Tệ chưa ! Việt Nam lại phải hầu toà nữa rồi !

Em ko hiểu bác argue em về vấn đề gì . Thế ko phải ý của bác cũng là luật pháp nghiêm minh chặt chẽ sao?
Tất nhiên là ở một đát nuớc văn minh dân chúng có trình độ văn hóa cao thì chuyện đó dễ dàng hơn. Người dân đã quen với sự sách sẽ từ nhỏ thì chẳng có lý do gì mà ko giữ đuợc nếp sống đấy. Điều em muốn nói là sự chuyển đỏi để tạo ra cái nếp sạch sẽ đấy thưa bác. Bác nghĩ kĩ xem, nếu ban đầu ko có những luật lệ nghiêm khắc như vậy thì làm gì có cái singapore sạch sẽ như bầy giờ.Ý thức của người dân ko bao giờ có đựoc nếu ko đựoc tạo thành thói quen. Mà thói quen đó từ đâu ra ạ: luật.Tất nhiển là còn yếu tố trình độ văn hóa nữa. Nhưng bác thử nhìn lại xem dân thành phố văn hóa thế cơ mà, thử hỏi tại sao vẫn bẹt túi rác đàu phố, phẹt cái chậu nuớc giữa đuờng. Làm sao có xây dựng đuọc ý thức nguời dân khi luật pháp chằng đâu vào đâu cơ chứ
Dân sing chủ yếu là tầu malay indo thai nói chung là lổn nhổn. Mà những nuớc châu á thì làm gì có cái chuyện sách sẽ như thế thưa bác. Bác ra chợ Sing mà xem dân nó vứt rác là đủ hiểu.
Còn cái đa đảng thì em ko hề đả động dến. Mọi nguời hiểu biết đều thấy rõ rằng việc đa đảng ở việt nam bầy giờ sẽ thành loạn xã hội khi mà trung wuoc thì nó suốt ngày rình mò cắn trộm mình và dân phản dộng sống ở nuớc ngoài thì vẫn đầy rẫy. Chẳng nói đâu xa ở chỗ em sóng truyền hình phản dộng vẫn phát hàng ngày.

Tất nhiên em hiểu bác viết là vì cái đoạn nói chính phủ đằng sau em nói khó lọt tai nhưng mà bác cứ đọc báo việt nam hàng ngày mà xem thấy đau lắm. Xã họi nó mục từ đằng trong mục ra, bẩn từ trên cao bẩn xuống. San vận đông mói xây xong đuợc hơn năm thì lòi ra chuyện ăn bớt công trình. Khu đô thị mới đuợc chuyển dao cho dân
thì đã xuống cấp. Mà những cái này mà nó hỏng thì nguy hiểm lắm. Nó là nền móng cho hàng chục năm tới. Vì qui hoạch là cho cả một quãng thời gian dài. Cứ xây công trình gì thì bao nhiêu tiền nhà thầu đã phải lo đút lót để lo có giấy phép xây dựng.Cái này em biết vì em có nguời quen . Nó cứ mục nát mãi như vậy thì thử hỏi bao giờ nứoc mình mới tiến đuợc.

Bác nói dân chủ chưa thể thực hiện đuợc chỗ này em nghĩ là bác nói đến đa dảng chư ko phải chủ ý đến chữ dân chủ. Dân chủ bây giờ mà ko đuợc áp dụng thì đến bao giờ? Tầng lớp thiếu học ở đâu cũng có , việc mấy ông lãnh đạo nhà mình chăn dân như thế cũng là hợp lý vì bộ phận này ở dân mình còn quá lớn. Nhưng cái đáng nói là sự bưng bít và bao che nhau kia.Báo chí thì bị chặn họng ngày từ lúc chưa in. Viết động viết chạm là chúng mày biết tay ông. Chúng mày muốn tố cáo ai phải xin ý kiến đã ko thì đừng có mà ngồi ở đáy nũa. Buòn lắm thay.
 
Hehe thôi chú ạ, anh reply vào cãi nhau với chú nữa có khi treo nick cả 2 thằng đấy :D Anh hiện cũng đang ở Sing, đường phố thì đúng là sạch thật nhưng cái kiểu người dân ở đây thì vẫn mọi mọi kiểu gì ý. Nói chúng anh thích phong cách ứng xử + văn hóa lich sự của dân Pháp hơn! Thôi nhé, stop here, có gì lúc đi uống bia thì bàn luận sau vậy :p
 
post chính trị cũng bị cấm, mà kô viết rõ chính trị thế nào...luật cũng kô thông...thôi thì nói đại kô đụng các ông to ở chính quyền hay đảng cộng sản VN đi...nói gì mà cấm chính trị...nói cũng có người tin...thiệt chính quyền việtnam mình chăn dân giỏi thiệt, đâu có thua kém ai...vậy mà mọi người cứ la làng kô, mệt.
 
