Real Madrid - Cơn lốc trắng tàn phá Châu Âu

nói chung Canna đá khá tốt trừ cái quả hụt bóng :)) thót hết cả tim quả đấy :))
Higuain chạy chỗ hay thôi rồi :x mỗi tội dứt điểm gà éo đỡ dc =((
Những thằng như Diarra hay Baptista 20' cuối những trận như thế này mới thấy dc tác dụng =)) kể ra để làm dự bị cũng ngon chán =))

Nhìn đi nhìn lại chả thấy có vị trí nào đá dở trận này :x Có Robben hơi đuối hơn tí :-s cảm giác bóng hơi kém :-s

Trận này chấm điểm chắc Sneijder, Guti , Heinze, Ramos đều dc 9 mất :x Gago, Higuain, Raul, Marcelo cho 8,5 , Canna ưu ái cho 8 :)) Marcelo bắt chết thằng Navas còn j :D
 
khiếp bác Bình chấm điểm hơi bị rộng tay:))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
24h giật tít là: Chào nhé Barca ;))
Đủ biết cái kịch bản của Liga nó an bài rồi ;)
 
nói chung Canna đá khá tốt trừ cái quả hụt bóng :)) thót hết cả tim quả đấy :))
Higuain chạy chỗ hay thôi rồi :x mỗi tội dứt điểm gà éo đỡ dc =((
Những thằng như Diarra hay Baptista 20' cuối những trận như thế này mới thấy dc tác dụng =)) kể ra để làm dự bị cũng ngon chán =))

Nhìn đi nhìn lại chả thấy có vị trí nào đá dở trận này :x Có Robben hơi đuối hơn tí :-s cảm giác bóng hơi kém :-s

Trận này chấm điểm chắc Sneijder, Guti , Heinze, Ramos đều dc 9 mất :x Gago, Higuain, Raul, Marcelo cho 8,5 , Canna ưu ái cho 8 :)) Marcelo bắt chết thằng Navas còn j :D
...công nhận chấm điểm hơi quá tay :))...
Sneijder, Heinze, Ramos 9
Gago, Raul, Guti 8,5
Marcelo, Higuain 8 (hỏng ăn hơi nhiều)
còn lại 7...
 
...nhân việc Raul đang trở lại phong độ cao, ghi bàn ầm ầm, copy bài viết về Raul từ rm-vn.com

Sự nghiệp kỳ lạ của Raul: Kỳ 1 – Đến với Real chỉ là chuyện tình cờ

Tưởng đã “hết thời”, Raul bổng nhiên tỏa sáng trở lại một cách đáng ngạc nhiên trong đội hình Real Madrid, khi anh đang bước sang tuổi 31. Phần thưởng tuyệt vời đã đến trong mùa bóng này, khi Real ký hợp đồng mới với Raul vào đúng ngày lễ Valentine trong năm nay. Với hợp đồng kéo dài đến năm 2011, kết thúc ngay trước sinh nhật lần thứ 34 của Raul, có thể được gia hạn thêm một năm nữa tùy theo tình huống, coi như mối lương duyên bền vững giữa Raul và Real đã được khẳng định. Chắc chắn anh sẽ không áo áo một CLB nào khác trong sự nghiệp đỉnh cao của mình.

Raul, sinh năm 1977, là con trai một người thợ điện ở vùng ngoại ô Madrid. Cư dân trong vùng này chủ yếu thuộc thành phần lao động chân tay, và gia đình Raul đã có định hướng cho con trai nối nghiệp bố từ bé. Những lúc có điều kiện, bố Raul dắt cậu đến sân xem bóng đá, nhưng đây chỉ là sân Vicente Calderon của Atletico Madrid - đội bóng ưa thích của gia đình. Raul bộc lộ năng khiếu cũng như niềm đam mê bóng đá từ rất sớm, và không có gì lạ khi CLB đầu tiên của Raul chính là Atletico. Raul được bố ghi danh vào lớp năng khiếu của Atletico khi chưa tròn 11 tuổi. Cũng tại CLB này, Raul và đồng đội đoạt chức Vô địch Tây Ban Nha ở lứa tuổi U15. Vậy thì, cớ sao Raul rốt cuộc lại gắn bó với Real Madrid – và chỉ Real – trong suốt sự nghiệp bóng đá đỉnh cao?

