Tôn trọng người khác, và người khác sẽ tôn trọng bạn

Trịnh Thường Trường An
(che_guevara)

Active Member
--Có bao giờ bạ nghĩ là mình đã hoàn toàn tôn trọng người khác chưa?

--Trong khi tranh luận, mỗi người chúng ta đều muốn chiến thắng và người đối lập phải thua. Đôi khi chúng ta chấp nhận sử dụng những biện pháp như lăng mạ đối phương. Có thể đối phương sẽ thua nhưng rồi những người khác sẽ nghĩ như thế nào về chúng ta? Chúng ta chiến thắng nhưng cái chiến thắng đó chẳng đáng được tôn trọng vì chúng ta đã hạ thấp đối phương và qua đó đã hạ thấp chính chiến thắng của mình. Còn nếu chúng ta thất bại thì mọi người sẽ cho rằng thất bại đó là xứng đáng cho 1 kẻ không biết tôn trọng người khác.

---Trong chiến tranh thế giới thứ 2 và cả sau chiến tranh, quân đội Mĩ luôn tìm cách hạ nhục đối phương là phát xít Đức. Những bộ phim Hollywood làm về Đức Quốc Xã đều coi quân Đức là những thằng ngu và là 1 đạo quân kém về tổ chức lẫn chiến đấu. Người Mĩ khi xem đều tin vào điều đó và cho rằng chiến thắng là tất yếu vì đối thủ của họ không xứng tầm để đối đầu với quân đội Mĩ. Như vậy là quân đội Mĩ đã tự hạ thấp cái chiến thắng nhỏ nhoi của mình trong chiến tranh thế giới thứ 2.

---Đức Quốc Xã trong chiến tranh thế giới thứ 2 cũng không hơn gì. Họ cũng bôi nhọ đối phương không kém cái cách người Mĩ làm sau chiến tranh. Tôi còn nhớ là đã được xem một tờ giấy tuyên truyền của quân Đức đưa vào trong hàng ngũ quân Pháp: 1 người lính Anh quốc đang làm tình với 1 phụ nữ và 1 bé gái Pháp, bên dưới có ghi dòng chữ :"Người Pháp, hãy nhìn cái cách mà bọn Anh đối xử với vợ và con gái các bạn khi chúng ta đang bận đánh nhau". Tất cả chúng ta khi biết được điều này đều sẽ nghĩ rằng bọn phát xít thua là đúng, hậu quả cho kẻ ác, và đó cũng là cách nhìn của thế giới về Đức Quốc Xã.

---Nhưng Liên Xô thì lại khác. Cũng với mục đích tuyên truyền, nhưng trong các bộ phim của mình họ miêu tả quân Đức như những chiến binh thiện chiến, những chỉ huy xuất sắc ( điều này đúng với lịch sử ). Nhưng kết quả là Liên Xô là người chiến thắng. Vậy thì, người xem chắc chắn sẽ công nhân là Hồng quân Liên Xô mạnh hơn phát xít và chiến thắng của họ là đáng tự hào. Ngay cả trong thời kì đen tối của nước Nga khi Liên Xô sụp đổ và Boris Eltsin lên nắm quyền, người dân Nga vẫn tự hào về chiến thắng oai hùng của họ năm nào. Lí do thật đơn giản: họ đã tôn trọng đối phương và người khác tôn trọng họ đồng thời chiến thắng của họ được coi trọng.

---Trong vụ việc báo HHT có đăng bài không đúng sự thật về trường Ams chúng ta. Học sinh Ams đã có phản ứng bảo vệ trường, chống lại điều vô lí ấy. Điều này là đúng. Nhưng trong khi thực hiện chúng ta có hơi mất bình tĩnh và vô tình để lại một cái nhìn không đẹp trong mắt các bạn trường ngoài. Tôi không hối tiếc vì con đường tôi theo đuổi, tôi chỉ không vừa ý về cách tôi đi trên con đường đó. Nếu chúng ta bình tĩnh hơn 1 tí thì mọi người sẽ có cái nhìn tốt hơn về chúng ta cũng như tôn trọng phong trào này hơn.

