Setting up bank account?

Tran Thu Hang
(Tran Thu Hang)

Thành viên danh dự
Các anh chị ơi cho em hỏi thăm, em mù tịt về mấy cái account ackiếc này, :) chẳng biết checking account với cả saving account khác nhau ở đâu, với cả phải set up từ Vn hay chờ sang bên kia rồi mới làm hay là ntnào thì mọi người chỉ bảo cho bọn em với ạ.
Hằng.
 
Theo tớ biết thì ở Vn hình như chưa có checking&saving account đâu. Open thì qua bên này làm cũng được cho đỡ lằng nhằng.Khi nào mà ấy cần gửi tiền đi đâu mà ko muốn gửi cash thì dùng checking(cái này cũng hay,ko thằng nào ăn gian được với mình là chưa nhận được hay chưa take out ca. Tháng nào nó cũng gửi cho mình 1 cái statement để mình có thể keep up được. Thế nên tớ mới bảo ấy nên open ở bên này,có vấn đề gì thì gọi thẳng ra bank là xong). Còn saving thì mình cứ để tiền ở đấy,khi nào checking hết tiền thì chuyển từ saving qua checking. Nếu muốn an toàn hơn,không muốn tình trạng thủng túi thì nhờ phụ huynh làm thêm cho quả Visa card nữa,để đấy,khi nào hết tiền trong checking với cả saving thì còn có nguồn mà tiêu. Với cả qua bên này ấy phải 18 tuổi thì mới được làm credit card---->phiền hà,rắc rối
 
Sau khi nghiên cứu cái bank ở Easton nói riêng thì chị thấy là sang đó làm cái kiểu nửa checking nửa savings, vẫn được interest mà vẫn được rút tiền. Làm checking acc thực ra thì để mình có cái debit card. Ko nên làm ở HN vì cái VIETCOMBANK đắt khủng khiếp, cái service đã không tốt lại còn đòi lắm thứ. Trong khi ở Mỹ thì service fee rẻ hơn nhiều lần và rất thuận tiện, chị nghĩ có thể làm acc lúc giữa orientation và class. :D ko biết có đung ko nhể?
 
Open checking & saving chỉ làm trong 1 buổi chiều thôi chị Lan ạ,mình không phải trả fee gì cả.
 
Saving account là tài khoản tiết kiệm, cho vào thì ăn lãi nhưng mà mỗi lần muốn lấy tiền thì phải ra ngân hàng rút, khá là bất tiện . Nếu là long-term saving thì còn phải chờ hết term mới rút được . Đại khái là trừ khi em cho thật nhiều tiền vào saving còn bằng không interest ăn chả đáng là bao nhiêu .
Checking account là tài khoản mà em mở ra như là nơi giữ tiền thôi, thường là không có interest. Checking thì tiện lợi cho việc chi trả vì khi em set up một cái acc, nó sẽ cho em một cái debit card và một đống check, em có thể ký check hoặc dùng card khi mua sắm chứ không cần tiền mặt . Có thể dùng thẻ để rút tiền mặt ở ATM (máy rút tiền tự động) Cái việc ký check thì nếu em Hằng ở Boston thì có lẽ sẽ không tiện vì nó toàn bắt là ký check thì phải có ID đi kèm, mà mình thì ngoài passport ra, thường không có cái ID nào hợp lệ . Tuy nhiên cái debit cũng rất tiện lợi . Tùy theo chính sách của từng ngân hàng mà có thể có hoặc không có lệ phí thu cho checking account, nếu có thu thì thường cũng rất thấp thôi . Em có thể mở một account trống, không nhét xu nào vào cũng được . Ở Mỹ thì chuyện tiêu bằng card và check là rất phổ biến, tuy nhiên có nhiều cửa hàng vẫn không nhận mấy thứ này, ra đường cầm theo độ $20 tiền mặt là vừa .
Hiện tại còn có cả kiểu acc kết hợp checking và saving, có nghĩa là vừa có chức năng chi trả như checking mà vừa ăn lãi như saving . cái này thì mình chưa xem thấy ở chỗ mình, nhưng như mình nói, trừ khi là để rất nhiều tiền vào, còn bằng không thì interest chả mấy đâu .
Checking account thì nên để khoảng vài trăm đô vào một lần, hết thì gửi tiếp . Còn thì tiền chính của mình cứ để ở trong saving.
cái này em đừng làm ở Vn, sang đây làm rất tiện và nhanh chóng . Nếu có làm gì ở Vn thì có lẽ là nên làm một cái credit card (ra Vietcombank) để sau này nếu có gì cần kíp gấp thì có thể nhờ ở nhà giúp tiền .
Nếu muốn chuyển tiền từ nhà sang đây thì có kiểu gọi là wire transfer, chuyển tiền trực tiếp từ tài khoảng ngân hàng này sang tài khoản khác . Tuy nhiên làm việc này ở Vn bây giờ còn rất phức tạp, mất nhiều giấy tờ và mỗi năm chỉ gửi được khá là ít tiền .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Anh Long nói đúng gần hết nhưng em chỉ xin bổ sung 1 tẹo

