Quan điểm quản trị nhân lực ???

Hoàng Hải Yến
(Mclaren F1)

New Member
Mọi người có thể phân tích hộ em quan điểm quản trị nhân lực của David Ogilvy " Nếu bạn luôn thuê những người nhỏ hơn bạn chúng ta sẽ trở thành những người lùn, nhưng nếu chúng ta thuê những người giỏi hơn bạn chúng ta sẽ trở thành công ty của những người khổng lồ ".
Và bình luận câu nói : Nhà quản trị giỏi là người biết dùng người giỏi hơn mình ".
cảm ơn nhiều.
 
8-X: choa'ng we'8-X:
đại ka na`y go.i la` cu.8-}
hem hi?u j` ca?
 
Mọi người có thể phân tích hộ em quan điểm quản trị nhân lực của David Ogilvy " Nếu bạn luôn thuê những người nhỏ hơn bạn chúng ta sẽ trở thành những người lùn, nhưng nếu chúng ta thuê những người giỏi hơn bạn chúng ta sẽ trở thành công ty của những người khổng lồ ".
Và bình luận câu nói : Nhà quản trị giỏi là người biết dùng người giỏi hơn mình ".
cảm ơn nhiều.

Thế em Yến hiểu câu nói này thế nào? Diễn đàn là nơi để thảo luận nên em cứ mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của em. Mọi người đọc xong có thể đồng tình với em, có thể không và sẽ cùng trao đổi lại. Chị đọc những dòng trên của em không hiểu sao cứ có cảm giác em là giáo viên đang ra đề kiểm tra Văn ý ;;)
 
Mọi người có thể phân tích hộ em quan điểm quản trị nhân lực của David Ogilvy " Nếu bạn luôn thuê những người nhỏ hơn bạn chúng ta sẽ trở thành những người lùn, nhưng nếu chúng ta thuê những người giỏi hơn bạn chúng ta sẽ trở thành công ty của những người khổng lồ ".
Và bình luận câu nói : Nhà quản trị giỏi là người biết dùng người giỏi hơn mình ".
cảm ơn nhiều.

Cái quan trọng là tìm được đúng người đặt vào đúng việc;) mỗi người mỗi nghề, khi đặt đúng chỗ thì họ sẽ làm tốt, khó có thể nói ai thực sự giỏi hơn ai:D
 
Em hiểu câu này gần giống như câu " gần mực thì đen gần đèn thì sáng" . Nếu công ty có những người giỏi thì công ty sẽ làm ăn phát đạt, và sẽ dần trở thành những công ty lớn và ngược lại.
Đây là bài tập tình huống thầy giao cho em làm nhưng mà em ko biết cách diễn đạt hết quan điểm đó.
Vì vậy em post lên nhờ mọi người giúp đỡ.
 
ôi, cho tớ "bon chen" một chút nhé (hình như lần đầu tiên post bài trong HAO - vì tớ ko phải là Amser)
Bạn Yến thân mến, không có một ai là giỏi toàn diện và ko có một ai là kém toàn diện, đó là một chân lý.
Người quản trị giỏi là người biết dùng những người giỏi hơn mình ở những lĩnh vực khác nhau để điều phối nguồn nhân lực ấy cho phù hợp với khả năng và nguyện vọng của họ, để mức đóng góp vào công việc chung là cao nhất. vậy người quản trị giỏi là người giỏi dùng người và điều phối công việc, còn người giỏi được người quản trị dùng là người "giỏi hơn mình" trong các lĩnh vực chuyên sâu của họ, vì vậy nghĩa của 2 từ giỏi ở đây là khác nhau. :)
đấy là quan điểm của mình, mong được chỉ giáo!
 
Nó làm mình nhớ đến một từ ai cũng biết là "Nhân tài"
Nhiều người nghĩ rằng "nhân tài" là người có tài năng nhưng hình như nghĩa chính xác của nó là Tài sử dụng người.
 
Mình copy được một câu chuyện về cách thức quản lý nhân sự, mình post lên cho bạn chủ topic cùng anh em theo dõi box Kinh Tế tham khảo:

Câu chuyện người chăn cừu và bài học về lãnh đạo


1. Người chăn cừu nhận ra đàn cừu không thể làm bất cứ điều gì anh ta muốn

Anh ta hiểu rằng đàn cừu không phải một công cụ, một phương tiện để anh ta tự ý xử lý mà là nguồn trách nhiệm mà anh ta cần quan tâm, chăm sóc. Anh ta được trao quyền, được tin tưởng bởi một người khác, và rõ ràng phải trả lời trước một người có thẩm quyền lớn hơn.

