Quay mòng mòng như ngôn ngữ a-còng

Nguyễn Thị Minh Ngọc
(hihi_haha)

New Member
“Quay mòng mòng như ngôn ngữ a-còng”
Là câu nói vui của những người... không còn trẻ khi tiếp xúc với loại ngôn ngữ ngoài luồng - tạm gọi là ngôn ngữ @, ngôn ngữ chat hay ngôn ngữ mạng - khởi phát từ Internet và dần lan vào đời sống.


Các công dân mạng bây giờ hầu như ai cũng hiểu rõ Mu không phải là… CLB bóng đá Anh Manchester United mà là Miss you (nhớ anh/em); hay Cu tức See you (gặp lại sau); hay Bít lùm chít lèn không phải “ngoại ngữ khu vực” mà là… biết làm chết liền. Theo đó, Chít rùi nghĩa là Chết rồi (!)…
Kiểu viết tắt tiếng Anh như đánh đố hay kiểu viết tiếng Việt trại âm nghe lạ tai trên vẫn còn ở đẳng cấp… la đà bởi dân sành điệu bây giờ là phải viết sao cho người khác đọc vô càng cảm thấy “lùng bùng” mới càng sành điệu.

“Zô năm học òi, full fải off nick thôi, hè năm sau sẽ típ tục fát chiển sự nghiệp spam zĩ đại ^_^, mọi chi tiết xin liên hệ …@ da heo chấm cơm vào mỗi són chủ nhẹt (zống wảng cáo wá zậy chòy). hè năm nay zui thẹt, wen dc méi chục bạn online ^_^ bb all, giờ này hè năm sau giang hồ sẽ lại típ tục đẫm máu –> giống fin kiếm hiệp trung bông (wa) wá >”< Kakaka!!!”.

"... Nhưn coá ai noái fin coan heo là tồ tệ, xấu xe, kinh zị đến thế đư, tại mí cha coan chai làm choa noá xấu chứ pộ, tui đê cũng cóa lèn coai rùi mừ đu théi cóa sao đu?!”; “Trùi oy, coan ghía mè bèi đẹt coai fin coan heo. Coai mụt lìn dzị roài ngịn, kể như thoai, tiêu me, kệ nó lun, từ nay tụi en chưi xẻ léng sén dậy súm ^^! blah blah blah!!!”…

Những câu thoại trên người viết tình cờ “chộp” được khi dạo qua forum (diễn đàn) của vài trường trung học phổ thông khá có tiếng trong thành phố.

Đoạn đầu chưa đến nỗi khó hiểu lắm nhưng đến ba đoạn dưới thì nhiều người đã bắt đầu… lùng bùng, kể cả vài chatter chuyên nghiệp! Tuy nhiên, khi đưa những câu trên cho nhiều người đa số nhăn trán suy nghĩ một chút rồi cũng cười, một số ít chỉ vừa đọc vài dòng đã trả lại, vẻ bực bội: “Nhảm nhí, ngôn ngữ đường phố, không thể chấp nhận được…”

Thử lý giải nguyên nhân

Chuyện dùng tiếng lóng hoặc viết tắt thực ra không mới, thời nào cũng có và nước nào cũng có. “Ở nước ngoài, các chatter cũng nói lóng và viết tắt như điên!” - bạn Lê Hoàng H., lớp 11 Trường Lê Quý Đôn, nickname badboy nói, và hùng hồn đưa ra dẫn chứng: “Khi tụi nó viết Paw có nghĩa là: Parents are watching - ba mẹ đang theo dõi đấy (!), Mos tức Mom over shoulder - mẹ đang đứng sau lưng tớ.
Theo đó, Omg là Oh my God - lạy chúa tôi; Lol: laughing out loud - cười to lên nào; Brb: Be right back - tớ sẽ quay lại ngay; Ttul: Talk to you later - nói chuyện sau nhé; hay Wu: what’s up - gì thế?... và còn rất rất nhiều, không thể nhớ hết, cũng không thể hiểu hết”.