Một phần nguyên nhân là do sai lầm khó hiểu của Chủ tịch Atletico, Jesus Gil (ông này mà không có những quyết định khó hiểu thì mới lạ). Gil giữ ghế Chủ tịch Atletico chỉ 1 năm trước khi Raul gia nhập CLB này. Chỉ vì muốn tiết kiệm, Gil bỗng xóa sổ đội trẻ Atletico vào năm 1992, sa thải toàn bộ Ban huấn luyện cũng như các nhân viên phục vụ. Các cầu thủ U15 mà Atletico đã dày công vun đắp trong suốt 4 năm khi ấy “muốn đi đâu thì đi”. Không bỏ qua cơ hội tốt, người đứng đầu hệ thống săn lùng tài năng của Real là Paco de Garcia lập tức tuyển mộ Raul. Thật ra, cả Real lẫn Raul khi ấy đều chưa mấy kỳ vọng vào nhau. Nhưng sau này, khi Raul thành công và giới quan sát xâu chuỗi hàng loạt sự kiện, người ta mới kết luận: mối lương duyên kỳ thú của “Raul – Madrid” không chỉ là sự tình cờ thú vị, đây còn là vận may kỳ lạ cho cả hai phía. Raul gắn bó với Real trong suốt sự nghiệp đỉnh cao một phần vì trong thâm tâm, cả hai đều xem “đối tác” là ngôi sao may mắn của mình.

Raul may mắn ở chỗ: anh rất khó trở thành ngôi sao, hoặc ít ra là khó trở thành ngôi sao khi mới 18 tuổi như ở Real, nếu đội U15 của Atletico không bị giải tán. Atletico thua sút Real về mặt đẳng cấp là chuyện đã đành. Nhưng ngoài ra, Atletico còn thay HLV như người ta thay áo dưới thời Jesus Gil. Có người đến rồi đi chỉ trong vài tuần. Hãy thử tưởng tượng: Raul sẽ vươn lên thế nào trong một môi trường không chút ổn định như thế?

Điều may mắn thứ hai của Raul là ở chỗ: vừa đến Real cầm quân, HLV Jorge Valdano đã tỏ ra đặc biệt ưa thích lối chơi của Raul. Chúng ta sẽ bàn kỹ hơn về lối chơi của ngôi sao này trong kỳ sau. Ở đây chỉ xin nói qua hai điểm chính: không phải ai cũng thích lối chơi của Raul, vì nó không có chỗ cho tính trình diễn. Nhưng Valdano đặc biệt ưa thích những người thông minh, trong bất cứ lĩnh vực nào. Vì vậy, ông đánh giá cao cậu bé Raul ở sự thông minh trong lối chơi, khi hầu hết những người xung quanh chưa nhận ra đặc điểm ấy.

Trong bóng đá, có những lúc mọi người đều phải thừa nhận vai trò quan trọng của “thần may mắn”. Không lâu trước khi Raul xuất hiện, Real cay đắng nhìn “dream team” của Barcelona đoạt Cup C1 và vô địch La Liga 4 lần liên tiếp. Vì Barcelona quá hay? Không hẳn vậy. Đấy còn là vì họ quá may mắn. Liên tiếp trong 2 mùa bóng 1991-1992 và 1992-1993, Real nhường ngôi đầu bảng cho đối thủ không đội trời chung vào đúng vòng đấu cuối cùng. Lạ thay, Real thất thủ trên sân đội đàn em Tenerife trong cả hai vòng đấu ấy. Và càng kỳ lạ khi HLV trưởng Tenerife trong các mùa bóng ấy lại chính là… Valdano, cựu danh thủ từng khoác áo Real trước khi treo giày. Thế nên, khi Valdano trở lại Real giữ ghế HLV trưởng trước mùa bóng 1994-1995, giới hâm mộ Real lập tức cảm thấy nhẹ nhõm: thời vận đã thay đổi và đây chính là lúc Real tiếp quản vận may.

