Lê Thanh Bình
(Lê Thanh Bình)
New Member
Higuaín - Man of the match :x
Tương lai ko tỏa sáng hơi phí :x
Tương lai ko tỏa sáng hơi phí :x
Follow along with the video below to see how to install our site as a web app on your home screen.
Note: This feature may not be available in some browsers.
Nguyễn Tiến Dự-Báo Bóng đá đã viết:Hễ sủa thì không cắn
Nguời Anh có câu châm ngôn rất thâm thuý ”Barking dogs never bite- Chó hay sủa thì không cắn” để chế giễu những người bị mắc bệnh thùng rỗng kêu to, thích ra oai để thu hút sự chú ý hay đe doạ mọi người chứ thực chất không có gì đáng gì phải lưu tâm đến.
Ngài Alex Ferguson giờ hẳn đang tủm tỉm cười khi nghĩ đến cuộc chiến tranh giành cầu thủ con cưng Ronaldo giữa ông và Real Maldrid, mà đại diện là ngài chủ tịch “Nhà Trắng” Ramón Calderon, đã từng gây ầm ĩ trong lĩnh vực thể thao toàn cầu. Hàng nghìn bài báo, phóng sự, điều tra xung quanh cuộc chiến này đã được các hãng truyền thông tung ra để câu khách. Các nhân vật bóng đá nổi tiếng, các ngài tai to mặt lớn cũng nhẩy vào tham gia cuộc chiến để tạo nên một vở đại hý kịch thể thao trong mùa hè vừa qua
Tâm điểm của thương vụ CR7- Ronaldo muốn đổi mầu áo trắng
Nội tình cuộc chiến được chia làm 2 phe chính, một phe ủng hộ cho mong muốn “hàng Real” của Ronaldo và kêu gọi Alex nên buông tha cho số phận một con người “khốn khổ”, nên tôn trọng ước vọng của một cá nhân như một cách tri ân cho những đóng góp của anh ta; một phe thì nhất quyết không buông, kể cả là giữ làm đồ trang trí trên khán đài và nhận được sự kêu gọi trường kỳ kháng chiến, nhất quyết không nao lòng trước tiền bạc và nhất là để tránh tạo ra tiền lệ xấu cho các cầu thủ vốn quen thói “được voi đòi tiên”. Nhưng Real là một thế lực tài chính hùng mạnh và có tham vọng thống trị to lớn, việc được chơi bóng ở đây cũng có nghĩa là được người đời lấy vàng mười dát vào toàn thân, nên rất ít cầu thủ có thể cưỡng nổi sức hấp dẫn từ Dải ngân hà.
Nhưng rồi vẫn khoác mầu áo đỏ
Theo thông lệ, thường khi Real đã nhòm ngó đến cái tên nào thì chẳng chóng thì chầy, người ta sẽ thấy cái tên đó xuất hiện trong danh sách cầu thủ tại sân Santiago Bernabeu. Sự hội tụ của Zidane, David Beckham, Ronaldo- ET, Luis Figo, Ruud van Nistelrooy, Robben, Robinho là một minh chứng điển hình. Khi họ muốn có Figo là Figo sẽ đến dù có phải ăn cả cái đầu lợn khi tái ngộ Nou Camp. Khi họ muốn có Zidane là Juventus lập tức phải nhả, dù cái giá để có được anh hói này chẳng thấp một chút nào. Trường hợp của Robinho cũng thế, nhận được mùi thính của Real là cầu thủ này làm đủ mọi trò để có thể rời Santos, kể cả là bỏ thi đấu, viện cớ quê hương bất ổn an ninh để về với trời Âu.
Những thất bại hiếm hoi của Real chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay, ví dụ như trường hợp của Gerrard của Liverpool, anh này đã háo hức ra đi nhưng vì tình yêu đối với đội bóng và cổ động viên, lại thêm những tấm gương tầy liếp của các đồng đội Michael Owen hay Steve Mc Manaman đã bị thân bại danh liệt khi bỏ The Kop đến với The Galaxy, nên đã từ chối lời đề nghị của Real.