Ở Việt Nam, ngay từ khi xuất hiện, những từ ngữ vừa lạ lẫm, vừa khiến người ta “chóng mặt” trên đã lập tức lây lan rất nhanh, không chỉ trong giới học sinh, sinh viên mà trong cả những người lớn rảnh rỗi, chuyên “ngồi đồng” trong các quán cà phê Internet hoặc loay hoay tít mù với chiếc mô-bai nơi quán cóc vỉa hè.

Và do đa số phải dùng tiếng Việt không dấu khi chat hoặc nhắn tin, do phải “tung hứng” với nhiều Instal Message (cửa sổ chat) cùng lúc nên các chatter phải thường xuyên viết tắt mới kịp tốc độ, “không thì đối tượng sẽ phải ngủ gật vì chờ!” - một chatter lý giải.

Còn tin nhắn thì bị giới hạn bởi số ký tự, vì vậy để chuyên chở nhiều nội dung trong một tin, người nhắn phải tìm cách viết tắt tối đa nếu không muốn bị… tính tiền 2 tin.

Nhưng có lẽ, nguyên nhân chính là xu thế hấp thu những cái mới trong cuộc sống liên tục diễn ra theo hướng mở của giới trẻ, điều này làm nhiều bậc phụ huynh đau đầu, lo lắng, khi thỉnh thoảng liếc qua màn hình vi tính hoặc lén đọc tin nhắn của con.

Nhiều người chau mày khó chịu khi nghe những câu mà theo họ là so sánh khập khiễng, nhảm nhí, vô bổ từ miệng con em mình như: “buồn như con chuồn chuồn”, “chán như con gián”, “nhỏ như con thỏ”, “lớn như con lợn”, v.v…

Khi được hỏi vì sao thích dùng ngôn ngữ loại này thì phần lớn các em đều lắc đầu không giải thích, một số em khác nói đơn giản chỉ vì thấy vui vẻ, thoải mái khi nói như vậy, thế là bắt chước nhau nói thôi.

“Nếu chat mà dùng lời lẽ nghiêm túc giống như… làm văn trong nhà trường thì sẽ rất “lúa” (nhà quê), khi đó không ai thèm chat với mình nữa!” - nhiều em khác nói. Còn các bậc phụ huynh? “Thật không thể hiểu nổi thứ ngôn ngữ méo mó, được viết một cách vô tội vạ như vậy” - đa số phụ huynh bày tỏ.

Một giáo viên của Trường Nguyễn Du, Q1, tỏ ra rất bức xúc: “Nếu làm ngơ, căn bệnh này sẽ rất khó trị”. Một giảng viên Trường ĐH Sư phạm TPHCM đặt vấn đề một cách nghiêm trọng hơn: “Tình trạng này lan rộng sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý của các em, các em sẽ mất đi năng lực cảm thụ vẻ đẹp của ngôn ngữ mẹ đẻ…”.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Viết tắt cũng có cái tốt, đúng là phải viết tắt thì chat mới nhanh được. Nhưng cũng nên viết tắt đúng chỗ, VD khi chat và khi ghi chép bài giảng thì được, còn khi làm văn mà viết vậy bị trừ hết điểm :D :D :D

Chỉ có điều viết như thế này thì đúng là gây khó dễ cho nhau quá :-w :-w :-w

“Zô năm học òi, full fải off nick thôi, hè năm sau sẽ típ tục fát chiển sự nghiệp spam zĩ đại ^_^, mọi chi tiết xin liên hệ …@ da heo chấm cơm vào mỗi són chủ nhẹt (zống wảng cáo wá zậy chòy). hè năm nay zui thẹt, wen dc méi chục bạn online ^_^ bb all, giờ này hè năm sau giang hồ sẽ lại típ tục đẫm máu –> giống fin kiếm hiệp trung bông (wa) wá >”< Kakaka!!!”.