Và quả thật, vận may nhanh chóng đến với Real, cũng như Raul. Từ “đội hình C”, Raul lập tức được Valdano đưa vào đội lớn khi Martin Vazquez chấn thương. Real thua Zaragoza 2-3 trong trận ấy, nhưng Raul khá thành công ở trận đấu đỉnh cao đầu tiên trong sự nghiệp. Anh giữ được chỗ đứng trong trận tiếp theo và kể từ đây, một chương mới trong lịch sử Real được hình thành. Raul ghi 1 bàn và có 2 đường chuyền thành bàn cho Real, câu hỏi đâu là đối thủ của Real trong trận đấu ấy? chính là Atletico Madrid! Ở tuổi 17, Raul trở thành cầu thủ trẻ nhất trong lịch sử từng khoác áo đội lớn của Real, 1 tuần trước khi anh trở thành cầu thủ trẻ nhất ghi được bàn thắng cho đội này. Real Madrid đoạt lại chức Vô địch từ tay “kình địch” Barcelona trong mùa bóng 1994-1995 ấy, chấm dứt luôn kỷ nguyên huy hoàng của “dream team” Barcelona dưới thời Johan Cruyff (1 năm sau, Cruyff ra đi vì bất đồng với chủ tịch Barcelona, thề không bao giờ huấn luyện nữa)!
 
Sự nghiệp kỳ lạ của Raul: Kỳ 2 – “Xin lỗi, tôi ghi bàn bằng tay”

Mỗi khi ra sân Raul luôn chiến đấu hết mình vì màu cờ sắc áo của Madridista
Ngày 4-2-2001, Raul ghi một bàn thắng đơn giản vào lưới Malaga tại Primera Liga. Đấy chỉ là một cú đệm lòng không có bất cứ ấn tượng nào để nhớ. Nhưng bàn thắng ấy lại làm cho cầu trường Bernabeu như mốn vỡ tung. Với bàn thắng thứ 113 trong khuôn khổ La Liga, Raul qua mặt Ziganda, trở thành chân sút ghi bàn nhiều nhất trong số những cầu thủ còn đang thi đấu trên sân cỏ Tây Ban Nha. Ở thời điểm ấy, Raul mới 23 tuổi, với sự nghiệp đỉnh cao hãy còn trên dưới chục năm nữa.

Giờ thì Raul đã có hơn 200 bàn thắng tại Liga. Và với bản hợp đồng mới có thời hạn ít nhất đến hết mùa bóng 2010-2011, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu như Raul qua mặt huyền thoại Alfredo Di Stefano (216 bàn) để trở thành cầu thủ ghi bàn nhiều nhất trong lịch sử Real tại giải VĐQG. Raul thậm chí còn có khả năng xô ngã tượng đài Zarra (Athletic Bilbao) – cầu thủ ghi bàn nhiều nhất qua mọi thời đại ở La Liga. Số bàn thắng của Zarra là 240 hoặc 251 bàn, theo thống kế của các nguồn tư liệu khác nhau. Nếu lấy số bàn thắng làm thước đo quan trọng nhất để đánh giá một tiền đạo, thì Raul thật sự là một hiện tượng. Ở tuổi “băm” này, anh vẫn ghi bàn hàng loạt, góp công quan trọng giúp Real dẫn đầu Liga, ngay cả khi đội bóng không thực sự làm giới hâm mộ cảm thấy hài lòng (Raul hiện là cầu thủ ghi bàn nhiều nhất cho Real đồng thời đứng nhì trong cuộc đua giành chức vua phá lưới Liga mùa này, với 17 bàn sau 29 vòng đấu”. Trong tay Raul hiện đã có khối kỳ lục đáng nể về chuyện ghi bàn. Không ai ghi bàn nhiều hơn anh ở đội truyển Tây Ban Nha, hoặc trong khuôn khổ Cup C1 Châu Âu danh giá.