Gerrard đã không loá mắt vì Real
Động thái của Real trong vụ chiêu mộ Cristiano Ronaldo là rất rõ ràng. Họ áp dụng chiến thuật “Ám tiễn nan phòng” để thực hiện được ý đồ. Biết chắc là Ronaldo vẫn đang còn hợp đồng M.U, nên họ chẳng dại gì công khai tiếp xúc trực tiếp với cầu thủ này mà ngấm ngầm đi đêm. Mặt khác họ dùng các phương tiện truyền thông, cụ thể là tờ AS để khuếch trương về bản hợp đồng có giá trị phá đổ mọi kỷ lục trước đó, chưa kể những con số về mức lương mà cầu thủ này sẽ nhận được nếu về Real, cùng với rất nhiều ưu đãi khác. Động thái này nhằm tạo ra một miếng mồi thơm béo để làm hoa mắt tất cả những đối tượng có liên quan, đồng thời nắn gân ý chí của Alex xem ông này có dám “chì” đến cùng hay không? Một mặt khác Calderon lại sử dụng mồm của những người trong gia đình Ronaldo như mẹ, chị gái đưa ra những câu nói thể hiện mong muốn Ronaldo về Real
Kaka cũng không mắc bả Calderon
Những hành động đó của Real có tác động khủng khiếp đối với Ronaldo và mọi nhân vật có liên quan đến M.U. Giống như Robinho trước đó, Ronaldo cũng đã giở mọi chiêu để thoát li khỏi nước Anh. Thậm chí anh ta còn lên phát biểu trước báo giới rằng anh ta đã đắm đuối Real lắm rồi, hiện nay thân thì đang ở M.U nhưng hồn lại luôn hướng về Maldrid.
Trong 100 người được hỏi về trường hợp của Ronaldo thì có 99 người đồng ý rằng M.U sẽ mất cầu thủ này và nên buông để đổi lấy khoản tiền lớn. Nhưng chỉ có 1 người nhất quyết là Không. Đó chính là Alex Ferguson.
Đáp lại những ngón đòn của Calderon, ông cũng dùng những chiêu đối phó hữu hiệu. Kiện Real vì tội tiếp xúc cầu thủ trái phép, để khẳng định chủ quyền của mình với số 7, mặc dù Real không bị quy kết phạm tội nhưng động thái đó khiến Real từ bỏ vai trò giấu mặt, bắt buộc phải bước ra thương lượng giá cả với M.U. Một mặt ông giữ vững hậu phương bằng cách hùng hồn tuyên bố với các CĐV rằng Ronaldo sẽ ở lại và điều đấy là chắc chắn. Mặt khác ông gây sức ép với ông chủ người Mỹ, vốn hám tiền hơn danh dự, rằng nếu để mất Ronaldo vào tay Real thì cũng có nghĩa tìm HLV khác cho M.U luôn. Ngoài ra ông cũng sử dụng chiêu tâm sự để đánh thức lương tâm của Ronaldo, và sau cuộc chuyện trò tại Lisbon, Ronaldo đã thay đổi chiều hướng rằng ít nhất sẽ không ra đi trong năm nay.
Alex hân hoan chiến thắng - Calderon cúi đầu thất bại
Calderon vẫn chưa chịu thua cuộc, bằng những lời nói bóng gió, nửa kín nửa hở, ông ta để lộ rằng sẽ có được Ronaldo trước khi thị trường chuyển nhượng đóng cửa, rằng ông ta sẵn sàng cược cả Robinho vào canh bạc đổi lấy Ronaldo. Nhưng rồi thời hạn đến thứ 4 tuần này, đến thứ 6 tuần sau, chỉ 24 giờ nữa Real sẽ có Ronaldo đều đã trôi qua mà người vẫn bặt tăm mây. Đến lúc đó Calderon mới chịu thừa nhận thất bại trong thương vụ mang bí số CR7. Hoá ra những số tiền khủng khiếp mà Real đưa ra đều là tiền ảo, như cách gọi dân gian là “chém gió”, chứ thực chất Real không có đủ thực lực để bán mua. Khoản tiền ngân hàng cam kết cho Real vay trong thương vụ này cũng chỉ sát với giá trị thật của Ronaldo mà thôi.
Còn nhớ, trước mùa giải năm ngoái, Real cũng hùng hồn tuyên bố sẽ “câu” được Kaka về Bernabeu bằng mọi giá. Nhưng cuối cùng thì Kaka vẫn ở lại với AC Milan, vì có thể anh biết trước vẻ hào nhoáng giả tạo của Real, cũng như số phận bị đát của những người Brazil đã đến Real. Đã qua rồi cái thời Real gọi ai là người đó có mặt. Người ta đã không còn bị loá mắt bởi thứ ánh sáng của dải ngân hà có được nhờ những khoản vay ngân hàng và thế chấp tài sản. Thời buổi bây giờ cứ phải “tiền tươi thóc thật” thì mới mong đạt được thành công.
