Sống trên đời cần có một tấm lòng ...

Nguyễn Minh Trung
(Nguyen Minh Trung)

New Member
Tặng người con gái tôi yêu và kính trọng.
sunflowers đã viết:
HỎI
Hữu Thỉnh

Tôi hỏi đất:
-Ðất sống với đất như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau.

Tôi hỏi nước:
-Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau.

Tôi hỏi cỏ:
-Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời.

Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?

Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?.

Ba dòng thơ cuối với sự lặp tuyệt đối như một lời trách giận hay là lối hỏi chua chát? Người sống với người như thế nào?

Ừ nhỉ, người sống với người như thế nào? Mình sống với người như thế nào? Người sống với mình như thế nào? Câu trả lời nằm ngay trong chính dòng đời miết mải.

Chẳng hiểu sao ngay từ đầu, cái câu hỏi đầy ám ảnh kia lại tạo cho mình ấn tượng sâu đến thế. Để đến lúc đọc lại cả bài thơ rồi, thì lại bật cười, có lẽ ... ừ có lẽ cả bài thơ đã là lời giải đáp. Người với người sống với nhau để làm cuộc sống của nhau đầy đặn hơn, tô màu thêm sắc để cuộc đời trở nên xanh tươi hơn, và chúng ta tôn nhau lên, để cho những cái riêng của từng cái tôi nổi trội lên, nhưng đồng thời cũng hòa vào nhau, đan vào nhau trong một cái sắc chung - CUỘC ĐỜI.

Và cứ thế, đất, nước và cỏ còn thua chúng ta nhiều lắm. Chúng chỉ tạo được cho nhau, chỉ cho được cho nhau một điều nổi bật, trong khi chúng ta, CON NGƯỜI làm được rất nhiều, nhiều hơn thế.

Không phải là tôi ngây thơ đến mức hiểu nhầm dụng ý của tác giả, nhưng vần thơ là để người tán tụng, để người suy diễn. Nhà văn, nhà thơ có nhìn thấy, có chỉ ra được một khía cạnh, thì tâm hồn người đọc vẫn có thể lần tìm những ngóc ngách khác. Chỉ xin hãy nhìn đời bằng một con mắt lạc quan, để cả ba lần hỏi nhức nhối được trở thành ba lần nhấn mạnh, điểm nhấn cho lòng yêu thương, sự bao dung và tình đồng loại.

Còn nhớ Trịnh Công Sơn đã có câu hát: “Sống trên đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em có biết không? Để gió cuốn đi...” và cũng chính ông đã ngụ ý rằng, chỉ với một tấm lòng nhỏ nhoi ấy thôi, mà con người vượt rất xa những loài vật khác. Nếu mà cũng nhìn đời bằng con mắt ấy, cũng sống theo tôn chỉ ấy, thì xin được trả lời rằng: Người với người sống với trong Tình và Nghĩa

Lời bình luận của ai đó làm người ta giật mình ... cái dụng ý hiển nhiên của tác giả bỗng chốc bị lật ngược, bị thay bằng một cách hiểu mới hoàn toàn khác. Quả thật, có lẽ hầu hết ai đọc bài thơ đều thấy khâm phục tác giả, bài thơ ý nhị, giàu ẩn ý nếu không nói là giàu ẩn ý một cách xót xa.

Người sống với nhau như thế nào?
Người sống với nhau như thế nào?
Người sống với nhau như thế nào?


Ba câu hỏi giống nhau về câu chữ, nhưng khác nhau nhiều về cách đọc nó. Người bộc trực dễ lên giọng ở hai câu cuối, cái cảm xúc ấy nó cứ trào ra như sự uất hận bấy lâu bị dồn nén, như một lời quát thẳng vào mặt ai đó, một ai đó hư vô - cuộc đời. Người điềm đạm thì cứ xuống giọng, nhỏ dần, tưởng chừng như bất lực. Cái nín nhịn thắt chặt, sự bức bối ngậm ngùi giữ chặt trái tim, đã biết câu trả lời, đã hứng chịu đủ cuộc đời và giờ đây thì im lặng ...

Đúng, giá trị của bài thơ chính là ở ba câu hỏi cuối, nó không những giá trị ở chỗ tác giả đã gửi vào đó tâm sự sâu kín không chỉ của riêng mình, mà còn là cơ hội để người ta nhìn lại chính mình _ những cái gì bên trong được gọi là tình và nghĩa ? ...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cám ơn em Trung nhé, bài này rất thoughtful, lâu rồi mới lại có 1 bài như thế.
Không phải là tôi ngây thơ đến mức hiểu nhầm dụng ý của tác giả, nhưng vần thơ là để người tán tụng, để người suy diễn.