Tóm lại, Raul thuộc mẫu cầu thủ sinh ra để ghi bàn. Đấy là bản năng. Và như đã nêu ở kỳ trước, đấy là kết quả của lối chơi thông minh. Về mặt lới chơi, không có một hình mẫu chính xác nào để so sánh với Raul. Giống như huyền thoại Gerd Mueller của bóng đá Đức, Raul có khả năng xuất hiện đúng nơi, đúng lúc để chớp cơ hội. Anh “đánh hơi” được cơ hội ghi bàn từ trước khi nó thật sự xuất hiện. Và cũng giống như ngôi sao đàn anh Emilio Butragueno, Raul hiếm khi bỏ lỡ cơ hội. Raul có thể mờ nhạt trong suốt trận đấu, để rồi bất ngờ ghi được bàn thắng quyết định. Thường thì Raul hiếm khi giữ bóng lâu hơn 1 giây. Trong cách ghi bàn của Raul, tình hoa mỹ thường chỉ xuất hiện ở mức độ tối thiểu. Nhưng Raul cũng hiếm khi ghi bàn một cách may mắn, kiểu như các bàn thắng đến từ ống quyển, lưng hoặc đầu gối thỉnh thoảng vẫn có ở các giải lớn.

Raul không nổi tiếng về tốc độ. Nhưng tốc độ suy nghĩ của anh lại tuyệt vời hơn bất cứ một tiền đạo nào. Đây chính là nhận xét của Valdano – HLV đầu tiên đã đưa Raul lên đẳng cấp ngôi sao. Ngoài ra, anh còn một ưu điểm quan trọng: sự lạnh lùng đến mức khó hiểu trước mọi áp lực.

Từ khi Raul xuất hiện trong đội hình 1 (năm 1994), Real đã có hàng chục tiền đạo giỏi. Họ đến rồi đi. Họ thuộc nhiều trường phái khác nhau, có những lối chơi khác nhau, và phục vụ nhiều đời HLV khác nhau. Nhưng Raul vẫn ổn định, bất kể anh nhận nhiệm vụ nào, chơi cặp với ai trong sơ đồ đấu pháp. Người ta thường cho rằng Raul thích nhất là đá cặp với Fernando Morientes, nhưng trên thực tế, Raul vẫn có hiệu quả cao khi đá với Pedro Munitis. Khi chỉ là “phó tướng” cho Ivan Zamorano, Raul vẫn ghi bàn. Khi trở thành tiền đạo “thừa” trước cặp Predag Mijatovic_ Davor Suker, Raul vẫn cứ ghi bàn. Đấy là trong mùa bóng 1996-1997, khi Real sa thải Valdano và thuê HLV nổi tiếng người Italia Fabio Capello. Báo chí dự đoán Raul không còn chỗ đứng trong đội hình chính vì Capello đã mua Suker và Mijatovic từ Sevilla và Valencia. Kết quả, Raul vẫn có 21 bàn thắng trong mùa bóng ấy, so với 14 của Mijatovic và 24 bàn của Suker!

Đấy là vì Raul khi nào cũng có khả năng tự tìm cho mình một chỗ đứng thích hợp, không chỉ so với đồng đội mà với cả hàng thủ đối phương. Có lúc anh lùi lại phía sau trung phong, có lúc anh tìm cách áp sát hậu vệ cuối cùng của đối phương để tạo thế tranh chấp 50-50. Giới chuyên mộn tại Tây Ban Nha từng tranh luận: những đường chuyền độc của Fernando Redondo tạo ra bàn thắng cho Raul, hay cách di chuyển và tạo khoảng trống thông minh của Raul làm cho Redondo có nhiều đường chuyền “độc”? Tùy quan điểm. Nhưng cũng có thực tế rõ ràng: cách di chuyển thông minh không chỉ giúp Raul ghi bàn mà còn giúp anh hiếm khi bị chấn thương.