Và Robinho đang cố sức thoát khỏi Ngân Hà hư ảo
Thương vụ mới nhất của họ trong những ngày cuối của phiên chợ Người châu Âu là David Villa của Los Che với số tiền đề nghị là 47 triệu euro, rồi 52 triệu euro. Khoản tiền này dự tính từ khoản cam kết cho vay của ngân hàng trong vụ CR7, và tiền bán Robinho cho Chelsea, cầu thủ bị chạm lòng tự ái khi bị Real rẻ rúng và đem các để có được CR7. Nhưng cuối cùng thì sao, Villa thà là cái biệt thự ở Valencia còn hơn là cái túp lều ở Maldrid, anh vừa gia hạn hợp đồng với đội bóng hiện đang khoác áo. Chúc mừng Real, họ vẫn giữ được 52 triệu euro, để có cơ hội gây ồn ào với người khác.
Mới hôm nay Villa đã từ chối Bernabeu
Real thất bại trên thị trường chuyển nhượng: Tất yếu
Chỉ trong một thời gian ngắn, Real đón nhận liền hai thông tin không vui liên quan đến chuyển nhượng khi cả Villa lẫn Cazorla nhất loạt từ chối họ để ở lại với đội bóng của mình. Như vậy nếu cộng thêm thất bại cay đắng trong vụ Ronaldo và sự thờ ơ của Ajax về vấn đề Huntelar, Real chính thức có một kì chuyển nhượng thảm hại.
Cho đến thời điểm này, cái tên duy nhất cập bến Bernabéu là Van der Vaart, tuyển thủ Hà Lan gia nhập Los Blanco với mức giá 15 triệu Euro. Chỉ 15 triệu Euro để có được hợp đồng 5 năm với một trong những tiền vệ trẻ tài năng bậc nhất châu Âu là một thương vụ hời nhưng nguyên nhân chính khiến Real có được mặt hàng rẻ và chất lượng đó là bởi Vaart chỉ còn 1 năm trong hợp đồng với Hamburg SV, cũng giống như Real đã giành được Michael Owen từ Liverpool vào năm 2004 với chỉ 8 triệu Bảng cộng với Antonio Nunez. Không những thế, ai cũng thấy rằng Vaart từ lâu đã trở thành một “cái đinh” cần nhổ bỏ trong mắt những người lãnh đạo Hamburg khi năm lần bảy lượt gây sức ép đòi ra đi nếu không được tăng lương, người ta thấy anh liên hệ với Chelsea ở Anh, Juventus ở Italia... và đỉnh điểm là vụ Vaart tươi cười trong một bức ảnh với chiếc áo đấu của Valencia trên tay. Nói một cách chân thực, Vaart là một kẻ phản bội, một kẻ bỏ mặc đội bóng cưu mang mình trong lúc khó khăn và quay lưng lại với những người hâm mộ ủng hộ mình. Nhưng Vaart không phải là kẻ phản bội đầu tiên gia nhập dải thiên hà Real.
1.Real Madrid, tập hợp của những kẻ phản bội
Cái tên đầu tiên được nhắc tới là Luis Figo, chuyển đến Real từ đại kình địch Barcelona với mức giá 65 triệu Euro. Với phẩm chất của mình, Figo đã mang lại nhiều thành công cho Real, bao gồm 2 La Liga (2001 và 2003) và Champions League (2001) nhưng ở khía cạnh ngược lại, anh trở thành cầu thủ bị các cổ động viên ở Catalonia căm ghét nhất. Các culé đã lập ra trang web AntiFigo.com đồng thời gán cho anh mác "Judas Figo", thậm chí, trong một chuyến làm khách trên sân Nou Camp, các cổ động viên Barca đã hô khẩu hiệu "Pesetero" (gái làm tiền) để nhục mạ anh. Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm vào năm 2002 khi các culé giận dữ ném một chiếc đầu lợn và rất nhiều chai rượu whiskey về phía anh. Không dừng lại ở đó, sau đó 2 năm ở trận chung kết EURO trên quê nhà, một culé khác đã lao xuống sân và ném vào anh lá cờ của Barcelona, trận đó, đội của Figo thua.
