Nguyễn Phan Trung Kiên
(dracular)
Moderator
Nếu có người nước ngoài hỏi tổ tiên tôi là ai?
Xin được trả lời: Âu Cơ và Lạc Long Quân.
Nếu người ta đòi bằng chứng cho câu trả lời trên của tôi: Xin thưa, cha ông chúng tôi kể lại và đã được ghi lại trong sách lịch sử dưới dạng truyền thuyết. Nếu ông ta không đồng ý với câu trả lời của tôi...vậy xin ông chờ thêm các kết quả nghiên cứu có tính thuyết phục của các nhà sử học, khảo cổ học... Trong thời gian chờ đợi, nếu ông có thời gian xin hãy chứng minh tổ tiên tôi không phải là Âu Cơ và Lạc Long Quân.
Bây giờ xin được nói đến bức thư của ông Kazu Matsu (đại diện của Keiko Matsui): Nội dung bưc thư có 3 ý chính.
1. Ông ấy khẳng định tác giả bản nhạc Frontier là nữ nhạc sĩ Keiko Matsui.
2. Giai điệu của bài hát "Frontier" giống với giai điệu của bài "Tình thôi xót xa".
3. Ông ấy nói rằng: "Bảo Chấn đã copy giai điệu. Điều đó là hiển nhiên.".
Với nội dung 1 và 2, tôi hoàn toàn không phản đối. Với nội dung thứ 3, tôi cho rằng... ông ấy nói chưa chuẩn, vì đơn giản chưa đưa ra được bằng chứng thuyết phục để có thể nói "Bảo Chấn đã copy giai điệu".
Theo tôi biết, cho đến nay nhạc sỹ Bảo Chấn chưa đưa ra được cụ thể thời gian chính xác khi sáng tác bài hát "Tình thôi xót xa". Ngoài ra nhạc sỹ Bảo Chấn đã gặp bất lợi khi trả lời phỏng vấn, trạng thái tâm lý của ông ấy không được tốt khi trả lời. Theo tôi thì không phải ai cũng có tâm lý thoải mái (không căng thẳng) khi trả lời phỏng vấn.
Về nội dung các câu trả lời, tôi không muốn phân tích sâu thêm. Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa kết luận được gì, vì cuối cùng nhạc sỹ Bảo Chấn vẫn quả quyết ông ấy sáng tác bài "Tình thôi xót xa" và nhấn mạnh rằng "không copy giai điệu của bài Frontier".
Theo tôi ngay từ đầu nhạc sỹ Bảo Chấn có ý nghĩ tích cực, khi ông ấy không nghĩ rằng Keiko Matsui đã copy giai điệu của "Tình thôi xót xa " vì ông ấy không thể nói khác được khi chưa có bằng chứng để làm điểm tựa cho kết luận, nhất là những kết luận có thể làm tổn thương đến người khác.
Chúng ta cũng biết rằng bài "Frontier" xuất hiện lần đầu tiên năm 1992. Nếu sau này nhạc sỹ Bảo Chấn đưa được bằng chứng cho thấy năm ra đời của "Tình thôi xót xa" trước năm 1992... thì những suy nghĩ và phát biểu "không được thiện chí lắm hiện nay"... trở nên... rất ngô nghê, rất hề.
Nhạc sỹ Bảo Chấn nói rằng ông đang cố gắng tìm kiếm bằng chứng, và sẽ đưa ra cho chúng ta càng sớm càng tốt. Tôi hiểu thiện chí của ông ấy. Trong thời gian chờ đợi, tôi nghĩ rằng chúng ta ai cũng có rất nhiều việc cần làm và nên làm.
Tôi không biết gì nhiều về nhạc sỹ Bảo Chấn, ở Việt Nam tôi thích nhạc của Trịnh Công Sơn, đặc biệt là bài " Nối vòng tay lớn". Với Trần Tiến thì tôi thích bài "Mặt trời bé thơ" của ông ấy, chỉ vì khi nghe thì tôi thấy Trần Tiến rất yêu ...trẻ con. Tôi nghĩ rằng chúng ta ai cũng yêu trẻ con, một trong những cách thể hiện tình yêu là bảo vệ chúng. Vâng , khi mọi việc còn chưa sáng tỏ thì những đứa con của Bảo Chấn cần phải được bảo vệ... trước những áp lực "vô tình" của người lớn chúng ta.
Cá nhân tôi không cho rằng sự việc lại trở lên trầm trọng . Với những người suy nghĩ sâu sắc, thì cho dù kết quả sau này thế nào đi chăng nữa nó cũng làm chẳng giảm thanh danh của những nhạc sỹ tài năng của cả 2 nước. Càng khó ảnh hưởng đến quan hệ văn hoá giữa 2 nước, vì tôi tin rằng những người trong cuộc... là những người thông minh... và họ biết rất rõ... nên làm gì tiếp theo.
P.S. Dieter Bohlen ở Đức được coi là nhạc sỹ tài năng, nổi danh với ban nhạc "Modern Talking", sau này là "Blue System". Gần đây (2002), anh là thành viên ban giám khảo trong cuộc thi "Deutschland sucht den Superstar - Nước Đức tìm kiếm siêu sao" được chiếu cho khán giả xem trên kênh truyền hình RTL. Bohlen có sáng tác một bài hát khá hay cho các thí sinh vào chung kết thể hiện. Qua báo chí, một số người cũng nói rằng Bohlen... copy gia.
