Đoàn Trang
(Ms_Independent)
Điều hành viên
Vừa mới đọc bài báo anh Xuân Sơn sưu tầm, nên mình chợt nảy ra ý định post chủ đề này để cả nhà cùng thảo luận.
Đối với các vị phụ huynh, thầy cô và nhà trường thường nghiêm cấm triệt để, phản đối kịch liệt việc con cái, học trò có bạn trai, bạn gái ở cái tuổi còn đi học. Gi gỉ gì gi cái gì cứ vào đến được cổng trường Đại Học rồi hẵng hay. Nhiều người cho rằng chuyện yêu đương sớm sẽ chắc chắn làm chi phối , trở ngại, sa sút cho kết quả học tập của con trẻ do các em sẽ bị phân tán tư tưởng và không tập trung vào chăm lo học hành. Thậm chí họ còn gán cho những trẻ như vậy đủ thứ tội danh: đua đòi, hư hỏng, thiếu giáo dục. Bố mẹ chửi bới, mắng nhiếc, thầy cô cảnh cáo, cấm đoán.
Có lẽ tình thương lớn lao luôn có tiếng nói và sắc thái riêng của nó. Chúng ta không thể không thừa nhận tình yêu và sự quan tâm sâu sắc của mẹ cha, cô thầy. Song điều đáng bàn ở đây là phải chăng tình thương đó đang bị lạm dụng một cách thái quá và đi quá xa; là gông xiềng kìm chân chúng ta trên đường tự lập và trưởng thành; là lí do để bao biện cho nhiều trường hợp những bậc cha mẹ, thầy cô làm tổn thương tới tình cảm, thậm chí lòng tự trọng của trẻ?!? Cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề của người lớn như vậy phải chăng còn phiến diện, tiêu cực?!?
Cuộc sống luôn luôn không bao giờ là một con đường bằng phẳng , êm mượt trải thảm nhung tươi đỏ, ngược lại nó gập gềnh, chông gai, và khấp khểnh, với cái tình thương kiểu " nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa" đến vậy tới ngày nao những con tằm mới thoát khỏi cái kén ấm áp và an toàn để một ngày kia hóa thân mình thành bướm!
Chỉ có tình thương thôi thì chưa đủ, còn cần cả lòng tin và tính kiên nhẫn nữa. Là cha mẹ, thầy cô không có lòng tin vào con trò, hay là họ đang không có lòng tin vào chính bản thân mình; là họ sợ con cái bị đau khi vấp ngã, hay sợ rằng chính mình là người bị thương tổn; là họ lo con cái làm điều sằng bậy hay đang bận rộn bảo vệ thanh danh của chính mình?!? Phải chăng tình thương đó đã dễ dàng vô tình bị rẻ rúng, biến thành tính ích kỉ không hơn không kém và mang chất áp đặt?!?
Tại sao không thể phân tích, giảng giải những mặt lợi, hại của vấn đề cho trẻ, đưa ra những lời khuyên chân thành, cởi mở và cuối cùng hãy để trẻ tự quyết định với sự lựa chọn riêng của nó, đúng sai sau này sẽ rõ, và trẻ tự có cho mình những bài học kinh nghiệm rút ra từ đó thay vì luôn ở thế bị động, dựa dẫm, phụ thuộc hoàn toàn vào người khác. Với lối giáo dục thụ động của nhà trường, của gia đình như vậy, sao không tránh khỏi việc mọi người cứ tự hỏi tại sao thế hệ trẻ VN thiếu sáng tạo, thiếu tự tin trước đám đông so với bạn bè Thế Giới. Bởi đơn giản một điều có bao giờ chúng ta có cơ hội được thực hành cái quyền có suy nghĩ, ý kiến và tiếng nói riêng của mình ...
Đối với các vị phụ huynh, thầy cô và nhà trường thường nghiêm cấm triệt để, phản đối kịch liệt việc con cái, học trò có bạn trai, bạn gái ở cái tuổi còn đi học. Gi gỉ gì gi cái gì cứ vào đến được cổng trường Đại Học rồi hẵng hay. Nhiều người cho rằng chuyện yêu đương sớm sẽ chắc chắn làm chi phối , trở ngại, sa sút cho kết quả học tập của con trẻ do các em sẽ bị phân tán tư tưởng và không tập trung vào chăm lo học hành. Thậm chí họ còn gán cho những trẻ như vậy đủ thứ tội danh: đua đòi, hư hỏng, thiếu giáo dục. Bố mẹ chửi bới, mắng nhiếc, thầy cô cảnh cáo, cấm đoán.
Có lẽ tình thương lớn lao luôn có tiếng nói và sắc thái riêng của nó. Chúng ta không thể không thừa nhận tình yêu và sự quan tâm sâu sắc của mẹ cha, cô thầy. Song điều đáng bàn ở đây là phải chăng tình thương đó đang bị lạm dụng một cách thái quá và đi quá xa; là gông xiềng kìm chân chúng ta trên đường tự lập và trưởng thành; là lí do để bao biện cho nhiều trường hợp những bậc cha mẹ, thầy cô làm tổn thương tới tình cảm, thậm chí lòng tự trọng của trẻ?!? Cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề của người lớn như vậy phải chăng còn phiến diện, tiêu cực?!?
Cuộc sống luôn luôn không bao giờ là một con đường bằng phẳng , êm mượt trải thảm nhung tươi đỏ, ngược lại nó gập gềnh, chông gai, và khấp khểnh, với cái tình thương kiểu " nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa" đến vậy tới ngày nao những con tằm mới thoát khỏi cái kén ấm áp và an toàn để một ngày kia hóa thân mình thành bướm!
Chỉ có tình thương thôi thì chưa đủ, còn cần cả lòng tin và tính kiên nhẫn nữa. Là cha mẹ, thầy cô không có lòng tin vào con trò, hay là họ đang không có lòng tin vào chính bản thân mình; là họ sợ con cái bị đau khi vấp ngã, hay sợ rằng chính mình là người bị thương tổn; là họ lo con cái làm điều sằng bậy hay đang bận rộn bảo vệ thanh danh của chính mình?!? Phải chăng tình thương đó đã dễ dàng vô tình bị rẻ rúng, biến thành tính ích kỉ không hơn không kém và mang chất áp đặt?!?
Tại sao không thể phân tích, giảng giải những mặt lợi, hại của vấn đề cho trẻ, đưa ra những lời khuyên chân thành, cởi mở và cuối cùng hãy để trẻ tự quyết định với sự lựa chọn riêng của nó, đúng sai sau này sẽ rõ, và trẻ tự có cho mình những bài học kinh nghiệm rút ra từ đó thay vì luôn ở thế bị động, dựa dẫm, phụ thuộc hoàn toàn vào người khác. Với lối giáo dục thụ động của nhà trường, của gia đình như vậy, sao không tránh khỏi việc mọi người cứ tự hỏi tại sao thế hệ trẻ VN thiếu sáng tạo, thiếu tự tin trước đám đông so với bạn bè Thế Giới. Bởi đơn giản một điều có bao giờ chúng ta có cơ hội được thực hành cái quyền có suy nghĩ, ý kiến và tiếng nói riêng của mình ...
Chỉnh sửa lần cuối: