http://www.vnexpress.net/Vietnam/Vi-tinh/2006/12/3B9F1C80/
Kết nối Internet châu Á gián đoạn vì động đất tại Đài Loan
Trận động đất với cường độ ban đầu khoảng từ 6,7 đến 7,2 độ richter hôm qua đã cắt đứt một số tuyến thuộc vành đai cáp quang Hong Kong - Trung Quốc - Đài Loan. Sự cố bất khả kháng này gây ảnh hưởng đáng kể cho tất cả các nhà cung cấp dịch vụ tại châu Á, trong đó có FPT, VDC, Viettel ở VN.
Ảnh: FPT Telecom.
Vòng tròn màu đỏ trong hình là khu vực có các tuyến cáp quang bị đứt. Ảnh: FPT Telecom.
Các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam bị mất tới 60-70% lưu lượng. Hiện tại, bộ phận kỹ thuật của các công ty này vẫn đang tìm cách xử lý sự cố.
Đại diện VDC cho biết họ đang tiến hành 3 hướng khắc phục. Đầu tiên là khởi động hệ thống mạng dự phòng và liên lạc với đối tác phục hồi cáp biển để nhanh chóng khôi phục. Cán bộ kỹ thuật của VDC cũng đang phân luồng để ưu tiên những khách hàng quan trọng. "Đây là sự cố thiên tai bất khả kháng và sẽ tìm mọi cách, chấp nhận chi phí cao để nhanh chóng khôi phục sự cố", một đại diện ISP này cho biết.
Hiện một số website tại VN vẫn hoạt động bình thường nhưng việc truy cập một số dịch vụ thoại và nội dung, chủ yếu là tới Mỹ( :|YM,Hamachi..:|), đều bị chập chờn hoặc gián đoạn.
Theo ông Phạm Công Liêm, Phó giám đốc Trung tâm điều hành mạng Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom), sự cố này nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà cung cấp Internet. Những ảnh hưởng cụ thể mà người dùng đầu cuối có thể thấy là tốc độ đường truyền sẽ chậm, khó kết nối hoặc không thể kết nối. "FPT cũng có những phương án dự phòng nhưng thực sự thì không thể khắc phục được 100%", ông Liêm cho biết. "Phía đối tác từ Hong Kong của chúng tôi cũng chưa thể xác nhận thời gian khắc phục sự cố này".
Theo ghi nhận sơ bộ của một số nhà điều hành mạng cáp, đây là một sự cố khá nghiêm trọng vì phần lớn lưu thông Internet từ Nam Á tới Bắc Á và Mỹ, đặc biệt là từ Hong Kong và Đài Loan tới Mỹ, sẽ bị tắc nghẽn.
Tuyến Đài Loan - Trung Quốc và Hong Kong - Trung Quốc bị đứt đã khiến toàn bộ lưu thông mạng từ khu vực Nam Á tới Bắc Á tê liệt hẳn. Kết nối từ Hong Kong sang Nam Á vẫn hoạt động nhưng sẽ sớm bị tác động mạnh vì thông lượng từ các kênh còn lại bị dồn sang.
Tuyến Hong Kong tới Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản gần như "chết" hẳn, nhưng lưu thông từ Hong Kong tới Nam Á và Australia không bị tác động. Kết nối từ châu Âu, Trung Đông và Nam Á tới Bắc Á đã bị cắt đứt hoàn toàn.