Trich TTVN
Xin được trả lời: Âu Cơ và Lạc Long Quân.
Nếu người ta đòi bằng chứng cho câu trả lời trên của tôi: Xin thưa, cha ông chúng tôi kể lại và đã được ghi lại trong sách lịch sử dưới dạng truyền thuyết. Nếu ông ta không đồng ý với câu trả lời của tôi...vậy xin ông chờ thêm các kết quả nghiên cứu có tính thuyết phục của các nhà sử học, khảo cổ học... Trong thời gian chờ đợi, nếu ông có thời gian xin hãy chứng minh tổ tiên tôi không phải là Âu Cơ và Lạc Long Quân.
Bây giờ xin được nói đến bức thư của ông Kazu Matsu (đại diện của Keiko Matsui): Nội dung bưc thư có 3 ý chính.
1. Ông ấy khẳng định tác giả bản nhạc Frontier là nữ nhạc sĩ Keiko Matsui.
2. Giai điệu của bài hát "Frontier" giống với giai điệu của bài "Tình thôi xót xa".
3. Ông ấy nói rằng: "Bảo Chấn đã copy giai điệu. Điều đó là hiển nhiên.".
Với nội dung 1 và 2, tôi hoàn toàn không phản đối. Với nội dung thứ 3, tôi cho rằng... ông ấy nói chưa chuẩn, vì đơn giản chưa đưa ra được bằng chứng thuyết phục để có thể nói "Bảo Chấn đã copy giai điệu".
Theo tôi biết, cho đến nay nhạc sỹ Bảo Chấn chưa đưa ra được cụ thể thời gian chính xác khi sáng tác bài hát "Tình thôi xót xa". Ngoài ra nhạc sỹ Bảo Chấn đã gặp bất lợi khi trả lời phỏng vấn, trạng thái tâm lý của ông ấy không được tốt khi trả lời. Theo tôi thì không phải ai cũng có tâm lý thoải mái (không căng thẳng) khi trả lời phỏng vấn.
Về nội dung các câu trả lời, tôi không muốn phân tích sâu thêm. Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa kết luận được gì, vì cuối cùng nhạc sỹ Bảo Chấn vẫn quả quyết ông ấy sáng tác bài "Tình thôi xót xa" và nhấn mạnh rằng "không copy giai điệu của bài Frontier".
Theo tôi ngay từ đầu nhạc sỹ Bảo Chấn có ý nghĩ tích cực, khi ông ấy không nghĩ rằng Keiko Matsui đã copy giai điệu của "Tình thôi xót xa " vì ông ấy không thể nói khác được khi chưa có bằng chứng để làm điểm tựa cho kết luận, nhất là những kết luận có thể làm tổn thương đến người khác.
Chúng ta cũng biết rằng bài "Frontier" xuất hiện lần đầu tiên năm 1992. Nếu sau này nhạc sỹ Bảo Chấn đưa được bằng chứng cho thấy năm ra đời của "Tình thôi xót xa" trước năm 1992... thì những suy nghĩ và phát biểu "không được thiện chí lắm hiện nay"... trở nên... rất ngô nghê, rất hề.
Nhạc sỹ Bảo Chấn nói rằng ông đang cố gắng tìm kiếm bằng chứng, và sẽ đưa ra cho chúng ta càng sớm càng tốt. Tôi hiểu thiện chí của ông ấy. Trong thời gian chờ đợi, tôi nghĩ rằng chúng ta ai cũng có rất nhiều việc cần làm và nên làm.
Tôi không biết gì nhiều về nhạc sỹ Bảo Chấn, ở Việt Nam tôi thích nhạc của Trịnh Công Sơn, đặc biệt là bài " Nối vòng tay lớn". Với Trần Tiến thì tôi thích bài "Mặt trời bé thơ" của ông ấy, chỉ vì khi nghe thì tôi thấy Trần Tiến rất yêu ...trẻ con. Tôi nghĩ rằng chúng ta ai cũng yêu trẻ con, một trong những cách thể hiện tình yêu là bảo vệ chúng. Vâng , khi mọi việc còn chưa sáng tỏ thì những đứa con của Bảo Chấn cần phải được bảo vệ... trước những áp lực "vô tình" của người lớn chúng ta.
Cá nhân tôi không cho rằng sự việc lại trở lên trầm trọng . Với những người suy nghĩ sâu sắc, thì cho dù kết quả sau này thế nào đi chăng nữa nó cũng làm chẳng giảm thanh danh của những nhạc sỹ tài năng của cả 2 nước. Càng khó ảnh hưởng đến quan hệ văn hoá giữa 2 nước, vì tôi tin rằng những người trong cuộc... là những người thông minh... và họ biết rất rõ... nên làm gì tiếp theo.
P.S. Dieter Bohlen ở Đức được coi là nhạc sỹ tài năng, nổi danh với ban nhạc "Modern Talking", sau này là "Blue System". Gần đây (2002), anh là thành viên ban giám khảo trong cuộc thi "Deutschland sucht den Superstar - Nước Đức tìm kiếm siêu sao" được chiếu cho khán giả xem trên kênh truyền hình RTL. Bohlen có sáng tác một bài hát khá hay cho các thí sinh vào chung kết thể hiện. Qua báo chí, một số người cũng nói rằng Bohlen... copy gia.
Trich TTVN