Đọc lời bình mình cũng không khỏi ngạc nhiên là tại sao suy nghĩ hiển nhiên của nhà thơ lại bị bẻ cong và bao biện một cách tài tình như thế. "Thơ là để người tán tụng, để người suy diễn"? Nếu vậy thì đã hỏng hếttieeu chí của người làm thơ rồi. Nhà thơ làm thơ đầu tiên là để thể hiện mình và bắt nguồn từ cảm xúc đã, chứ mới làm thơ đã biết thơ là để tán tụng, để suy diễn thì chắc sẽ không viết nổi những dòng thành thật. Đành rằng mỗi người đọc có thể tìm thấy một cái mới trong thơ của một tác giả, nhưng cái mới ấy không thể ngược hoàn toàn với dụng ý bài thơ được, nếu như vậy thì đâu gọi là sáng tạo, đâu gọi là originality để phân biệt nhà thơ và những người khác cơ chứ.
 
Văn chương rộng lòng bao dung, chắc không thể chỉ là nơi mà mỗi tác giả tạo cho mình một nét riêng để độc giả phân biệt. Và một độc giả hoàn toàn có quyền bình một bài thơ theo ý mình mà không cần phải lựa theo dụng ý tác giả, miễn sao đừng kệch cỡm và vô lý. Nhưng ở đây, người bình cao hơn thế, đã nâng bài thơ lên tầm cao mới. Bởi nhận ra dụng ý tác giả thì đơn giản quá, nhận ra cuộc sống này không phải là mầu hồng cũng dễ lắm. Người ta dễ vì cuộc sống thiếu tình người mà uất ức thành lời, không thì cũng im lặng, tự đặt mình ra khỏi vòng xoáy của xã hội. Nhưng đáng trân trọng hơn là những ai biết cuộc sống này như thế, biết con người đối xử với người như thế, mà lại biết gạt mọi chuyện tốt xấu sang một bên, nhìn về phía trước với con mắt lạc quan, cái lạc quan tuy “dồn nén” mà đầy sức sống, có ý trí, có nghị lực chứ không phải lạc quan hão huyền. Nếu ai cũng nhìn cuộc đời như vậy, cũng cư xử với mọi người được như vậy, có phải thế giới này đã khác lắm rồi không ?

Thơ văn nói riêng mà nghệ thuật nói chung có một vị thế to lớn trong lịch sử của loài người ,vì thế không ít người đã đi tìm giá trị đích thực của thơ văn, của nghệ thuật. Văn chương có thể là tấm gương phản chiếu cuộc sống, là vũ khí trong một cuộc chiến tranh, là bài ca cổ vũ con người trong lao động và chiến đấu, hoặc là nơi ai đó thả hồn mình thư thả thoát khỏi bụi trần ... nhưng xét đến cùng, mục đích của văn chương là hướng thiện, nuôi dưỡng tâm hồn, đấy mới là ý nghĩa nhân văn cao cả nhất mà văn chương đem đến cho con người. Một tác phẩm có đạt được giá trị ấy mới có thể gọi là văn chương đích thực.

Vậy, khi người bình đem đến cho bài thơ cái ý nghĩa tích cực hơn, đạt được chân lý cao đẹp của thơ văn, liệu chăng đã trở thành người sinh ra bài thơ một lần nữa ? Bài thơ từ chỗ đóng kín, ngập một màu đen đến chỗ mở ra lấp lánh ánh sáng, ánh nắng, ửng hồng ... Xứng đáng lắm chứ.... Người ta có thể khâm phục Hữu Thỉnh bởi ông đã khái quát hóa cuộc sống trong bài thơ súc tích, hàm ẩn, nhưng ta còn khâm phục hơn và kính trọng hơn người bình ở một trí tuệ sâu sắc, tinh tế trong một tấm lòng tràn ngập nhân ái yêu thương...

Không phải là tôi ngây thơ đến mức hiểu nhầm dụng ý của tác giả, nhưng vần thơ là để người tán tụng, để người suy diễn. Nhà văn, nhà thơ có nhìn thấy, có chỉ ra được một khía cạnh, thì tâm hồn người đọc vẫn có thể lần tìm những ngóc ngách khác. Chỉ xin hãy nhìn đời bằng một con mắt lạc quan, để cả ba lần hỏi nhức nhối được trở thành ba lần nhấn mạnh, điểm nhấn cho lòng yêu thương, sự bao dung và tình đồng loại.
 
Bài thơ này là một bài thơ tôi rất tâm đắc.Nhưng kẻ hèn xin hỏi một câu,ai là người bình bài thơ này?Ai là người đã đứng cao hơn một bậc so với nhà thơ của bài thơ này?

Những gì Hữu Thỉnh viết ra ,thông điệp của tác giả gửi tới người đọc phải được hiểu đúng,đừng đi chệch ra những gì được viết từ nguyên tác.Thế là tôn trọng tác giả.

Đồng tình là nhiệm vụ của văn chương không chỉ là khám phá và tái tạo thế giới,hơn nữa nó còn nâng đỡ và nuôi dưỡng tâm hồn con người,thanh lọc tâm hồn con người.Mỗi con người từ văn chương có thể tự rút ra bài học cho chính mình.
Nhưng,quả thật,trước khi để tác phẩm thanh lọc tâm hồn mình,hãy để cho nó chính là bản thể nguyên gốc ấy.
 
Theo chị thì mục đích chính của sáng tác vẫn là thuyết phục người đọc nhìn theo cách của mình. Cho dù cách nhìn đấy đúng hay sai thì người đọc vấn nên tôn trọng, người đọc có thể thích hoặc không thích, đồng ý hoặc không đồng ý chứ không thể bẻ cong nó, nâng nó lên cái tầm nó cần lên được. Việc chọn lọc tự nhiên những phong cách sống được với thời gian là quyền của người đọc, người bình, nhưng nói những gì mình nghĩ là quyền của nghệ sĩ. Chỉ vì đơn giản không phải ai sáng tác cũng để nối tiếng, để người tán tụng, để người suy diễn. Còn nếu người đọc vẫn thấy cần phải chỉnh sửa nhân sinh quan của người viết thì cách tốt hơn cả là sáng tác để nói lên cách nhìn của mình chứ không phải bẻ cong ý nghĩ của người khác.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ui mình chẳng thấy người bình ở đây đã sai trong cách đánh giá bài thơ từ khía cạnh nhìn của người đó...Mình thấy cái hay của thơ văn là nó luôn có 1 cái kết mở , để người đọc có thể tự khám phá , tự suy diễn , chứ nó không phải dập khuôn trong cái nhìn , cái nghĩ của tác giả , tác giả có quyền sáng tác , và người đọc có quyền cảm nhận bài thơ theo lối nhìn riêng của mình , đấy chính là cái đẹp muôn hình muôn vẻ của văn thơ , rất uyển chuyển và không bó chặt , dập khuôn, vì văn chương không phải 1 bộ môn khoa học , cho nên nó không có và cũng không đòi hỏi những đáp số và độ chính xác tuyệt đối bởi văn chương cũng như cuộc sống thu nhỏ mà thôi , mỗi người nhìn vào qua 1 lăng kính màu khác nhau , ở đây chẳng hề tồn tại cái gọi là ranh giới giữa cái hoặc đúng hoặc sai... Và mình ở đây cũng hoàn toàn đồng tình với quan điểm của tác giả bài bình : thơ là để tán tụng , để suy diễn bởi nó đánh đậm lên những nét đẹp của cuộc sống, của con người , những chân lí sống cao đẹp của nhân loại ,dù dưới bất kì hình thức nào cũng chỉ là đòn bẩy để phục vụ cho ngụ ý của tác giả nhằm đánh bóng , khắc rõ nên những vệt màu ý nghĩa đó...Còn thơ để suy diễn thì tại sao mình cũng đã trình bày quan điểm ở trên...Và mình cũng thấy thích bài bình vì tác giả đã mạnh dạn có 1 cái nhìn rất mới và lạc quan, và cuộc đời thì luôn cần những thái độ sống như thế...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
người sống với ngứòi thế nào ý ah ???
-mạnh được yếu thua
-ngu thì chết chứ bệnh tật gì
-.....còn nhiều nữa


.....em mải mê về một mầu mây xanh.....
:) :) :) ttl2t :) :) :)
 
Ừ , nghe có vẻ thô bỉ nhưng mà khá chính xác vì phần đông con người cứ khư khư cái chữ ích kỉ, nên sống với nhau khó mà có tình...hưm....
 
Xin chào tất cả mọi người!
Có lẽ là hơi đường đột, nhưng em là người đã bình bài thơ Hỏi cua Hữu Thỉnh mà Minh Trung đã trích. Khi em viết những lời đó, thật sự chỉ là để tự động viên mình những ngày buồn bã nơi xứ người.
Không dám đi ngược lại dụng ý thơ của người viết, lại càng không dám nhận mình trên tài người chấp bút, chỉ mong thể hiện được nỗi lòng mình. Một tác phẩm không phải để đọc một lần rồi quên lãng, muốn tìm được chỗ đứng, nó phải tạo nên những xúc cảm khác nhau nơi người đọc mỗi một lần lật giở trang sách. Nói như thế tác phẩm được cảm nhận và đánh giá khác nhau tùy vào hoàn cảnh, cảm xúc, cách tiếp nhận và suy nghĩ nơi bạn đọc, chứ không hoàn toàn thuộc về những suy tư rất riêng của tác giả.
Con người vốn dĩ có bản tính hướng thiện và mong ước những điều tốt đẹp. Nhận bíết và phê phán những điều xấu là để xây đắp những gì tốt đẹp hơn. Có thất vọng rồi mới nhận ra những gì mình khao khát để mà hi vọng. Cái đích cuối cùng của văn chương có lẽ không nằm ngoài sự bác ái và lòng bao dung.
Không thể tồn tại nếu đem một lòng tin mù quáng, nhưng ai có thể sống vui nếu không có niềm lạc quan. Cứ cho là dụng ý của tác giả đã bị làm xáo trộn, nhưng có lẽ Hữu Thỉnh không làm thơ để đọc giả mất đi niềm tin vào cuộc sống. " Cây vẫn cho lộc và cây vẫn cho hoa, em hãy yêu con người dịu dàng, đời vẫn thế...." Có phải nhạc sĩ họ Trịnh lạc quan hơn với Đời? Hay cái tâm tình với người, với đời ,dù thể hiện dưới hìnhn thức nào, vẫn cứ mãi là bài ca của cuộc sống, để rồi dù đắng cay thế nào, vẫn thổn thức đâu đây lời vọng: " ĐỜI ƠI! TA YÊU NGƯỜI! "
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Sống trên đời cần có một tấm lòng...đôi khi chỉ là để biết đc nhg ng xung quanh ta đang nghĩ gì để mình đừng quá vô tâm trước nhg xúc cảm của nhg ng mà ta yêu quý
 
Trần Huyền Trang đã viết:
Sống trên đời cần có một tấm lòng...đôi khi chỉ là để biết đc nhg ng xung quanh ta đang nghĩ gì để mình đừng quá vô tâm trước nhg xúc cảm của nhg ng mà ta yêu quý

Con Trang : Lạc đề 1 điểm , về chỗ !!! >:) đây là người ta đang nói về bài bình của bài thơ , hơ hơ...sao lại nói chung chung như mày ý 8-}
 
kệ tao cảm xúc đang đến độ chín thì phải tuôn trào chứ...mà hình như ngày xưa điểm văn của tao toàn cao hơn mày hay sao ấy nhỉ? :-/
 
"Khi làm bài thơ này Xuân Diệu muốn nói..." Hình như không có bài văn nào bình bầu các tác phẩm văn học mà lại không có một câu đại loại như thế. Hỏi Linh ngố một câu: Có bao nhiêu nhà văn nhà thơ đã từng tuyên bố: "Tôi viết bài này là để..."? Đành rằng chẳng ai làm thơ, viết văn với mục đích để người đời tán tụng suy diễn cả. Nhưng cảm nhận văn học đâu phải là ngồi đoán xem lúc viết cái bài này ông ấy nghĩ gì. Nói như thế có phải cổ xúy cho cach dạy văn thầy ra rả giảng: "Với bài thơ XYZ, nhà thơ XYZ muốn nói rồi học sinh lại y nguyên với bài XYZ ông XYZ muốn nói... Như thế chả hóa ra mỗi bài thơ chỉ có duy nhất một giá trị mà tác giả hướng tới sao? Nếu tin như thế, thì làm sao giải thích việc cùng một bài thơ tình hôm nay đọc thấy chuối thế, đến lúc yêu vào lại thấy sao mà đúng thế? :p
 
Back
Bên trên