Saving account là tài khoản tiết kiệm, cho vào thì ăn lãi nhưng mà mỗi lần muốn lấy tiền thì phải ra ngân hàng rút, khá là bất tiện .

Thực ra sau khi làm saving account mình có thể yêu cầu 1 cái là ATM Card, card này chỉ để rút tiền ở các máy ATM (Automatic Teller Machine) còn lại không dùng được làm gì khác cả. Mà ATM của bọn nó thì rất sẵn, siêu thị khách sạn hay cửa hàng có khá nhiều. Nếu bạn rút tiền ở 1 ATM công cộng thì sẽ bị chém lệ phí khoảng 2USD 1 lần (khá chát với dân mình) còn nếu rút tiền tại ATM của chính ngân hàng thì miễn phí.

Có thể dùng thẻ để rút tiền mặt ở ATM (máy rút tiền tự động) Cái việc ký check thì nếu em Hằng ở Boston thì có lẽ sẽ không tiện vì nó toàn bắt là ký check thì phải có ID đi kèm, mà mình thì ngoài passport ra, thường không có cái ID nào hợp lệ .

Ngoài Passport thì mình vẫn có thể làm thêm 1 cái ID khác hoàn toàn hợp lệ do bọn Department of Public Safety cấp là NON-US CITIZEN IDENTIFICATION CARD. Cái này làm mất 13 USD và có giá trị pháp lý tương đương với driver license của bọn nó. Các bạn nên làm cái này, rất tiện (nếu biết lái xe thì làm luôn cái driver license cho nó máu). Mình có cái này mỗi lần đi đâu là đỡ phải mang passport theo. Các bạn rút kinh nghiệm của mình là nếu nó hỏi có lấy dấu vân tay không thì nên từ chối, nếu có dấu vân tay của bạn nó sẽ track bạn đến tận hang cùng ngõ hẽm thì thôi, rất là rách việc. Các bạn cũng nên hạn chế kí check đến mức tối thiểu vì ký check là một trong những hình thức thanh toán mạo hiểm nhất với rất nhiều rủi ro không đáng có (bạn cao hứng mà ký sai 1 tẹo là mất khối tiền đấy). Hơn nữa tưởng check là an toàn cao nhưng mà đứa nào vớ được cái check có ghi tên bạn nó ký lung tung rồi đi mua hàng vẫn được (người ta chỉ kiểm tra chữ ký trên check khi đến rút tiền ở nhà băng, đó chính là lý do tại sao nhiều cửa hàng yêu cầu trình ID mới được dùng check)

Hồi mới có mấy cái check mình cũng ti toe ký lung tung, bây giờ thì vứt xó hết ở nhà vì chẳng bao giờ dùng cả (hơi tiếc vì mua check cũng rất đắt).

Về credit card thì thành thật khuyên các bạn là đừng nghĩ tới, cái debit card của bạn có tác dụng tương đương với credit card rồi mà an toàn hơn rất nhiều, credit card chỉ cần khi bạn ăn chơi trước khi kiếm ra tiền. Bạn lập 1 cái credit card nghĩa là bạn đã có 1 credit record, nếu chi tiêu không cẩn thận sẽ bị bankrupted lúc đấy thì đến là toi.

Đúng như anh Long nói, tốt nhất là có 1 saving, 1 checking dùng song song. Hết tiền cái này thi bê cái kia vào.
Good luck
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nguyễn Thu Trang đã viết:
Theo tớ biết thì ở Vn hình như chưa có checking&saving account đâu.

