Sinh viên du học về làm gì ?

Vũ Hoàng Yến
(casau)

New Member
em mở topic này ra là có 3 mục đích :
1. em rất muốn hỏi ý kiến các anh chị, và các bạn , các em :D xem mọi người đang học ngành gì - sắp học ngành gì - dự định học ngành gì --> và dự định sẽ làm ngành nghề gì -việc gì -có kế hoạch gì trong tương lai ?Mọi người có kế hoạch gì nghe 'choáng' ko kể cho cả nhà nghe mới :D

2. cùng bàn luận xem xu hướng thanh niên du học bây giờ thế nào- chủ đề muôn thưở là rất nhiều người kêu ca về nước sống ko quen, hay là ko có điều kiện để phát triển..vv... em cá nhân cực phản đối quan điểm này, nhưng mọi người cùng bàn luận xem như thế đúng hay sai, và có thực sự là như vậy ko, hay chỉ là cái cớ mà mọi người viện ra ??

3. Rất có thể, những người có cùng quan điểm hay kế hoạch có thể gặp nhau, biết đâu lại thành nhóm hay bạn bè- amsers vốn dễ kết bạn, lại dễ làm việc :D.. ...không bao giờ là quá sớm để chuẩn bị một cái gì...thêm vào đó...những người bạn thân mình đang có rất có thể ko học cùng ngành, ko định làm cùng nghề, và cũng ko có những kế hoạch táo bạo như mình nghĩ.Rất có thể mình nghĩ bây giờ rồi nó lại qua đi những gặp được người cùng bàn bạc biết đâu sau này thực hiện được :D hehehe

Ví dụ như,( chuyện này đi đâu cũng kể, :"> vì thấy hay quá :x) em có chị bạn học trường âm nhạc ở London..bà ý quyết tâm sau này học xong sẽ về mở trường nhạc cho hs Vn, dạy theo phương pháp hoàn toàn mới mà bà ý nghiên cứu...nhờ bạn bè ở trường bây giờ ( toàn thiên tài tương lai ;) ) về Vn dạy cho hs Vn, tìm quỹ học bổng đưa học sinh Vn ra nước ngoài học nhạc...Nguyên nhân của việc này tất nhiên là nâng cấp trình độ âm nhạc cho hs, hiểu đúng về âm nhạc, biết cảm nhận âm nhạc cho đúng nghĩa chứ ko phải là nghe theo thị hiếu + mù nhạc...em được nghe chị ý nói chuyện vài lần đã thấy thích lắm rồi....ngồi chị ý giải thích cho cách nghe nhạc mà thấy mình đỡ ngu ra bao nhiêu :x ..mà chị ý rất có năng khiếu làm cô giáo :D ( chị ý dỗ trẻ con học nhạc yêu lắm ),chắc chắn sau này sẽ là cô giáo giỏi..thêm vào đó, cũng vì tức ngày xưa đi học, đắt dã man, mà giỏi , giải tài năng đầy người nhưng đi xin khắp nơi ko được trợ cấp tẹo nào, hic, nên chị ý thấy hs Vn thiệt thòi quá..:(
chị ý kết luận là 'muốn thay đổi nền giáo dục âm nhạc Vn'
---> một ước mơ rất tuyệt, nghe xong thấy thích ,và cũng bị ảnh hưởng nữa...chắc chắn là quyết tâm đấy sẽ thực hiện được :x

hi`hi`, còn về em, em sẽ học HUman resources management -hoặc Management and entrepreneurship...ở Vn nói chung là ngành gì mà chẳng thiếu...sau này em muốn làm các dự án xóa đói giảm nghèo.đồng thời em muốn lập quỹ từ thiện cho trẻ em bị ảnh hưởng chiến tranh + trẻ em tàn tật, cái này thực ra là từ cái ngày em vào thăm viện NHi, nhìn thấy những đứa trẻ con bị chậm phát triển tinh thần , nheo nhóc, nhà thì nghèo , ốm đói, đến cái xe lăn cũng chẳng có mà dùng, nhìn mà thương rớt nước mắt, lại còn vô số chuyện Quỹ từ thiện toàn vào tay người giàu chứ chẳng đến tay người nghèo, mà nhiều khi đến cách mua quà từ thiện cũng ngu,ko hợp lý x(...còn nhìn ra ngoài đường chỗ nào cũng có thể thấy cảnh đói khổ thương tâm...nên em rất muốn sau này có thể lập một quỹ từ thiện sao cho làm việc thật hiệu quả với quy mô lớn,ko phải ko có nhiều người sẵn sàng làm từ thiện hay ko có tiền để giúp thêm nhiều người , mà là ko có chỗ để người ta tin tưởng , hay chưa kêu gọi được mọi người , vậy thôi.Lấy một ví dụ rất đơn giản là ở Anh chẳng hạn, nhìn nó tổ chức quy mô hoành tráng cái children in need mà thèm :-s , Vn mình mới bắt đầu có cái nối vòng tay lớn gì đó .. Em rất muốn làm được điều này :x chắc chắn là rất nhiều người có cùng quan điểm , có ai muốn làm cùng ko ạ, em thích đặt tên là TRái tim Việt Nam :x :D, có nhiều kế hoạch phết, nhưng thôi để ai thích thì cùng bàn , ko lan man quá
à thêm nữa, em muốn sau này có thể đầu tư vào dự án xây nhà giá rẻ cho người nghèo nữa...ai hứng thú ko ạ :D

thôi, bi h ai có hoài bão ước mơ lớn lao to oạch gì cứ trình bày hết nhé :xplss..
à có ai hứng thú chuyện trường đại học Hà nội ams ko ạ...em khoái cái này lém :x

thật ra em rất muốn biết xem mọi người suy nghĩ thế nào về chuyện đi du học xong về nước, xem mọi người có khác nhau nhiều ko. Nếu vẫn còn những người nghĩ là về nước ko có cơ hội hay ko quen được lại thì em thấy thật đáng trách.Tất nhiên mỗi người có lựa chọn và hoàn cảnh riêng, nhưng nói thật, như thế chỉ là viện cớ thôi. Nhân mấy chuyện cãi nhau với bọn TQ mà càng thấy tức. Cứ thế này dự đoán 50 năm nữa vượt Mỹ ( BBC news) .Vn ở ngay bên cạnh, bao năm nay đã căng thẳng, Vn cứ yếu đuối thế này chẳng mấy chốc nó quay ra thì VN méo mặt . Thế hệ thanh niên mới ( bắt đầu từ 8x) là thế hệ được học hành đầy đủ, nhiều người được đi du học , có kiến thức và phương pháp tiên tiến mới , tầm khoảng 20-30 năm nữa là khi thế hệ 8x gần như thống trị mọi ngành nghề -vị trí hiện tại của lớp cán bộ cũ- VN sẽ tiến xa hơn rất nhiều - nhưng xa đến thế nào thì phải để những thanh niên 8x này quyết định xem họ định cống hiến cho đất nước bao nhiêu - hay là " lo cho mình còn chưa xong nữa là đất nước " ( trích nguyên một thành viên HAO :-s [-( :-?

hic, ko hiểu topic này có ai thèm vào ko :((
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em Yến raise topic này không mới, nhưng cách đặt vấn đề hay đấy