--Vậy còn trong cuộc sống bình thường thì sao. Tôn trọng người khác bạn sẽ được người khác quý mến và sẽ có nhiều bạn hơn. Những người bạn đó sẽ cùng chia sẻ với bạn vui vẻ, khó khăn đơn giản là vì bạn tốt với họ thì họ cũng tốt với bạn thôi. Nếu bạn muốn có một ai đó tôn trọng mình, đừng bắt người đó tôn trọng bạn, bạn cứ tôn trọng người đó đầu tiên.

--Một vài nguyên tắc để tôn trọng người khác:

1. Chấp nhận sự khác biệt giữa bạn và người đó, không quan trọng người đó là ai
2. Lắng nghe ý kiến của người khác dù ý kiến đó đi ngược lại suy nghĩ của bạn
3. Không xâm phạm vào chuyện riêng tư của người khác
4. Không áp đặt suy nghĩ của mình vào người khác

------
Rất hân hạnh nhận được sự góp ý của mọi người
 
Bài này ko dở đến thế đâu, tại bây giờ tớ mới nhìn thấy :)

Uhm`, chắc tớ ko đưa ra được nhiều ý kiến to tát đâu, thậm chí tớ có thể nói là tớ đã từng ko dưới 1 lần ko tôn trọng người khác vì tớ vốn là 1 đứa hiếu thắng 8-| ...Nhưng bây giờ thì thay đổi rồi, khi mà mình trưởng thành hơn và được học về cách ứng xử trong XH,...dù cho cái sự hiếu thắng ấy nó có còn tồn tại bên trong con người mình (đã là bản chất rồi thì thay đổi rất khó :) ) nhưng trên nhiều phương diện chắc chắn "tôn trọng người khác cũng chính là tôn trọng mình" là 1 lựa chọn khôn ngoan :-?, ko thể là tuyệt đối nhưng đa phần là tớ ủng hộ mấy cái nguyên tắc của ấy ;;) ;;)

Đọc bài này thấy mấy NX của ấy rất giống những NX của anh Nguyễn Đức Hòa (cái anh cũng thần tượng Che í ;;) ), 2 người có vẻ hợp nhau nhỉ, có điều tớ ko hiếu làm cách nào mà ấy có thể đọc được tờ giấy tuyên truyền đó :-/
 
--Nếu ai có thắc mắc gì về phần dẫn chứng của ví dụ thứ 2 về phát xít Đức, mời vào đây

http://www.psywarrior.com/tommy02a.jpg
http://www.psywarrior.com/whileaway01.jpg, cái này để bôi nhọ lính Mĩ
http://www.psywarrior.com/Polishwedding4.jpg cái này để bôi nhọ Hồng quân Liên Xô

http://www.psywarrior.com/A1037aSoDiffB.jpg cái này để chia rẽ lính Anh và lính Mĩ

--Mục đích của những bức tranh này là dùng tình dục để làm suy giảm tinh thần chiến đấu của binh sĩ đối phương ( đàn ông ai chả dê ). Nếu dùng những thủ đoạn này để chiến thắng thì rõ ràng là không tôn tọng đối thủ 1 tí nào và những chiến thắng kiểu này chỉ là chiến thắng "bẩn", mà nếu thua thì bị gọi là "đáng đời"

--CHÚ Ý: Những tấm ảnh trên đây đều là sự thật lịch sử và bây giờ được dùng cho mục đích làm tư liệu. CẤM lưu hành dưới dạng văn hóa phẩm đồi trụy.
 
--Hình như đi lệch chủ đề rồi[-x . Có ai có góp ý gì về việc tôn trọng người khác không nhỉ, nếu mình tôn trọng nó mà nó cứ "đá đểu" mình thì làm thế nào nhỉ:-/
 
thế nhưng càng tôn trọng càng lân tới đàn áp thì sao .. câu này ko phải lúc nào cũng đúng
 
Nói thẳng cho nó biết là : Mày không được đá đểu tao .;) ,sau đó phân tích cho nó hiểu thế nào là đá đểu , cuối cùng cho nó đọc cái bài ở trên .
 