Ai bảo em thế ;)

Hằng muốn mở TK nào thì cứ qua chỗ anh, không phải là mất một buổi chiều mà chỉ 15 phút thôi, không cần minimum deposit, hoàn toàn freeee;)
 
Đúng là mình ko fai trả fee khi set up an acc nhưng mà hình như các fee của nó khi rút tiền hay là maintain the acc đều có mà nhỉ? hình như đau $2-4 gì đó (vẫn rẻ chán so với VIETCOMBANK lúc rút tiền đòi 5% số tiền rút thì chả mấy lúc mà bankrupted) :D À em hỏi một chút, nếu có cái set up an acc thi sau bao lâu được dùng luôn ? Biết thế nào là một cái bank tốt? em thấy mỗi cái có một mặt mạnh, tức là chả có cái nào mình lợi hoàn toàn. :D
Anh Tuấn ơi, chỗ anh là chỗ nào ? :D
À mọi người có biết cái bank nào tên là "Sovereign Bank" "First union Bank" hay la Summit Bank ko? ca Lafayette Ambassador Bank nua? co mấy cái đấy ở chỗ em mà ko biết cái nào tốt để sang đó tiện làm luôn?
À còn một vấn đề nữa là lúc đi nên mang gì? cash hay là travelers' checks? Cai wire transfer là có tài khoản ở ngân hàng VN Là được chứ ạ? và lúc sang đó, ví dụ mình fai đóng tiền học thì fai dùng gì ạ? em xem thấy chỉ có 2 cách cho int' students là wire transfer và money order thôi, mà mình đã sang đấy rồi? :D mình dùng wire từ acc của mình sang à ? :D
 
Về credit card thì thành thật khuyên các bạn là đừng nghĩ tới, cái debit card của bạn có tác dụng tương đương với credit card rồi mà an toàn hơn rất nhiều, credit card chỉ cần khi bạn ăn chơi trước khi kiếm ra tiền. Bạn lập 1 cái credit card nghĩa là bạn đã có 1 credit record, nếu chi tiêu không cẩn thận sẽ bị bankrupted lúc đấy thì đến là toi.
Ai nói là không nên có credit card. Cần phải có credit card thì nhiều khi mua bán cái gì cũng dễ. Chẳng hạn nếu muốn mua cell phone, nếu không có credit history thì phải trả một khoản tầm $800 deposit, trong khi đó nếu có thì chẳng phải trả đồng xu nào. Đi thuê các thứ cũng cần có credit card. Có credit card rất tiện lợi, nếu không phải dùng đến thì cứ để zero balance, đâu có phải trả một đồng xu nào đâu, no annual fee mà.
 
Em Lan chả hiểu gì cả, hiện nay việc mở account là hoàn toàn miễn phí, dùng ATM rút ra rút vào cũng hoàn toàn miễn phí, thậm chí bọn em còn được hưởng lãi suất không thời hạn 0,2% khi để tiền trong tài khoản vì thực ra mình mở TK là bọn Ngân hàng nó chiếm dụng tiền của mình mà. Bọn em chỉ mất chút phí ban đầu cho chi phí làm thẻ nếu dùng thẻ ATM. Còn việc ViêtCombank nói lấy phí 5% với mức thấp nhất 5$ là khi em dùng thẻ tín dụng Credit card, với thẻ này thì là thông lệ quốc tế rồi, ở đâu chả charge em phí như vậy. Vì bản chất của Credit card có phải là để cho mình rút tiền ra rút tiền vào đâu, nó để dành cho mua bán trả sau mà. Em Lan nói xấu VietCombank là nói xấu chỗ của anh đấy :D.

Nói tóm lại là việc mở account hay thực hiện giao dịch trên account như chuyển tiền, trả tiền tại Vn hoàn toàn dễ dàng hơn bạn tưởng, thủ tục cực kì nhanh gọn, chỉ với 1 chứng minh thư và 15phút thời gian, bạn có thể có được account của mình với số dư tùy ý, kể cả bằng 0. Nếu bạn muốn dùng thẻ ATM để rut tiền thì chỉ chờ 3 ngày làm thẻ và lệ phí 100.000/1thẻ. Các máy ATM hiện đã có khắp Hà nội, ước tính khoảng 100 máy.

Hiện tại VCB bạn cũng có thể làm tất cả các loại thể credit card thông dụng như Master, Visa.. và một số thẻ VIP nữa như là American Express.