Còn với anh, thì cả đời anh chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột cùng dân ta ai cũng đủ cơm no, áo mặc, trẻ em được học hành :D...
 
hehe , nếu cứ đặt cái kia thì nhàm lắm chú ạ ...vả lại cháu cũng muốn nhân topic hỏi han luôn mọi người xem thế nào vì rất thú vị...nhất là amsers nhà mình nhiều người giỏi dã man 8-} nhiều ước mơ táo bạo lắm...với cả nghe xong nhiều khi thấy quyết tâm lắm...lại hì hục đi học bài :D

chú nói cứ như nà nãnh tụ ấy :eek: :> đúng là chú...:D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
trời đất, thế để tớ mối lái cho ấy mấy cô người Tày Nùng xinh lắm...ngoan...dễ bảo...nói gì cũng nghe ..sang Mỹ làm giề cho xa lại tốn tiền ra ;)
 
Thế hệ thanh niên mới ( bắt đầu từ 8x) là thế hệ được học hành đầy đủ, nhiều người được đi du học , có kiến thức và phương pháp tiên tiến mới , tầm khoảng 20-30 năm nữa là khi thế hệ 8x gần như thống trị mọi ngành nghề -vị trí hiện tại của lớp cán bộ cũ- VN sẽ tiến xa hơn rất nhiều - nhưng xa đến thế nào thì phải để những thanh niên 8x này quyết định xem họ định cống hiến cho đất nước bao nhiêu - hay là " lo cho mình còn chưa xong nữa là đất nước "
Chẳng đi du học nhưng đọc cái nầy thấy buồn cười quá .
Bản thân các bạn nghĩ rằng Du học rồi ko trở về nước là ko đóng góp . Quá nhầm . Tôi tin , những người đang sống và làm việc ở nước ngoài cũng có thể đóng góp rất nhiều cho đất nước . Bởi họ và chúng ta có chung một thứ , đó là Dân tộc , dân tộc Việt Nam .
Hỏi sinh viên du học về làm gì thì ko bằng các bạn hỏi Sống để làm gì . Bởi , với mỗi người ko phải sống để chờ một ai đó trao cho chúng ta công việc , hay vận mệnh nào đó . Là người Việt trẻ thì hãy nên nghĩ tới chúng ta sẽ làm được những gì .
Một người tôi quen có một sự so sánh thế này : con bạn tao học ở Mỹ về VN một năm chẳng làm gì , sau đó nó sang Sing làm việc , hiện nay làm giám đốc rồi đó . Và có cái kết luận : VN quá kém trong đánh giá khả năng con người và phí phạm một tài năng .Còn bạn , bạn nghĩ sao ?
Tôi nhớ rằng ông cố tôi đã nói : sống tốt với bản thân là góp phần xây dựng đất nước .
 
Chị bạn em học trường nhạc có phải là Trịnh Mai Trang không :-/ Nó cũng là bạn chị đấy, chị biết là nó giỏi nhưng không ngờ là giỏi đến thế em ạ, sau khi đọc bài interview của em xong chị thấy thật là nể phục quá đi :x
Có đứa bạn chí cốt của chị ở bên Anh, đang rủ chị khoảng mấy năm nữa mở một doanh nghiệp buôn bán nước hoa :)) Định bụng còn nghiên cứu để chế biến các mùi độc đáo nữa :|:D Tiếc là chị chẳng biết gì về hóa học cả, chị nghĩ là cũng có nhiều vấn đề khó khăn, vốn liếng, tiêu thụ... chẳng biết có thành cái gì không hay là lại giống Miss Sài Gòn, mùi không thể ngửi được :( Nhưng mà đi du học để làm gì cơ chứ :): Để có khả năng chế tạo được những cái khác với miss Sài Gòn, phải không em ... Bước đầu có thể là đăng ký mở đại lý của các hãng nước hoa nổi tiếng ở VN, làm công cho người ta, kiếm vốn, rồi tính sau ... Chị thấy bây giờ nước hoa cho thanh niên, rẻ mà thơm thơm rất là ít. Tất nhiên là cái gì cũng phải mới mẻ, độc đáo mới xâm nhập được thị trường. Rất là muốn làm nên 1 thương hiệu như thế :) Rất rất là muốn luôn ...
Nó còn có 1 ý định nữa là mở những trường đào tạo A-level ở Việt Nam. Mô hình giống như RMIT ấy, nhưng RMIT là đại học, còn nó bảo sinh viên Việt Nam nhiều khi phải sang Anh học A-level là hơi phí, vì cũng học những môn phổ thông. Nếu có được những chi nhánh của Cambridge Tutor, MPW... ở Việt Nam thì tốt biết mấy, sẽ đỡ mất một khoảng đáng kể chi phí cho 2 năm đầu. Con bé rất là máu, sau 1 năm đi Anh về, thấy khác hẳn... :)
Bạn chí cốt học cùng 10 năm :x
 
Giờ mới đọc được bài bạn Tùng :D Bạn Tùng chuối :D
Chẳng đi du học nhưng đọc cái nầy thấy buồn cười quá .
Bản thân các bạn nghĩ rằng Du học rồi ko trở về nước là ko đóng góp . Quá nhầm . Tôi tin , những người đang sống và làm việc ở nước ngoài cũng có thể đóng góp rất nhiều cho đất nước . Bởi họ và chúng ta có chung một thứ , đó là Dân tộc , dân tộc Việt Nam.
Hỏi sinh viên du học về làm gì thì ko bằng các bạn hỏi Sống để làm gì . Bởi , với mỗi người ko phải sống để chờ một ai đó trao cho chúng ta công việc , hay vận mệnh nào đó. Là người Việt trẻ thì hãy nên nghĩ tới chúng ta sẽ làm được những gì .
Một người tôi quen có một sự so sánh thế này : con bạn tao học ở Mỹ về VN một năm chẳng làm gì , sau đó nó sang Sing làm việc , hiện nay làm giám đốc rồi đó . Và có cái kết luận : VN quá kém trong đánh giá khả năng con người và phí phạm một tài năng. Còn bạn , bạn nghĩ sao ?
Tôi nhớ rằng ông cố tôi đã nói : sống tốt với bản thân là góp phần xây dựng đất nước .

