Ngô Tố Giao
(togiao)
Administrator
Thay mặt BTC, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới những đóng góp của các bạn Thủy Minh, Thành Trung, Huyền My đã giúp chúng tôi hoàn thành bài viết này. Thay mặt các bạn học sinh, bài này được đọc trong ngày hội trường như những lời tâm sự chân thành nhất của 20 thế hệ học sinh tới tất cả các thầy cô giáo đã và đang dạy dỗ chúng em. Công ơn đó chúng em sẽ chẳng bao giờ quên.
Có một câu chuyện vui mà chắc nhiều bạn cũng đã biết: “Có một ông tỷ phú, mở một cuộc thi, nếu ai có thể bơi qua 1 cái hồ đầy cá sấu, ông ta sẽ nhường cho 1 nửa gia tài của mình. Mọi người đến rất đông, nhưng chẳng ai dám thử sức mình. Bỗng nhiên, nghe một tiếng “ùm”, một ai đó đang hối hả bơi sang bên kia hồ. Khi lên đến nơi, mọi người xúm lại hỏi “làm sao mà anh có thể dũng cảm đến vậy?” Cậu thanh niên trả lời: “không biết ai đã đẩy tôi xuống hồ”.
Trong cuộc sống, có những lúc chúng ta đứng trước những khoảng khắc quyết định của cuộc đời, những thử thách khốc liệt mà chúng ta đã có thể không dám tin vào sức mạnh của bản thân. Rất có thể chúng ta đã chọn cho mình một con đường bằng phẳng, dễ dàng và tự hài lòng với những gì mình đã có… Nếu trong khoảng khắc đó, chúng ta gặp được một người hiểu chúng ta; động viên chúng ta làm chỗ dựa cho chúng ta và đặc biệt biết “đẩy” chúng ta bước về phía trước giống như cậu thanh niên trong câu chuyện kia bị đẩy xuống hồ, chúng ta sẽ đạt được những khả năng tiềm ẩn trong chính chúng ta.
Thưa các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, các bạn cựu học sinh và học sinh, trường Hà Nội Amsterdam là một môi trường quý báu để các thế hệ học sinh được thử thách, phấn đấu và tôi luyện thành người. Chính các thầy cô giáo với tình yêu nghề, yêu trò là những chỗ dựa vững chắc cho chúng em, hiểu chúng em và là nguồn động viên quý báu chắp cánh cho những ước mơ học trò.
Một mùa xuân mới lại sắp về và mùa xuân này trường Hà Nội –Amsterdam tròn 20 năm tuổi, tuổi của sự trưởng thành và tràn đầy sức sống. Hai mươi năm, 7300 ngày, hơn 300 thầy cô giáo với hơn 8000 học trò của 20 thế hệ tiếp nối nhau trưởng thành. Hai mươi năm qua, có những thầy cô mái đầu tóc bạc nhưng với tình yêu nghề, yêu trò tha thiết vẫn ngày ngày lên lớp giảng bài, có người còn, người đã khuất xa ... Hai mươi năm qua, bao buồn vui, bao kỷ niệm. Những cô cậu học trò nghịch ngợm, ngây thơ ngày xưa giờ cũng có người đã thành danh, nổi tiếng, nhưng cũng có những người vẫn còn bôn ba vất vả với cuộc sống, có người may mắn, người kém may mắn hơn… Thế nhưng cho dù có ở nơi đâu, cho dù đang làm gì, chúng em cũng không bao giờ quên rằng mình đã từng là những cô cậu học sinh của trường Hà Nội – Amsterdam, vẫn đau đáu ngóng về quê hương, về Hà Nội, về ngôi trường Hà Nội – Amsterdam yêu dấu, nơi đã in bao kỉ niệm của tuổi thơ, quãng thời gian đẹp nhất của đời người.
Hướng về ngày hội trường, những đứa con xa từ khắp nơi gửi về bao dòng tâm sự. Đó là ký ức về một sân trường ngổn ngang thuở ban đầu, cùng đẩy xe đất, san đắp sân trường, ký ức về một tiếng chuông trong vắt báo giờ tan học, và một màu xanh của những ô cửa sổ học trò:
“Ngày ấy, sân trường vẫn còn ngổn ngang những gò, những đống, những cây bằng lăng mới trồng bé quắt queo.... Mọi thứ, từ con người đến cơ sở vật chất đều mới bắt đầu: dở dang - tinh khiết - và đầy triển vọng.