Nói tóm lại là em nào ở Hn muốn làm thẻ hay TK gì gì đó để thanh toán với nước ngoài thì tại VCB thì cứ call cho anh Tuấn, anh sẽ làm hộ cho, VCB hiện là ngân hàng làm việc này tốt nhất. Các em chỉ cần mời anh Tuấn một bữa kem là được :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
HIc mỗi người khuyên một kiểu, xem ra bọn mình đẽo cày giữa đường là hỏng rồi Hằng ơi.:((

Nhưng mà mình chạy ra VCB mấy lần rồi nhưng chỉ mua bankdraft nên không biết là có đáng tin cậy. Chỉ biết là phí rất rất đắt. Có lẽ nên làm cái travelers' check hay visa card rồi sang đó mở saving/checking account thì hơn. Thế thì ở nhà gửi tiền vẫn cần credit card phải không ạ?:confused:
 
Cu sang day roi lam checking / saving sau. Dich vu o day tot lam, dong thoi kiem tra tai khoan online duoc (tru phi cac chu muon mang nhieu tien sang). Neu muon thi co the bao bo me wire transfer sang tai khoan cua minh cung duoc.
Luc lam viec voi payroll khi di lam them dung du`ng account cua VN lam gi, bat tien lam.
 
Nguyễn Ngọc Vũ đã viết:
How about Credit Card??? APR cao kô ạ?

Về credit card thì thành thật khuyên các bạn là đừng nghĩ tới, cái debit card của bạn có tác dụng tương đương với credit card rồi mà an toàn hơn rất nhiều, credit card chỉ cần khi bạn ăn chơi trước khi kiếm ra tiền. Bạn lập 1 cái credit card nghĩa là bạn đã có 1 credit record, nếu chi tiêu không cẩn thận sẽ bị bankrupted lúc đấy thì đến là toi.

Việc tiêu hay không, là phụ thuộc vào bạn. Credit card khá tiện, nhưng mà phải chi tiêu cẩn thận, đừng tiêu quá nhiều, phung phí thôi. Một số nơi, không chấp nhận debit card đâu, out of state check cũng không nhận => chỉ có credit card hoặc cash là dùng được thôi.

về APR, thì thay đổi nhiều lắm, tùy thuộc bọn cung cấp CC, tùy thuộc các chương trình khuyến mại của nó. Tuy nhiên, nếu mỗi lần tiêu, bạn trả đủ hết balance, thì không cần phải quan tâm đên APR làm gì, vì mình sẽ không phải trả. APR chỉ apply cho các trường hợp không trả hết tiền, hoặc trả quá hạn ... thôi. Nên tránh làm giầu cho bọn nhà băng qua những hình thức này.

Khi đăng ký, nên chọn những cái CC nào mà có NO ANUAL FEE hẵng đăng ký. Đừng có đăng ký bừa bãi. Có nhiều cái CC, anual fee của nó cũng 100-200$ đấy => khi điền cái form đăng ký, phải lật mặt sau (hoặc bên dưới), xem nó có anual fee không đã.

Việc đăng ký CC bên này cũng không phải là đơn giản. để đăng ký, bọn nó đòi SSN (social security number) mới cho đăng ký, mà bây giờ, nghe nói là bọn Mỹ nó hạn chế cấp SSN cho international students lắm (cái này, kiểm tra lại ở trường xem). Khi có đủ các thông tin rồi, cũng không phải là đăng ký là nó cho ngay. Nhất là nếu mới sang nữa. Cái này, chẳng biết nó dựa trên tiêu chuẩn nào, có thể là một phần may mắn nữa.
Khi khai CC, cứ bịa cái income kha khá một chút, đừng đề thấp quá. cứ khoảng 30-50,000$/năm có lẽ là ok :p who cares cái đó vào từ đâu.

chẳng biết checking account với cả saving account khác nhau ở đâu, với cả phải set up từ Vn hay chờ sang bên kia rồi mới làm hay là ntnào thì mọi người chỉ bảo cho bọn em với ạ.

Nếu mà có "big support" ở nhà, thì cứ nên mở một tài khoản ở nhà, có anh Tuấn đấy, bám lấy anh Tuấn mà nhờ :p, nếu có trục trặc gì, cứ nã anh ấy ra mà hỏi :D, đảm bảo các em gái sẽ được giúp đỡ tận tình :x

Còn nếu không, thì cứ sang bên này, rồi chọn một nhà băng ở chỗ em ở, rồi ra đó mà mở account.
Chọn cái nào mà không mất anual fee, không phải trả các thứ fee linh tinh mà đăng ký. Một nhà băng, nó có nhiều loại accounts lắm, và thường thường, nó hay tán em để đăng ký mấy cái loại mất tiền fee (tất nhiên là sẽ có nhiều thứ lợi hơn, nhưng mà mình chưa chắc đã dùng đến), cho nên phải biết mình muốn loại account nào để mở.