Em cũng đồng tình với anh Hoàng .Đúng là dân chủ thì hay nhưng luật pháp ko nghiêm thì sau này sẽ loạn hết
Mạn phép các bác em nói về nước Nhật .Các bác đều biết tại nó nghiêm khắc với học trò ,với dân,nên nó mới phát triển như thế.Thật ra bgio nó cũng yếu dần .Vì em nghe mọi người nói có thế Trung quốc nó sẽ lên thay vị trí .Nhưng em nghĩ điều đó cũng dễ hiểu.Trung quốc có cả tiềm lực hơn 1 tỉ người "dù bạn có đi đâu ,dù bạn có làm gì ,thi bạn cũng ko thể ko gặp người Trung Quốc"(và tức nhất đôi khi bạn bị goi la người Trung Quốc nữa)
Thêm nữa TQ có nhiều tiềm lực(khoáng sản,đất đai ,ít thiên tai ...)hơn Nhật
 
Sau khi gia nhập WTO, cái đề tài này sẽ có nhiều người tham gia đây.

- Việt Nam chưa có văn hóa kiện tụng, rất ngại kiên tụng luôn cho rằng "con kiến mà kiện cũ khoai".

- Mà luật pháp Việt Nam nhiều khi đọc báo mình cảm thấy như cái vòi nước công cộng ai muốn vặn to chảy to, vặn nhỏ chảy nhỏ, không vặn không chảy.

- Ở Việt Nam có những tỉnh như Điện Biên, Lai Châu không hề có lấy 1 luật sư.

Rồi khi gia nhập WTO, nhà nước mình không công bố những cam kết, điều khoản từng ngành nghề kể cả người tiêu dùng rồi vẫn thói quen không thích tôn trọng pháp luật và thích làm trái pháp luật (Giao thông: nhìn trước nhìn sau không có cảnh sát giao thông là vượt, còn nhiều ngành nghề khác có hình thức xử lý: phạt cho tồn tại...., ở Việt Nam chỗ nào có ghi vịnh cam dai (cấm đái bậy), cấm đỗ rát thì y rằng chỗ đó rất bậy...).

Bây giờ đến vụ kiện của 1 Việt Kiều Mỹ về kinh doanh của mình tại Việt Nam (chính là người mà báo chí đã đăng: dám treo cờ và ảnh Bác Hồ khi còn ở Mỹ).

Còn nhiều nhiều lắm! Mọi sai lầm đều phải trả giá bằng tiền mặt.


Chào Thân ái!
 
Lao động ngành tôm VN sẽ điêu đứng vì vụ kiện
Nếu bị áp mức thuế chống bán phá giá cao trong vụ kiện tôm, hàng trăm nghìn lao động Việt Nam có nguy cơ mất việc, hàng nghìn người có nguy cơ tái nghèo. Con số này được đưa ra hôm 28/6, tại buổi công bố kết quả nghiên cứu về tác hại của vụ kiện tôm do ActionAid Vietnam phối hợp với Hội nghề cá, Hội Nông dân và giới báo chí, trong đó có VietNamNet, thực hiện.


Chuẩn bị tài liệu đối phó vụ kiện tôm tại Công ty Camimex. Ảnh Hà Yên.

Theo nghiên cứu này, hiện nay, số lao động trực tiếp và gián tiếp liên quan đến ngành tôm Việt Nam lên tới 3,5 triệu người. Hậu quả của một phán quyết không công bằng từ Bộ Thương mại Mỹ về vụ kiện tôm sẽ ảnh hưởng hết sức nặng nề tới sinh kế của những người này. Rõ ràng, con tôm đã góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội các làng xã ven biển, nhiều cộng đồng dân cư thoát nghèo, tạo việc làm ổn định cho cư dân và khuyến khích các ngành nghề khác phát triển. Nghiên cứu cho thấy, bình quân một hộ gia đình (3-5 người) thu lợi nhuận 10-12 triệu đồng/vụ (tương đương 670-800USD), thậm chí lên tới 70-100 triệu đồng (khoảng 4.600-6.700USD) đối với các hộ khá. Ở những vùng chuyển đổi cơ cấu ngành nghề từ trồng lúa, thu nhập từ tôm cao ít nhất gấp 2-3 lần. Vì lẽ đó, không có lý do gì để người nông dân bán giá thấp, ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của họ.

Còn trong ngành chế biến thủy sản, trung bình mỗi nhà máy hiện đang tạo ra 1.000-2.000 việc làm ổn định, đảm bảo tiêu thụ tôm cho nông dân trong và ngoài địa phương sản xuất. Chỉ riêng 4 DN là bị đơn bắt buộc của vụ kiện, đã có tới 10.000 công nhân đang làm việc.