Cuối cùng, phải nói về bản năng ghi bàn của Raul. Ở trận gặp Leeds tại vòng bảng thứ 2 của Champions League tại mùa bóng 2000-2001, Raul ghi bàn… bằng tay, giúp Real thắng 3-2. Chính Raul cũng không hiểu tại sao mình lại làm như vậy. Anh chỉ nhớ lại một cách mù mờ: trong khoảnh khắc ấy, tình huống ấy, vị trí ấy, nếu có một bàn tay vung ra thì sẽ thành bàn. Bản năng đã xui khiến Raul làm như vậy. Nhưng Raul không phải là Diego Maradona. Ngay sau khi hiệp 1 kết thúc, Raul khẳng khái đến gặp trọng tài người Ba Lan và nói: “Xin lỗi, tôi đã ghi bàn bằng tay”. Sau một thoáng ngỡ ngàng, trong tài phải vào tận phòng thay đồ để xin lỗi các cầu thủ Leeds!

Nhân cách của Maradona thì đi xách xăn-đan cho Raul cũng éo được =))...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Sự nghiệp kỳ lạ của Raul: Kỳ cuối – Tính cách Raul

Như đã nêu ở phần trước, Raul luôn giữ được chỗ đứng trong đội hình Real và duy trì thành tích ghi bàn đều đặn suốt 14 năm khoác áo CLB này nhờ anh có lối chơi thông minh, thích hợp với bất kỳ HLV nào hoặc bất kỳ đồng đội nào đá cặp với anh trên hàng công.

Đấy là khía cạnh chuyên môn. Ngoài ra, cũng phải thấy rằng Raul có thể phối hợp với bất kỳ ngôi sao nào ở Real nhờ tính cách hòa nhã và lối sống bình dị của mình. Cần nhớ: suốt nửa thập kỷ của triều đại Florentino Perez, Real được gọi là “dải ngân hà” với hàng công quy tụ toàn những siêu sao hàng đầu thế giới. Luis Figo, Zinedine Zidane, Ronaldo, Michael Owen, David Beckham… đều là trụ cột trong thời kỳ “galacticos” của Real. Đấy là chưa kể những Ivan Zamorano, Predag Mijatovic, Davor Suker, Michael Laudrup, Fernando Redondo, Fernando Morientes trước đó, hoặc Ruud van Nistelrooy và Robinho sau này. Khoan nói đến chuyện phối hợp trên sân. Chỉ cần “sống được” giữa những cây đại thụ ấy đã là chuyện không chút dễ dàng.

Có hai thời điểm mà báo chí đồn ầm việc Raul chia tay Real. Đó là lúc tân HLV Fabio Capello tậu về cùng lúc 2 tiền đạo giỏi Suker lẫn Mijatovic, và vài năm sau là lúc Figo chuẩn bị gia nhập Real, theo một thỏa thuận với tân Chủ tịch Perez trước khi ông này đắc cử. Raul không đi đâu, cũng chẳng hé miệng bình luận lời nào. Tin đồn từ báo chí: Perez cần bán Raul để có tiền mua Figo, thậm chí Raul sẽ sang Barcelona như một cuộc trao đổi với Figo! Đáp lại, một cổ động viên ở Bernabeu nói với cây bút Phil Ball quen thuộc trong bóng đá TBN: “Bạn có thể kể rằng Chúa Jesus vẫn đang sống và làm việc trong một quán bar ở Badajoz. OK. Còn chuyện Raul sang Barcelona? Xin hãy đổi đề tài”.