Regular checking và regular saving có lẽ là phổ biến nhất.
như Hoàng Long đã nói rồi đấy, "Checking account thì nên để khoảng vài trăm đô vào một lần, hết thì gửi tiếp . Còn thì tiền chính của mình cứ để ở trong saving".
Thực ra mục đích cũng chỉ là để mình giới hạn số tiền mình tiêu hàng tháng thôi. Tiền ở saving thì không rút ra được thường xuyên, một tháng chỉ được rút vài lần gì đó (tùy ngân hàng), như là gửi tiết kiệm vậy. Thực ra tiền lãi thì chẳng đáng là bao (trừ phi có khá nhiều tiền, bỏ vào cái loại có lãi cao), nhưng mà nó nằm riêng một chỗ. Khi tiêu, chỉ tiêu từ checking thôi. Thấy trong checking của mình ít tiền, đỡ tiêu bừa bãi hơn :p (game of mind thôi mà). Chú ý là, nên kiểm tra checking balance, đừng có tiêu quá số tiền mình có trong tài khoản, là lại phải trả "tiền ngu" cho bọn nhà băng đấy. Mỗi lần cũng vài chục $, không cần biết là tiêu quá bao nhiêu. Tiêu quá 1 cent nó cũng phạt như thế.


Hồ Lê Việt Hưng đã viết:
Các bạn cũng nên hạn chế kí check đến mức tối thiểu vì ký check là một trong những hình thức thanh toán mạo hiểm nhất với rất nhiều rủi ro không đáng có (bạn cao hứng mà ký sai 1 tẹo là mất khối tiền đấy). Hơn nữa tưởng check là an toàn cao nhưng mà đứa nào vớ được cái check có ghi tên bạn nó ký lung tung rồi đi mua hàng vẫn được

Hồi mới có mấy cái check mình cũng ti toe ký lung tung, bây giờ thì vứt xó hết ở nhà vì chẳng bao giờ dùng cả (hơi tiếc vì mua check cũng rất đắt).

Làm gì đến nỗi phải khổ thế hả Hưng? bọn Mỹ, không đến 100% những cũng phải 90% là dùng check và credit card đấy thôi. Nếu bọn nó dùng CC, thì cũng phải viết check để trả tiền CC :p

Cái quan trọng là, phải cẩn thận khi viết check thôi. phải viết rõ ràng số tiền, cả phần số và phần chữ. Ví dụ như "One million and five dollars only" :D, phần còn trống thì gạch ngang đi. ĐỪNG BAO GIỜ ký blank check, mà không ghi số tiền. nếu ký, it's your own risk.

Ngoài ra, khi viết check, nên ghi lại trong checking slip, là mình đã viết check bao nhiêu tiền, cho ai, check # bao nhiêu, và balance mình còn có trong bank. Cẩn thận là được thôi mà, cũng không phải sợ quá đâu.

hơi tiếc vì mua check cũng rất đắt
:p chẳng biết chú Hưng bị bọn nào lừa bán check đắt cho à? re-order checks cũng không đến nỗi nào mà, khoảng 5-8$ được 1 cuốn 150-200 cái checks rồi.

À mọi người có biết cái bank nào tên là "Sovereign Bank" "First union Bank" hay la Summit Bank ko? ca Lafayette Ambassador Bank nua? co mấy cái đấy ở chỗ em mà ko biết cái nào tốt để sang đó tiện làm luôn?

Anh chẳng biết mấy cái bank này, lôi information trên mạng cho em tham khảo thôi:

Sovereign Bank
http://www.sovereignbank.com/
Sovereign Bank is currently the third largest financial institution headquartered in Pennsylvania, and the third largest bank serving New England. Sovereign Bank has approximately 530 community banking offices, over 1,000 ATMs, and about 7,500 team members in Pennsylvania, New Jersey, Connecticut, New Hampshire, Rhode Island and Massachusetts

First Union
http://www.wachovia.com
First Union nó merge với Wachovia rồi
With more than 80,000 employees, we are able to serve 20 million banking, brokerage, and corporate customers primarily on the East Coast, as well as through investment banking offices in selected locations. We also have full-service retail brokerage offices that serve customers under the Wachovia Securities name in 49 states. Global services are provided through 30 international offices
.