Theo ông Phan Văn Ngọc, Trưởng phòng Chính sách của ActionAid, một trong những nguyên nhân khiến con tôm Việt Nam giá rẻ, có lợi thế cạnh tranh là do chi phí đầu vào thấp. Thu nhập bình quân của một lao động nuôi tôm hiện khoảng 500.000 đồng/tháng (tương đương 41USD), cộng thêm tiền thưởng và sinh hoạt phí hàng ngày. Trong khi đó, lương lao động phổ thông tại Mỹ tối thiểu 6 USD/giờ, bằng 1.440 USD/tháng, gấp tới 35 lần. Còn đối với công nhân chế biến xuất khẩu, thu nhập có nhỉnh hơn, với mức lương bình quân 1-1,5 triệu đồng/tháng (100USD) - đủ để trang trải cho cuộc sống hàng ngày và phụ giúp gia đình. Như vậy, rõ ràng là không thể so sánh con số này với mức chi phí thấp nhất (khoảng 2.000 USD/tháng) cho một lao động làm tôm bình thường tại Mỹ. Giá thành tôm Việt Nam thấp do chi phí lao động rẻ, bên cạnh điều kiện tự nhiên thuận lợi, cũng là điều hiển nhiên.

Nghiên cứu này cũng cho rằng, việc nuôi, chế biến và xuất khẩu tôm hiện không nhận được bất kỳ sự trợ giúp nào từ Chính phủ. Trong nuôi tôm, có đến 30% số hộ dùng vốn tự có của gia đình, do cha ông để lại hoặc tích cóp được. Hơn 50% số người còn lại phải vay tiền từ ngân hàng, với lãi suất quy định. Để được vay tiền, họ phải thế chấp sổ đỏ, giấy chứng nhận diện tích nuôi tôm...

Riêng các DN chế biến hoạt động theo cơ chế thị trường, lời ăn lỗ chịu. Ông Lê Văn Quang, Giám đốc Công ty XNK Thủy sản Minh Phú, nhấn mạnh, không có lý do gì mà DN lại bán dưới giá thành và mang tài sản của mình cho không Mỹ. Hay các đại lý thu mua cũng kiếm được khoản lợi nhuận 200-500 đồng/kg tôm. Phần lớn các đại lý này cùng tồn tại song hành với sự phát triển của con tôm (từ những năm 1990) và hiện vẫn đứng vững. Điều này chứng minh rằng, cuộc sống của họ khá giả và bền vững khi gắn bó với ngành tôm.

Hiện nay, tuy vụ kiện còn trong giai đoạn điều tra nhưng đã tác động nhất định tới người nuôi tôm, DN chế biến, chưa kể đến nguy cơ bị áp thuế chống bán phá giá. Lo sợ thuế hồi tố, các công ty chế biến thủy sản Việt Nam đã phải cắt giảm lượng tôm xuất khẩu sang Mỹ từ tháng 4. Nông dân hoang mang, không biết mùa thu hoạch này sẽ bán tôm cho ai, giá cả thế nào, trong khi các khoản nợ đang treo lơ lửng trên đầu họ. Trên thực tế, giá tôm đang xuống mức thấp tại các tỉnh ĐBSCL, chỉ còn khoảng 70.000-95.000 đồng/kg. Mọi kế hoạch, dự định về mở rộng diện tích nuôi, tích lũy vốn, chuẩn bị thả tôm vụ tới của nông dân đều bị gác lại.

Như vậy, sau vụ kiện cá tra, basa, vụ kiện tôm lại đang đe dọa đến người lao động và ngành tôm Việt Nam. Một vụ kiện phi lý, thể hiện rõ chính sách bảo hộ mậu dịch và đi ngược xu thế tự do thương mại toàn cầu.

Chính ông Andrew Wells-Dang, Trưởng đại diện Quỹ tái thiết và Phát triển (Mỹ) cũng cho rằng, các nhà nhập khẩu, người kinh doanh và cộng đồng người tiêu dùng Hoa Kỳ đều lên tiếng phản đối vụ kiện này. Đại sứ Brazil tại Việt Nam nhận xét, dù có là thành viên WTO hay không, các quốc gia bị kiện đều bị tác động đáng kể. 6 quốc gia đã cùng phối hợp giải quyết vụ kiện, nhưng cũng chỉ ở mức độ nào đó, bởi mỗi bị đơn lại phải lo thuê luật sư, chuẩn bị hồ sơ theo yêu cầu của Bộ Thương mại Mỹ.

Tại buổi họp báo, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Nguyễn Hữu Dũng cho biết, cách đây 2 năm, VASEP đã đặt quan hệ với các công ty, cơ sở chế biến của Mỹ như ASDA, CITAC... VASEP cũng đang cung cấp số liệu để họ tuyên truyền, giúp quan chức và người tiêu dùng Mỹ hiểu được thực chất của vụ kiện. Việc DOC hoãn ra quyết định sơ bộ đến 6/7, theo ông Dũng, làm DN Việt Nam càng lo lắng hơn về việc thời gian tính thuế hồi tố. Do đó, Ủy ban Tôm VASEP đã yêu cầu DOC xem xét lùi thời gian ra quyết định của sơ bộ của Việt Nam như đối với các nước có nền kinh tế thị trường, tức là ngày 28/7, bởi sẽ là không có cơ sở nếu họ đưa ra phán quyết sơ bộ trước khi có quyết định về nền kinh tế.
 