"... Nhưn coá ai noái fin coan heo là tồ tệ, xấu xe, kinh zị đến thế đư, tại mí cha coan chai làm choa noá xấu chứ pộ, tui đê cũng cóa lèn coai rùi mừ đu théi cóa sao đu?!”; “Trùi oy, coan ghía mè bèi đẹt coai fin coan heo. Coai mụt lìn dzị roài ngịn, kể như thoai, tiêu me, kệ nó lun, từ nay tụi en chưi xẻ léng sén dậy súm ^^! blah blah blah!!!”…

Chỉ có viết như phía trên thì mới bị như phía dưới thôi, chứ còn viết tắt thì cũng không đến nỗi :) :) :)

“Nếu làm ngơ, căn bệnh này sẽ rất khó trị”. Một giảng viên Trường ĐH Sư phạm TPHCM đặt vấn đề một cách nghiêm trọng hơn: “Tình trạng này lan rộng sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý của các em, các em sẽ mất đi năng lực cảm thụ vẻ đẹp của ngôn ngữ mẹ đẻ…”.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Liệu ngôn ngữ @ đã làm xấu đi ngôn ngữ thuần túy của Viêt Nam... ??
 
Theo em, nó làm cho cái thể giới này hay lên đấy chứ. Chỉ đơn giản, do các @ đã lạm dụng nó quá đáng mà thui.Nói cho đúng, ko viết tắt, ko có những kỉu ngôn ngữ @ như dzậy, đâu phân biệt được @ vs blablabla... Nói chung là phải koi lại cách sử dụng nó, còn cơ bản thì nó ko có tội!
 
Nhìn 1 cách nghiêm túc thì kiểu nói này đang làm bóp méo tiếng Việt, và như thế chẳng khác nào phỉ báng thứ ngôn ngữ tuyệt vời mà ông cha ta mất bao công mới gây dựng được. Thật khó chấp nhận khi đọc trẹo âm, từ "bạn" thành "b*n" rất là mất mĩ quan, những từ tôn kính như bố, mẹ, ông, bà... cũng bị đọc lệch đi rất khó nghe.

Nhưng nhìn 1 cách thực tế và rộng mở hơn, nếu biết áp dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng cách thì kiểu nói này rất hiệu quả cũng như tạo được sự thoải mái.
Đúng như các ý kiến nêu trên, nếu bạn bè gặp nhau hoặc chat mà chỉ sử dụng ngôn ngữ hàng ngày thì rất khô khan và thiếu hấp dẫn. Ra đường vừa gặp gái xinh boy nào mà chả kể "ôi con này xinh dã man mày ạ :x" mặc dù thì dã man chẳng ăn nhập gì với xinh cả :)). Cũng như thế, lời tỏ tình "iu anh nhìu" chắc là dễ thương hơn cách nói thông thường rồi. ..

Tóm lại là, ngôn ngữ @ bây giờ ko hẳn là xấu, nhưng nếu teen sử dụng ko đúng cách hoặc quá lạm dụng thì sẽ biến ngôn ngữ @ đấy thành tội đồ, cái gai trong mắt người lớn. Với bạn bè, những người hợp lứa tuổi thì sử dụng thôi, mà cũng đừng lạm dụng quá, chat mà người khác chẳng hiểu gì thì còn gì là chat nữa...:))
 
Tóm lại là, ngôn ngữ @ bây giờ ko hẳn là xấu, nhưng nếu teen sử dụng ko đúng cách hoặc quá lạm dụng thì sẽ biến ngôn ngữ @ đấy thành tội đồ, cái gai trong mắt người lớn. Với bạn bè, những người hợp lứa tuổi thì sử dụng thôi, mà cũng đừng lạm dụng quá, chat mà người khác chẳng hiểu gì thì còn gì là chat nữa... :))

Chuẩn, duyệt. Đoạn "tóm lại" này đúng đấy =D> =D> =D>
 
(nói thía mà cũng nói. Ai mà chả bít là thía. Nhưng how thay đổi được hiện trạng bi gờ??)
 
Chị thấy ngôn ngữ kiểu này nhạt nhẽo khủng khiếp, và nhất là con trai mà nói kiểu này thì lại càng nhạt:|
 
Em thì thấy cả con trai lẫn con gái đều nói theo kỉu này hết chị ạh!! mặc cho ngôn ngữ "đẹp" hay ko, người ta vẫn xài, vì nó khá tiện dụng và đang ngày càng được phổ biến mà!
 
Ừ thì ai chả biết:)) Ý chị là chị thấy ai nói kiểu này cũng nhạt ko đỡ được:)) Với cả bạn bè chị cũng chả ai nói theo kiểu mấy cái ví dụ trên kia cả.
 
Viết tắt vừa thôi, đừng có viết như thế này là được

“Zô năm học òi, full fải off nick thôi, hè năm sau sẽ típ tục fát chiển sự nghiệp spam zĩ đại ^_^, mọi chi tiết xin liên hệ …@ da heo chấm cơm vào mỗi són chủ nhẹt (zống wảng cáo wá zậy chòy). hè năm nay zui thẹt, wen dc méi chục bạn online ^_^ bb all, giờ này hè năm sau giang hồ sẽ lại típ tục đẫm máu –> giống fin kiếm hiệp trung bông (wa) wá >”< Kakaka!!!”.

"... Nhưn coá ai noái fin coan heo là tồ tệ, xấu xe, kinh zị đến thế đư, tại mí cha coan chai làm choa noá xấu chứ pộ, tui đê cũng cóa lèn coai rùi mừ đu théi cóa sao đu?!”; “Trùi oy, coan ghía mè bèi đẹt coai fin coan heo. Coai mụt lìn dzị roài ngịn, kể như thoai, tiêu me, kệ nó lun, từ nay tụi en chưi xẻ léng sén dậy súm ^^! blah blah blah!!!”…
 
Cái kiểu này đúng là nhạt nhạt thế nào ấy. Mà thà là viết tắt, chứ: ko-> hok, con -> coan, koi -> koai, con gái -> coan ghía, rồi -> roài, thôi 0> thoai thì chỉ dài thêm thôi, chưa kể là đọc xong còn thấy lùng bùng nhạt nhẽo 8-}.
Mà mấy cái này đọc lên nghe còn như giọng của mấy bác ở quê ấy =)). Chẳng hiểu là hay chỗ nào. Em thề là nghe giống tiếng địa phương lắm =)).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cái kiểu này đúng là nhạt nhạt thế nào ấy. Mà thà là viết tắt, chứ: ko-> hok, con -> coan, koi -> koai, con gái -> coan ghía, rồi -> roài, thôi 0> thoai thì chỉ dài thêm thôi, chưa kể là đọc xong còn thấy lùng bùng nhạt nhẽo 8-}.

Ờ, đúng là ko hiểu viết tắt (mà thật ra ko phải tắt, còn dài hơn) hay là cố tình viết chệch đi thế nhỉ :-w
 
Nói thế nào kệ nói.
Chat thế nào kệ chat.
Chỉ cần ko bê vào bài văn ở trường là đc.:|
 
Ui. Nhưng mà đâu phải lúc nào cũng sử dụng những từ ngữ kỉu ấy??chỉ trong các mối wan hệ thường ngày thui. Mà làm gì có cái kỉu như con-> coan? Quá lắm là ko->hok thui!
 
Từ "không" biến thành "ko" thì còn hiểu được, từ "ko" lại biến thành "hok" thì khó hiểu quá :-?? :-?? :-??
 
uh thì.... thời thế thay đổi, ngôn ngữ cũng bị thoái hóa mà!! Chút chút nói nghe chơi chơi thui, đâu phổ biến là mấy?
 
em nghĩ làm biến chất nó đi cng4 được thoai, có mấy chữ nghe nhìu cũng nhàm, nhưng biến chất có mức độ. Dến ngưỡng như anh chị nói thì hình như là hơi quá đà thì phải!!!H
 
Back
Bên trên