Tớ rất run rẩy trước những triết lý như thế này ... :p Ấy bảo em Yến nói buồn cười, nhưng ấy làm sao có thể thuyết phục được người khác với những câu nói chung chung và diễm lệ như trên :| Em Yến còn nêu ra được những hoài bão mà tớ tin là có thể thực hiện được :) Bởi vì đấy là hoài bão của những người rất có khả năng và nhiệt huyết. Thực tế chứ không phải chung chung bạn ạ.
Thôi thì chẳng nói đâu xa, ở trường Ngoại Thương của tớ ý, có 2 anh chị sinh năm 81 thành lập nên công ty TKID - tức Cty Cha mẹ tài năng, chuyên giúp phát triển tài năng của trẻ em từ 2 tuổi đến hết cấp 2. Tớ đã từng phỏng vấn chị giám đốc ở đấy để viết bài (viết bài cho cái gì thì không nói nhé), khi hỏi đến mục đích và nguyên nhân thành lập nên công ty ở lĩnh vực mới mẻ này, chị ý nói một cách rất là giản dị "Vì chị và anh Minh đều rất yêu trẻ con, mà trẻ con ở VN chưa được quan tâm đúng mức, ở nước ngoài những trung tâm hỗ trợ tài năng như thế này rất phát triển, còn ở Việt Nam chỉ dừng lại dưới hình thức các lớp năng khiếu của các Nhà Văn Hóa..." Cái gì lớn cũng từ cái nhỏ hết bạn ạ. Tớ nghĩ khi anh chị ấy thành lập công ty TKID, trước hết là anh chị ấy cũng tự nuôi sống được bản thân rồi, tức là đã sống tốt được như ấy nói rồi nhé ;) Hơn nữa lại còn có được một mục đích sống cao đẹp như thế, quá hay còn gì :):x Mỗi trường đại học ở VN chỉ cần khoảng vài người như thế thôi, rồi du học sinh trở về, toàn người giỏi, cũng khả quan đấy chứ :) Phong trào Khởi nghiệp đang rất phát triển ở VN ... :)

Cuối cùng, ví dụ mà ấy đứa ra về chị giám đốc ở Sing ý, 1 người không thể đại diện cho cả một thế hệ được. Vì ấy thích triết lý :D nên tớ xin trích ra 1 câu khác là "Giỏi thì ở đâu cũng phải sống được", chị ý có giỏi thật sự không ? :-/
 
Hihi cháu Yến vào bảo bạn Trịnh Mai Trang vào post bài trong Topic Nhạc trẻ Việt nam đi, có khi tác động được gu của cả một thế hệ nghe nhạc đấy :D... Post rồi để chú bơm vá thêm cho thêm phần hoành tráng..
 
em cũng có câu hỏi về tương lai đất nước với thế hệ mới.
Em không biết khi nào điều hành đất nước được chính thức chuyển giao sang cho thế hệ trẻ. Và thật ra không phải đi du học về để làm gì, mà em thấy đi du học về có thể làm những gì? :-?, ý em muốn nói thường những người trở về cũng có trinh độ nhất định, nhưng không tuyển dụng người ta thì phí quá, trong khi lại mất tiền đào tạo nguồn nhân lực của mình, còn những người đã được đào tạo sẵn thì lại không tuyển dụng (hoặc ít tuyển dụng)
Đứng về khia cạnh doanh nghiệp, còn về nhà nước, để 1 người trẻ có khả năng vào làm trong bộ phận hành chính, tốt hơn nhiều những người hiện tại trong đó hay sao?
Tư duy bảo thủ trong hệ thống quản lý nhân lực của Việt nam còn khá yếu kém và lạc hậu, thường ít ai chịu nhường 1 vị trí cao, nhiều lợi lộc cho 1 thằng ất ơ nào đó về làm thay mình. Thêm vào đó, thường trong những công sở, cơ quan, luôn có tâm lý đố kỵ, ghen ghét với nhân viên mới, nhất là ai đó có trình độ.

Không biết bao giờ tư duy khốn nạn ngu xuẩn đó mới được đào thải khổi môi trường làm viẹc ở Việt Nam?

Nhưng trước mắt em băn khoăn không biết với những người có trinh độ, khi trở về Việt nam thì có thể làm gì để đóng góp cho đất nước?

Các anh các chị có dự định gì khi về Việt Nam? sẽ thực hiện những gì? (Em nhớ lần trước đi họp có nghe anh Mai Thanh Hà nói anh cũng sẽ về VN :D, không biết nghe nhầm không :D)

Chào anh Tùng.
Việc gì cũng phải có người tiên phong anh ạ. Nếu ai cũng cứ ngồi yên và làm việc thì chẳng ra đâu vào đâu đâu :D. Riêng chuyện trở về đất nước là cần thiết, nhân tài là thiếu mà :D.

Em thấy cách đặt vấn đề của chị Yến hơi loanh qunah và khó hiểu :D, cho nên mọi người vào có hiểu sai ý và đi lung tung :D.
Em cũng không chắc em muốn nói trong bài này là như chị yến muốn nói và rõ ràng rành mạch nhưng mong mọi người đi vào chủ đề chính ạ :D.
Đó là dự định của các anh các chị trong tương lai khi trở về Việt nam, và những chuẩn bị trước của các anh chị, nhất là những chuẩn bị cho 1 môi trường mới ở Việt nam.

Em băn khoăn không biết thế nào nên đặt ra mấy câu hỏi. Nếu các anh chị bớt chút thời gian trả lời thì tốt quá, giúp em và mọi người hiểu thêm :D hehe.

Cảm ơn các anh chị :D.
 
hi`hi`, em cảm ơn chị Phương nhé :x :D..chị ý giỏi thật đấy chị ạ...hic...hồi nào đã 7.5 Ielts rồi, bây giờ 7.5 thì nhiều chứ cái ngày cách đây khoảng 1 năm thì nghe thế cũng thấy đỉnh bỏ xừ :D..mới cả em thích nhất chị ý tính thẳng thắn ;)
ý kiến của anh Tùng thật ra em hoàn toàn đồng ý., em cũng đã từng post 1 bài nói nguyên văn câu như vậy . Nhưng em nghĩ thế này, có thể cụ cố anh sống trong thời đại mà ko có chuyện thanh niên đi du học ồ ạt như hiện nay, nên tất nhiên câu nói rất đúng trong hoàn cảnh sinh sống trong nước. Vấn đề bây giờ đặt ra thì phải thực tế một chút.
Nếu mình sống tốt cho bản thân, cơm ăn áo mặc đầy đủ, cao hơn nữa là dư dả hưởng thụ, lo cho con cái giáo dục học hành, như thế cũng đúng là giúp đất nước, cả mặt nghĩa đen và nghĩa bóng.
Nhưng bây giờ đặt hoàn cảnh sống tốt cho mình ở nước ngoài ?...Ngoại trừ những trường họp ngoại lệ như các gia đình làm ngoại giao , tham tán thì ko còn gì để bàn, hoặc giả sử bây giờ bọn công ty nào nó mời em ở lại Anh làm việc để kêu gọi vốn đầu tư hay làm project xóa đói giảm nghèo ở Vn em ở lại ngay;).
Nhưng vấn đề là những người ở lại có bao nhiêu người có được một hiệu quả đích thực như vậy, hay ở lại chỉ vì 'quen rồi, về vn bon chen, đất chật người đông, cổ hủ , khó thăng tiến, vất vả ..'---> anh sống tốt cho bản thân, dù lương có cao đến hàng trăm ngàn bảng, anh cũng là đóng thuế cho nước nó, tiêu tiền mà góp vào GDP nước nó, trí óc tâm huyết anh làm việc để xây dựng nền kinh tế nước nó, con cái anh đi học rồi cũng đóng tiền-đi học -làm việc thành nhân công nước ngoài . May có gỡ gạc được anh gửi chút quà về động viên đồng bào nhỉ 8-| . Nếu anh có về thăm nhà chắc cũng mua vé máy bay hãng nó mất ;).
Đấy là còn chưa kể đến khi anh đi học , tự túc hay hb nhà nước, tốn hàng trăm nghìn đô, là nguồn thất thoát ngoại tệ, tiền ra nước ngoài của VN, đi làm tính theo lương ko biết bao giờ mới bù lại cho đủ , vậy mà sau đó còn ở lại tiếp tục đóng góp cho nước bạn thì đúng là ..VN nuôi con xong bị mang đi mất rồi còn gì :D hehe...
Gỡ gạc lại tí thì dân Vn ở nước ngoài cũng có cái lợi là quảng bá bộ mặt, văn hóa Vn cho nước bạn,...hehe..cái này nói vui tí , chứ ko hiểu quảng bá tốt hay xấu đây:D hehehe...
Em cũng xin nói lại , ở đây ko chỉ bàn đến Có giúp hay ko ?, mà còn là Giúp đuợc bao nhiêu ?? Minh họa đơn giản thì có 1 triệu người , nếu góp mỗi người 2000d thì nó khác hẳn với 1000 d. Thêm 1 tỷ, gấp đôi , thì sẽ có rất rất nhiều thứ khác , nôm na thế. Vậy thì khoảng thời gian 20,30 năm nữa, thanh niên đều có trình độ trung bình vượt bậc và cập nhật so với thế hệ hôm nay, nếu biết đầu tư tri thức đấy một cách hợp lý thì cái lợi là vô kể, còn nếu ko thì cũng chỉ mang cơm nhà đi cúng biếu tư bản thôi [-x