*Tệ chưa! Việt Nam lại phải nộp tiền.
Tất cả mọi sai lầm, thiếu hiểu biết, quen thói hành xử theo cơ chế hành chính Việt Nam không những phải trả giá bằng tiền mặt khoảng hơn 100 tỷ đồng Việt Nam mà còn thương hiệu, uy tín... Mà không trả thì tất cả các chuyến bay kể cả chuyên cơ... đều bị giữ lại (xiếc nợ).


Vietnam Airlines thua kiện 5.2 triệu euro

Tòa phúc thẩm Paris hôm 9 tháng Ba đã bác đơn kháng cáo của Vietnam Airlines và buộc hãng này phải y án sơ thẩm, bồi thường cho nguyên đơn là luật sư Maurizio Liberati một số tiền là 5.2 triệu euro.
Luật sư Liberati thuộc công ty luật Liberati & D'Amore xác nhận với BBC rằng việc thi hành án đang được thực hiện thế nhưng từ chối không bình luận gì thêm.
Vụ việc này kéo dài từ năm 1991 liên quan tới việc Vietnam Airlines ký hợp đồng chỉ định công ty Falcomar của Ý làm đại diện tại thị trường Ý.
Và theo luật sư Maurizio Liberati, nguyên đơn, thì ông này có làm một số công việc cho Vietnam Airlines trong khoảng thời gian từ 9/1991 đến 12/1992.
Tới năm 1994, ông Liberati đã đưa đơn kiện lên toà án Roma yêu cầu công ty Falcomar và Vietnam Airlines thanh toán khoản tiền lên tới khoảng nửa triệu Euro. Năm 1994, thông qua đại sứ quán Ý tại Hà Nội, tòa án Roma đã gửi giấy triệu tập Vietnam Airlines để dự phiên xử nhưng đại diện hãng này đã không có mặt và phiên xử vẫn diễn ra theo luật pháp Ý.
Tới tháng 3/2000 Tòa án Roma phán quyết Việt Nam phải bồi thường cho luật sư Ý 4.3 triệu euro.
Mãi cho tới tháng 5/ 2002, cũng là thời điểm hết hạn kháng án, Vietnam Airlines mới nhận được thư của luật sư Liberati gửi trích bản án và yêu cầu phải trả tiền.
Tháng 2/2004 Vietnam Airlines nhận được thông báo của Uỷ ban đòi nợ và tịch biên của Pháp báo phong toả số tiền 1.3 triệu euro tại tài khoản ngân hàng BSP Pháp để thanh toán phán quyết của toà án Roma, kèm theo quyết định của tòa phúc thẩm Paris xác nhận số tiền HK Việt Nam phải trả tính cả lãi xuất phát sinh là gần 5.2 triệu euro.

Theo kiện

Tuy nhiên lúc đó lãnh đạo Vietnam Airlines tuyên bố hãng sẽ đề nghị chính phủ cho tiếp tục vụ kiện và thuê hai hãng luật danh tiếng của Pháp và Ý để kháng cáo tại tòa phúc thẩm Paris.
Hồi đầu tháng Ba năm 2005, Bộ Tư Pháp đã được chính phủ Việt Nam chỉ định giúp Vietnam Airlines trong vụ kiện này.
Tuy nhiên ngày 9/3/2006, tòa phúc thẩm Paris đã bác đơn của Vietnam Airlines và buộc hãng này phải trả tiền bồi thường mà so với phiên sơ thẩm đã tăng tới một triệu euro, cộng thêm phí luật sư và tiền lãi.
Luật sư Trần Vũ Hải thuộc đoàn luật sư Hà Nội nói điều này không có nghĩa Vietnam Airlines đã hoàn toàn thua mà có thể trông chờ phán quyết của tòa phúc thẩm Ý.
Tuy nhiên các báo trong nước nói Vietnam Airlines đã chấp thuận thanh toán và tổng giám đốc hãng này, ông Nguyễn Xuân Hiển, đã lên đường đi 'công tác dài ngày', có lẽ để giải quyết vụ việc.
Trong những tuần vừa rồi, thông tin liên tục được đưa ra trên các phương tiện thông tin đại chúng của Việt Nam về các sai phạm tại Vietnam Airlines.
Hãng này đang bị thanh tra về nghi ngờ sai phạm về tài chính, trong công tác tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ cũng như 'có vấn đề' qua thương vụ mua máy bay Boeing 777
 
Không chỉ bị kiện trong các vấn đề chính trị,ngay trong bóng đá,VN cũng phải ra hầu tòa ,chịu hoàn toàn trách nhiệm.XIn mời theo dõi:
LĐBĐ VN đã giấu nhẹm và đối phó vụ Letard như thế nào?
Thủ đoạn “bưng bít” bằng tiền tài trợ của FIFA
Như Thanh Niên đã đưa tin, Tòa án trọng tài thể thao quốc tế đã buộc LĐBĐ VN phải bồi thường cho HLV Letard 197.000 USD. Tuy nhiên, sự thật về "vụ án Letard" người hâm mộ lẽ ra đã biết cách đây 5-6 tháng, nếu như không có sự bưng bít của một số quan chức liên đoàn.