Như một buổi sớm mai.
Mình còn nhớ cái tiếng chuông báo hết giờ thời đó, nó trong trẻo nhưng lạc lõng. Không một tiếng ồn ào trong giờ nghỉ, ngôi trường ấy chỉ lao xao một chút trong giờ tan học, từ dãy hành lang sang đến nhà xe rồi lại tan biến theo từng bước chân học trò.
Lúc ấy, mình thấy bị cuốn hút bởi cái sân truờng dở dang như 1 công trường đang xây dựng, và cả cái tòa nhà với những ô cửa kính màu xanh dán hoa giấy kia (vâng,.. là hoa giấy do chính các nữ sinh Ams làm ra), trong đó những học sinh cũng đang lặng lẽ xây dựng dáng dấp một ngôi trường”.
Đó là lời tâm sự của bạn Nguyễn Thành Trung, Lý1 91-94.
Hay có những hồi tưởng về ngày xưa đi học bên thầy bên cô, ngày xưa giản dị và vô tư, ngày xưa tươi rói như hoa nắng:
“Ngày xưa đi học Toán... Trò không biết thế nào là sách giải. Thầy giao bài về, trò lọ mọ ngồi giải quên cả giờ ăn. Bài trò làm không ra, thầy không chấm điểm, cũng không mắng mỏ. Trên lớp thầy trò cùng cặm cụi mày mò... có những buổi bước ra khỏi lớp, sân trường đã vắng tanh, chỉ còn những tán bàng rực lên trong nắng chiều ngả vàng... Thầy trò cùng hối hả về nhà cho kịp bữa cơm chiều. Trò về không kịp quạt bếp thổi cơm, trong dạ nửa lo mẹ về la, nửa vui vì vừa học thêm được những cách giải một bài toán khó...
Ngày xưa đi học Văn... Cả thầy lẫn trò chẳng bao giờ mang sách, vì sách nằm ngay trong mỗi lời giảng của thầy và trong trí tưởng tượng của trò. Mỗi bài trò viết ra chẳng bao giờ thầy phê đúng hay sai, mà đều nâng niu gìn giữ như báu vật. Thầy bảo: cả đời trò chắc sẽ chỉ viết được một lần ngây thơ như thế... Thầy bảo trò muốn viết văn hay thì phải đọc nhiều, đi nhiều... Thầy mở ra cho trò một thế giới của những người khốn khổ, của những đứa trẻ côi cút giữa cảnh đời, của những đất rừng Phương Nam, những chú bé có tài mở khóa, những cuộc phiêu lưu trên sa mạc và trong rừng thẳm... Ba Mươi Tết thầy đèo trò đi chợ, ngắm phố xá, người xe. Thầy chỉ cho trò hương sắc của mỗi trái gấc, mỗi cành đào, cái nhọc nhằn trĩu trên mỗi gánh hàng rong, sự tất bật lăn theo mỗi vòng xe lướt qua, cái náo nức trong những phong bao hồng bày rực rỡ trên những sạp hàng tạp hóa...
Ngày xưa học Ngoại Ngữ... Mỗi tuần một tiếng đồng hồ, trò cắp sách đến nghe cô dạy phát âm những từ ngọng nghịu đầu tiên. Thời ấy từ điển hiếm, tìm một băng ghi âm cũng như đáy bể mò kim, đâu có những sách mới xuất bản từ nước ngoài, những phần mềm vi tính, những internet, những truyền hình vệ tinh... như bây giờ. Trò chỉ biết trông vào sự chỉ dắt của cô, và những cuốn sách dạy ngoại ngữ phổ thông đã ố vàng tìm mua được ở những hàng sách cũ...
Hàng năm cứ đến độ mưa phùn đã thấm đất, và nắng bắt đầu thắp lên những chồi cây, trò lại bâng khuâng nhớ lại những ngày xưa... ngày xưa đi học, ngày xưa giản dị và vô tư...
... ngày xưa tươi rói như hoa nắng...”
Lời tâm sự của bạn Đỗ Huyền My, Anh1 98-01.
Dù ở đâu, đi đâu, và về đâu, những đứa con xa cũng luôn tự hào về ngôi trường cũ, từ nơi đó bao ước mơ đã cất cánh, bay cao, bay xa ...