Còn về câu hỏi cuối bài của anh Tùng :

Và có cái kết luận : VN quá kém trong đánh giá khả năng con người và phí phạm một tài năng .Còn bạn , bạn nghĩ sao ?

công nhận Vn bây giờ còn một số- hay thích gọi là nhiều cũng được, ngăn cách và khuyết điểm về luật pháp cũng như thể chế- chính sách ( ở đây ko nói đến vấn đề thể chế chính trị - mong mọi người đừng bàn sang lan man - mà là chuyện thời gian chưa cho phép chúng ta mở cửa hoàn toàn các ngành nghề vẫn thuộc sự bảo trợ của nhà nước, ở đây chỉ bàn cách giải quyết về phía những người đi học về , hay học xong ở đây, ko bàn đến việc chưa làm được, chỉ bàn đến việc làm được )---> nên rất nhiều người cảm thấy khó khăn khi áp dụng kiến thức học ở nước ngoài chẳng hạn như luật vì luật nước ta còn hổng và lộn xộn 8-} ...

.nhưng thực ra nếu nhìn xa ra một tí thì bây giờ thanh niên thành công và có những mô hình mới lạ, hay, thành công rực rỡ ko phải thiếu, có lẽ ko cần ví dụ. Cả những người đã đi du học và ko đi du học đều rất nhiều người giỏi , năng động, tiêu biểu là hs ams :)>- :D...bên cạnh vẫn có thể nói, chính vì ở nơi đang phát triển mạnh mẽ, mà điều kiện để cái mới thành công là rất lớn do sức ép cạnh tranh chưa gay gắt và nhu cầu thị trường lớn. :D :> .Đi học nước ngoài là để có bản lĩnh ứng phó và làm việc trong những môi trường thay đổi , cái mà giáo dục trong nước chưa đáp ứng được, chứ ko phải đi du học để rồi cảm thấy ko thích nghi được với môi trường 'tuy chưa định hình nhưng đầy tiềm năng :D hehehe
 
Chỉnh sửa lần cuối:
ớ Long , chị đặt vấn đề khó hiểu à, hichic, chị tưởng nêu ra 3 điểm thế là rõ rồi mà :( hic, chị ko có ý giấu gì đằng sau đâu, hỏi như thế là muốn biết như thế thôi , chị nêu lại nhé :
1. là như em nói là 1 thôi, chị muốn xin ý kiến của mọi người xem mọi người đang học ngành gì, dự định gì cho tương lai, và có kế hoạch gì ko, kiểu như kế hoạch của chị Phương với bạn chị ý ý, nghe xong phê :x :D

2.Cái này là mục đích ban đầu nhưng nó hơi nhàm, tức là bàn luận về xu hướng khác nhau của mọi người xem nó đúng sai ở đâu.và thực ra đâu có ai đi lung tung đâu, anh Tùng vừa phản pháo trên kia kìa em :p

3.Nhân cơ hội mọi người bày tỏ thế này, rất có thể phát hiện ra nhiều người cùng mục đích, kế hoạch, nếu mình mình cứ hay nghĩ , mơ mộng có khi nó sẽ trôi qua lúc nào ko hay, nhưng có người bàn bạc, cũng chỉ vài năm nữa tốt nghiệp, nó sẽ thành hiện thực được thì sao, mà có những dự án có thể bắt tay làm ngay được. Ngay như chị, vào đây ba hoa tí, cũng phải cẩn thận, sau này có anh nào hỏi " sao ngày xưa dám bảo thích làm từ thiện, sao bây giờ mày dám đi buôn thế này "---> thế là chết rồi :)) :D, em ko biết có chị thủ khoa trường gì ý nhỉ, y , bk ngoại giao gì đó,hồi trước đăng trên HHT ấy , trước khi thi tuyên bố với tất cả mọi người sẽ được thủ khoa, thế là phải hùng hục học ko sợ 'xí hổ ' :D
hehe, hơi lan man tí, nhưng mà chị cứ lấy kinh nghiệm bản thân, được nghe gương sáng nhiều mình cũng có thêm động lực, bày ra cái topic vào hóng hớt các anh chị có khi khôn ra một tí :D

Chị Phương ơi , hic, hóa ra thành lập cái TKID là 2 nhân 81 ạ, giỏi quá nhỉ, lúc đầu em nghe cũng nghi nghi rồi, kiểu công ty thế này thì chắc phải là thanh niên thôi, nghe tên đã hay :D ....với cả cái nước hoa của chị ấy ạ, em thấy hay lắm...đúng là chưa bao giờ em nghĩ ra cái ý tưởng đấy cả...hay thật, đúng roài, nước hoa ở nhà như hâm, mà có phải cứ đi mua hãng này hãng nọ là hay đâu, như em thấy (giả sử thôi nhé ) Vn phát triển nước hoa theo kiểu thảo mộc ấy, đỉnh lắm, em chỉ thích kiểu mùi thảo mộc như lá này lá nọ với nhau, đặc biệt vô cùng, chứ mấy cái nước hoa nhiều khi mùi cứ giống nhau cả lượt [-(
còn cả cái Alevel nữa....cái mô hình kiểu đấy thực ra ở VN em cũng có biết một cô trước làm giám đốc marketing Cocacola và Việt Pháp, giỏi lắm :x , cũng kiểu như chị nói ấy, xin được làm kiểu cơ sở duy nhất ở Vn để đăng ký thi Toeic ( ko biết viết đúng ko nữa , cái chứng chỉ TA cho người đi làm đang nổi ý ) cho công ty mẹ của Nhật. Việc xin làm đại lý của thương hiệu nước ngoài thực ra rất khó, nhưng cô ý đã làm khá nhiều, đặc biệt lần này là độc quyền. Giả sử mình cũng áp dụng như vậy với Nottingham University ( đã có ở China chẳng hạn ) ,các trường collge ở Anh, Mỹ, thì lúc này đúng là cần dân du học chứ còn gì nữa ;)...hhee...còn bao nhiêu cái có thể làm. Chị nghĩ Long ko cần thắc mắc muốn làm gì, hay tự hỏi xem em có thực sự muốn làm gì đó ko, sau đấy hãy nhìn vào sở thích của mình, em thích làm gì, nhìn vào khả năng của mình thiên về hướng nào có lợi hơn, chuẩn bị tinh thần, khi cơ hội đến thì tóm lấy , thế là xong :D hehee....nghe mình khuyên thằng bé như phim hoạt hình :D hehe