Không như thông tin ban đầu từ LĐBĐ VN cho biết là việc tòa án trọng tài thể thao quốc tế tại Thụy Sĩ chỉ mới gửi văn bản trong thời gian gần đây để buộc LĐBĐ VN thua kiện và nộp phạt, thực chất LĐ đã nhận văn bản liên quan đến vấn đề này từ hồi tháng 8, trong đó có quy định rõ LĐ phải giải trình sự việc này trong thời gian sớm nhất, nhưng một số quan chức lãnh đạo đã tìm cách giấu nhẹm, không thông báo cho thường vụ và cũng không báo cáo rõ với lãnh đạo UBTDTT để có hướng giải quyết sớm nhất.

Theo tìm hiểu riêng của Thanh Niên, khi nhận được văn bản của tòa án trọng tài thể thao quốc tế ở Thụy Sĩ, thường trực LĐ đã chỉ đạo "nội bộ" cho ông Vũ Hạng, Trưởng ban thanh tra Khen thưởng kỷ luật liên hệ đoàn luật sư Hà Nội để tìm hiểu các khía cạnh luật pháp trong hợp đồng nhằm chống đỡ để không bị thua kiện, đồng thời bàn bạc với ban kế hoạch tài chính tìm cách nếu chống án không được sẽ chuyển tiền nộp phạt cho xong để "bưng bít" luôn vụ này, sợ khi bị bung ra không có lợi cho uy tín của LĐ. Thậm chí theo đề xuất của ông tổng thư ký, thường trực LĐ còn đưa ra giải pháp là lấy tiền tài trợ của FIFA là 250.000 USD để bồi thường cho vụ Letard, rồi sau này tìm cách lấy nguồn thu khác bù đắp vào. Sự việc này đã không qua được mắt của thường vụ và BCH LĐ, nhất là khi các quan chức trong thường trực LĐ muốn hợp thức hóa chứng từ để chuyển ngân. Một số ủy viên thường vụ vào thời điểm tháng 9, 10 đã "cảnh cáo" nếu ban tài chính LĐ làm điều này là không thể chấp nhận được và một khi thanh tra kiểm toán phát hiện được là sẽ rắc rối to, vì thế vào giờ chót LĐ không dám chuyển tiền. Sự việc được treo lại và cho đến khi tòa án trọng tài thể thao quốc tế một lần nữa yêu cầu LĐBĐ VN phải nhanh chóng thực hiện việc bồi thường cho ông Letard thì thường trực LĐ không còn cách nào khác là phải đưa vấn đề này ra thường vụ LĐ và mọi chuyện từ đó mới vỡ lở ra.

Cũng theo nguồn tin từ LĐ, thực chất số tiền 197.000 USD chỉ là phần cứng phải trả cho ông Letard, ngoài ra còn cộng với các khoản phí khác trả cho án phí thêm 16.000 USD nữa, tổng cộng là 213.000 USD. Đây là một khoản thiệt hại vô cùng lớn của bóng đá VN chỉ vì kiểu làm việc tắc trách của một số quan chức LĐ.

T.TR
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam: Sẽ học hỏi để tránh... rút kinh nghiệm!
Theo thông lệ cứ đầu mỗi tháng, người phát ngôn của LĐBĐ VN Nguyễn Lân Trung lại chủ trì phiên họp giao ban với giới báo chí. Nhưng cuộc họp đầu tiên của năm mới vào chiều qua không “thuần” như mọi bữa mà diễn ra trong bầu không khí khá căng thẳng. Ông Lân Trung một lần nữa lại phải điều trần thay cho các quan chức LĐ về sự kiện “nóng hổi” nhất: Cựu HLV đội U.23 VN Letard đòi bồi thường 197.000 USD tương đương với giá trị của... nửa trụ sở cao 7 tầng khá bề thế của LĐBĐ VN !