Nhân ngày kỷ niệm hai mươi năm thành lập trường, chúng em muốn dành phút giây đầu tiên để tưởng nhớ đến những người thầy, người cô kính yêu đã mãi mãi đi xa. Đó là thầy Mỹ dạy Địa, thầy Mai dạy Toán, thầy Trung dạy Thể dục, cô Nhung dạy Văn, cô Hòa dạy Nga vv. Ngày hôm nay trở về chúng con không còn được gặp lại các thầy các cô để nói lên lòng biết ơn vô hạn. Nhưng những trang sách cuộc đời mà các thầy các cô còn gửi lại chúng con vẫn luôn mang theo trong hành trang của mình. Để biết yêu quý và trân trọng hơn cuộc sống này.
Chúng ta cũng hãy cùng nhau nói lên lòng biết ơn sâu sắc nhất đến các thầy các cô giáo khác. Những người đã vun cánh cho bao ước mơ xanh của những thế hệ học trò từ đây ra đi, từ đây lớn khôn và trưởng thành. Tấm lòng của các thầy các cô chúng con biết khi nào mới có thể đền đáp hết?
Với tất cả tấm lòng biết ơn, kính trọng và yêu thương các thầy cô giáo, nhân dịp 20 năm thành lập trường, Hiệp hội HS trường HN-Ams đã xin phép nhà trường tổ chức lễ hội “Những trái tim hướng tới tương lai” để thể hiện tình cảm của mình với các thầy cô. Ngày hôm nay sẽ qua đi, nhưng những dư âm của chương trình sẽ còn lại trong mỗi chúng ta, là một kỷ niệm đẹp không thể nào quên.
Hãy chúc cho ngôi trường thân yêu của chúng ta ngày một phát triển, giữ vững vị trí hàng đầu trong số các trường PTTH của cả nước, là cái nôi đào tạo những hiền tài cho Tổ Quốc, để những thế hệ học sinh hôm qua, hôm nay, và ngày mai được mãi mãi tự hào chúng ta là học sinh trường Ams.
Trong giây phút thiêng liêng này, hãy cùng tôi, bạn hỡi, cất vang tiếng hát chào mừng ngôi trường thân yêu – nơi khởi đầu của những ước mơ:
Một ngày mới bắt đầu từ ánh bình minh
Một dòng sông bắt đầu từ nơi khe suối
Còn chúng ta bắt đầu từ trường Hà Nội-Amsterdam ...
Có một câu chuyện vui mà chắc nhiều bạn cũng đã biết: “Có một ông tỷ phú, mở một cuộc thi, nếu ai có thể bơi qua 1 cái hồ đầy cá sấu, ông ta sẽ nhường cho 1 nửa gia tài của mình. Mọi người đến rất đông, nhưng chẳng ai dám thử sức mình. Bỗng nhiên, nghe một tiếng “ùm”, một ai đó đang hối hả bơi sang bên kia hồ. Khi lên đến nơi, mọi người xúm lại hỏi “làm sao mà anh có thể dũng cảm đến vậy?” Cậu thanh niên trả lời: “không biết ai đã đẩy tôi xuống hồ”.
Trong cuộc sống, có những lúc chúng ta đứng trước những khoảng khắc quyết định của cuộc đời, những thử thách khốc liệt mà chúng ta đã có thể không dám tin vào sức mạnh của bản thân. Rất có thể chúng ta đã chọn cho mình một con đường bằng phẳng, dễ dàng và tự hài lòng với những gì mình đã có… Nếu trong khoảng khắc đó, chúng ta gặp được một người hiểu chúng ta; động viên chúng ta làm chỗ dựa cho chúng ta và đặc biệt biết “đẩy” chúng ta bước về phía trước giống như cậu thanh niên trong câu chuyện kia bị đẩy xuống hồ, chúng ta sẽ đạt được những khả năng tiềm ẩn trong chính chúng ta.
Thưa các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, các bạn cựu học sinh và học sinh, trường Hà Nội Amsterdam là một môi trường quý báu để các thế hệ học sinh được thử thách, phấn đấu và tôi luyện thành người. Chính các thầy cô giáo với tình yêu nghề, yêu trò là những chỗ dựa vững chắc cho chúng em, hiểu chúng em và là nguồn động viên quý báu chắp cánh cho những ước mơ học trò.