Summit Bank
... có 1 tỉ cái có tên kiểu như summit bank
http://www.summitbank.net/
Summit Bancshares, Inc., is a community oriented bank holding company that is incorporated in Texas and has one subsidiary - Summit Bank, N.A. The Company provides advice and services to the Subsidiary Bank and coordinates their activities in the areas of financial accounting controls and reports, internal audit programs, regulatory compliance, financial planning and employee benefit programs. The Bank is engaged in full-service commercial and consumer banking in Tarrant County

http://www.1stsummit.com/
http://www.summitbankdirect.com/
http://www.summitbanking.com/

Lafayette Ambassador Bank
http://www.lafambank.com/
For many years, Lafayette Ambassador Bank has been listening to our customers needs and concerns while maintaining a banking leadership in the Lehigh Valley area of Pennsylvania.

From our founding as the product of Lafayette Bank in 1989 and Ambassador Bank in 1990, we have developed into a full-service commercial bank operating 22 offices and 24 ATM's. Our community-oriented style of banking and commitment to our customers enables us to provide the flexibility and timely response customers need, helping us to sustain mutually satisfying long-term banking relationships.

This philosophy continues as we grow in meeting the consumer and corporate banking needs of Lehigh and Northampton Counties.


Toàn mấy cái bank nhỏ nhỉ? local banks cũng được, hoặc nếu thích thì thử mấy cái lớn như
Bank of America: http://www.bankofamerica.com/
Citibank: http://www.citibank.com
BankOne: http://www.bankone.com/

...
 
Vũ Đàm Linh đã viết:
Nhưng mà mình chạy ra VCB mấy lần rồi nhưng chỉ mua bankdraft nên không biết là có đáng tin cậy. Chỉ biết là phí rất rất đắt. Có lẽ nên làm cái travelers' check hay visa card rồi sang đó mở saving/checking account thì hơn. Thế thì ở nhà gửi tiền vẫn cần credit card phải không ạ?:confused:

nếu thích mở ở nhà, tin cậy hay không, thì nhờ anh Tuấn ấy. Tuấn làm trong ngành, cũng biết nhiều hơn.

Tuy nhiên, nên chú ý, bank account (có thể kèm theo debit card), và credit card (VISA, MASTER, DISCOVER, AMERICAN EXPRESS ...) là khác nhau đấy nhé.
Credit card, là mình chẳng cần có đồng tiền nào trong đó cả, coi như nó cho mình một giới hạn nào đó để tiêu (ví dụ 10,000 USD). Em có thể tiêu trong khảng tiền đó, rồi đến cuối tháng (cuối banking circle của nó), bank sẽ gửi hóa đơn cho em, để em trả số tiền đã tiêu. Khi đó, em lấy tiền đâu ra để trả nó, là chuyện của em, nhưng nó cho tiêu tiền trước.

Nếu mở VISA ở nhà, nghĩa là ở nhà sẽ trả bill? nếu thế, thì nên chú ý các khoản fee nhé, vì nhiều bọn, nếu em dùng credit card ở một nước khác, nó lại bắt đóng lệ phí. Nếu có lệ phí, thì cứ sang bên này mà đăng ký :p
mang traveller check cũng được, nếu không thì mang cash. (oops, nếu mà nhiều tiền quá thì phải dùng traveller check rồi, cầm vài chục ngàn $ cash cũng nguy hiểm phết, :p mà không được mang sang hay sao ấy.

Mang vừa phải tiền thôi, rồi sang bên này, chuyển thêm tiền sang hình như cũng được mà. vd wire money, gửi người cầm sang, hay là thông qua các dịch vụ chuyển tiền khác.
 