Mình thấy bạn Nguyễn Thịnh Trường An đã có một bài viết rất hay, nhưng tại sao đọc mãi mà chẳng thấy có một bài nào hồi đáp xứng đáng cả.
Mình hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bạn An. Nhất là ở Mĩ, đến thầy giáo còn không được coi nhẹ ý kiến học sinh nữa là..... Vì thế ở đây việc tôn trọng ý kiến của người khác là chuẩn mực hàng đầu để có thể là con người văn minh.
Bạn An đã đưa ra dẫn chứng rất hay và thú vị. Tự nhiên học lóm được một tí về lịch sử. Khi nào mang đi bốc phét tí chơi. Cám ơn nhìu nha :x.
Tôn trọng đối phương không có nghĩa là mình từ bỏ chính kiến của bản thân. VD như nếu ta cảm thấy đối phương hoàn toàn tà đạo thì ta cứ giữ vững chính kiến của mình, hành xử theo cách của một người văn minh. Nếu nó dám đàn áp mình thì mình phải dạy cho nó cách xử sự của người văn minh chứ nhỉ :D. Tội gì mà không .... cho nó một bài học.
Tranh luận không bao giờ là xấu, chỉ có tinh thần của người tranh luận mới có thể làm nó xấu. Nên nhớ rằng triết học phát triển được là nhờ tranh luận. Con người có thể có được những chuẩn mực xã hội cũng là nhờ tranh luận.
Một lần nữa cám ơn bạn vì câu: "Tôn trọng đối phương là tôn trọng chính mình"
Bốp....bốp....bốp (vỗ tay :D)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trịnh Thường Trường An đã viết:
--Hình như đi lệch chủ đề rồi[-x . Có ai có góp ý gì về việc tôn trọng người khác không nhỉ, nếu mình tôn trọng nó mà nó cứ "đá đểu" mình thì làm thế nào nhỉ:-/
Anh nghĩ khi bị đá đểu ở chỗ đông người em cứ né đi, cho nó giữ chút sĩ diện.

Lúc chỉ có 2 người em nói thẳng luôn: "Tôi nói cậu biết từ giờ bỏ cái kiểu đấy đi."
 
Phan Vĩnh Long đã viết:
Anh nghĩ khi bị đá đểu ở chỗ đông người em cứ né đi, cho nó giữ chút sĩ diện.

Lúc chỉ có 2 người em nói thẳng luôn: "Tôi nói cậu biết từ giờ bỏ cái kiểu đấy đi."

Chỉ sợ ko nói ra thì mọi người lại nghĩ thằng này cù lần, bị đá đểu cũng ko biết.
 
--Thì nói với nó bằng giọng nhẹ nhàng thôi, không cần thiết phải to tiếng như cái loại thùng rỗng kêu to đó :D
--À mà đôi khi tranh luận mình gặp 1 ông bảo thủ vãi. Ý kiến của ổng sai rõ ràng mà vẫn không chịu nhận, cứ luôn cho mình là đúng và đưa ra những lập luận vô căn cứ để bảo vệ ý kiến của mình thì sao nhỉ?:-/ Thằng cha đó mà là người thường thì kệ, nhưng nếu nó mà là "ông to" hay ít nhất là cấp trên của mình thì sao đây:-?
 
Em xin có bài trả lời :
về dẫn chứng của anh An ( ams - HHT ): đúng là mọi học sinh trường ta lúc đó đều rất muốn đứng lên bảo vệ danh dự của trường, nhưng tiếc là phần lớn đã ko kiềm chế đc, và làm mất hình ảnh trong mắt mọi người, và em là 1 trong số đó :(
Hôm qua em lên CVA dò xét, hóa ra trong khi trường ta cử người đến tận CVA làm việc, giải thích vụ việc, xây dựng lại hình ảnh trường ta trong mắt các bạn CVA, thì lại có người nói rằng : ams h mất điểm rồi, ăn nói như thế chấp nhận thế nào đc... đúng là chúng ta ko tôn trọng HHT, thì dù có thằng cũng chả đc người ngoài tôn trọng đc như trước, ko biết các bạn trường khác nữa sẽ nghĩ gì ???
 