Ronaldo cũng là một kẻ phản bội sau khi bỏ rơi Inter của chủ tịch Moratti, người luôn coi anh như con trai, để gia nhập Los Merengues năm 2002. Trong 5 năm ở Inter Milan, Ronaldo có hơn 2 năm trong bệnh viện và phòng phục hồi thể lực (nghỉ hoàn toàn mùa 2000-2001 và chỉ đá 16 trận mùa 2001-2002) nhưng anh luôn nhận được sự ủng hộ hết mình của các cổ động viên và câu lạc bộ để rồi lấy lại phong độ và cùng đội tuyển Brazil đăng quang ở Worldcup 2002. Thế nhưng sau đó, anh nhất quyết không chịu quay về Italia để đi theo tiếng gọi của Real. Một kẻ được câu lạc bộ phá kỉ lục chuyển nhượng để mua về, nhận lương cao nhất thế giới, được cổ động viên yêu mến và được câu lạc bộ ủng hộ hết mình trong lúc khó khăn mặc dù anh chẳng đóng góp gì nhiều ngoài 34 bàn thắng ở mùa giải 1997-1998 và mang về chiếc cup hạng hai UEFA, trong hoàn cảnh này, không thể dùng từ nào khác để gọi anh ngoài hai từ "phản bội".
Robinho cũng là một tên phản đồ, sau khi bị Real giật dây, anh đã làm đủ "trò bẩn" từ bỏ tập đến tuyên bố kiện câu lạc bộ chủ quản Santos lên FIFA để đạt được mục đích cuối cùng là gia nhập dải thiên hà và nhận mức lương cao chót vót. Nên nhớ, Santos là câu lạc bộ đã phát hiện và đào tạo anh, ở đó anh nhận được sự che chở của đội bóng, anh được sẻ chia khi mẹ mình bị bắt cóc (tháng 11 năm 2004) và được huyền thoại Pélé ủng hộ hết mình (Pélé gọi anh là Pélé mới và cầu chúc cho anh). Cuối cùng, vào mùa hè 2005, khi đã khô lông ráo cánh, anh gạt bỏ tất cả để đáp máy bay đi Madrid.
Cassano là cái tên tiếp theo trong danh sách đã dài đằng đẵng các Judas của Real. Antonio được AS Roma mua về từ miền quê nghèo khó Bari với cái giá cắt cổ dành cho một mầm non 19 tuổi (28 triệu Euro). Trước khi đến với Roma, Cassano đã gây được ấn tượng nhưng không nhiều (anh ghi chỉ 6 bàn thắng trong 48 trận chơi cho Bari) nhưng sau khi về với Roma, được chơi bóng ở một môi trường đỉnh cao, sự nghiệp của anh thăng tiến vượt bậc và trở thành một trong số những tài năng sáng giá bậc nhất Italia. Anh thậm chí còn được HLV Del Neri trao cho băng đội trưởng trong thời gian Totti nghỉ thi đấu. Mặc dù vậy, anh nhất quyết không chịu gia hạn hợp đồng, khi bản hợp đồng cũ chỉ còn nửa năm, anh kiên quyết bỏ tập để đòi đến Real. Hết kiên nhẫn, phía Roma đành bán rẻ anh cho Real.
Còn rất nhiều các Judas đã và đang hiện diện ở Bernabéu. Đó là Fabio Cannavaro, người bỏ rơi con tàu đắm Juventus sau calciopoli. Đó là Nistelrooy, người gây mâu thuẫn với HLV và đồng đội để được ra đi. Đó còn là những Saviola, Owen, Heinze... Tất cả những tên tuổi đó khiến mang đến cho Real danh hiệu "Đội bóng quy tụ nhiều Judas nhất".
Nhưng ở khía cạnh ngược lại, Real cũng nổi tiếng với cách cư xử bội bạc với các công thần.
2.Real Madrid, kẻ bội bạc
Dưới triều đại Florentino Perez và chính sách galaticos của ông, Real đã bạc đãi những con người tuyệt đối trung thành để đổi lấy những ngôi sao mới có giá trị quảng bá cao hơn.
Fernando Morientes, hoàng tử bé thành Madrid là một tấm gương tuyệt đối trung thành mặc dù trong 8 năm ở Bernabéu anh chỉ là cái bóng cho Raul Gonzales. Khi Ronaldo xuất hiện, anh vẫn âm thầm làm một diễn viên đóng thế, anh chấp nhận ngồi ghế dự bị mà không oán trách. Vậy mà Real trả ơn cho anh bằng cách cho Monaco mượn, sau đó bán anh cho Liverpool.