Nguyễn Thùy Lan đã viết:
Đúng là mình ko fai trả fee khi set up an acc nhưng mà hình như các fee của nó khi rút tiền hay là maintain the acc đều có mà nhỉ? hình như đau $2-4 gì đó (vẫn rẻ chán so với VIETCOMBANK lúc rút tiền đòi 5% số tiền rút thì chả mấy lúc mà bankrupted) :D :D
Chị Lan ơi,cái này có thật không đấy ạ???Kiểu này em mất bao nhiêu fee ngu rùi :( em chả bít gì về chuyện này cả
 
Hẹ vấn đề này sôi nổi quá.
To anh Hà: Mấy cái bank to cụ đấy ko có ở chỗ em :D mà có cũng ko biết là ở đâu :D Thực ra em thấy bank to hay bé thì cứ có service tốt là được mà nhể??
To anh Tuấn: Anh ơi, em đã ra cái VCB nhà anh, công nhận ở VN nó là best nhưng mà so với mấy cái khác nó là bét :D đùa vậy thui chứ em đã cầm mấy cái đơn để làm visa card mà công nhận đọc xong hãi lắm. Nếu em muốn làm thẻ $2,000 thì em fai nộp đến $2,500. Nó còn có cái fi của nợ gì nữa, đương nhiên sau khi tiêu bố mẹ sẽ trả đúng hạn, nếu ko no' tính lãi, trông thế mà cao fet. Thực ra em ko hiểu vì anh Hà bảo credit là mình được tiêu tiền trước khi trả nhưng mà như kiểu VCB thì thực chất là sao? :D hỏi ngu thì các bác cấm có cười em đấy :DÀ hỏi khí không fai luôn là CC là gì và APR là gì ạ?? :)) Anh Tuấn nói đến cái account ở VCB mà chỉ mất 100 000 tiền thẻ còn lại rút tiền thoải mái có fai là connect 24 ko? xem ra ở VN cái thẻ đấy chỉ có giá trị rút tiền còn lại c hả mua bán được gì.
Em thấy bạn em bảo cái credit và debit gần như sử dụng được như nhau mà? ví dụ mua bán trên amazon ý ạ??? :D
Hẹ còn khoản mang cash hay traveller check thì chắc em mang cash, làm quái gì có đên chục nghìn mà mang lắm :D
 
Mọi người đọc thử hộ em xem cái card kiểu này tử checking acc mà fee là $2.5/month, viết check thì mất một ít thì fai, $.5 :D nghe hấp dẫn fet, để em sang đấy chơi luôn :D
The Success Card from Lafayette Ambassador Bank – VISA® check card – lets you enjoy more banking convenience, accessibility and acceptance than ever before. Use it to access your deposit accounts at an ATM…plus you can use it for purchases anywhere you see the Visa or STAR logo.

Access your accounts 24-hours a day at more than 100,000 ATMs throughout the world that display the STAR®, CIRRUS®, HONOR, or VISA symbols. Use it for convenient cash withdrawals, balance inquiries, deposits and transfers just as you may do with your STAR card.

Make purchases worldwide or just around the corner. Take it shopping with you at the mall and local stores, the grocery store and even when you dine at your favorite restaurant. With your Success Card, there’s no need to carry checks or large sums of cash. Make purchases in person or by phone. The Success Card is not a credit card, so there’s no interest to pay! Your purchases will be deducted directly from your checking account.

Manage your money with the Success Card. You’ll get a receipt with each purchase, plus every transaction will be detailed on your monthly Lafayette Ambassador checking account statement.

Save money with the Success Card. Pay no interest charges and no annual fees. Pay no transaction fees when making purchases at a Visa or STAR merchant location. And, as always, there is no fee when you access your accounts through any Lafayette Ambassador Bank STAR machine.

All you need is a Lafayette Ambassador Bank checking account. Stop by a Lafayette Ambassador Bank location today and speak with one of our customer service representatives, or call 610.758.7330.

Designed for your success…the Success Card from Lafayette Ambassador Bank. Because, it’s just who we are!
 
Nguyễn Thùy Lan đã viết:
Mọi người đọc thử hộ em xem cái card kiểu này tử checking acc mà fee là $2.5/month, viết check thì mất một ít thì fai, $.5 :D nghe hấp dẫn fet, để em sang đấy chơi luôn :D

anh chẳng thấy hấp dẫn gì cả :(

anh toàn dùng FREE thôi. NO monthly fee, NO writing check fee.
Cái checking với cả saving account của anh, nó cho free hết (tất nhiên là nếu mình dùng quá, hay là vi phạm cái gì, thì phải trả tiền phạt).