Là một nhà lãnh đạo hiệu quả, anh ta hiểu rõ không chỉ những gì cấu thành nên một nhà lãnh đạo mà cả những gì phải phục tùng và quan tâm tới nữa. Việc hiểu và chấp nhận chu trình này sẽ trau dồi và củng cố các tính cách của một nhà lãnh đạo tài năng.

2. Đàn cừu nghe thấy, nhận ra và đi theo giọng nói của người chăn cừu

Hết sức tự nhiên, mọi người có xu hướng đi theo những gì quen thuộc. Lòng tin sẽ phát triển mạnh theo những kinh nghiệm có được từ các mối quan hệ tốt đẹp. Chúng ta thường nghe thấy rằng sự thân mật rất dễ dẫn tới sự bất tuân lệnh, nhưng nó cũng dẫn tới lòng tin tưởng và với thời gian cùng sự kiên trì, nó sẽ đem đến các mong đợi.

3. Người chăn cừu biết rất rõ đàn cừu và anh ta có thể nhớ tên từng con cừu một

Người chăn cừu sử dụng một hệ thống âm thanh, gõ lách cách và huýt gió để gọi đàn cừu. Những âm thanh này là khác biệt cho từng con cừu trong đàn và mỗi con cừu nhận ra và phản hồi theo từng âm thanh riêng biệt với nó.

Trong lãnh đạo, những sự quan tâm chân thành và gần gũi luôn được mọi người nhận rõ. Đương nhiên nhà lãnh đạo sẽ đạt được các kết quả tuyệt vời. Mối quan hệ với các nhân viên chính là chìa khoá – không một người chăn cừu nào có thể làm việc tốt mà không ở bên cạnh những con cừu.

4. Người chăn cừu luôn dẫn dắt đàn cừu tới những nơi an toàn nhất và có nhiều lợi ích nhất, đồng thời tránh xa mọi nguy hiểm

Về chiến lược, người chăn cừu ra ngoài chuồng trước đàn cừu nhằm xác định và tránh xa các tai hoạ và rồi đưa đàn cừu tới chỗ an toàn. Trong bất cứ trường hợp nào, anh ta cũng giữ vai trò dẫn dắt. Anh ta không bao giờ mong đợi đàn cừu sẽ gặp phải những hoàn cảnh mà anh ta không sẵn sàng đương đầu.

Người lãnh đạo kinh doanh cũng vậy. Anh ta luôn dẫn dắt nhân viên tới những nơi an toàn và nhiều ích lợi nhất. Nhà lãnh đạo phải có khả năng nhận diện các rủi ro và biết cách phòng tránh chúng.

5. Người chăn cừu luôn sẵn lòng đặt những nhu cầu cấp bách và sức khoẻ của đàn cừu lên trước nhu cầu của bản thân mình

Sức khoẻ tốt của đàn cừu là vô cùng quan trọng với người chăn cừu. Mục đích khác thường này đã khích lệ các quyết định của anh ta luôn hướng tới lợi ích của đàn cừu trước tiên. Cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, người chăn cừu luôn được chuẩn bị để “hy sinh tính mạng bản thân” cho đàn cừu.

6. Có sự khác biệt giữa những đôi tay làm thuê và người chăn cừu

Những đôi tay làm thuê được khích lệ bởi các đồng tiền công. Còn người chăn cừu có mối quan tâm sâu xa và chân thành tới đàn cừu của anh ta. Anh ta là người chịu trách nhiệm cho những gì không phải của anh ta – theo đúng sự lựa chọn của anh ta. Và mối quan hệ của anh được đặc trưng vởi sự hiện diện lâu bền và xuyên suốt cho dù có hay không có tiền công.

Vào mọi thời điểm, người chăn cừu luôn sẵn lòng hy sinh cuộc sống của anh ta cho đàn cừu. Anh ta là một nhà lãnh đạo thực thụ đối với những người tưởng ở anh ta.

Người chăn cừu thực thụ hiểu rõ sự khác biệt quan trọng giữa sức mạnh (yếu tố đè nặng lên vai nhà lãnh đạo) với thẩm quyền (yếu tố thể hiện trách nhiệm và năng lực giải trình với cấp có quyền lực cao hơn).

Chắc chắn rằng, bức tranh người chăn cừu và hình ảnh nhà lãnh đạo tuy rất đơn giản, nhưng nó để lại nhiều bài học sâu sắc cho nghệ thuật quản lý ngày nay.

Chúc các anh chị em luôn thành công!
 
Back
Bên trên