HLV Letard tại lễ ký hợp đồng huấn luyện viên trưởng đội tuyển bóng đá U.22 Việt Nam

Lần lại “lịch sử” lựa chọn cũng như nguyên nhân sa thải HLV Letard, ông Lân Trung nói: "Ông Letard do HLV danh tiếng Aime Jacque giới thiệu nên LĐ hoàn toàn tin tưởng. Nhưng sau 5 tháng hành nghề tại VN, HLV Letard đã bộc lộ nhiều điểm yếu, đặc biệt có những quan điểm trái ngược với LĐ về chọn cầu thủ, ví dụ điển hình nhất là ông ta đã dựa vào bài testcooper để loại Văn Quyến. Mặc dù không ưng ý nhưng tôn trọng hợp đồng, LĐ vẫn phải tiếp tục cho HLV Letard dẫn dắt đội U.23 VN và đã thất bại nặng nề tại LG Cup 2002". LĐ đã phải hỏi ý kiến một số tổ chức ngoài VN và được cố vấn rằng, LĐ chỉ phải đền 3 tháng lương để HLV Letard đi tìm việc, thậm chí nếu ông Letard tìm được việc trong thời gian này, LĐ còn không phải trả một đồng nào! Sau đó LĐ còn được Ủy ban tư cách kỷ luật FIFA đồng ý cho bồi thường ông Letard chỉ có 35.000 USD".

Thế nhưng đến cuối tháng 10/2004, lúc nhận được trát của tòa án trọng tài thể thao quốc tế trên cơ sở đơn kiện của ông Letard với kết luận, lý do sa thải HLV Letard của VN không chính đáng vì HLV chỉ chịu một phần trách nhiệm trong thất bại của đội tuyển U.23 VN và buộc LĐBĐ VN phải bồi thường trước ngày 10/1/2005, nếu không thực thi đội tuyển VN sẽ bị cấm thi đấu quốc tế 2 năm. LĐ đã quá ngỡ ngàng và "chết lặng". Cách đây 2 ngày, LĐ mới gửi đơn cứu xét đến tòa án. Ông Lân Trung mếu máo: "Chúng tôi rất mong tòa án thông cảm cho LĐBĐ VN vì lý do sa thải của LĐ rất chính đáng. LĐ sẽ làm mọi cách nhưng chưa biết được giảm bao nhiêu và liệu có được giảm hay không". Chính chánh văn phòng đoàn luật sư Nguyễn Huy Thiệp đã tỏ ra rất dè dặt, mặc dù không nói thẳng nhưng ông đã lộ ra một ý rằng, vụ này LĐ rất khó tránh khỏi thất bại!

Việc sa thải HLV Letard cách đây 2 năm hoàn toàn được công luận ủng hộ nhưng điều đáng quan tâm nhất ở đây là hợp đồng do LĐBĐ VN soạn thảo có quá nhiều sơ hở nên đã để xảy ra hậu quả khó lường. Khoản 10.2 của bản hợp đồng này chỉ ghi rất chung chung rằng, nếu HLV Letard không đạt được kết quả tốt trong công việc và làm tổn hại uy tín của LĐ trước công luận thì LĐ có thể chấm dứt trước thời hạn và mọi tranh chấp giữa hai bên sẽ được giải quyết tại Ủy ban Tư cách cầu thủ FIFA. LĐ đã không có điều khoản bắt buộc HLV Letard không được phép gửi đơn kiện đến địa chỉ có thẩm quyền cao hơn (ở đây là tòa án trọng tài thể thao quốc tế). Bản thân ông Lân Trung cũng cay đắng thừa nhận: "Ông Letard có quá thừa "kinh nghiệm" còn LĐ thì không!". Và sau khi sự cố của đội tuyển U.23 xảy ra tại LG Cup, LĐ lại quá vội vàng ngưng hợp đồng mà không tìm hiểu kỹ hơn về luật. Được biết, trong cuộc họp để đi đến quyết định sa thải HLV Letard của LĐ chỉ có 3 nhân vật: Phó chủ tịch thường trực Trần Duy Ly, Tổng thư ký Phạm Ngọc Viễn và trưởng ban thi đua khen thưởng Vũ Hạng.

Chúng tôi rất muốn chất vấn người có trách nhiệm chính là ông Viễn nhưng ông không có mặt trong cuộc họp và trước đó, báo Thanh Niên đã tìm cách liên lạc với ông bằng điện thoại nhưng bất thành. Ông Lân Trung ra sức bênh vực đồng nghiệp: "Ông Viễn đã thực hiện rất đúng quy trình lựa chọn HLV và không hề "cắt" đi một công đoạn nào cả. Ông Viễn chỉ thay mặt LĐ ký vào hợp đồng mà thôi, chứ nếu lỗi do ông Viễn thì hơi oan”. Vậy cá nhân nào chịu trách nhiệm chính trong vụ việc này? Ông Trung nhấn mạnh: "Quyết định sa thải HLV là quyết định tập thể". Báo Thanh Niên hỏi câu cuối cùng: "Thưa ông, vụ việc gần đây nhất liên quan đến HLV Tavares dẫn tới thất bại thảm hại của VN tại Tiger Cup 2004 cũng có nguyên nhân chính là hợp đồng không được tính toán kỹ. Và từ vụ việc HLV Letard, tất cả cũng đều liên quan đến ông Viễn là người được phân công chịu trách nhiệm chính. Vậy LĐ chẳng lẽ cứ rút kinh nghiệm mãi?". Ông Lân Trung đáp: "Sau mỗi lần va vấp, mỗi cá nhân trong LĐ lại thêm một bài học. LĐ thiếu hiểu biết về luật quốc tế. Trong cuộc hội nhập bóng đá thế giới, LĐ phải học hỏi nhiều hơn, đặc biệt về luật pháp để tránh rủi ro trong tương lai!".

