Đang lúc thảnh thơi vào bi bô với các em một tý!
Anh thấy rằng ví dụ của Che_Gevara không hợp lắm. Để nói về mặt không tốt trong tuyên truyền của Anh, Mỹ và Đức, em lấy những ví dụ trong chiến tranh, trong khi đó ví dụ của Liên Xô thì lại là sau chiến tranh!
Trong chiến tranh, để nâng cao tinh thần binh lính, và hạ thấp kẻ thù, hình ảnh kẻ thù luôn bị bôi nhọ một cách thậm tệ! Không để quân ta ra mặt trận và tuyên truyền rằng "các đồng chí, giặc cực giỏi, cẩn thận kẻo mất mạng!". Tất cả các nước trong chiến tranh đều tuyên truyền một kiểu giống nhau "kẻ thù rất hèn nhưng rất tàn ác". Về mặt này thì Liên Xô không khác gì những nước kia đâu.
Khi chiến tranh đã kết thúc thì mọi chuyện khác hẳn. Đây là lúc người chiến thắng đề cao chiến công vĩ đại của mình (mà quả thật đúng là rất vĩ đại), vì thế hình ảnh kẻ thù cũng được vẽ lại trung thực hơn, đấy không chỉ là một đạo quân hèn nhát chỉ biết làm thịt đàn bà con gái bắn giết tù binh, mà còn là những người lính dũng cảm và thực sự biết chiến đấu (có điều vì là phe phi nghĩa nên sớm muộn cũng phải thua thôi, và lại quân ta còn dũng hơn và chiến đấu giỏi hơn ). Nếu em xem phim ảnh Anh Mỹ làm về chiến tranh thế giới thứ hai sau chi chiến tranh đã kết thúc, em sẽ thấy hình ảnh quân đội Đức không đến nỗi quá thảm thiết đâu
Chẻ sợi tóc ra làm tư một tý, phim ảnh của các nước XHCN sau chiến tranh không phải phim nào cũng trung thực về kẻ thù đâu. Có rất nhiều phim mà trong đó kẻ thù ngu ngốc kém cỏi một cách không bình thường, mà phim "trên từng cây số" là một ví dụ.