Trường An đã viết:
--Trong khi tranh luận, mỗi người chúng ta đều muốn chiến thắng và người đối lập phải thua. Đôi khi chúng ta chấp nhận sử dụng những biện pháp như lăng mạ đối phương. Có thể đối phương sẽ thua nhưng rồi những người khác sẽ nghĩ như thế nào về chúng ta? Chúng ta chiến thắng nhưng cái chiến thắng đó chẳng đáng được tôn trọng vì chúng ta đã hạ thấp đối phương và qua đó đã hạ thấp chính chiến thắng của mình. Còn nếu chúng ta thất bại thì mọi người sẽ cho rằng thất bại đó là xứng đáng cho 1 kẻ không biết tôn trọng người khác.

---Trong chiến tranh thế giới thứ 2 và cả sau chiến tranh, quân đội Mĩ luôn tìm cách hạ nhục đối phương là phát xít Đức. Những bộ phim Hollywood làm về Đức Quốc Xã đều coi quân Đức là những thằng ngu và là 1 đạo quân kém về tổ chức lẫn chiến đấu. Người Mĩ khi xem đều tin vào điều đó và cho rằng chiến thắng là tất yếu vì đối thủ của họ không xứng tầm để đối đầu với quân đội Mĩ. Như vậy là quân đội Mĩ đã tự hạ thấp cái chiến thắng nhỏ nhoi của mình trong chiến tranh thế giới thứ 2.

---Đức Quốc Xã trong chiến tranh thế giới thứ 2 cũng không hơn gì. Họ cũng bôi nhọ đối phương không kém cái cách người Mĩ làm sau chiến tranh. Tôi còn nhớ là đã được xem một tờ giấy tuyên truyền của quân Đức đưa vào trong hàng ngũ quân Pháp: 1 người lính Anh quốc đang làm tình với 1 phụ nữ và 1 bé gái Pháp, bên dưới có ghi dòng chữ :"Người Pháp, hãy nhìn cái cách mà bọn Anh đối xử với vợ và con gái các bạn khi chúng ta đang bận đánh nhau". Tất cả chúng ta khi biết được điều này đều sẽ nghĩ rằng bọn phát xít thua là đúng, hậu quả cho kẻ ác, và đó cũng là cách nhìn của thế giới về Đức Quốc Xã.

---Nhưng Liên Xô thì lại khác. Cũng với mục đích tuyên truyền, nhưng trong các bộ phim của mình họ miêu tả quân Đức như những chiến binh thiện chiến, những chỉ huy xuất sắc ( điều này đúng với lịch sử ). Nhưng kết quả là Liên Xô là người chiến thắng. Vậy thì, người xem chắc chắn sẽ công nhân là Hồng quân Liên Xô mạnh hơn phát xít và chiến thắng của họ là đáng tự hào. Ngay cả trong thời kì đen tối của nước Nga khi Liên Xô sụp đổ và Boris Eltsin lên nắm quyền, người dân Nga vẫn tự hào về chiến thắng oai hùng của họ năm nào. Lí do thật đơn giản: họ đã tôn trọng đối phương và người khác tôn trọng họ đồng thời chiến thắng của họ được coi trọng.

So sánh khập khiễng. Chiến tranh là thứ khác rất xa những cuộc tranh chấp cãi vã bình thường. Chiến thắng với càng ít tổn thất là mục tiêu tối thượng. Trong chiến tranh không có khái niệm thắng "bẩn" hay "sạch" mà chỉ có thắng hay thua, hoặc thắng với giá đắt hay giá rẻ. Để đạt được điều đó thì tất cả các bên (nhấn mạnh là tất cả) đều giở những thủ đoạn thâm độc nhất. Chẳng bên nào ham cái gọi là "tôn trọng đối phương" để rồi thua hết. Và nói thẳng ra, bộ máy tuyên truyền của Đức quốc xã hay Mỹ trong WW2 cũng không vượt mặt được Liên Xô. Một ví dụ đơn giản là bộ máy tuyên truyền LX từng dựa vào việc bộ chỉ huy Đức cấp phát nhiều BCS cho binh lính để nói rằng lính Đức là những kẻ trụy lạc. Họ chỉ trắng mắt ra sau khi lượng Hồng quân nhiễm lậu, giang mai... lên đến con số khổng lồ.