thôi em lan man quá rồi...để mọi người nói tiếp :D

p/s : chị Phương ơi, chị bạn chị học ở đâu thế ạ ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trả lời em Yến :
Tổng giám đốc TKID là 2 người sau :
- Kim Ngọc Minh Lý 1 96-99 Ams ;;) K38 Quản Trị Kinh Doanh ĐHNT, Giải vàng thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ, Giải nhất Ý tưởng vì sự phát triển thủ đô, một cộng tác viên của HHT nổi tiếng với bút danh Kim Kim, cựu chủ tịch CLB Nhà Doanh Nghiệp Tương Lai ĐHNT(dài quá nhỉ :|)
- Nguyễn Thị Phương Thảo K38 Quản Trị Kinh Doanh ĐHNT, Giải vàng Thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ.
À, chủ nhật này ở Nhà hàng Cầu Trục 31 Cát Linh, 13h30 có Một buổi giao lưu các giám đốc 8x. Toàn các anh chị dưới 25 tuổi mà đã sở hữu một doanh nghiệp ... b-) Cho em quảng cáo một tí :D

Bạn chị là Đỗ Quỳnh Anh, học MPW (đúng không nhỉ :-/ hay là nhầm với tên hãng ôtô thì chết dở :D) đang ở London. Có thể năm nay nó vào LSE :)

Nói chuyện với em Long :p
Chị thấy phong trào du học mới phổ biến 5 năm trở lại đây thôi, những người trở về cũng loanh quanh 30 tuổi đổ lại. Kết quả thế nào, họ về có được trọng dụng không, bây giờ chưa nói được, phải đợi một vài năm nữa em ạ :)
Còn việc em nói Việt Nam mình có tật người trẻ hay bị vùi dập, để đến khi tóc bạc mới được đẩy lên để cho về hưu sớm :D thì cũng đúng, nhưng không phải tất cả. Em đã học đại học ở Việt Nam bao giờ chưa :"> 1 năm qua chị lê lết ở đây cũng phát hiện ra nhiều cái khả quan ra phết. Chị đã thấy rất nhiều người trẻ, giỏi và được trọng dụng :) Có rất nhiều cuộc thi cho sinh viên, nên cũng có nhiều certificate để làm cho cái hồ sơ xin việc của mình nó đẹp đẹp ;) Ở Việt Nam, các cty tư nhân thì đều cố gắng trọng dụng người tài, còn cty nhà nước thì chị mới biết có FPT là một công ty có chế độ ưu đãi rất lớn cho người trẻ tuổi. Hiểu biết của chị hơi hạn hẹp ;) nhưng chị tin là ngoài FPT còn nhiều nhiều công ty khác cũng có tư tưởng đổi mới. Có 1 anh chị biết, 25 tuổi, đã làm giám đốc nhân sự của FPT, thế là khá to phải không em :-/
Việc điều hành đất nước thì là một vấn đề khác, đất nước mình là nước XHCN, lại mới trải qua hai cuộc chiến tranh. Ngoài cái gọi là tài năng và nhiệt huyết ra thì còn có một số yếu tố khác... ví dụ như nguồn gốc, đóng góp trong quá khứ ... :) Cái này chị không đi xa vì sẽ đụng chạm đến chính trị. Chị nghe mọi người bảo có bác Vũ Khoan phó thủ tướng, đã từng là bộ trưởng Bộ Ngoại Giao, người có tư tưởng mới và được đánh giá rất cao đấy em ạ :x:D:p
 
Mấy bài sau xin lỗi ko đọc được , xin phép được Thảo luận riêng với các bạn trả lời bài tớ :

1.Dĩ nhiên nó ko phải hoàn toàn là triết lý , mà là một phong cách sống mà người Việt hiện nay đang xây dựng . Một số lớn cho rằng cứ phải về nước mới xây dựng được Đất nước ,Tổ quốc là sai lầm .

Tôi viết : chúng ta có chung một điều đó là Dân tộc ko thừa đâu . Ngay chính những người đang ở Việt Nam cũng quên mất đi cái giá trị ngàn đời luôn gắn kết nhân dân VN lại với nhau . Tại sao chúng ta khác nước Mỹ ? Bởi chúng ta là một Dân tộc ,còn họ , họ chỉ có chung một lợi ích , đó là lợi ích Mỹ . Họ đã thua chúng ta vì chúng ta có sức mạnh Dân tộc . Họ đã thắng Irac bởi vì Dân tộc Irac đã ko còn nữa .

Tôi viết : sống ko phải để chờ người khác trao cho công việc cũng chẳng đến nỗi quá thừa . Tôi đưa ra ví dụ về một người ở cuối bài để chỉ rõ rằng : chị ta đã thụ động , đã mong chờ một điều gì đó từ phía Nhà Nước . Nếu chị ta thực sự giỏi thì chị ta đã làm được nhiều điều .
Cuối cùng, ví dụ mà ấy đứa ra về chị giám đốc ở Sing ý, 1 người không thể đại diện cho cả một thế hệ được. Vì ấy thích triết lý nên tớ xin trích ra 1 câu khác là "Giỏi thì ở đâu cũng phải sống được", chị ý có giỏi thật sự không ?
Để khép lại , nếu bạn có là một người trên TTVN thì bạn phải biết rằng câu nói bạn hay trích cũng chính là câu tôi đã ba lần trả lời Lam3d .
Nhưng tôi viết khác đôi chút : Giỏi thì đâu cũng có thể sống và phát triển được " , Tôi ko quen dùng từ "phải " bởi cuộc sống ko có khái niệm Tuyệt đối .

2.Vấn đề tôi cười là tôi cười ở những chữ tôi đánh dấu đỏ .
Tôi thực sự nhớ đến cuộc Trẻ hóa đội ngũ trong Đảng Cộng Sản Nga những năm 70 .
Bạn chưa thực sự hiểu thế nào là lợi dụng sức trẻ , trân trọng sức già . Những việc mà người trẻ tham gia xốc vác thì rất tốt nhưng có những việc thì phải để người già .
Việc trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo ,cán bộ là cần thiết . Tuy vậy , chỉ nên ở một mức độ nào đó thôi .
Một sự phát triển Quá nhanh ko phải là một điều tốt . Nếu bạn đang học năm nhất tôi nghĩ bạn cũng đã học qua Triết và Kinh tế Chính trị ( dù tôi lười , tôi học lại nhưng tôi ko bao giờ phủ nhận vai trò của những môn này trong giảng đường đại học ) .