Một mùa xuân mới lại sắp về và mùa xuân này trường Hà Nội –Amsterdam tròn 20 năm tuổi, tuổi của sự trưởng thành và tràn đầy sức sống. Hai mươi năm, 7300 ngày, hơn 300 thầy cô giáo với hơn 8000 học trò của 20 thế hệ tiếp nối nhau trưởng thành. Hai mươi năm qua, có những thầy cô mái đầu tóc bạc nhưng với tình yêu nghề, yêu trò tha thiết vẫn ngày ngày lên lớp giảng bài, có người còn, người đã khuất xa ... Hai mươi năm qua, bao buồn vui, bao kỷ niệm. Những cô cậu học trò nghịch ngợm, ngây thơ ngày xưa giờ cũng có người đã thành danh, nổi tiếng, nhưng cũng có những người vẫn còn bôn ba vất vả với cuộc sống, có người may mắn, người kém may mắn hơn… Thế nhưng cho dù có ở nơi đâu, cho dù đang làm gì, chúng em cũng không bao giờ quên rằng mình đã từng là những cô cậu học sinh của trường Hà Nội – Amsterdam, vẫn đau đáu ngóng về quê hương, về Hà Nội, về ngôi trường Hà Nội – Amsterdam yêu dấu, nơi đã in bao kỉ niệm của tuổi thơ, quãng thời gian đẹp nhất của đời người.
Hướng về ngày hội trường, những đứa con xa từ khắp nơi gửi về bao dòng tâm sự. Đó là ký ức về một sân trường ngổn ngang thuở ban đầu, cùng đẩy xe đất, san đắp sân trường, ký ức về một tiếng chuông trong vắt báo giờ tan học, và một màu xanh của những ô cửa sổ học trò:
“Ngày ấy, sân trường vẫn còn ngổn ngang những gò, những đống, những cây bằng lăng mới trồng bé quắt queo.... Mọi thứ, từ con người đến cơ sở vật chất đều mới bắt đầu: dở dang - tinh khiết - và đầy triển vọng.
Như một buổi sớm mai.
Mình còn nhớ cái tiếng chuông báo hết giờ thời đó, nó trong trẻo nhưng lạc lõng. Không một tiếng ồn ào trong giờ nghỉ, ngôi trường ấy chỉ lao xao một chút trong giờ tan học, từ dãy hành lang sang đến nhà xe rồi lại tan biến theo từng bước chân học trò.
Lúc ấy, mình thấy bị cuốn hút bởi cái sân truờng dở dang như 1 công trường đang xây dựng, và cả cái tòa nhà với những ô cửa kính màu xanh dán hoa giấy kia (vâng,.. là hoa giấy do chính các nữ sinh Ams làm ra), trong đó những học sinh cũng đang lặng lẽ xây dựng dáng dấp một ngôi trường”.
Đó là lời tâm sự của bạn Nguyễn Thành Trung, Lý1 91-94.
Hay có những hồi tưởng về ngày xưa đi học bên thầy bên cô, ngày xưa giản dị và vô tư, ngày xưa tươi rói như hoa nắng:
“Ngày xưa đi học Toán... Trò không biết thế nào là sách giải. Thầy giao bài về, trò lọ mọ ngồi giải quên cả giờ ăn. Bài trò làm không ra, thầy không chấm điểm, cũng không mắng mỏ. Trên lớp thầy trò cùng cặm cụi mày mò... có những buổi bước ra khỏi lớp, sân trường đã vắng tanh, chỉ còn những tán bàng rực lên trong nắng chiều ngả vàng... Thầy trò cùng hối hả về nhà cho kịp bữa cơm chiều. Trò về không kịp quạt bếp thổi cơm, trong dạ nửa lo mẹ về la, nửa vui vì vừa học thêm được những cách giải một bài toán khó...
