiệp tin tức Hoa Kỳ vẫn sẽ là công chúng. Điều đó, theo những người chủ trương báo chí tự do, là vẻ đẹp của hệ thống này.
 
Back
Bên trên