3. Bây giờ chú Long đã hiểu điều anh nói và anh cười chưa ? Anh ko bao giờ cười một cách lãng nhách .
Anh cũng khuyến khích mọi người học xong về nước lắm chứ nhưng nếu ở nước ngoài họ đóng góp tốt hơn cho đất nước thì về làm gì ? Hay Việt Nam có truyền thống :đông vui cho anh em nó thấy mặt ?
Nói như ông bạn anh : " tao out đây , đi làm cho Tư bản bóc lột đây "

4.Anh đồng ý với quan điểm . cách nhìn của em ở đây :
Vn bây giờ còn một số- hay thích gọi là nhiều cũng được, ngăn cách và khuyết điểm về luật pháp cũng như thể chế- chính sách ( ở đây ko nói đến vấn đề thể chế chính trị - mong mọi người đừng bàn sang lan man - mà là chuyện thời gian chưa cho phép chúng ta mở cửa hoàn toàn các ngành nghề vẫn thuộc sự bảo trợ của nhà nước, ở đây chỉ bàn cách giải quyết về phía những người đi học về , hay học xong ở đây, ko bàn đến việc chưa làm được, chỉ bàn đến việc làm được )
Tuy nhiên em chưa nhận thức đúng đắn về Lý do Tại sao Nhà nước ta phải làm như thế . Có lẽ lên năm nhất ,học Kinh tế chính trị em sẽ hiểu ( may mắn là do bị "nhồi sọ " từ hồi bên Thảo luận nhưng khi học thấy có khá nhiều điều thú vị , thích anh cho mượn giáo trình 8-} ) .

Hôm rồi ,có một người bạn của anh đưa ra một vấn đề : nguyên nhân nào anh hưởng tới Giá cả ? Đó là do chính sách của Nhà nước , ví dụ ngành Bưu điện bảo hộ nên giá cả cao .(gấp 3 lần Hồng Kông )
Anh bạn này nhìn hình thức thì rất đúng nhưng chưa hiểu tại sao lại dẫn đến vấn đề này . Anh cũng chưa giỏi nên anh chỉ dám đưa ra nhận xét chủ quan của mình là thế này : chúng ta đang xây dựng một Cơ sở hạ tầng ( thể chế ,chính sách , cơ sở vật chất ... ) , tất cả đều rất mới nên chúng ta phải tăng Giá thành để thu về phần Vốn bỏ ra ; còn như ở Hồng Kông thì giai đoạn thu hồi vốn của họ đã hoàn thành , hiện nay những gì họ thu về chính là Lợi nhuận , mà giá cả càng thấp thì khả năng thu về Lợi nhuận càng cao ( ở đây là làm mở rộng thị trường ) .

Quay lại vấn đề em đưa ra , thì đó chính là vướng mắc trong việc phát triển Cơ sở Hạ tầng . Nhiều người nghĩ rằng nguyên nhân là từ Kiến Trúc Thượng Tầng ( tư tưởng , chế độ .... ) . Nói chung là , em cứ học tiếp đê . Mấy hôm ny suốt ngày Triết , KT Ctrị nhưng được cái cũng mở rộng suy nghĩ mình nhiều .

5.Có lẽ tôi là một thằng "quê " nên cũng chẳng được dịp quen với những bộ óc sáng tạo như các bạn . Tôi chỉ quen với những anh nông dân cần cù ,tháo vát , thỉnh thoảng nghĩ ra những điều " vớ vẩn " phục vụ cuộc sống . Tôi chỉ quen với những anh công nhận , những thợ máy giỏi tay nghề , suốt ngày bụi bặm để có những lúc bừng sáng thôi . Tôi cũng chỉ quen với những thằng Sinh viên bốc phét , tiền ít nhưng dám làm để rồi lại cùng chung ly rượu :giải đen ....

Nhưng tôi hiểu những người đã làm , muốn làm như các bạn nói thì phải có một chỗ dựa từ gia đình . Một cái gốc vững chắc .
Chẳng ai nói rằng Bill Gate ko tài nhưng cho tôi 5000$ , tôi cũng sẽ làm được nhiều điều ,tất nhiên là rất khó khăn để đạt được những thành công lớn như thế . Cái vốn ban đầu của Bill chỉ là thế .

Người tôi khâm phục ko phải là Bill mà chính là cái "thằng" nông dân chăn lợn . Ban đầu chỉ với mấy triệu vay vốn xóa đói giảm nghèo . Ấy vậy , nay thằng đó đã làm được gì ? Sẵn sàng cho những người thanh niên như hắn vay tiền với tổng số tiền lên tới hàng trăm triệu .

Lời cuối vẫn cứ nói : Sống tốt với bản thân là góp phần xây dựng đất nước .
 
chào anh tùng
em với anh chưa hiểu nhau
có vài cái bức xúc của anh em hiểu là anh bức xúc khi người khác không đồng tình thế nào
có điều những gì anh nói không phải cái em muốn nói :D hehe, tức là anh và em chưa "bắt" được nhau.
vậy nếu anh nghĩ ở nước ngoài cũng đóng góp được thì mong anh cho ví dụ? :-?.
Theo em biết thì những cử nhân tốt nghiệp đại học nước ngoài xong, sẽ có ngay các hãng đến tuyển dụng. Về nước chưa biết thế nào, nhưng có lương cao, ổn định, tội gì về. Ngồi làm cho bọn nó chứ.
Để có ý tưởng và run 1 business tự thân thì em thấy môi trường nước ngoài quá khó. Các hãng lớn có tiềm lực tài chính mạnh, hệ thống uy tín, nhất là tích lũy kinh nghiệm.

Nếu anh muốn có ai đó người Việt mở công ty ở nước ngoài rồi về Việt nam làm từ thiện thì em nghĩ là hơi cổ tích đấy, hehe. Ít nhất cũng phải 10 20 năm nữa.

vì thế nếu bảo hãy ở nước ngoài kiếm tiền rồi kiều hối về vn đi, tốt hơn.
Rồi bảo việt nam không phải cải cách đâu, có kiểu hối rồi, cứ nhận tiền đấy là đủ giàu rồi, vậy thì mãi vẫn là sống tốt thôi anh nhỉ :D hehe =))

theo em thì vẫn phải về thôi. Không nên đi vào lý thuyết quá. Bây giờ cần thực tế bát cơm trước mắt, chứ cứ lý thuyết như mấy thằng nông cạn trên này nó nói thì chẳng làm được gì đâu anh tùng (em không nói anh nông cạn :D, sợ anh hiểu lầm em hehe).
 
qua bài viết này em cũng hiểu thêm về bài viết của anh Tùng ở phía trên cùng.em xin trình bày ý kiến như sau ( :D nghe như xin cô phát biểu ý :p)
( theo trình tự của anh )


1.em rất thích câu này của anh :
Tại sao chúng ta khác nước Mỹ ? Bởi chúng ta là một Dân tộc ,còn họ , họ chỉ có chung một lợi ích , đó là lợi ích Mỹ . Họ đã thua chúng ta vì chúng ta có sức mạnh Dân tộc . Họ đã thắng Irac bởi vì Dân tộc Irac đã ko còn nữa .
đúng , ko hề sai, nhưng cho em hỏi lại anh một câu, giống như Long đã hỏi anh. Anh có thể lấy ví dụ ko? ở đây em nhắc lại em chỉ nói đến chuyện thực tế , ko nói đến vấn đề tư tưởng tinh thần nữa vì nó lại là một phạm vi khác . Dù người Vn ở đâu hẳn cũng yêu nước, nhưng cái lợi mà họ mang lại cho đất nước , ở đây , em muốn đong đo cân đếm bằng gạo thóc cơ anh ạ ;).
Anh có thể cho ví dụ, ngoài những trường hợp em đã loại trên kia ra , để chứng minh là KO cần về cũng giúp đất nước ' KO>? Anh nói ko có gì sai cả, hoàn toàn đúng nhưng hơi lệch với vấn đề em đưa ra đó là: làm gì nhưng mục đích cuối là giúp gì được cho đất nước nhiều hơn thông qua giúp cho bản thân mình.