Ngày xưa đi học Văn... Cả thầy lẫn trò chẳng bao giờ mang sách, vì sách nằm ngay trong mỗi lời giảng của thầy và trong trí tưởng tượng của trò. Mỗi bài trò viết ra chẳng bao giờ thầy phê đúng hay sai, mà đều nâng niu gìn giữ như báu vật. Thầy bảo: cả đời trò chắc sẽ chỉ viết được một lần ngây thơ như thế... Thầy bảo trò muốn viết văn hay thì phải đọc nhiều, đi nhiều... Thầy mở ra cho trò một thế giới của những người khốn khổ, của những đứa trẻ côi cút giữa cảnh đời, của những đất rừng Phương Nam, những chú bé có tài mở khóa, những cuộc phiêu lưu trên sa mạc và trong rừng thẳm... Ba Mươi Tết thầy đèo trò đi chợ, ngắm phố xá, người xe. Thầy chỉ cho trò hương sắc của mỗi trái gấc, mỗi cành đào, cái nhọc nhằn trĩu trên mỗi gánh hàng rong, sự tất bật lăn theo mỗi vòng xe lướt qua, cái náo nức trong những phong bao hồng bày rực rỡ trên những sạp hàng tạp hóa...
Ngày xưa học Ngoại Ngữ... Mỗi tuần một tiếng đồng hồ, trò cắp sách đến nghe cô dạy phát âm những từ ngọng nghịu đầu tiên. Thời ấy từ điển hiếm, tìm một băng ghi âm cũng như đáy bể mò kim, đâu có những sách mới xuất bản từ nước ngoài, những phần mềm vi tính, những internet, những truyền hình vệ tinh... như bây giờ. Trò chỉ biết trông vào sự chỉ dắt của cô, và những cuốn sách dạy ngoại ngữ phổ thông đã ố vàng tìm mua được ở những hàng sách cũ...
Hàng năm cứ đến độ mưa phùn đã thấm đất, và nắng bắt đầu thắp lên những chồi cây, trò lại bâng khuâng nhớ lại những ngày xưa... ngày xưa đi học, ngày xưa giản dị và vô tư...
... ngày xưa tươi rói như hoa nắng...”
Lời tâm sự của bạn Đỗ Huyền My, Anh1 98-01.
Dù ở đâu, đi đâu, và về đâu, những đứa con xa cũng luôn tự hào về ngôi trường cũ, từ nơi đó bao ước mơ đã cất cánh, bay cao, bay xa ...
Nhân ngày kỷ niệm hai mươi năm thành lập trường, chúng em muốn dành phút giây đầu tiên để tưởng nhớ đến những người thầy, người cô kính yêu đã mãi mãi đi xa. Đó là thầy Mỹ dạy Địa, thầy Mai dạy Toán, thầy Trung dạy Thể dục, cô Nhung dạy Văn, cô Hòa dạy Nga vv. Ngày hôm nay trở về chúng con không còn được gặp lại các thầy các cô để nói lên lòng biết ơn vô hạn. Nhưng những trang sách cuộc đời mà các thầy các cô còn gửi lại chúng con vẫn luôn mang theo trong hành trang của mình. Để biết yêu quý và trân trọng hơn cuộc sống này.
Chúng ta cũng hãy cùng nhau nói lên lòng biết ơn sâu sắc nhất đến các thầy các cô giáo khác. Những người đã vun cánh cho bao ước mơ xanh của những thế hệ học trò từ đây ra đi, từ đây lớn khôn và trưởng thành. Tấm lòng của các thầy các cô chúng con biết khi nào mới có thể đền đáp hết?
Với tất cả tấm lòng biết ơn, kính trọng và yêu thương các thầy cô giáo, nhân dịp 20 năm thành lập trường, Hiệp hội HS trường HN-Ams đã xin phép nhà trường tổ chức lễ hội “Những trái tim hướng tới tương lai” để thể hiện tình cảm của mình với các thầy cô. Ngày hôm nay sẽ qua đi, nhưng những dư âm của chương trình sẽ còn lại trong mỗi chúng ta, là một kỷ niệm đẹp không thể nào quên.
Hãy chúc cho ngôi trường thân yêu của chúng ta ngày một phát triển, giữ vững vị trí hàng đầu trong số các trường PTTH của cả nước, là cái nôi đào tạo những hiền tài cho Tổ Quốc, để những thế hệ học sinh hôm qua, hôm nay, và ngày mai được mãi mãi tự hào chúng ta là học sinh trường Ams.
Trong giây phút thiêng liêng này, hãy cùng tôi, bạn hỡi, cất vang tiếng hát chào mừng ngôi trường thân yêu – nơi khởi đầu của những ước mơ:
Một ngày mới bắt đầu từ ánh bình minh
Một dòng sông bắt đầu từ nơi khe suối
Còn chúng ta bắt đầu từ trường Hà Nội-Amsterdam ...