Có dàn xếp tỷ số trận VN - Campuchia?
Tổng thư ký LĐBĐ châu Á (AFC) Velappan đã có công văn gửi AFF chỉ trích các cầu thủ và quan chức Myanmar đã có thái độ thiếu fair-play trong trận gặp Singapore. AFC cũng yêu cầu AFF tiến hành điều tra vụ dàn xếp tỷ số ở bảng A tổ chức tại Việt Nam khi có một số cáo buộc là một vài trận có tiêu cực. Dù không nói rõ trận đấu nào nhưng AFC nghi ngờ trận Việt Nam thắng Campuchia 9-1 trong đó lối đá của đội chủ nhà trong 2 hiệp với hai hình ảnh khác nhau cũng như có bàn đá phản lưới nhà của hậu vệ Sun Sampratna (Campuchia) là không đúng thực chất. Tổng thư ký Velappan yêu cầu tất cả các vấn đề này phải được làm rõ trước khi Tiger Cup tiến hành trận chung kết.

Về phía LĐBĐ VN, Phó chủ tịch Trần Duy Ly khẳng định: "Đến giờ phút này chúng tôi có thể yên tâm nói rằng đội VN tuy không thành công ở Tiger Cup nhưng thường vụ LĐ và dư luận đều nhất trí đánh giá các tuyển thủ đã thi đấu có quyết tâm. Trận VN thắng Campuchia 9-1 thể hiện đúng sự hơn hẳn của chúng ta với đối phương, không thể vì một bàn đá phản ngẫu nhiên của đội bạn để làm hỏng chiến thắng này và cũng khó thể nói rằng đây là một trận đấu có vấn đề. Nếu AFF yêu cầu thì với tư cách trưởng BTC bảng A, chúng tôi sẽ báo cáo rõ chuyện này".

Q.A - N.B



Lan Phương
 
Vụ này chưa hạ màn vẫn đang tiếp diễn

Vụ kiện chính phủ Việt Nam 150 triệu đôla của ông Trịnh Vĩnh Bình

Một Việt Kiều ở Hà Lan đang đi kiện chính phủ Việt Nam trước tòa án quốc tế để đòi bồi thừơng 150 triệu đôla vì cho rằng mình đã bị mất hết cơ nghiệp một cách oan uổng sau khi mang hơn 3 triệu đôla về đầu tư tại Việt Nam.

Câu chuyện của ông Trịnh Vĩnh Bình đang chuyển sang một khúc quanh mới. Cách nay khoảng 9 năm, Ông Trịnh Vĩnh Bình, một thương gia rất thành công ở Hà Lan, đã quyết định bán công ty chả giò ở Hà Lan để đem hơn 3 triệu đôla về Việt Nam đầu tư làm ăn. Kết quả, ông lại rất thành công trong một số doanh nghiệp, đặc biệt là ở trong tỉnh Bà Rịa – Vũng Tầu, trong đó có công ty cổ phần Bình Châu, chuyên về hàng thủy sản đông lạnh. Các xí nghiệp của ông đã tạo công ăn việc làm cho trên 500 người.

Mặc dù Ông Bình được sự động viên của các nhà lãnh đạo cao cấp của Việt Nam, nhưng ông đã không làm hài lòng các quan chức địa phương, đặc biệt là phe công an địa phương. Sau đó, Ông bị giam giữ, rồi quản chế, sau khi bị đưa ra tòa lãnh án tù, về tội hoạt động đầu tư bất hợp pháp và hối lộ viên chức chính quyền, là hai tội mà ông cho là đã được dàn lên và do vu cáo. Tài sản của ông coi như mất trắng. Trong thời gian bị quản chế, ông đã tìm cách trốn khỏi Việt Nam và trở về Hà Lan.

Kế tiếp, ông Trịnh Vĩnh Bình đã mở một cuộc tranh đấu lâu dài để đòi hỏi công lý, và rửa sạch tên tuổi của mình. Ông đã tiếp xúc với nhiều quan chức và đảng viên cao cấp ở Việt Nam, đã kêu gọi sự can thiệp ngoại giao của chính phủ Hà Lan và đã nhận được sự ủng hộ của các ủy viên thuộc Quốc hội Âu Châu. Tất cả những người được nghe trình bày sự việc của ông Trịnh Vĩnh Bình, kể cả Thủ tướng Phan Văn Khải, đều nhìn nhận có sự bất công trong vụ này; mặc dầu vậy, tài sản của ông Trịnh Vĩnh Bình chưa được hoàn trả và ông chưa được phục hồi danh dự.