Em thêm một ý mà bài trên em quên mất. Có những người có cơ hội ở lại, vì lý do cho bản thân,ngoài những lý do vì tổ quốc, là những người tư tưởng chỉ có mong được sống ở nước ngoài, chẳng qua là vì luật pháp nước đó gây khó khăn ko được ở lại thôi nếu ko chắc cũng có ko ít người chẳng bao h quay về. Những người này , nếu họ suy nghĩ khác, có suy nghĩ cống hiến một cách đúng đắn, đất nước sẽ có lợi hơn rất nhiều. Người ta vẫn nói làm gì tự nguyện cũng tốt hơn là ép buộc phải ko ạ... :x

2.đoạn anh đánh dấu đỏ lúc đầu em cứ tưởng anh cười vì em tính sai năm :D...nhưng mà chắc anh em mình hiểu nhầm ý nhau. Em cũng hoàn toàn đồng ý với anh ở điểm này. Em không hề nghĩ là sẽ tốt đẹp khi 'anh em ta thay được hết mấy ông bà già lẩm cẩm này đi' ..'lúc đó thì tha hồ mà muốn làm gì, cải cách gì thì làm ' ;) ...trẻ cũng có cái nguy hiểm của trẻ bởi chúng ta dễ chấp nhận sự hòa nhập- hòa tan hơn, thêm vào đó - cái kinh nghiệm là cái giới trẻ dễ vấp ngã đầu tiên. Ý em muốn nói là nước mình hệ thống lao động sau khoảng 20-30 năm nữa sẽ được nâng cấp bởi một lớp có trình độ cao hơn, năng động, cập nhật và hiểu biết hơn nhiều. Cái này có lẽ cũng là tự nhiên theo quá trình phát triển anh nhỉ :)

3. Lặp lại ý ở điểm 1, em vẫn muốn hỏi anh " làm ở ngoài nước mà vẫn đóng góp cho tổ quốc của anh là gì ? em đã nói rồi đấy, bây giờ thằng nào mời em làm việc dự án đầu tư cho Vn hay xóa đói giảm nghèo , hay khỉ gì đi nữa em làm ngay. Cái đấy em loại ra từ bài đầu rồi. Vấn đề là bao nhiêu người ở nước ngoài thực sự làm được điều đó, em cũng được nghe, được biết nhiều con người như vậy, nhưng còn bao nhiêu phần trăm dân Việt kiều sinh sống , buôn bán cò con, phần lớn là buôn hiệu ăn, làm nail hay những nghề lộn xộn khác chỉ đủ cho họ có cuộc sống bt ở nước ngoài? Phần trăm những con người bôn ba nước ngoài kinh doanh, xây dựng công ty mẹ, con, lôi vốn đầu tư về thực chất phần nhiều là doanh nhân , ko sinh sống định cư tại nước ngoài .Còn về những gia đình do bộ ngoại giao cử đi thì ko nói làm gì , họ đang làm nghĩa vụ rất quan trọng cho đất nước, vả lại, số này cũng đếm trên đầu ngón tay.

4. ý kiến này hay quá, em cảm ơn anh:D...mở mắt thêm được một tí. em gọi là mới ti toe học vài tiết kinh tế ở dự bị đại học chứ có biết gì đâu, toàn nghe gì nói nấy. :D. Đúng là cứ có cãi nhau là đổ cho cái này, cùng lắm em chỉ có thể nghĩ đến khoản thời gian , chứ ko nghĩ ra được nguyên tắc cơ bản của kinh tế, ngu vật. Thế nhá, bạn Phước đọc thêm cái này nhé :D

5. anh ơi, cái ý này anh đưa ra nghe hơi động chạm anh ạ. Em ko có ý gì đâu. Đâu phải cứ đi du học mới là hay , là giỏi,. em cũng nói rồi , dù người trong nước hay đi học về cũng có những người rất tài giỏi và thành công. Em không muốn động chạm đến tầng lớp gì cả, mặc dù tất nhiên những bạn được có cơ hội đi du học thì thấy rõ là có đk hơn rồi, nhưng chẳng có lý gì để so sánh mà bảo ai hơn ai, chắc gì cái người cầm bằng thạc sỹ Anh về đã hơn bác nông dân chế ra cái máy cắt lúa với máy phơi gì mà lên Tv ấy :x...Cài này là để chứng minh cho đã có Nhiệt huyết thì dù hoàn cảnh nào cũng có thể ( học tập anh Tùng phát :D ) thành công được.

KO ai có quyền so sánh mình hơn kém người khác chỉ vì mấy cái nhìn thấy được. Nhưng mỗi người có một vị trí, nhiệm vụ , hoàn cảnh và lĩnh vực khác nhau. Chẳng ai là hơn ai cả vì thiếu bất kỳ ai cũng sẽ ko thành công toàn cuộc được. Bác nông dân hay anh công nhân, kỹ sư , thợ máy , ông chủ đều là những người quan trọng như nhau. Em chẳng có ý như kiểu tập hợp nhóm 'sáng tạo, con nhà giàu, hoài bão lớn' gì hết. ko hiểu anh có ý thế ko. Cái chính là nguồn nhân lực đi học về và sinh viên tốt nghiệp chủ yếu thuộc các ngành kinh tế, quản lý, tài chính, thương mại, luật, chứ ko phải thuôcj các ngành thực hành nên em ko nói đến. Em chọn học HUman resources management cũng vì muốn motivate people mà :D hi`hi`.

À động chạm đến đây lại nẩy ra một vấn đề là VN thiếu công nhân lành nghề thừa thãi giáo sư bác sỹ thiếu lành nghề 8-}


em cũng nói luôn. Em không có ý định với 'hỗ trợ gia đình' mà anh nói đâu. mà quả thật cho em đi học là đã quá đủ rồi , nhà em cũng ko giàu để có thể đứng ra bao vốn cho con gái' sáng tạo ' đâu, chỉ được cái vốn đi học với may mắn ko phải lo cơm ăn áo mặc thôi.. Muốn làm gì thì cũng phải tự mà làm nên thôi. Còn giới trẻ 8x bây giờ em biết nhiều người làm nên chỉ từ tay trắng lập nghiệp, thậm chí khó khăn vô cùng. BT vietnamnet+ giám đốc PR FPT là tấm gương của chuyện này. So ra chẳng biết khó khăn so với bác nông dân trúng vụ mùa là bao nhiêu nhưng cứ thế này ngẫm ra KHó khăn cũng là một thuận lợi đặc biệt.
 