Năm 2003, động đất tại Đài Loan cũng đã làm đứt 3 tuyến cáp nối từ Trung Quốc đi một số nước khác khiến thông tin bị đình trệ gần 1 tháng. Tháng 5/2004, tuyến cáp quang biển quốc tế nối từ Tây Âu - Trung Đông đến Thái Bình Dương gọi tắt là SE-ME-WE 3 cũng đã bị đứt đoạn tại Hong Kong, khiến việc kết nối từ Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
:|nó mà kéo dài 1 tháng thì chết:|
Kết nối Internet châu Á gián đoạn vì động đất tại Đài Loan
Trận động đất với cường độ ban đầu khoảng từ 6,7 đến 7,2 độ richter hôm qua đã cắt đứt một số tuyến thuộc vành đai cáp quang Hong Kong - Trung Quốc - Đài Loan. Sự cố bất khả kháng này gây ảnh hưởng đáng kể cho tất cả các nhà cung cấp dịch vụ tại châu Á, trong đó có FPT, VDC, Viettel ở VN.
Ảnh: FPT Telecom.
Vòng tròn màu đỏ trong hình là khu vực có các tuyến cáp quang bị đứt. Ảnh: FPT Telecom.
Các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam bị mất tới 60-70% lưu lượng. Hiện tại, bộ phận kỹ thuật của các công ty này vẫn đang tìm cách xử lý sự cố.
Đại diện VDC cho biết họ đang tiến hành 3 hướng khắc phục. Đầu tiên là khởi động hệ thống mạng dự phòng và liên lạc với đối tác phục hồi cáp biển để nhanh chóng khôi phục. Cán bộ kỹ thuật của VDC cũng đang phân luồng để ưu tiên những khách hàng quan trọng. "Đây là sự cố thiên tai bất khả kháng và sẽ tìm mọi cách, chấp nhận chi phí cao để nhanh chóng khôi phục sự cố", một đại diện ISP này cho biết.
Hiện một số website tại VN vẫn hoạt động bình thường nhưng việc truy cập một số dịch vụ thoại và nội dung, chủ yếu là tới Mỹ( :|YM,Hamachi..:|), đều bị chập chờn hoặc gián đoạn.
Theo ông Phạm Công Liêm, Phó giám đốc Trung tâm điều hành mạng Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom), sự cố này nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà cung cấp Internet. Những ảnh hưởng cụ thể mà người dùng đầu cuối có thể thấy là tốc độ đường truyền sẽ chậm, khó kết nối hoặc không thể kết nối. "FPT cũng có những phương án dự phòng nhưng thực sự thì không thể khắc phục được 100%", ông Liêm cho biết. "Phía đối tác từ Hong Kong của chúng tôi cũng chưa thể xác nhận thời gian khắc phục sự cố này".
Theo ghi nhận sơ bộ của một số nhà điều hành mạng cáp, đây là một sự cố khá nghiêm trọng vì phần lớn lưu thông Internet từ Nam Á tới Bắc Á và Mỹ, đặc biệt là từ Hong Kong và Đài Loan tới Mỹ, sẽ bị tắc nghẽn.
Tuyến Đài Loan - Trung Quốc và Hong Kong - Trung Quốc bị đứt đã khiến toàn bộ lưu thông mạng từ khu vực Nam Á tới Bắc Á tê liệt hẳn. Kết nối từ Hong Kong sang Nam Á vẫn hoạt động nhưng sẽ sớm bị tác động mạnh vì thông lượng từ các kênh còn lại bị dồn sang.
Tuyến Hong Kong tới Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản gần như "chết" hẳn, nhưng lưu thông từ Hong Kong tới Nam Á và Australia không bị tác động. Kết nối từ châu Âu, Trung Đông và Nam Á tới Bắc Á đã bị cắt đứt hoàn toàn.
Năm 2003, động đất tại Đài Loan cũng đã làm đứt 3 tuyến cáp nối từ Trung Quốc đi một số nước khác khiến thông tin bị đình trệ gần 1 tháng. Tháng 5/2004, tuyến cáp quang biển quốc tế nối từ Tây Âu - Trung Đông đến Thái Bình Dương gọi tắt là SE-ME-WE 3 cũng đã bị đứt đoạn tại Hong Kong, khiến việc kết nối từ Việt Nam bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
:|nó mà kéo dài 1 tháng thì chết:|
Chỉnh sửa lần cuối: