Trần Lan Vy
(sweetcandy)
Moderator
Khi cái nắng hè đã bớt gay gắt để nhường chổ cho mùa thu mát mẻ thì cũng là lúc Hà Nội bước vào cuối mùa sấu dầm. Những cây sấu có thân cao, thẳng, tán rộng mọc rải rác trên các đường phố Trần Phú, Phan Ðình Phùng hoặc trong công viên Bách Thảo đã bắt đầu cho những quả chín vàng, có mùi thơm thật dễ chịu.
Ðầu hè, khi quả sấu còn xanh, các bà nội chợ ở đất Thủ đô này thường mua về để đánh nước rau muống luộc hoặc dầm vào bát nước nắm. Ðây là món ăn đặc trưng trong mùa hè của người Hà Nội. Nước rau muống có thêm vài quả sấu đánh chua, vị chua thanh thanh, ăn với rau muống luộc vừa chín tới, chấm với nước mắm có dầm vài quả sấu đã luộc chín bạn sẽ cảm nhận được vị thơm ngát, đượm chút mặn mòi của biển cả lẫn với vị chua dịu dàng của quả sấu. Sẽ càng ngon hơn nếu bạn ăn thêm với vài quả cà pháo giòn tan, hoặc dưa chua.
Còn khi quả sấu đã chín vàng, bạn có thể gọt lớp vỏ ngoài, ăn cùi sấu và ngay lập tức sẽ cảm nhận được vị chua thanh thanh lẫn với vị ngọt dịu của quả sấu. Tuy nhiên, món ăn chế biến từ sấu được người dân Thủ đô, nhất là các cô gái trẻ ưa thích nhất vẫn là sấu dầm. Bạn có thể tìm thấy nước sấu dầm này trong bất kỳ cửa hàng giải khát nào, từ gánh hàng trên vai các bà, các cô bán rong, trong quán vỉa hè hay những quán trà sang trọng ...
Và mặc dù chỉ là một loại nước giải khát bình dân nhưng muốn có được lọ sấu dầm ngon, những người chủ quán cũng mất khá nhiều công sức. Trước hết họ phải chọn mua cho được quả sấu già, vỏ đã chuyển sang màu xanh, sẫm, trái to vừa phải, hạt không to, cùi dầy, có độ chua cao, lại ít nhớt. Gọt vỏ quả sấu loại này rất khó vì vỏ nó cứng, nhưng bắt buộc phải gọt vỏ ngoài vì nếu cạo vỏ sấu sẽ không hết nhựa và có độ chát. Sau đó, những người chủ quán dùng con dao nhỏ và sắc gọt xoáy, tách phần thịt sấu ra khỏi hột và ngâm chúng vào nước vôi loãng cho hết nhớt. Khoảng một giờ sau, vớt sấu ra, rửa sạch bằng nước lã rồi để ráo nước. Tiếp đó họ chần nhanh sấu qua nước sôi. Ðây là khâu đòi hỏi phải có "kỹ thuật", khi chần phải nhanh tay nếu không sấu sẽ nhũn, ăn kém ngon. Sau đó, sấu được ướp với đường kính trắng. Thông thường cứ một kg sấu cần 300 gam đường, thêm vào một lát gừng tươi đã gọt vỏ và đập dập. Nếu gặp ngày trời nắng to thì chỉ khoảng sau 5 giờ là sấu ngấm đường và tiết nước cốt. Song thông thường sấu được ngâm trong 24 giờ ngấm thật kỹ đường. Chắt một chút nước cốt, thêm vào ba quả sấu cùng vài thìa đá đã đập nhỏ cho vào một chiếc cốc thuỷ tinh thuôn, dài và đánh đều cho đến khi nước sấu có màu vàng nhẹ, dịu dàng trông thật đẹp mắt.
Giữa những ngày hè nóng nực, bạn hãy vào một quán giải khát bất kỳ và gọi cho mình một cốc nước sấu dầm. Uống một ngụm nước sấu mát lạnh, bạn sẽ cảm nhận được vị chua chua thanh thanh của sấu, pha lẫn vị ngọt của đường và hương thơm thật dễ chịu của lát gừng. Hãy lấy một quả sấu dầm, bỏ vào miệng bạn sẽ thấy thịt sấu thật thơm, giòn tan và đậm đà, khó quên.
(ST)
Đọc xong bài này thấy ở VN có nhiều món ăn dân dã mà ngon thiệt ...đi xa mới thấy nhớ nhất các món VN
Ðầu hè, khi quả sấu còn xanh, các bà nội chợ ở đất Thủ đô này thường mua về để đánh nước rau muống luộc hoặc dầm vào bát nước nắm. Ðây là món ăn đặc trưng trong mùa hè của người Hà Nội. Nước rau muống có thêm vài quả sấu đánh chua, vị chua thanh thanh, ăn với rau muống luộc vừa chín tới, chấm với nước mắm có dầm vài quả sấu đã luộc chín bạn sẽ cảm nhận được vị thơm ngát, đượm chút mặn mòi của biển cả lẫn với vị chua dịu dàng của quả sấu. Sẽ càng ngon hơn nếu bạn ăn thêm với vài quả cà pháo giòn tan, hoặc dưa chua.
Còn khi quả sấu đã chín vàng, bạn có thể gọt lớp vỏ ngoài, ăn cùi sấu và ngay lập tức sẽ cảm nhận được vị chua thanh thanh lẫn với vị ngọt dịu của quả sấu. Tuy nhiên, món ăn chế biến từ sấu được người dân Thủ đô, nhất là các cô gái trẻ ưa thích nhất vẫn là sấu dầm. Bạn có thể tìm thấy nước sấu dầm này trong bất kỳ cửa hàng giải khát nào, từ gánh hàng trên vai các bà, các cô bán rong, trong quán vỉa hè hay những quán trà sang trọng ...
Và mặc dù chỉ là một loại nước giải khát bình dân nhưng muốn có được lọ sấu dầm ngon, những người chủ quán cũng mất khá nhiều công sức. Trước hết họ phải chọn mua cho được quả sấu già, vỏ đã chuyển sang màu xanh, sẫm, trái to vừa phải, hạt không to, cùi dầy, có độ chua cao, lại ít nhớt. Gọt vỏ quả sấu loại này rất khó vì vỏ nó cứng, nhưng bắt buộc phải gọt vỏ ngoài vì nếu cạo vỏ sấu sẽ không hết nhựa và có độ chát. Sau đó, những người chủ quán dùng con dao nhỏ và sắc gọt xoáy, tách phần thịt sấu ra khỏi hột và ngâm chúng vào nước vôi loãng cho hết nhớt. Khoảng một giờ sau, vớt sấu ra, rửa sạch bằng nước lã rồi để ráo nước. Tiếp đó họ chần nhanh sấu qua nước sôi. Ðây là khâu đòi hỏi phải có "kỹ thuật", khi chần phải nhanh tay nếu không sấu sẽ nhũn, ăn kém ngon. Sau đó, sấu được ướp với đường kính trắng. Thông thường cứ một kg sấu cần 300 gam đường, thêm vào một lát gừng tươi đã gọt vỏ và đập dập. Nếu gặp ngày trời nắng to thì chỉ khoảng sau 5 giờ là sấu ngấm đường và tiết nước cốt. Song thông thường sấu được ngâm trong 24 giờ ngấm thật kỹ đường. Chắt một chút nước cốt, thêm vào ba quả sấu cùng vài thìa đá đã đập nhỏ cho vào một chiếc cốc thuỷ tinh thuôn, dài và đánh đều cho đến khi nước sấu có màu vàng nhẹ, dịu dàng trông thật đẹp mắt.
Giữa những ngày hè nóng nực, bạn hãy vào một quán giải khát bất kỳ và gọi cho mình một cốc nước sấu dầm. Uống một ngụm nước sấu mát lạnh, bạn sẽ cảm nhận được vị chua chua thanh thanh của sấu, pha lẫn vị ngọt của đường và hương thơm thật dễ chịu của lát gừng. Hãy lấy một quả sấu dầm, bỏ vào miệng bạn sẽ thấy thịt sấu thật thơm, giòn tan và đậm đà, khó quên.
(ST)
Đọc xong bài này thấy ở VN có nhiều món ăn dân dã mà ngon thiệt ...đi xa mới thấy nhớ nhất các món VN