Ông Bình nói rằng nếu chính phủ Việt Nam có một giải pháp thỏa đáng cho những Việt Kiều về nước đầu tư như ông thì có lẽ đã chẳng xảy ra vụ kiện này.
Như ông Bình nói: Giờ đây, vụ này đang bước sang một khúc quanh mới. Ông đã nhờ một văn phòng luật sư của Mỹ để kiện chính phủ Việt Nam trước toà án quốc tế thuộc Liên Hiệp Quốc, chuyên giải quyết vấn đề tranh chấp liên hệ tới các đầu tư quốc tế.
Cơ sở pháp lý được dựa trên sự kiện là ông Bình đã đem tiền về Việt Nam đầu tư theo sự khuyến khích của chính phủ Hà Lan, sau khi Hà Lan và Việt Nam ký kết một thương ước về đầu tư vào năm 1994. Điều số 9 của thương ước này quy định 2 nước phải “phát huy và bảo vệ đầu tư” giữa công dân hai nước.

Và bây giờ thì tòa án quốc tế nói rằng họ sẽ khai mạc vụ xử này vào tháng 12 năm nay, tại thủ đô Stockholm của Thụy Điển, đúng vào dịp Việt Nam có thể đã biết tin là có được chính thức nhận vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới hay không.

Nhiều người Việt hải ngoại cho rằng đầu tư tại Việt Nam hiện nay là chuyện đầy rủi ro, ông Bình đã biết trước như vậy mà vẫn về thì không nên trách ai cả. Chúng tôi đã đặt vấn đề này với ông Bình, và ông trả lời như sau:

Việt Nam có chính sách kêu gọi đầu tư tương đối rõ ràng trên giấy tờ, nhưng khi có một vấn đề gì khó khăn cho các nhà đầu tư xảy ra trong thực tế thì chính phủ Việt Nam không có trách nhiệm triệt để, giúp giải quyết vấn đề một cách ổn thỏa.
Tại thành phố Houston trong tiểu bang Texas, nhà báo Trọng Kim, Chủ Nhiệm hệ thống báo Ngày Nay, một trong những người theo dõi sát vụ việc của ông Trịnh Vĩnh Bình ngay từ những ngày đầu tiên, nói rằng, vụ này làm nổi bật một đặc tính của Việt Nam, là phép vua thua lệ làng, ông Thủ Tướng bảo tha vì thấy không có gì quan trọng, nhưng các quan ở địa phương lại muốn bắt, vì đụng chạm quyền lợi.

Vẫn theo nhà báo Trọng Kim, vụ kiện của ông Trịnh Vĩnh Bình khai mạc vào đầu tháng 12 tới đây, vào thời điểm dứt khoát để Việt Nam gia nhập WTO có thể mang lại tác động tiêu cực cho Việt Nam.

Theo VOA
 
Nói chung thì VN mà bị hoặc đi kiện trên thế giới nói chung hoặc Châu Âu nói riêng thì luôn bất lợi cho VN.....Mặc dù chúng ta có đủ chứng cớ....
Tất cả là vì vị thế của VN trên trường quốc tế!
 
Nghĩa à, anh tưởng bài này là từ năm ngoái rồi chứ nhỉ? Gần đây ko thấy tin gì nữa về vụ ông Bình này...

L.

Nguyen Hoai Nghia đã viết:
Vụ này chưa hạ màn vẫn đang tiếp diễn

Vụ kiện chính phủ Việt Nam 150 triệu đôla của ông Trịnh Vĩnh Bình
Theo VOA
 
Cái ông Bình này đâu có chịu mất trắng, vẫn tiếp tục chiến đấu đấy chứ.
 
Em nghe nói là hãng hàng không VN còn bị bên Hàng Không Nga là Ero forot gì gì đó kiện đúng không anh NGhĩa?
 
Các vụ kiện tụng!

Incombank kiện ABN Amro

Ngân hàng Công thương VN (Incombank) đã khởi kiện tại tòa án VN đối với Chi nhánh Ngân hàng ABN Amro về một vụ mua bán ngoại tệ gây thiệt hại cho Incombank. Vụ giao dịch ngoại tệ diễn ra ở Chi nhánh của Incombank Hải Phòng được xem là bất hợp pháp với một nhân viên của Incombank và dẫn đến thiệt hại 5,4 triệu USD.

Incombank cho rằng nhân viên Chi nhánh Hải Phòng này không được giao nhiệm vụ thực hiện các giao dịch ngoại tệ nhưng các khách hàng của ABN Amro vẫn thực hiện. Nhân viên này hồi tháng 3 vừa qua đã bị cơ quan điều tra bắt giam vì có liên quan đến vụ giao dịch ngoại tệ bất hợp pháp. Từ đó, Incombank buộc ABM Amro phải có trách nhiệm với những thiệt hại đã xảy ra cho Incombank. (TBKT)
 
Back
Bên trên