Vụ sa thải đáng nhớ nhất của Real đến sau khi đăng quang ở La Liga 2003. Hồi đó, người ta đã nói rất nhiều đến hội chứng "Sa thải kiểu Real" khi Fernando Hierro và Del Bosque, một người là đội trưởng, một người là HLV, bị tống ra ngoài bằng cửa hậu chỉ 1 ngày sau khi ăn mừng chức vô địch. Lí giải cho hành động của mình, phía Real cho rằng họ đã quá già nhưng ai cũng biết rằng Perez gạt bỏ Hierro vì anh là con của người tiền nhiệm còn Del Bosque bị ghét chỉ vì cách nói chuyện quê mùa của mình. Cùng mùa hè 2003, Steve McManaman cũng bị đẩy ra đường để nhường lối cho một người Ăng-lê khác đẹp trai và cuốn hút hơn, David Beckham. Macca là một tấm gương âm thầm cống hiến, trong 4 năm ở Real, anh chơi 152 trận, ghi 14 bàn và kiến tạo 33 đường chuyền thành bàn. Anh cũng đã đóng góp 1 bàn trong chiến thắng 3-0 trước Valencia ở chung kết Champions League 2000.
Triều đại của Perez sụp đổ, Calderon lên thay nhưng cách hành xử của ông cũng không đẹp hơn. Calderon thẳng tay loại Capello ngay sau khi HLV Italia mang về danh hiệu La Liga thứ 30, hành động gợi nhớ đến Del Bosque. Người kế vị ông, Bend Schuster, người mang lại La Liga thứ 31 cũng năm lần bảy lượt bị gây sức ép và có thể bị sa thải bất cứ lúc nào.
3.Cái giá phải trả cho sự phản bội
Tập trung lôi kéo các ngôi sao nhưng ngược đãi những công thần, Real phải trả giá cho hành động của mình.
Sự sa sút của Real gắn liền với sự đi xuống của chính sách galaticos là hậu quả rõ rệt nhất. Trong 3 mùa giải từ 2003 đến 2006, Real không giành được danh hiệu đáng kể nào và điều tất yếu là Perez phải ra đi. Có rất nhiều nguyên nhân lí giải cho sự sụp đổ của Real nhưng lí do quan trọng nhất là do mất cân đối đội hình sau sự ra đi của Makélélé, một công thần. Sự ra đi của tiền vệ người Pháp và thay vào đó là Beckham được ví von "Real đã thay một cầu thủ không thể chuyền chính xác quá 10m bằng một cầu thủ có khả năng chuyền chính xác tới 40m". Hậu quả là hàng tiền vệ Real chỉ toàn những vũ công mà thiếu hẳn một máy quét, Real chơi đẹp, quyến rũ nhưng dễ bị đánh gục, thất bại là điều tất yếu. Phải đến khi Real mua được Diarra và Gago, sự ổn định và sau đó là những danh hiệu mới trở lại với Real.
Trong số những Judas mà Real mua về, chỉ có một số người thành công, còn lại chỉ gây thất vọng. Cassano và Owen có những mùa giải đáng quên trước khi tháo chạy. Cannavaro vẫn còn đó nhưng anh đã và sẽ không bao giờ tìm lại hình ảnh của một Cannavaro ở Juventus, một Cannavaro cùng với Thuram lập thành cặp trung vệ nổi tiếng một thời, một Cannavaro là tác nhân chính mang cúp thế giới về cho nước Ý. Còn Robinho, ai cũng thấy rằng anh đang dùng chính những "trò bẩn" ngày nào giúp anh đến được với Real để đào tẩu khỏi Real. Hình phạt cho sự phản bội, thật trớ trêu, lại là sự phản bội.
Và dường như với cách xử sự của mình, Real đã khiến sức hút của mình giảm đi đáng kể. Ngày càng có ít ngôi sao muốn gia nhập Real, ngoại trừ những Judas như Vaart và có thể là Ronaldo.
Sau những Villa, Cazorla, Huntelar, Real sẽ còn tiếp tục thất bại nếu không chịu thay đổi cách xử sự của mình.
haiz haiz trong mọi trường hợp cũng đừng nên thốt ra như thế chứThể thao & Văn hóa ol đã viết:Robinho cũng không ngần ngại công kích cả HLV Schuster: "Ông ta không phải là bố tôi. Ông ta chỉ là HLV của tôi mà thôi"