Chẳng phải báo chí TBN ưu ái Raul. Anh từng bị chỉ trích về mặt phong độ suốt từ năm 2004. Có dạo, người ta nói rằng đội phó Raul chính là thành viên quan trọng trong “thế lực đen” chi phối mọi chuyện ở Real. Từ tháng 9 năm 2006 đến nay, Raul đã không còn chỗ trong đội tuyển TBN của HLV Luis Aragones. Tóm lại, Raul dù là ngôi sao đi nữa, cũng không thoát khỏi những những khó khăn, thăng trầm thường thấy trong sự nghiệp bóng đá nhà nghề. Nhưng Raul hầu như không bao giờ tuyên bố lớn lối, cũng không tạo chút cơ hội nào để báo chí biến anh thành scandal ăn khách. Đấy vẫn là một Raul âm thầm tìm cách vượt qua khó khăn. Và anh bất ngờ tỏa sáng trở lại ngay trong mùa bóng này. Ngoài chiếc áo số 7 quen thuộc, “nhãn hiệu” Raul hình như chỉ có một chi tiết khác để giới kinh doanh hình ảnh ngôi sao khai thác, đó là thói quen hôn chiếc nhẫn cưới sau khi ghi bàn. Raul khi nào cũng đề cao cô vợ Mamen Sanz, người đã tặng mình đến… 4 cậu con trai (sinh từ năm 2000 đến năm 2005). Gần đây, khi đã mất chỗ trong ĐTQG (báo chí cho rằng nguyên nhân chính là do sự ghét bỏ mang tính cá nhân của HLV Aragones), Raul có thêm một thói quen khác: dùng 2 ngón cái chỉ vào tên mình trên lưng áo. Thế thôi!

Raul cũng rất hiếm khi lợi dụng thành công để khích bác đội bóng thù địch Barcelona. Hành động xa nhất mà Raul từng làm trước các cổ động viên Nou camp chỉ là đưa ngón tay lên môi sau một pha ghi bàn cách đây nhiều năm. Suy cho cùng, nếu anh muốn bảo các cổ động viên xứ Catalan “bớt ồn ào” thì đấy cũng chẳng phải điều quá xúc phạm.

Không có gì lạ khi mẫu cầu thủ như Raul chưa bao giờ bị đuổi khỏi sân trong suốt 14 năm chơi bóng đỉnh cao. Có lúc, anh không hề lĩnh thẻ vàng trong 30 tháng liên tiếp. Số thẻ vàng của Raul tính đến thời điểm này cũng chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ngoài đời, Raul thích đọc sách, hâm mộ bất cứ thể loại nhạc nào của TBN. Có lần, người ta yêu cầu Raul ghi thêm về một sở thích khác, ngoài những mục đã có khi anh… khai lý lịch. Raul viết ngay: “đóng góp cho các quỹ từ thiện và thăm các bệnh nhân trẻ em”. Tóm lại, Raul đã là “chàng trai tốt” của Real ngay từ khi bước chân vào thế giới của những người nổi tiếng. Tại giải VĐTG các CLB năm 2000, Raul được bầu là cầu thủ xuất sắc nhất với phần thưởng là một chiếc Porsche. Anh bán ngay chiếc xe đắt giá và lấy tiền tặng cho các quỹ từ thiện. Còn khi ký hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên trong đời, Raul tặng tiền để bố mẹ mua nhà. Raul khi ấy chỉ thích di chuyển bằng xe gắn máy. Sau này, có lần HLV Del Bosque bắt gặp Raul chạy một chiếc scooter đến sân tập. Người ta thường nói Del Bosque là HLV “hiền” nhất tại Real. Ống kính truyền hình nhiều lần ghi cảnh ông cười hệch hệch trên băng ghế chỉ đạo, mặc kệ các siêu sao thi đấu trên sân thế nào tùy ý. Nhưng Del Bosque đã lên lớp Raul một trận ra trò: “Một cầu thủ chuyên nghiệp như cậu đáng lẽ không nên phiêu lưu bằng cách chạy xe gắn máy…”. Raul xin lỗi Del Bosque khi thấy ông nói có lý và từ đó hi sinh luôn cái thú riêng của mình.
Đấy là Raul, “sinh vật quý hiếm” trong thế giới gồm toàn siêu sao hàng đầu của Real Madrid

---------------------------

Raul :x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x:x
 
Tớ thích cả Raul và Diego :x
 
Chỉnh sửa lần cuối:
mie thằng Alves chóa hôm qua đá phạt vào chân Raul làm bị ăn cái thẻ vàng :| 3 thẻ mùa này ồi 8-|
 
...thằng trọng tài ngu, tưởng là Raul ngăn thằng Alves đá phạt...
 
:-j cái này nói vs Barca thì có khi đúng hơn :-j Real có bao h là bên thân trọng tài đâu :-j
 
Back
Bên trên