Còn phim ấy à, kinh điển kiểu như Tinh cầu, Dấu ấn thế kỉ... thì cũng lính Nga bắn lính Đức như làm thịt gà thôi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
--Đúng như anh Sơn nói: chiến tranh không giống như những tranh chấp cãi vã bình thường vì nó là phương pháp cuối cùng để giải quyết những tranh chấp cãi vã đó và giải quyết bằng bạo lực chứ không phải lời nói. Cái ví dụ của em không nói đến chuyện người ta tiến hành chiến tranh như thế nào mà chỉ muốn nói là cách tuyên truyền kiểu gì thì thu hút được người ủng hộ hơn. Tuyên truyền cũng giống như cãi nhau í mà.:) Cả ông Mĩ, ông Đức, ông Liên Xô đều muốn nói :"Lính chúng tôi giết được nhiều quân địch lắm" qua các bộ phim của mình, nhưng ông Liên Xô "tinh" hơn ở chỗ khi nói: "Bọn Đức mạnh lắm, ban đầu nó lấn át chúng tôi, nhưng cuối cùng chúng tôi vẫn thắng đó thôi". Tôn trọng nhau trong khi tranh luận có thể hiểu nôm na là "lùi 1 bước, tiến 2 bước"
--Dù đây chỉ là cái ví dụ nhưng cũng cám ơn anh Sơn đã chỉ bảo cho đàn em, hì :D:D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
hỏi các bác luôn cái này. lý thuyết thì là thế. thấm nhuần lý thuyết thì là thế, nhưng nếu như trong khi tranh luận, chúng ta chỉ tỏ vẻ tôn trọng người khác, hành động tôn trọng người khác nhưng trong bụng không coi ý kiến của người ta ra gì (nhắc lại, tôn trọng "con người" và không tôn trọng "ý kiến"), thế thì làm thế nào ạ?


ầy, mà nhắc đến Liên Xô :x phim Tinh Cầu hay dã man :x mà đúng rồi, qua lăng kính khó khăn gian nan ta nhìn thấy vinh quang chiến thắng. đối thủ của ta không chỉ là quân địch mà còn là mọi thứ mà chính ta. phim về đề tài chiến tranh của Liên Xô luôn luôn hay, không chỉ bởi yếu tố nghệ thuật mà cả nội dung của nó.
ôi nhớ cái anh đội trưởng trong Tinh Cầu... :x xinh :x
 
@Trường An : anh nói em so sánh khập khiễng là vì sao, vì em lấy ví dụ về phim Mỹ và LX sau chiến tranh xếp cùng với truyền đơn Đức trong chiến tranh:D. Không thể so sánh chúng được, vì trong chiến tranh thì giá trị đảo lộn hết cả, em hiểu chứ:).

Còn khi tranh luận cần tôn trọng đối phương, điều đó không có gì phải bàn cãi.
 
--Ah, bây giờ thì em đã hiểu :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguyễn Lý Hiền Nga đã viết:
hỏi các bác luôn cái này. lý thuyết thì là thế. thấm nhuần lý thuyết thì là thế, nhưng nếu như trong khi tranh luận, chúng ta chỉ tỏ vẻ tôn trọng người khác, hành động tôn trọng người khác nhưng trong bụng không coi ý kiến của người ta ra gì (nhắc lại, tôn trọng "con người" và không tôn trọng "ý kiến"), thế thì làm thế nào ạ?

--Theo ý kiến riêng của mình thì phe đối lập cũng sẽ dùng cách tương tự, và đến 1 lúc nào đó sẽ không giải quyết được bằng tranh luận nữa.
--:-? Cái này khó giải quyết nhỉ, có ai vào giúp 1 tay với nào :D:D
 
Cái vấn đề mấu chốt trogn WW2, ko phải là sự thiếu tôn trọng hay tôn trọng, mà là tham vọng quá lớn của ĐỨC QUỐC XÃ, ko có cách nào giải quyết ngoài chiến tranh anh AN ạ :)
 
Back
Bên trên