Chuyện về hay ở là một trăn trở lớn của du hoc sinh. Trừ những người không thể ở lại (đi học theo học bổng có các qui định bắt buộc phải về nước, hoặc đơn giản là trình độ kém không có cơ hội kiếm được việc làm), thông thường một du học sinh sẽ suy nghĩ như thế này: Ngày lên đường thì ít người nghĩ tới chuyện ở lại, nếu có được hỏi thì câu trả lời luôn là: "về chứ, về nhà mình sống sướng hơn, tội gì..." Quả thực thì đó sẽ vẫn là mong muốn của mọi người sống xa tổ quốc, cho dù cuộc sống ở nước ngoài có rất nhiều thuận lợi. Ai mà chẳng xao xuyến mỗi khi Tết về, mặc dù xung quanh mình không ai biết đó là ngày gì cả, ai cũng muốn gặp những người bạn Việt nam chỉ để chia sẻ văn hóa Việt, rồi còn gia đình, bạn bè thân thiết ở nhà nữa. Có một điều ước mà mình nghĩ mọi người đều muốn : giá mà mang được cái công việc ở đây về VN thì tốt biết bao.
Trên thực tế vấn đề không đơn giản một chút nào. Sau thời gian dài học tập ở nước ngoài ( thường là 4-5 năm hoặc lâu hơn nữa), du học sinh thực sự đã quen với môi trường làm việc ở đó,cả về mặt chuyên môn và các mối quan hệ xã hội, lại có cơ hội kiếm được việc làm đúng sở thích, được trả lương cao cùng với nhiều ưu đãi khác. Trong khi đó sự hiểu biết của họ về môi trường làm việc trong nước là rất ít, đặc biệt với những bạn đi học từ khi 16-17 tuổi. Nếu khi đó không có một cơ sở vững chắc ở VN thì 90% du học sinh sẽ quyết định ở lại, ít nhất là vài năm "để tích lũy". Cở sở vững chắc ở đây có thể là ngành mình học có thể xin một chỗ làm tốt, hay gia đình có điều kiện để hỗ trợ cho mình lập nghiệp. Về mặt thuần túy chuyên môn, thực tế là có nhiều ngành không có cơ hội về VN (trong thời điểm hiện tại) nếu muốn là đúng nghề, như các ngành công nghệ cao yêu cầu phải có cơ sở vật chất hiện đại. Còn như các ngành kinh tế, tài chính hay công nghệ thông tin thì nếu dũng cảm về nước sẽ không thiếu cơ hội để phát triển. Khi nói đến làm việc trong nước mọi người hay nghĩ ngay đến việc đi làm công chức. Thực ra có rất nhiều sự lựa chọn như làm công ty tư nhân, liên doanh... với chế độ lương bổng dễ chịu. Ngay cả đi làm nhà nước cũng không tệ như mọi người thường nghĩ. Có lẽ nên nghĩ rằng "mọi người sống được thì mình cũng sống được".
Còn một bộ phận du học sinh chắc chắn sẽ về nước làm việc cho dù có cơ hội tốt để ở lại. Những người này hướng tới một mục tiêu cao hơn trong cuộc sống, đó là không chỉ kiếm được nhiều tiền mà còn phải có một địa vị cao trong xã hội, phải có được ảnh hưởng lớn và đóng góp nhiều cho cộng đồng. Những điều đó chẳng bao giờ có được nếu sống lưu vong. Những người này sẽ có vai trò quan trọng đối với đất nước sau này, vì họ có năng lực, hoài bão và ý chí để thực hiện được những điều lớn lao.
Quan điểm về chuyện về hay ở là vậy. Để quyết định cho bản thân mình thì cần phải xem mình muốn đạt được điều gì trong cuộc đời: muốn kiếm được nhiều tiền để enjoy cuộc sống hay là một cái gì cao hơn thế nữa. Nếu có hoài bão, tin vào bản thân và dám chấp nhận khó khăn thì không gì bằng về nước.
 
Bài này của anh Linh hay thế :) Toàn diện, bao quát :)
 
Đọc bài anh Linh xong thấy không còn gì để nói thêm nữa ạ:)
 
Cảm ơn cả nhà đã động viên. :)
@ em Yến: Anh bây giờ đang còn trong giai đoạn học việc nên cũng chưa thể nói được gì nhiều về tương lai. Cái ý tưởng thành lập một trường ĐH tư với sự đóng góp của cựu học sinh trường Ams là một ý tưởng rất hay. Bản thân anh đã học và tham gia giảng dạy đại học ở VN nên cũng biết được những hạn chế của cơ cấu ĐH hiện nay, nên có mơ ước có thể thành lập một trường ĐH theo mô hình của các trường hàng đầu trên thế giới, nhưng nhìn vào năng lực mình hiện tại thì còn xa vời lắm. Anh có biết một số người đang thực hiện một dự án thành lập ĐH tư ở VN, theo họ thì khó khăn lớn nhất chính là vấn đề nhân lực. Vốn cũng rất quan trọng nhưng có thể kêu gọi đầu tư được. Để một trường ĐH có thể hoạt động được cần phải có một đội ngũ giảng viên chính thức trong biên chế, không phải là giảng viên thuê theo hợp đồng. Những giảng viên có trình độ của VN thường đã trong biên chế các trường quốc lập, giảng viên trẻ thì cũng đông nhưng chất lượng quá kém vì đào tạo sau ĐH ở VN bây giờ như trò đùa ý. Amser nhà mình chẳng thiếu người giỏi ở mọi ngành, nếu có thể vận động được một nhóm có trình độ cao đứng ra thành lập trường đồng thời làm giảng viên biên chế thì có thể đảm bảo được chất lượng. Thực ra chỉ cần một số lượng không lớn giảng viên biên chế ban đầu, còn đâu bổ sung bằng giảng viên hợp đồng. Nguồn giảng viên hợp đồng thì có thể hợp tác với các Viện. Trên thực tế các Viện bây giờ rất có nhu cầu được làm đào tạo, nhưng cơ chế hiện nay không cho phép Viện được tự làm (mặc dù có đủ điều kiện để làm tốt) nên rất cần phải liên kết với một trường ĐH. Nếu những người đứng ra mở trường có uy tín khoa học cao, lại trẻ trung năng động thì chắc chắn sẽ thu hút được nguồn giảng viên trình độ cao ở các Viện. Cơ cấu quản lý phải thật gọn nhẹ mà hiệu quả, tuyệt đối tránh tuyển dụng theo kiểu quen thân. Khởi đầu thì chỉ đào tạo khoảng 2-3 ngành với qui mô nhỏ thôi, cố gắng làm thật tốt để tạo dựng uy tín. Đây là cách mà ĐH Thăng Long đã làm và đã thành công bước đầu.
Hì, nói một lúc thì thấy cũng còn xa vời lắm, nhưng có ai cấm ước mơ đâu nhỉ :D. Thôi cứ mạo muội trình bày vậy, mong mọi người đừng cười nhé.
 
Back
Bên trên