Nên em cứ bình tĩnh, sang đó, nhòm ngó xung quanh, xem có cái nào free không, mà đăng ký, tội gì phải mất 2.5$/tháng, tính ra, 1 năm là 30$, 4 năm cũng tự dưng cống hiến cả 2 triệu VND cho nước mỹ rồi, chưa tính đến số check mà em viết. Cũng không phải là nhiều, nhưng không cần thiết.


Mấy cái bank to cụ đấy ko có ở chỗ em
em đang ở VN hay ở đâu thế? ở VN có citibank mà, nhưng mà ko biết nó có cho mở account cá nhân không thôi. ý anh bảo là sang bên này mà mở ấy chứ.
Tốt nhất là em xem chỗ em đến, có ai quen không, bảo người ta hướng dẫn cho.


Nếu em muốn làm thẻ $2,000 thì em fai nộp đến $2,500. Nó còn có cái fi của nợ gì nữa, đương nhiên sau khi tiêu bố mẹ sẽ trả đúng hạn, nếu ko no' tính lãi, trông thế mà cao fet. Thực ra em ko hiểu vì anh Hà bảo credit là mình được tiêu tiền trước khi trả nhưng mà như kiểu VCB
Quên, xin lỗi, anh chỉ nói đó là ở US thôi, còn ở VN thì có thể khác. Ở US, nói chung là dân nó ý thức hơn, với cả nó quản lý chặt hơn, cho nên nó cho em tiêu cả chục ngàn, mà không sợ em bùng của nó.
Nếu mà không trả, nó đến tận nhà nó đòi, rồi có bad record, sau đó làm gì cũng có thể bị ảnh hưởng.
Ở VN, chắc là nhà băng phải nắm tiền trước, không có, em tiêu, nó biết đâu mà lần?

CC là gì và APR là gì ạ??
ở trong trường hợp này:
CC = Credit card
APR = Annual Percentage Rate


Em thấy bạn em bảo cái credit và debit gần như sử dụng được như nhau mà
Đúng là "gần như".
Cái khác nhau là: debit card, thì em phải có tiền trong nhà băng, thì mới có thể tiêu, còn credit card, thì không cần em có tiền trong đó (vì em sẽ trả bọn nhà băng sau mà)
Ngoài ra, một số bọn (cũng không nhiều lắm), nó không chấp nhận debit card, để mua một số thứ, vì nó sợ không rút được tiền.
Nhưng mà không lo đâu, sang đây, mở checking/saving account, rồi có cái debit card, là có thể tiêu được rồi. Số nơi không chấp nhận, cũng ít thôi, không lo đâu.
 
Đại khái em Lan hình như chưa xem kỹ mà cứ quan trọng hóa vấn đề . Cái đơn xin credit card đơn giản lắm, cái duy nhất mà em chưa có bây giờ có lẽ là cái SSN (social security #) như bác Hà nói ý . Cái này thì cũng chẳng khó đâu, sang đây đi làm thì bọn Mỹ nó sẽ cho một cái chỉ dùng để đi làm thôi, và dùng để đăng ký credit card được .
credit card ở Vietcombank thực ra nó giống kiểu Debit card ở đây ở chỗ là bọn nó bắt mở tài khoản và đóng tiền vào, chẳng qua là vì bọn nó đếch tin dân mình . Sang đây thì em không có xu nào nó cũng cấp cho em card được (tối thiểu là tiêu được $500/mo.) Credit card nó như một kiểu cho vay nặng lãi ấy . Khi em dùng cái card để đi mua đồ là em vay của ngân hàng một khoản tiền qua hệ thống tín dụng . Khoản tiền này, nếu như em trả được trong vòng 1 tháng thì sẽ không phải trả lãi, nếu quá hạn 1 tháng mà không trả được thì sẽ bắt đầu bị phang lãi, mà phang lãi rất nặng (khoảng 10% là ít).
Đại khái là các em cứ bình tõm, sang đây thể nào mỗi thành phố nó sẽ có một cái local bank là ít . Local bank thì mạng lưới nó không rộng nhưng chi phí nó sẽ rẻ . Mấy cái bank lớn như của bác Hà viết ra thì nó có đủ thứ dịch vụ mà mình không cần đến nhưng mà dịch vụ nào nó cũng bắt đóng tí fee.
Tóm lại là cứ sang đây rồi biết ngay, đơn giản lắm, không phải lo. Giờ chỉ cần lo vác $ sang đây là được rồi . Wire tiền từ nhà sang đây phức tạp lắm .
 
Back
Bên trên